intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Để bé ăn dặm an toàn

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

56
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mỗi em bé có những đặc tính và sự phát triển khác nhau, vì vậy điều quan trọng là bạn phải xem con mình có dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm vào thời gian nào và ăn gì. Thức ăn dặm theo độ tuổi 4 đến 6 tháng tuổi Ở độ tuổi này em bé có thể nếm quả ngọt hoặc ăn rau như là một trong những loại thực phẩm đầu tiên. Mặc dù vậy các nhà cung cấp thực phẩm hoặc chăm sóc trẻ em thường khuyên bạn nên cho trẻ ăn tăng cường chất bột, chất...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Để bé ăn dặm an toàn

  1. Để bé ăn dặm an toàn Mỗi em bé có những đặc tính và sự phát triển khác nhau, vì vậy điều quan trọng là bạn phải xem con mình có dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm vào thời gian nào và ăn gì. Thức ăn dặm theo độ tuổi 4 đến 6 tháng tuổi Ở độ tuổi này em bé có thể nếm quả ngọt hoặc ăn rau như là một trong những loại thực phẩm đầu tiên. Mặc dù vậy các nhà cung cấp thực phẩm hoặc chăm sóc trẻ em thường khuyên bạn nên cho trẻ ăn tăng cường chất bột, chất sắt. Những thực phẩm này có thể là bột gạo, bột khoai lang, chuối… Những thực phẩm này bé dễ tiếp nhận hơn và cũng ít gây táo bón. Những thực phẩm cho bé ăn đều phải được xay hoặc nghiền nhỏ và đảm bảo chín. Một số thực phẩm bé có thể dùng trong thời gian này là chuối, táo; Khoai lang, bí ngô hoặc cà rốt; Bơ; Gạo tăng cường chất sắt
  2. hay ngũ cốc lúa mạch… trộn với sữa mẹ hoặc sữa bột. 6 đến 9 tháng tuổi Thời gian này tăng cường chất dự trữ sắt cho bé. Những loại thịt hoặc thịt gà đen xay nhuyễn giúp bé thêm chất sắt. Một số thực phẩm bé có thể dùng trong thời gian này là gạo tăng cường chất sắt hay ngũ cốc lúa mạch, rau, đậu đun nóng với sữa mẹ, sữa bột hoặc sữa chua. Ngoài ra, trẻ có thể dùng nước ép trái cây nguyên chất. 9 đến 12 tháng tuổi Đến lúc này nhiều em bé đã có những chiếc răng đầu tiên và bắt đầu nhai. Đây là một thời gian trẻ thích ăn những loại thực phẩm xay rối chứ không cần quá nhuyễn. Trẻ vẫn cần tăng cường chất sắt và ngũ cốc. Nhưng lưu ý, ngũ cốc không thêm đường. Bé vẫn ăn
  3. những loại thức ăn như trước, nhưng tăng về số lượng. Những đồ ăn dặm cần tránh - Trẻ dưới 1 tuổi không nên dùng mật do nguy cơ ngộ độc cao. - Đường, chất làm ngọt nhân tạo, muối hay gia vị là không cần thiết và không nên thêm vào thức ăn của bé.
  4. - Củ cải đường, củ cải và rau xanh sẫm, chẳng hạn như rau bina, cải xoăn, cải xanh… không nên cho bé dưới 1 tuổi dùng vì chúng chứa quá nhiều nitrat, không tốt cho trẻ sơ sinh. - Đồ rán. - Thực phẩm gây dị ứng cao không nên cho bé dưới 1 tuổi, thậm chí lớn hơn nếu tiểu sử gia đình có người bị dị ứng, hen suyễn hoặc excema. - Các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao bao gồm: Sữa bò, mỳ, ngô, trứng, hành, cá có vẩy, các loại gia vị, chocolate… - Thực phẩm có thể làm bé bị nghẹn (chỉ nên cho bé từ 3 tuổi dùng): Các loại hạt, xúc xích, nho, ngô nổ… 5 mẹo cho bé ăn dặm an toàn 1. Không bao giờ để bé tự ăn mà không có sự giám sát của người lớn.
  5. 2. Không cho trẻ ăn chung thìa, muỗng với người lớn và không cho muỗng ăn của bé vào miệng bạn. Dùng chung đồ dùng ăn uống có thể làm bé bị sâu răng. 3. Với những loại lọ thức ăn chia theo phần nên bảo quản cẩn thận. Ví dụ, một lọ thức ăn bạn dự định cho bé ăn làm hai bữa thì sau khi lấy một nửa, nửa còn lại phải được bảo quản trong tủ lạnh. 4. Không cho bé ăn lại những thức ăn dư thừa. 5. Không cho bé dùng những thức ăn để trong tủ lạnh quá ba ngày
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2