intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cho bé ăn dặm đúng cách là như thế nào?

Chia sẻ: Ngoc Z | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

131
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cho bé ăn dặm đúng cách là như thế nào Có thể bạn chưa biết ? Nếu cho bé ăn dặm quá muộn thì trẻ thường bị thiếu chất, chậm lớn, tăng nguy cơ mắc bệnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cho bé ăn dặm đúng cách là như thế nào?

  1. Cho bé ăn dặm đúng cách là như thế nào Có thể bạn chưa biết ? Nếu cho bé ăn dặm quá muộn thì trẻ thường bị thiếu chất, chậm lớn, tăng nguy cơ mắc bệnh. Thời gian cho bé ăn dặm Cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi để bổ sung vì sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng. Vì sao nên cho trẻ ăn bổ sung bắt đầu sau 6 tháng tuổi?
  2. Vì phải đến lứa tuổi này, trẻ mới có biểu hiện thích thú trong ăn uống, thích cho các vật vào trong miệng. Răng bắt đầu mọc, trẻ biết sử dụng lưỡi để di chuyển thức ăn trongmiệng và cử động hàm để nhai. Lúc này, bộ máy tiêu hóa của trẻ phát triển hoàn thiện hơn, có khả năng tiêu hóa thức ăn đặc. Bạn nên biết khi cho bé ăn dặm Nếu ăn bổ sung quá muộn thì trẻ thường bị thiếu chất, chậm lớn, tăng nguy cơ mắc bệnh. Việc ăn bổ sung quá sớm sẽ không có lợi cho cả mẹ và con vì hệ tiêu hóa của trẻ dưới 6 tháng chỉ chấp nhận thức ăn lỏng, mà giá trị dinh dưỡng của thức ăn bổ sung chế biến dưới dạng lỏng thấp hơn sữa mẹ, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Ăn dặm sớm cũng làm tăng nguy cơ mắc các
  3. bệnh nhiễm khuẩn, nhất là tiêu chảy vì thức ăn bổ sung không có những yếu tố kháng khuẩn và không sạch như sữa mẹ. Các loại ngũ cốc, rau quả cũng có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ sắt trong sữa mẹ, gây thiếu máu. Các tác hại khác là giảm tần suất bú của trẻ gây giảm tiết sữa; mẹ sớm có thai trở lại, tăng nguy cơ đẻ con thấp cân. Các loại thức ăn cần cho trẻ ở thời kỳ ăn bổ sung Thức ăn cơ bản là loại giàu tinh bột (gồm ngũ cốc và các loại củ, thường được chế biến dưới dạng bột, cháo, súp), thức ăn giàu đạm nguồn động vật như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua (được trộn vào bột cháo cho trẻ ăn).
  4. Các loại đậu đỗ và hạt có dầu: đậu tương, đậu xanh, đậu đen, đậu trắng, đậu đũa, lạc, vừng, hạt hướng dương khi phối hợp với ngũ cốc sẽ trở thành những món giàu đạm lại rẻ tiền. Rau lá màu xanh thẫm và rau quả củ màu vàng: rau muống, rau ngót, rau cải, rau dền, bí đỏ, cà chua, cà rốt, đu đủ, xoài… cung cấp sắt, vitamin A, vitamin C và chất xơ chống táo bón. Dầu, mỡ (dầu đậu nành, dầu lạc, dầu ngô, dầu cọ và mỡ các loại động vật) là nguồn bổ sung năng lượng cho bữa ăn của trẻ và làm cho thức ăn mềm dễ nuốt, tăng hấp thu vitamin.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2