intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

6 cách hạn chế mâu thuẫn với đồng nghiệp

Chia sẻ: Doquyen_1 Doquyen_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

96
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mâu thuẫn là điều khó tránh khỏi khi nhiều người với những tính cách và quan điểm khác biệt cùng làm việc chung trong một văn phòng. Tuy nhiên, bạn cần tìm cách hạn chế chúng để cuộc sống công sở của mình “dễ thở” hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 6 cách hạn chế mâu thuẫn với đồng nghiệp

  1. 6 cách hạn chế mâu thuẫn với đồng nghiệp
  2. Mâu thuẫn là điều khó tránh khỏi khi nhiều người với những tính cách và quan điểm khác biệt cùng làm việc chung trong một văn phòng. Tuy nhiên, bạn cần tìm cách hạn chế chúng để cuộc sống công sở của mình “dễ thở” hơn. Bạn nên chú ý tới phong cách làm việc của đồng nghiệp để có thể hợp tác hiệu quả hơn với họ Dưới đây là những lời khuyên giúp bạn hạn chế bất đồng với đồng nghiệp: Đừng nghĩ rằng đồng nghiệp không ưa mình Cho dù tại đồng nghiệp không đưa cho bạn báo cáo đúng hạn khiến bạn bị sếp nhắc nhở mà mặc định cho rằng anh/cô ấy ghét và muốn chơi xấu bạn. Hãy bình tĩnh và giữ thái độ trung lập, khách quan. Bạn nên tìm hiểu nguyên nhân trước khi đưa ra nhận xét. Có thể người đồng nghiệp kia không biết sắp xếp thời gian, không nhớ rõ thời hạn nộp báo cáo hoặc họ đang bị "quá tải" với phần việc của mình dẫn tới sự chậm trễ đó. Đặt mình vào vị trí của đồng nghiệp Bạn nên chú ý tới phong cách làm việc của đồng nghiệp để có thể hợp tác hiệu quả hơn với họ. Lưu ý rằng bên cạnh việc tìm hiểu cách thức giao tiếp và
  3. sở thích cá nhân, bạn cũng cần chú ý tới những khó khăn và áp lực họ phải đối mặt. Bạn sẽ có sự đồng cảm và thấu hiểu nếu biết rõ hơn vai trò của đồng nghiệp. Rạch ròi trong từng nhiệm vụ Mâu thuẫn sẽ gia tăng qua từng bất đồng tưởng chừng rất nhỏ như người này làm "nhầm" phần việc của người kia hay người này tị nạnh người kia vì phần việc nhiều hơn... Để tránh những tình huống như vậy, mọi người cần họp lại với nhau và thống nhất phần công việc cụ thể của từng người. Sau đó, thường xuyên cập nhật tình hình và kiểm tra tiến độ chung. Chấp nhận cả điểm mạnh lẫn điểm yếu của đồng nghiệp Chỉ đánh giá cao điểm mạnh mà coi thường những khía cạnh khác của đồng nghiệp cũng không thể giúp bạn có mối quan hệ hoà hảo. Không có ai là người hoàn hảo, đồng nghiệp cũng vậy và ngay bản thân bạn chắc chắn cũng có nhiều thiếu sót. Do đó, mọi người cần chấp nhận bản chất thật của nhau theo xu hướng tích cực. Chẳng hạn, đồng nghiệp của bạn là người xuề xoà, không cẩn thận câu chữ trong bản báo cáo. Nhưng trái lại, anh ấy lại có khả năng thuyết phục tốt và được nhiều khách hàng quý mến. Góp ý cho đồng nghiệp trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau Khi đồng nghiệp làm sai và việc đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới bạn, hẳn nhiên bạn sẽ phải lên tiếng. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng những ý kiến của bạn mang tính xây dựng và trên cơ sở tôn trọng đồng nghiệp. Chú ý tới nội
  4. dung và cách bạn nói. Chỉ cần bạn thể hiện sai, hậu quả là mâu thuẫn với đồng nghiệp có thể không thể giải quyết. Không để mâu thuẫn kéo dài Khi có bất đồng với đồng nghiệp, hãy nhanh chóng tìm cách giải quyết trước khi nó trở nên nghiêm trọng. Bạn cũng nên chủ động hành động thay vì cho rằng đồng nghiệp mới là người phải lên tiếng trước. Trong cuộc sống công sở, sẽ có những người xấu tính, cố tình khiến bạn gặp khó khăn. Khi đó bạn sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài chia sẻ và xin tư vấn từ sếp. Dù cho tình huống là gì, hãy nhớ bí quyết cư xử với mọi người là linh động, ngoại giao và cảm thông.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2