intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

6 bước đàm phán lương với nhà tuyển dụng

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

143
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng, rất nhiều ứng viên tỏ ra lúng túng hoặc ngại ngùng với việc đưa ra mức lương hợp lý cho bản thân. Những ứng viên bạo dạn hơn lại chưa biết cách định giá trị bản thân, đưa ra một đề nghị lương quá thấp. Chúng tôi muốn tặng các bạn 6 lời khuyên, để có thể nâng cao mức lương khởi điểm của mình, không bị hớ trước sự lão luyện của nhà tuyển dụng. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 6 bước đàm phán lương với nhà tuyển dụng

  1. 6 bước đàm phán lương với nhà tuyển dụng Trong buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng, rất nhiều ứng viên tỏ ra lúng túng hoặc ngại ngùng với việc đưa ra mức lương hợp lý cho bản thân. Những ứng viên bạo dạn hơn lại chưa biết cách định giá trị bản thân, đưa ra một đề nghị lương quá thấp. Chúng tôi muốn tặng các bạn 6 lời khuyên, để có thể nâng cao mức lương khởi điểm của mình, không bị hớ trước sự lão luyện của nhà tuyển dụng.
  2. Biết rõ giá trị của mình Hiểu giá trị của mình để mạnh dạn đấu tranh đòi quyền lời cho bản thân. Trước khi đến phỏng vấn, nên tìm hiểu trước mức lương chung trên thị trường, sau đó dựa vào kinh nghiệm, học vấn, năng lực của bản thân để đưa ra một mức lương hợp lý. Trì hoãn nói chuyện về tiền lương càng lâu càng tốt Đưa một mức lương cao quá sớm, khi bạn chưa thể hiện hết năng lực của mình cho nhà tuyển dụng thấy, coi như là bạn thất bại. Hãy trì hoãn, dành thời gian của buổi phỏng vấn để chứng minh thế mạnh của mình. Sau khi chắc chắn rằng đã “hạ gục” được nhà tuyển dụng, hãy đưa ra một mức lương xứng đáng. Nếu được hỏi về tiền lương, hãy khéo léo nói rằng bạn cần một mức lương “uyển chuyển”, “cạnh tranh”, không nên đưa ra một con số cụ thể.
  3. Nếu họ cố tình nhấn mạnh vào yêu cầu tiền lương của bạn, hãy nói cho họ biết rằng cái bạn cần ở công việc này không chỉ có tiền lương mà cả khả năng thăng tiến, môi trường làm việc, các phúc lợi xã hội,… Đừng nói dối về các khoản thu nhập hiện tại Sợ rằng mức lương hiện tại của mình có thể giới hạn mức thu nhập trong tương lai, một vài ứng cử viên đã thổi phòng mức thu nhập của mình. Điều này có thể gây rắc rối bởi họ không ngờ rằng công ty đã bí mật điều tra tiểu sử của họ. Nhà tuyển dụng cho rằng bạn không có năng lực nhưng lại ưa nói khoác. Tốt nhất là hãy thể hiện mình thật tốt, sau đó nói thật mức lương hiện tại của bạn, và nói với họ rằng chính vì mức lương không xứng đáng đó mà bạn muốn ra đi.
  4. Không bao giờ chấp nhận kiểu “đại khái” Cho dù nhà tuyển dụng đưa ra một con số khá hấp dẫn, cũng đừng vội vàng đồng ý khi chưa xem xét, suy nghĩ thấu đáo. Trước tiên hãy cảm ơn nhà tuyển dụng và khẳng định lại mong muốn của bạn được làm việc cho công ty, sau đó nói với họ rằng bạn cần có thời gian để suy nghĩ kỹ. Đừng ngại hỏi thêm thông tin Miễn là bạn tự tin, bạn chẳng có gì để mất khi hỏi nhà tuyển dụng cách để nâng cao thu nhập. Trong môt vài trường hợp, một ứng viên xuất sắc có thể nhận mức lương cao hơn 10-20% mức lương cao nhất. Ngoài ra, các nhà
  5. quản lý thường bắt đầu bằng mức lương thấp để các ứng cử viên đàm phán rồi nâng dần lên. Nếu họ cương quyết một mức lương rõ ràng và cố định, bạn có thể đàm phán thêm ở các phương diện khác như tiền thưởng, cơ hội được đào tạo, công tác nước ngoài, các kỳ nghỉ, chế độ đãi ngộ... Biết điểm dừng Trong suốt cuộc đàm phán, hãy để ý thái độ của nhà tuyển dụng. Nếu bạn nhận thấy họ thờ ơ với lời đề nghị mới của bạn, tức là lúc bạn nên dừng lại. Đừng đòi hỏi thái quá. Suy cho cùng bạn đang cần việc, và việc đàm phán lương có thể được tiếp tục khi bạn đã vào làm trong công ty.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1