intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

6 chiêu giúp bạn có được bộ hồ sơ lý tưởng

Chia sẻ: Nguyen Hoang Anh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

140
lượt xem
55
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mỗi ngày, nhà tuyển dụng phải đối diện với rất nhiều hồ sơ, điều quan trọng là bộ hồ sơ của bạn lọt vào tầm ngắm của họ. Các chuyên gia tuyển dụng có kinh nghiệm đã đưa ra 6 yếu tố tạo ra bộ hồ sơ lý tưởng trong cuộc phỏng vấn:

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 6 chiêu giúp bạn có được bộ hồ sơ lý tưởng

  1. 6 chiêu giúp bạn có được bộ hồ sơ lý tưởng (Dân trí) - Mỗi ngày, nhà tuyển dụng phải đối diện với rất nhiều hồ sơ, điều quan trọng là bộ hồ sơ của bạn lọt vào tầm ngắm của họ. Các chuyên gia tuyển dụng có kinh nghiệm đã đưa ra 6 yếu tố tạo ra bộ hồ sơ lý tưởng trong cuộc phỏng vấn: Thái độ đúng đắn Tại sao nhà tuyển dụng có thể loài trừ 50% hồ sơ chỉ trong 2 giây? Điều đó được quyết định bởi thái độ nghiêm túc của bạn. Chỉ cần nhìn qua hồ sơ họ biết được thái độ mong muốn phần công việc này của bạn đến mức nào. Nếu hồ sơ thiếu thông tin hay thông tin sơ sài, sử dụng ngôn ngữ mạng, giọng văn hoàn toàn là văn nói, cộng thêm bức ảnh không đúng qui cách hay sự thiếu lôgic giữa các thông tin, thậm chí bạn bày tỏ ý muốn làm bất cứ việc gì miễn là được làm việc thì lập tức hồ sơ của bạn sẽ bị bỏ qua. Chuyên gia kiến nghị: Khi viết một hồ sơ, bạn nên chọn nơi yên tĩnh và tạo bộ khung cho hồ sơ của mình. Bạn muốn làm công việc như thế nào? Lợi thế của bạn là gì? Bạn có kế hoạch phát triển ra sao? Không nên bắt đầu bằng việc điền đầy các thông tin kinh nghiệm kín hồ sơ. Hãy để nhà tuyển dụng phán đoán bạn thích hợp với công việc nào. Điều bạn cần làm là tư duy, chọn lọc và tổng kết, đưa ra một sự khẳng định và đáp án có tính kết luận. Hãy để nhà tuyển dụng cảm nhận được thái độ cẩn trọng và nghiêm túc. Tập trung nhấn mạnh kỹ năng Hầu hết sinh viên mới tốt nghiệp còn thiếu kinh nghiệm thực tế, trong trường hợp này bạn cần nhấn mạnh chuyên môn hay những kỹ năng phẩm chất mà bạn cho là thế mạnh. Nếu bạn đang ứng tuyển vào vị trí điều dưỡng viên, hãy cho thấy thế mạnh nổi bật trong chuyên môn, bạn sử dụng thành thạo các loại máy móc nào, kỹ năng chăm sóc và điều dưỡng ra sao, đã từng nhận được giải thưởng hay chứng chỉ chuyên môn… Người tuyển dụng thông qua sự mô tả sẽ hiểu được tình hình học tập lý thuyết chuyên nghiệp của bạn. Nếu bạn chỉ đưa ra các môn trong khóa học hoặc giải thích sự hiểu biết của bạn về nghề nghiệp có nghĩa bạn chưa truyền tải được bất cứ thông tin gì hữu dụng cho nhà tuyển dụng. Giàu kinh nghiệm thực tiễn Nếu bạn đã có kinh nghiệm thực tập và các hoạt động xã hội khác thì bạn đang có lợi thế rất lớn, nhưng vẫn chưa đủ. Nhiều người viết ra đơn vị thực tập và mô tả việc quan sát làm việc khi thực tập điều này không giúp ích cho nhà tuyển dụng biết được rốt cuộc bạn đã làm và học được những gì, bạn có thu hoạch hay kinh nghiệm nào không? Chỉ viết ra sự mô tả vô hình chung sự sẽ giảm bớt giá trị nghiêm túc và thái độ thành thật của bạn. Bạn không có cơ hội thực tập, nhưng bạn từng tham gia làm tình nguyện hay tham gia
  2. các hoạt động tại trường học, kinh nghiệm dạy kèm…hãy cho đó là kinh nghiệm mà bạn có. Có định hướng nghề nghiệp rõ ràng Nhiều người tìm việc đã đưa ra những việc không hề liên quan đến công việc nhà tuyển dụng đưa ra. Chuyên gia sẽ ngay lập tức loại bỏ các hồ sơ chưa xác định rõ ràng công việc mình muốn làm, họ tin rằng một ứng cử viên không biết mình đang muốn ứng tuyển công việc gì hoặc không biết thế mạnh bản thân ở đâu thì khó có thể phân công công việc. Họ cũng sẽ dè chừng với ứng viên cho rằng mình có thể làm mọi việc nhưng thực tế thì làm việc gì cũng không tốt. Kinh nghiệm đào tạo Nhiều ứng cử viên đã bỏ qua mục này. Nhà tuyển dụng không quan tâm việc bạn thực sự tham gia bao nhiêu khóa bồi dưỡng hay đào tạo kinh nghiệm, cái họ muốn biết là liệu bạn có tích cực theo đuổi nghề nghiệp hay không. Đưa ra bất cứ chứng chỉ đào tạo nào mà bạn có kết hợp cùng mục tiêu nghề nghiệp, một lớp bồi dưỡng có tính mục tiêu với nghề nghiệp rất có thể sẽ tạo cơ hội cho bạn phát triển công việc về sau. Tự đánh giá Một bản tự đánh giá bản thân tương tự như: tên tôi là…đến từ...từ nhỏ có thói quen… tính cách hướng nội, kỹ năng giao tiếp thân thiện, nhiệt tình, có trách nhiệm…cho thấy sự đánh giá quá chủ quan và không thuyết phục, hơn nữa mối tương quan với vị trí mục tiêu không cao. Nhà tuyển dụng hy vọng thông qua việc tự đánh giá có thể biết được sự nắm bắt của bạn về nghề nghiệp, mức độ hiểu biết về bản thân và liệu bạn có những phẩm chất thích hợp. Việc tự đánh giá khả năng phù hợp với công việc, cho thấy năng lực chuyên môn, thể hiện sự tự tin sẽ giúp bạn nâng cao điểm số với người tuyển dụng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0