intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ăn dặm - khi nào trẻ sẵn sàng?

Chia sẻ: Goi Xoai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

135
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ăn dặm rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Khi trẻ đạt 4-6 tháng, lượng sữa đơn thuần không đáp ứng nổi nhu cầu để trẻ phát triển, nhất là lượng sắt, kẽm, đạm… do đó đòi hỏi phải được hỗ trợ từ nguồn thức ăn bên ngoài. Tuy nhiên, việc cho trẻ ăn đặc sẽ làm trẻ giảm lượng sữa đang bú và tăng tiếp xúc với những nguồn thức ăn đa dạng ngoài sữa và nguy cơ nhiễm khuẩn. Thức ăn dặm cũng có thể gây ra biểu hiện dị ứng, đường tiêu hóa không dung...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ăn dặm - khi nào trẻ sẵn sàng?

  1. Ăn dặm - khi nào trẻ sẵn sàng? Ăn dặm rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Khi trẻ đạt 4-6 tháng, lượng sữa đơn thuần không đáp ứng nổi nhu cầu để trẻ phát triển, nhất là lượng sắt, kẽm, đạm… do đó đòi hỏi phải được hỗ trợ từ nguồn thức ăn bên ngoài. Tuy nhiên, việc cho trẻ ăn đặc sẽ làm trẻ giảm lượng sữa đang bú và tăng tiếp xúc với những nguồn thức ăn đa dạng ngoài sữa và nguy cơ nhiễm khuẩn. Thức ăn dặm cũng có thể gây ra biểu hiện dị ứng, đường tiêu hóa không dung nạp nổi gây rối loạn tiêu hóa, thậm chí tiêu chảy. Giai đoạn này có những đặc thù riêng mà chúng ta cần hiểu rõ để can thiệp đúng nhất, nhắm phát huy lợi điểm của ăn dặm và giảm thiểu những tác động không mong muốn ở trẻ. Để có thể ăn dặm, trẻ phải có phản xạ nuốt thức ăn
  2. đặc, hệ tiêu hóa với các men tiêu hóa phải đủ trưởng thành và về tâm lý trẻ cũng sẵn sàng đón nhận một thức ăn mới. Khác với việc bú sữa, trẻ chỉ việc dùng lưỡi đẩy vào quầng vú mẹ hay bầu sữa, để ăn đặc, trẻ phải biết cách dùng lưỡi vo thức ăn thành viên rồi mới nuốt xuống, nghĩa là phải có sự phối hợp của các cơ vùng hàm mặt. Phản xạ này hoàn chỉnh khi trẻ được khoảng 3-4 tháng tuổi, biểu hiện bằng trẻ có thể giữ được đầu vững, trẻ thích cắn và nhai núm vú. Do đó, những trẻ bị bệnh lý thần kinh sẽ yếu cơ vùng đầu cổ và dễ bị rối loạn nuốt. Lúc 7-9 tháng, trẻ có thể tự ngồi và có thể nắm chặt mọi thứ trong tay, các phản xạ sẽ phát triển nhiều hơn, trẻ sẽ nhai được các thức ăn lợn cợn hơn, nhưng phản xạ nôn và nghẹn cũng phát triển hơn, đây là đặc điểm sinh lý bình thường của lứa tuổi. Nếu trẻ ăn quá nhanh bị nghẹn hay ói, chúng ta cho trẻ ăn chậm lại, chứ không nên sợ mà chuyển sang xay hoàn toàn. Chúng ta nên cho trẻ ăn thức ăn băm kỹ để trẻ tập nhai và không biếng ăn về sau. Từ khoảng
  3. 10 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu tự ăn được, và sẽ rất thích thú với việc tự phục vụ. Đây là thời điểm chúng ta cho trẻ ngồi cùng bữa ăn với người lớn, cho phép trẻ tự cầm bình sữa hay phụ trẻ cầm ly uống sữa hay cầm thìa xúc thức ăn dưới sự hỗ trợ và giám sát của người lớn. Chúng ta không nên làm cho trẻ quá thụ động, đi theo bón, ép làm trẻ sợ ăn về sau. Đây là lứa tuổi bắt đầu có thể có biểu hiện biếng ăn nếu chúng ta can thiệp không đúng. Lúc 4 tháng tuổi, men tiêu hóa được tiết từ tụy và ở ruột đã sẵn sàng cho việc ăn thêm tinh bột, ngoài ra khi trẻ nhai, một lượng men trong nước bọt của trẻ cũng nhào trộn với thức ăn và làm cho tinh bột dễ hấp thu hơn. Men tiêu hóa chất đạm cũng hoàn thiện dần và đường tiêu hóa của trẻ sẵn sàng cho ăn dặm lúc 4 tháng tuổi. Về mặt tâm lý, khoảng 4-6 tháng tuổi là lúc trẻ dễ chấp nhận cái mới nhất, do đó cũng dễ ăn thức ăn lạ, tuy nhiên cũng có những trẻ phải tập 10-15 lần mới
  4. chịu ăn, cha mẹ cần kiên nhẫn để tập ăn cho trẻ. Sau 6 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu sợ điều lạ, do đó cũng sẽ khó tập ăn hơn. Như vậy, về mọi mặt, trẻ gần như sẵn sàng cho việc ăn dặm khi được 4-6 tháng tuổi. Các nhà khoa học đã tìm những bằng chứng để quyết định thời điểm nào là thích hợp nhất để cho trẻ ăn dặm. Người ta nhận thấy rằng những trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên sẽ ít bị tiêu chảy và nhiễm trùng hơn so với trẻ không được bú mẹ hoàn toàn (có bú thêm hay hoàn toàn dùng sữa công thức). Về khả năng phát triển của trẻ, các nghiên cứu cho kết quả tương tự giữa nhóm bú mẹ hoàn toàn, ăn dặm lúc 6 tháng và nhóm ăn dặm lúc 4 tháng. Tuy nhiên, ở những trẻ không được bú mẹ hoàn toàn, thời điểm ăn dặm 4-6 tháng lại làm giảm nguy cơ dị ứng thức ăn tốt nhất. Do đó, các hội Dinh dưỡng và Tiêu hóa trẻ em đều đưa ra khuyến cáo: nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn, chúng ta duy trì bú mẹ tới 6 tháng tuổi và sau đó bắt đầu tập ăn dặm, còn với trẻ không bú mẹ hoàn toàn, chúng ta có thể bắt đầu trong khoảng 4-6
  5. tháng. Nói chung, việc ăn dặm nên bắt đầu trong khoảng 17-26 tuần và phải phù hợp nhu cầu, khả năng chấp nhận, khả năng tiêu hóa và sự phát triển của trẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0