intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu về Bệnh Giun Lươn (Strongyloides stercoralis) (Kỳ 2)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

119
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

2- Chu kỳ sống ký sinh - Ấu trùng filariform trong đất nhiễm bẩn chui qua da người (6), đến phổi và xâm nhập vào khoảng phế nang; di chuyển qua cây phế quản đến vùng hầu họng, sau đó được nuốt xuống dạ dày ruột non (7). - Trong ruột non chúng lột xác 2 lần và trở thành giun cái trưởng thành (8). Giun cái sống bám vào biểu mô của ruột non và đẻ trứng qua sinh sản đơn tính (parthenogenesis) (9), trứng sẽ nở ra ấu trùng rhabditiform. Ấu trùng rhabditiform có thể, hoặc được phóng thích...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu về Bệnh Giun Lươn (Strongyloides stercoralis) (Kỳ 2)

  1. Tìm hiểu về Bệnh Giun Lươn (Strongyloides stercoralis) (Kỳ 2) 2- Chu kỳ sống ký sinh
  2. - Ấu trùng filariform trong đất nhiễm bẩn chui qua da người (6), đến phổi và xâm nhập vào khoảng phế nang; di chuyển qua cây phế quản đến vùng hầu họng, sau đó được nuốt xuống dạ dày ruột non (7). - Trong ruột non chúng lột xác 2 lần và trở thành giun cái trưởng thành (8). Giun cái sống bám vào biểu mô của ruột non và đẻ trứng qua sinh sản đơn tính (parthenogenesis) (9), trứng sẽ nở ra ấu trùng rhabditiform. Ấu trùng rhabditiform có thể, hoặc được phóng thích qua phân (1) (xin xem "chu kỳ sống tự do" ở phần trên), hoặc gây ra tình trạng tự nhiễm (autoinfection) (10). - Trong tình trạng tự nhiễm, ấu trùng rhabditiform trở thành ấu trùng filariform có tính lây nhiễm, có thể xâm nhập niêm mạc ruột (tự nhiễm nội tại=internal autoinfection) hoặc da vùng quanh hậu môn (tự nhiễm ngoại lai=external autoinfection) - Trong cả hai trường hợp, ấu trùng filariform đi theo con đường đã mô tả ở trên, vào phổi, cây phế quản, lên vùng hầu họng, đến ruột non rồi trở thành giun trưởng thành, hoặc phát tán ở khắp cơ thể ký chủ. Cho đến nay, hiện tượng tự nhiễm giun ở người chỉ được quan sát thấy đối với Strongyloides stercoralis và Capillaria philippinensis. Trong trường hợp của Strongyloides, hiện tượng tự nhiễm sẽ giải thích cho tình trạng nhiễm giun kéo dài trong nhiều năm ở những người không ở vùng dịch
  3. tễ lưu hành, và cho tình trạng nhiễm giun rất nặng (hyperinfection) ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Hình ảnh Strongyloides stercoralis C. VÙNG DỊCH TỄ
  4. - Thường gặp ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhưng cũng có thể gặp ở vùng ôn đới (bao gồm cả miền Nam nước Mỹ). +Thường gặp ở vùng nông thôn, các cơ sở giáo dưỡng, và ở những tầng lớp kinh tế xã hội thấp. Bản đồ nhiễm giun của thế giới- Màu đỏ là những vùng nhiễm nặng, đang đặt ra những gánh nặng về y tế cộng đồng. D-LÂM SÀNG - Thường không triệu chứng. Các triệu chứng sau đây thường gặp nhất:
  5. +Các triệu chứng dạ dày ruột bao gồm đau bụng vùng thượng vị trên rốn và tiêu chảy. +Các triệu chứng ở phổi (bao gồm hội chứng Loeffler) có thể xảy ra khi ấu trùng filariform di chuyển trong phổi. +Các biểu hiện ngoài da bao gồm nổi mề đay ở vùng mông và thắt lưng. +Nhiễm giun lươn lan tỏa xảy ra ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, biểu hiện bằng đau trướng bụng, shock, biến chứng phổi và thần kinh, nhiễm trùng huyết, có thể dẫn đến tử vong. +Tăng bạch cầu ái toan (eosinophils) thường hiện diện trong giai đoạn cấp và mạn tính, nhưng có thể không xảy ra ở thể bệnh lan tỏa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
34=>1