6 bệnh di truyền thường gặp ở trẻ.Đã bao lần bạn đặt cậu con trai bé nhỏ vào giường, nhìn ngắm bé ngủ và cố tìm ra những đặc điểm bé được kế thừa từ bố mẹ? Khuôn mặt trái tim, đôi mắt to, tóc xoăn của mẹ hay sống mũi cao và làn da bánh mật của bố? Nhiều
lượt xem 5
download
6 bệnh di truyền thường gặp ở trẻ .Đã bao lần bạn đặt cậu con trai bé nhỏ vào giường, nhìn ngắm bé ngủ và cố tìm ra những đặc điểm bé được kế thừa từ bố mẹ? Khuôn mặt trái tim, đôi mắt to, tóc xoăn của mẹ hay sống mũi cao và làn da bánh mật của bố? Nhiều phụ huynh thừa nhận rằng, có những em bé lúc nhỏ trông rất giống mẹ nhưng lớn lên lại mang nhiều nét giống bố hơn. Ảnh: Images Ngoài những đặc điểm về hình dáng, nét mặt thì trẻ con có thể...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 6 bệnh di truyền thường gặp ở trẻ.Đã bao lần bạn đặt cậu con trai bé nhỏ vào giường, nhìn ngắm bé ngủ và cố tìm ra những đặc điểm bé được kế thừa từ bố mẹ? Khuôn mặt trái tim, đôi mắt to, tóc xoăn của mẹ hay sống mũi cao và làn da bánh mật của bố? Nhiều
- 6 bệnh di truyền thường gặp ở trẻ
- Đã bao lần bạn đặt cậu con trai bé nhỏ vào giường, nhìn ngắm bé ngủ và cố tìm ra những đặc điểm bé được kế thừa từ bố mẹ? Khuôn mặt trái tim, đôi mắt to, tóc xoăn của mẹ hay sống mũi cao và làn da bánh mật của bố? Nhiều phụ huynh thừa nhận rằng, có những em bé lúc nhỏ trông rất giống mẹ nhưng lớn lên lại mang nhiều nét giống bố hơn. Ảnh: Images Ngoài những đặc điểm về hình dáng, nét mặt thì trẻ con có thể được “thừa hưởng” những vấn đề về sức khỏe tương đối giống với bố mẹ mình: có bé dễ bị cảm sốt và nhức đầu giống hệt mẹ, có bé vô tình “thừa hưởng” bệnh chàm bội nhiễm của bố. Tất nhiên, nhiều căn bệnh kinh niên có thể di truyền qua nhiều thế hệ, nhưng cũng không hoàn toàn chắc chắn rằng mọi đứa trẻ đều mắc phải một trong những căn bệnh có trong lịch sử bệnh tật của gia đình. Các căn bệnh hay tình trạng sức khỏe của gia đình chỉ làm tăng nguy cơ cho em bé mà thôi.: “Thông thường, sự kết hợp của di truyền và tác động từ môi trường sống mới là nguyên nhân của căn bệnh”- Tiến sĩ nhi khoa Jennifer Shu thuộc bang Atlanta và là tác giả cuốn sách Heading Home With Your Newborn cho biết.
- Bạn không thể biến đổi gen của con mình, nhưng bạn có thể bảo vệ con bạn bằng cách tìm hiểu các vấn đề sức khỏe của gia đình và ảnh hưởng của chúng đến các thế hệ sau này. Sau đây là những thông tin hữu ích có liên quan đến các vấn đề sức khỏe thường gặp để giúp bạn bảo vệ cho con mình một cách tốt hơn: Vấn đề về thị giác Các chuyên gia cho biết thị giác của trẻ tương đối giống với cha mẹ. Các bệnh về mắt cũng di truyền từ cha mẹ sang con cái. Ảnh: Getty images
- Liệu trẻ có bị di truyền từ bố mẹ? Các chuyên gia cho biết, trên thực tế, thị giác của trẻ con tương đối giống với bố mẹ chúng. Cận thị, mù màu, chứng suy giảm khả năng nhìn thường có tính di truyền. Nếu cả bố và mẹ đều bị cận thị, nguy cơ bị cận thị của con là 25 -50%. “Chỉ có phụ nữ mới truyền gene mù màu cho con, nhưng bệnh mù màu lại thường xảy ra ở na m giới” – Tiến sĩ nhãn khoa Stuart Dankner ở Baltimore cho biết. Vì vậy, một người mẹ bị mù màu nếu sinh con trai thì có đến 50% nguy cơ cậu bé sẽ mắc bệnh này. Dấu hiệu nhận biết: Nếu con bạn than phiền nhức đầu, thường xuyên nheo mắt hay chảy nước mắt, nhất là khi đọc sách, xem tivi hoặc sau khi trải qua giờ học ở trường thì bạn cần phải đưa trẻ đi kiểm tra mắt. Trẻ nhỏ thường không nhận biết các vấn đề thị lực của mình cho đến khi bé đủ lớn và bắt đầu đi học, nhưng vấn đề này có thể được phát hiện sớm nhất vào khoảng thời gain bé được 3 tuổi. Crytal Smith đã phát hiện ra cậu con trai tên là Cameron của mình bị cận thị khi bé luôn cố nheo mắt để nhìn mọi vật. Ngay sau đó, Crytal Smith đưa con trai đi đo mắt và kết quả là bé phải đeo kính. Crytal cho biết bản thân anh và vợ, cũng như gia đình bên ngoại của Cameron hầu hết đều bị cận, nhưng anh không nghĩ rằng điều này lại xảy ra với con mình sớm đến như vậy. Chứng suy giảm khả năng nhìn thường rất khó phát hiện trong vòng 1 năm đầu, trừ khi bác sĩ khám và chẩn đoán. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng về vấn đề này ở trẻ sơ sinh – vì hầu hết chúng sẽ hết sau vài tháng; nếu bạn nhận thấy rằng các vấn đề này vẫn không hề giảm bớt thì có thể lên kế hoạch cho một cuộc kiểm tra mắt cho bé. Đối với bệnh mù màu thì phụ huynh có thể nhận biết khi bé được khoảng 5 tuổi.
- Lời khuyên cho phụ huynh: Bạn nên đưa em bé đến khám tại bác sĩ nhãn khoa hoặc bác sĩ nhi khoa khi bé được 1 tuổi. Điều này đặc biệt quan trọng nếu lịch sử gia đình bạn có nhiều người phải đeo kính ngay từ nhỏ, hoặc bất kỳ lúc nào bạn cảm thấy nghi ngờ rằng con mình đang bị suy giảm khả năng nhìn. Phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về thị lực có thể giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn và đồng thời còn bảo vệ được thị giác của bé một cách tốt nhất. Đối với những trường hợp bị suy giảm khả năng nhìn, nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng suy giảm thị giác nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng không nhìn thấy gì. Chàm bội nhiễm Liệu trẻ có bị di truyền từ bố mẹ? Tỷ lệ này là 50 -50, tương tự như các trường hợp dị ứng. Điều đó khiến nhiều người có cảm giác rằng chàm bội nhiễm thực sự là một loại phản ứng dị ứng. Loại bệnh này có thể khiến nhiều phụ huynh ngạc nhiên vì con của họ mắc bệnh trong khi cả hai vợ chồng họ đều không có ai mắc bệnh này. Tiến sĩ Howard Saal – giám đốc di truyền học lâm sàng tại Cincinnati Children\’s Hospital Medical Center cho biết: “Các loại bệnh dị ứng này thường có tính được truyền lại, không phải là dị ứng cụ thể”. Tuy nhiên, chàm bội nhiễm còn có thể bị gây ra bởi một vài nguyên nhân khác như: thời tiết lạnh, khô, điều này tương tự như các dị ứng xảy ra với các thực phẩm từ sữa và trứng. Ngoài ra, các chuyên gia còn nói thêm rằng, stress cũng có thể là nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Theo các nghiên cứu từ Đại học Công nghệ Munich – Đức: những đứa trẻ có bố mẹ ly hôn hay ly thân thường tăng gấp 3 lần nguy cơ bị chàm bội nhiễm trong vòng hai năm sau đó.
- Dấu hiệu nhận biết: Chàm bội nhiễm thường dễ bị bỏ qua. Dấu hiệu dễ dàng nhận biết ở các bé bị chàm bội nhiễm là da khô, ngứa hoặc đỏ, nổi lên từng mảng đỏ bên má, bên trong khủy tay, lưng và đầu gối. Khi bệnh nặng hoặc khi con bạn bị trầy xước, lở da thì có thể sinh ra nhiều mủ. Các biểu hiện dị ứng trên da có thể xuất hiện ngay cả khi em bé còn rất nhỏ. Lời khuyên cho phụ huynh: Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về tình trạng này, hãy đưa con bạn đến bác sĩ khám và điều trị định kỳ để bệnh không phát triển thêm. Thông thường, bạn có thể sử dụng các loại dung dịch bôi da (nên lựa chọn loại không có màu, không mùi hương) theo sự hướng dẫn của bác sĩ để giảm ngứa và điều trị bệnh hiệu quả. Nếu trẻ bị trầy xước dẫn đến nhiễm trùng, bác sĩ có thể cung cấp một ít thuốc kháng sinh. Chứng đau nửa đầu Phụ huynh bị đau đầu do suy nhược thần kinh thì con cái cũng có 50% di truyền bệnh này. Ảnh: Getty images.
- Liệu trẻ có bị di truyền từ bố mẹ? Những vấn đề về đau đầu do suy nhược của phụ huynh thường truyền sang cho con cái với tỷ lệ 50% và có thể cao hơn nếu cả bố và mẹ đều bị tình trạng này. Dấu hiệu nhận biết: Triệu chứng thường gặp bao gồm một vài cơn đau dữ dội (ở trước đầu), buồn nôn hoặc ói mửa, và nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh. Chứng đau nửa đầu thường thể hiện rõ khi trẻ bước vào 8 tuổi, nhưng một vài trường hợp có thể được phát hiện sớm hơn. Đặc biệt, ở trẻ nhỏ, các cơn đau đầu này thường gắn liền với các biểu hiện say sóng khi đi tàu xe. Lời khuyên cho phụ huynh: Quan sát và ghi lại cụ thể những triệu chứng cho thấy con bạn bị đau nửa đầu – tốt nhất là ghi một cuốn nhật ký theo dõi các hoạt động của trẻ, các món ăn trẻ đã dùng và những triệu chứng đau đầu diễn ra như thế nào, vào thời điểm nào. Những biểu hiện thường thấy của bệnh này bao gồm mệt mỏi, đuối sức, thay đổi thói quen ăn uống (bé có xu hướng thích ăn các thực phẩm giàu chất béo và caffeine). May mắn thay, bệnh nhức đầu của trẻ có thể được thuyên giảm bằng cách đi ngủ hoặc uống acetaminophen hoặc ibuprofen. Nếu việc điều trị với bác sĩ nhi khoa không mang lại kết quả tốt, bạn có thể tìm đến một chuyên gia về thần kinh trẻ em. Những cơn đau đầu này có thể ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của con bạn. Các nghiên cứu cho thấy trẻ em bị nhức đầu thường xuyên hoặc nghiêm trọng thường không kiểm soát tốt về cảm xúc, hành vi và cách cư xử so với những đứa trẻ cùng trang lứa. Điều này không khó để giải thích: tính khí một đứa trẻ vốn khó nắm bắt, nói gì đến trường hợp bé còn bị các cơn đau làm cho mệt mỏi và khó chịu. Hội chứng ruột kích thích (IBS)
- Cha mẹ bị hội chứng ruột kích thích thì con cái có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp 2 lần. Ảnh: Internet Liệu trẻ có bị di truyền từ bố mẹ? Có. Theo nghiên cứu của Đại học Syney, Úc thì con cái của những người bị hội chứng ruột kích thích thường có nguy cơ bị các triệu chứng này cao gấp 2 lần. Tiến sĩ Dan Levy – trợ lý của một giáo sư nhi khoa tại Đại học Y Dược Maryland cho biết: “Triệu chứng thường gặp ở những đứa trẻ có cha hoặc mẹ bị IBS là bị đau bụng và thậm chí là trào ngược sữa và thức ăn”. Dấu hiệu nhận biết: Các triệu chứng cổ điển nhất là đau bụng thường xuyên, kèm với táo bón hoặc tiêu chảy. IBS thường xuất hiện trong thời gian trẻ đến tuổi đi học, nhưng bạn có thể nhận biết sớm hơn khi trẻ thường xuyên bị đau bụng từ trước đó.Tiến sĩ Tanya Remer Altmann, tác giả cuốn sách Mommy Calls còn cho biết thêm rằng: “Những đứa trẻ này thường có
- những biểu hiện cảm xúc và tâm lý phức tạp”. Các bé cũng không thích tham gia vào các hoạt động mà lẽ ra lứa tuổi bé phải thích thú, kể cả việc đi học và tham dự những buổi tiệc sôi động. Lời khuyên cho phụ huynh: Nếu bạn nghi ngờ con mình bị IBS, hãy đưa trẻ đến bác sĩ. “IBS có thể được phát hiện thông qua một chẩn đoán loại trừ” – Tiến sĩ Altmann cho biết. “Các bác sĩ thường nghi ngờ đến những trường hợp nghiêm trọng hơn, như bệnh viêm ruột”. Nếu có nhiều dấu hiệu cho thấy đó là IBS, bạn có thể kiểm soát được chúng bằng cách thay đổi lối sống. Điều đó có nghĩa là trẻ sẽ phải tránh một số loại thực phẩm có thể gây kích ứng, bổ sung các thực phẩm có nhiều thành phần probiotics (một loại vi khuẩn lành mạnh có nhiều trong sữa chua). Ngoài ra, các liệu pháp giúp kiểm soát stress, điển hình là yoga cũng có tác dụng tích cực trong việc điều trị bệnh. Dị ứng
- Khả năng con trẻ có bệnh dị ứng là 50 - 50 nếu cha hoặc mẹ cũng bị bệnh này. Ảnh: Getty images Liệu trẻ có thể bị di truyền từ bố mẹ? Nếu vợ chồng bạn có một người bị dị ứng thì có nghĩa là nguy cơ mắc bệnh của con bạn là 50 -50. Nếu cả hai cùng bị dị ứng thì nguy cơ bị bệnh của trẻ sẽ càng lớn hơn rất nhiều. Thế nhưng, bạn đừng nghĩ rằng con mình sẽ bị dị ứng với những thứ giống như bạn. Sự di truyền này chỉ là dị ứng mẫn cảm và có thể biểu hiện bằng rất nhiều trường hợp khác nhau. Dấu hiệu nhận biết: Cảm lạnh thường xuyên, viêm xoang hay nhiễm trùng tai, thường xuyên sổ mũi, nghẹt mũi có thể là dấu hiệu của dị ứng. Ngoài ra, có thể có các triệu chứng đi kèm như ngứa mắt, nổi mẩn, phát ban, thở khò
- khè, ho mãn tính - có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn nhưng cũng có thể là lời cảnh báo lớn nhất cho thấy con bạn bị dị ứng. Lời khuyên cho phụ huynh: Nếu bạn phát hiện ra con mình xuất hiện một trong các triệu chứng trên – thường là các bé từ 3 đến 5 tuổi – hãy thông báo điều đó với bác sĩ. Đối với những trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể cho trẻ uống thuốc kháng histamin, sử dụng thuốc nhỏ mũi theo trình tự phù hợp. Nếu con bạn có những triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm máu để xác định bệnh. Nếu cần thiết, trẻ có thể được chích ngừa dị ứng, chẳng hạn như liệu pháp miễn dịch cũng có tác dụng tốt trong trường hợp này. Nhưng điều này còn tùy thuộc vào sự lựa chọn phương pháp điều trị của gia đình bạn. Diane Umansky, một người mẹ của ba đứa trẻ ở New York đã chia sẻ: “Tôi bị dị ứng khá nặng, và một vài năm trước, tôi bắt đầu phát hiện ra cậu con trai nhỏ nhất của mình mới vừa 6 tuổi có vẻ mệt mỏi và khó chịu do dị ứng. Bác sĩ đã khuyên chúng tôi nên cho cháu s ử dụng thuốc kháng histamin, nhưng vợ chồng tôi đã cố gắng cải thiện tình trạng của cháu thông qua việc điều chỉnh giấc ngủ. Cuối cùng, cậu bé đã giảm hẳn dị ứng với máy hút bụi”. Các vấn đề về cảm xúc
- Về vấn đề tâm lý, cũng có nhiều khả năng trẻ chịu di truyền từ cha mẹ. Ảnh: Images Ngoài những tình trạng về thể chất, trẻ còn có nhiều khả năng thừa hưởng một số vấn đề về tâm lý, tình cảm từ bố mẹ. Đặc biệt, các hội chứng như rối loạn tăng động và giảm chú ý, rối loạn lo âu, bao gồm cả trầm cảm, rối loạn lưỡng cực và rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường có tính di truyền mạnh mẽ. Nhiều người cảm thấy thật khó để tiết lộ các vấn đề về sức khỏe tâm lý của mình với bác sĩ, nhưng đây chính là điều quan trọng và cần thiết mà bạn không nên giấu giếm. Như vậy, nếu con bạn có những biểu hiện bất thường về cảm xúc như buồn rầu không rõ nguyên do, khó chịu, lo lắng, không tập trung hoặc biếng ăn, khó ngủ, không hứng thú với mọi thứ xung quanh, bác sĩ có thể căn cứ vào điều này và dựa trên những thông tin về bệnh của bố mẹ để đưa ra kết luận chính xác và nhanh nhất.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giải phẫu bệnh tuyến vú
48 p | 242 | 55
-
Bệnh học thực hành: Liệt nửa người
30 p | 217 | 42
-
MỘT SỐ THUỐC MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH VẢY NẾN HIỆN NAY (Kỳ 1)
5 p | 328 | 39
-
Tìm hiểu về Bệnh Giun Lươn (Strongyloides stercoralis) (Kỳ 2)
5 p | 118 | 20
-
Trẻ thiếu hụt men G6PD và cơn tan mau cấp
3 p | 202 | 17
-
Phòng ngừa bệnh cận thị ở trẻ
6 p | 64 | 5
-
Nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ
5 p | 74 | 5
-
6 bệnh nguy hiểm chỉ truyền cho con trai
4 p | 44 | 5
-
K võng mạc (U nguyên bào võng mạc, Retinoblastoma)
5 p | 111 | 5
-
Đái dầm ở người trưởng thành
5 p | 100 | 4
-
Bệnh về tai
10 p | 103 | 4
-
Phòng ngừa cận thị cho bé nhà bạn
6 p | 78 | 3
-
Tóc bạc sớm
3 p | 99 | 3
-
Chẩn đoán trước sinh bệnh α Thalassemia
7 p | 74 | 3
-
Nhận xét kết quả điều trị các thể lâm sàng bệnh Wilson ở trẻ em
6 p | 34 | 2
-
Tình hình chẩn đoán và điều trị bệnh thalassemia tại Bệnh viện nhi đồng 1
6 p | 59 | 1
-
Các thể lâm sàng bệnh Wilson ở trẻ em
6 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn