intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

6 câu hỏi thường gặp khi bế bé

Chia sẻ: Nguyen Phuong Halinh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

60
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

ại sao bạn lại bế bé bằng tay trái? Có phải bạn muốn trái tim mình là ngọn lửa ấm áp yêu thương để sưởi ấm tâm hồn bé không?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 6 câu hỏi thường gặp khi bế bé

  1. 6 câu hỏi thường gặp khi bế bé Tại sao bạn lại bế bé bằng tay trái? Có phải bạn muốn trái tim mình là ngọn lửa ấm áp yêu thương để sưởi ấm tâm hồn bé không? Các bà mẹ sẽ bị stress nếu ẵm con phía bên phải Sự thực, nhịp đập trái tim của bạn khiến bé cảm thấy an toàn và được che chở. 1. Bế cắp nách, chân bé đi vòng kiềng có đúng không?
  2. Các bác sỹ khoa nhi khẳng định bé dưới 2 tuổi thường không bị sai khớp do chấn thương, vì hệ thống xương và dây chằng của các bé rất mềm mại, đàn hồi và bù trừ tốt, ngoại trừ những bé bị bệnh xương thủy tinh hay còi xương, xương mềm. Khi sinh ra đến lúc 5 tuổi, trẻ có 2 lần chuyển dạng sinh lý về xương, tức là chân bé đang thẳng lại cong rồi đang cong lại thẳng. Cho nên, bế cắp nách không phải là nguyên nhân dẫn đến chân vòng kiềng ở bé. 2. Có nên bế bé 1 tay không? Không nên dùng cách này vì thiếu chắc chắn. 3. Lắc bé khi bế có hại không?
  3. Khi bế bé, bạn không nên lắc mạnh, có thể nguy hiểm đến tính mạng của bé bởi vì não bé còn yếu, đầu nặng và cổ chưa đủ sức nâng. Bộ não của bé cử động trong hộp sọ. Nếu bị lắc, đầu của bé đu đưa nhanh từ trước ra sau và bộ não va mạnh vào hộp sọ. Các mạch máu bị rách, chảy máu và gây thương tổn trong não không thể chữa được. 4. Có nên yêu cầu khách rửa sạch tay khi bế bé không? Trẻ sơ sinh thường dễ bị virus và vi khuẩn xâm nhập, nên tốt nhất là không nên để trẻ tiếp xúc với người ốm như ho, hắt hơi, chảy nước mũi hoặc sốt… Nếu khách không có triệu chứng bị ốm nhưng họ cũng không thể nhớ rõ được rằng trước đó có tiếp xúc với ai bị ốm hay không.
  4. Vì vậy, tốt nhất là bạn không nên để người ốm tiếp xúc với trẻ và yêu cầu người khác rửa sạch tay trước khi bế trẻ. 5. Bế con bằng tay phải liệu có bị trầm cảm không? Nghiên cứu mới nhất ở Mỹ tìm thấy trong số những bà mẹ không có dấu hiệu trầm cảm và stress, thì 86% thường ẵm con phía bên trái. Thói quen bế con bên phải nổi trội hơn ở những bà mẹ bị căng thẳng, với 32% trong số đó có cách bế con kiểu này. Kết quả không hoàn toàn khẳng định các bà mẹ sẽ bị stress nếu ẵm con phía bên phải. Nhưng nó là một dấu hiệu để mọi người tìm hiểu và giúp đỡ những bà mẹ dễ bị stress và trầm cảm. 6. Vì sao các bà mẹ thường bế con bằng tay trái?
  5. Cách giải thích hợp lý nhất là trái tim nằm ở bên trái nên bằng việc giữ trẻ bằng tay trái, các bà mẹ sẽ giữ đứa trẻ ở gần trái tim mình hơn. Nghe thấy nhịp đập trái tim của mẹ sẽ cho đứa trẻ cảm giác thoải mái, bình yên và được che chở. Các nhà khoa học cũng cho biết một số loài động vật có họ gần với người như khỉ và vượn cũng giữ con bằng tay trái, tỉ lệ này là 84% đối với khỉ và 82% đối với vượn, một tỉ lệ tương đương với con người. Các công trình nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng khi thể hiện tình cảm, phía mặt bên trái biểu lộ rõ nét hơn bên phải; hơn nữa, mắt và tai bên trái nhạy cảm hơn bên phải, vì vậy để trẻ nhìn thấy phía mặt bên trái của mình là một cách để trẻ gần gũi mẹ hơn. Theo Eva
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2