intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

6 bước để sếp nâng lương cho bạn?

Chia sẻ: Minh Long | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

437
lượt xem
158
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mặc dù tiền không phải là tất cả nhưng đôi khi cũng nên cân nhắc việc đàm phán nâng lương như một phần trong kế hoạch xin việc của bạn. Nếu thực hiện đúng theo 6 bước sau, đảm bảo bạn sẽ được nâng lương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 6 bước để sếp nâng lương cho bạn?

  1. 6 bước để sếp nâng lương cho bạn? Mặc dù tiền không phải là tất cả nhưng đôi khi cũng nên cân nhắc việc đàm phán nâng lương như một phần trong kế hoạch xin việc của bạn. Nếu thực hiện đúng theo 6 bước sau, đảm bảo bạn sẽ được nâng lương. Bước 1: Hiểu được giá trị của bản thân Chìa khoá quan trọng cho sự thành công của bất cứ cuộc đàm phán nào là thông tin. Vì vậy, hãy làm sao để đơn xin việc phản ánh được tốt nhất khả năng toàn diện của bạn. Hãy nghiên cứu kỹ để tìm ra các thang bậc lương trong công việc mà bạn định tìm. Sau đó hãy tự đánh giá lại tất cả kỹ năng, trình độ, kinh nghiệm và bất cứ giá trị đặc biệt nào mà bạn có thể mang đến cho ông chủ tương lai để biết liệu bạn đang ở đâu trong các nấc thang ấy. Bước 2: Đừng vội vàng đề cập đến "tiền lương" Vội vàng đề cập đến chuyện tiền lương sẽ là một việc mạo hiểm nếu như bạn tự đánh giá mình quá cao hoặc ngược lại sẽ là thiệt thòi nếu bạn tự cho rằng mình xứng đáng nhận ít hơn số tiền mà đáng ra bạn được hưởng. Thậm chí nếu thành công, khả năng thành công của bạn khi muốn đàm phán tới mức lương cao hơn cũng là rất ít khả thi. Vì vậy cách khôn ngoan nhất khi bạn bị yêu cầu phải nói ra mức lương bạn muốn nhận, hãy lịch sự hỏi lại, với vị trí này thì mức lương bao nhiêu là xứng đáng. Còn nếu trong trường hợp họ không muốn sắp xếp một lịch hẹn khác cho bạn chỉ vì bạn không thể trả lời câu hỏi về lương, hãy nói rằng mức lương bạn muốn phụ thuộc vào khối lượng công việc, chế độ phúc lợi, thưởng, tiền hoa hồng ăn theo các hợp đồng, các khoá huấn luyện và những cơ hội thăng tiến. Khi đã biết tất cả những yếu tố đó, hãy đưa ra một mức lương dao động trong một biên độ lớn. Bước 3: Hãy trung thực về thu nhập hiện tại của bạn Lo sợ thu nhập hiện tại có thể giới hạn thu nhập tương lai của mình, nhiều ứng cử viên khi xin việc thường thổi phồng mức lương hiện tại của mình. Đó thực sự là một việc làm sai lầm. Khá nhiều ứng cử viên tiềm năng đã bị loại khỏi cuộc đua chỉ vì họ thiếu trung thực thẳng thắn về mức lương trước đó họ nhận được. Cách ứng xử khôn ngoan nhất là hãy tránh nói về lương của mình cho đến khi bạn chứng tỏ được với nhà tuyển dụng bạn xứng đáng như thế nào với mức lương mà bạn muốn.
  2. Bước 4: Không vội vàng chấp nhận đàm phán khi chưa chắc chắn Dù có tuyệt vọng đến mức nào cũng đừng chấp nhận một kết quả đàm phán mà bạn chưa hoàn toàn chắc chắn về nó. Khi sếp đưa ra lời đề nghị, hãy cảm ơn sếp và trình bày lại với sếp tham vọng của bạn trong công việc và đóng góp cho tổ chức sau đó mới nói lại với sếp bạn cần có thời gian để nghĩ sâu sắc hơn. Hãy tìm hiểu xem cơ hội thăng tiến trong công việc của bạn là gì mà làm cách nào để công việc và lương của bạn được xem xét nhiều hơn. Hãy chắc rằng, trong những điều cân nhắc đó có chế độ phúc lợi và chăm sóc sức khoẻ, ngày nghỉ, thanh toán cho ngày nghỉ, đi lại cũng như những khoản thu nhập không nhìn thấy khác. Bước 5: Đừng sợ đòi hỏi thêm Miễn là bạn cư xử đúng mực, bạn sẽ chẳng phải mất mát gì khi yêu cầu công ty đưa bạn đến gần hơn mức lương bạn mong muốn. Trong một số trường hợp, các ông chủ sẽ chấp nhận nâng mức lương lên 10 hoặc thậm chí 20% so với mức cao nhất mà họ có thể để giữ chân người tài. Tuy nhiên, họ cũng rất khôn ngoan khi luôn đưa ra mức ban đầu thấp để có cơ hội đàm phán. Nếu các ông chủ "cố thủ" mức lương họ đã đưa ra, hãy tập trung vào các khoản khác như các khoản phúc lợi, các kỳ nghỉ lễ hoặc các khoản thu khác. Bước 6: Biết điểm dừng Kết quả của các cuộc đàm phán, trừ các trường hợp đặc biệt, thường bao giờ cũng có hai kết quả, hoặc chấp nhận một số yêu cầu của bạn, hoặc từ chối tất cả. Nếu như sếp bạn đã phản hồi bằng cách đáp lại yêu cầu của bạn, nhượng bộ bạn hoặc từ chối bạn, đó là thời điểm nên kết thúc. Nên nhớ, không ai muốn kéo dài một tình trạng khó chịu hoặc phải mất đi một ông chủ tốt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2