intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

6 điều ngạc nhiên bất ngờ do bé yêu mang lại

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

74
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong những năm đầu đời, em bé của bạn mang đến nhiều bất ngờ thú vị từ sự lớn lên về thể chất lẫn nhận thức của chúng. Sau đây là 6 điều bất ngờ mà bé yêu có thể mang lại cho bạn khi bé bắt đầu được 2 tuổi 1. Bé tập trung tốt hơn một cách đáng kể Nếu như trước kia, khi bé đang phấn khích với một đồ chơi cầm trên tay, bạn có thể canh lúc bé không chú ý, lấy đồ vật đó, thay vào một đồ vật khác mà bé vẫn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 6 điều ngạc nhiên bất ngờ do bé yêu mang lại

  1. 6 điều ngạc nhiên do bé yêu mang lại
  2. Trong những năm đầu đời, em bé của bạn mang đến nhiều bất ngờ thú vị từ sự lớn lên về thể chất lẫn nhận thức của chúng. Sau đây là 6 điều bất ngờ mà bé yêu có thể mang lại cho bạn khi bé bắt đầu được 2 tuổi 1. Bé tập trung tốt hơn một cách đáng kể Nếu như trước kia, khi bé đang phấn khích với một đồ chơi cầm trên tay, bạn có thể canh lúc bé không chú ý, lấy đồ vật đó, thay vào một đồ vật khác mà bé vẫn không phát hiện ra thì thời điểm sau 1 tuổi, bạn không thể “lừa” bé bằng chiêu này được nữa. Bởi lúc này, khả năng tập trung và nhận biết mọi thứ của bé đã tăng lên một cách đáng ngạc nhiên. Vào một ngày, bạn đừng quá bất ngờ khi thấy em bé của mình khóc ré lên vì bị “đánh tráo” đồ chơi ưa thích. Sự thật là, nhận thức của các bé luôn phát triển nhanh hơn so với những gì bạn nghĩ. Chiến thuật tốt nhất: Hãy để những món đồ vật có nhiều nguy cơ tiềm ẩn tránh xa tầm mắt hoặc tầm tay của bé. Vì một khi bé đã có được chúng, bạn sẽ rất khó lấy lại từ tay bé. Nhiều phụ huynh thường chọn giải pháp là gác những món đồ này lên cao, kết quả bé vẫn nhìn thấy và đòi cho bằng được. Tốt nhất, bạn nên vứt những món đồ không
  3. cần thiết hoặc cất chúng ở nơi mà em bé của bạn hoàn toàn không thể nhìn thấy. Sau đó, bé sẽ hiểu được rằng đồ vật ấy đã không còn và sẽ không cố tìm kiếm nữa. 2. Bé có thể hiếu động từ khi chưa tròn 2 tuổi Theo những gì bạn nghĩ thì em bé sẽ bắt đầu “phá phách” từ lúc 2 tuổi, nhưng trên thực tế thì các bé hoàn toàn có thể mang lại rắc rối cho bạn ngay từ lúc được 15 tháng– thời điểm bé bắt đầu bước những bước đi đầu tiên. Các bác sĩ cho rằng, ở độ tuổi này, bé bắt đầu cảm nhận được sức mạnh của mình, bé muốn tự mình bước đi và gây ra tác động lên những thứ quanh mình. Bé rất thích gây sự chú ý của bạn bằng cách hét to, ném các đồ vật và bày tỏ sự tức giận của mình bằng nhiều phản ứng khác nhau. Trong những lúc bé đang cố gắng nhặt một đồ vật hoặc cố chinh phục được một điều gì đó, bạn hãy đứng ngoài quan sát và đừng nên xen vào – dù là để giúp bé, như vậy, bé sẽ bị “mất hứng” và có thể tức giận vì điều đó. Trong các bữa ăn, bé có thể bày tỏ sự không đồng tình hoặc tức giận của mình bằng cách hất đổ thức ăn - bé cho rằng cách này có thể “hù doạ” được bạn. Theo các chuyên gia, trong hoàn cảnh này, bạn không nên phản ứng một cách thái quá mà hãy nhẹ nhàng “cảm
  4. hoá” bé bằng những lời giải thích như: “Mẹ biết con đang rất bực mình, như đây chính là bữa sáng của con, đừng hất đổ nó nhé!”. Những lời nói nhỏ nhẹ của bạn bao giờ cũng mang lại hiệu quả hơn trong việc hạn chế sự phá phách của trẻ. 3. Bé bắt đầu leo lên cầu thang Ngay khi được 18 tháng tuổi, em bé của bạn đã sẵn sàng cho chuyến chinh phục chiếc cầu thang trong nhà mình. Đừng ngăn cấm bé vì cho rằng đây là một việc mạo hiểm mà hãy để bé tự khám phá khả năng của mình bằng cách tự leo lên cầu thang, bạn chỉ việc để tay canh chừng hoặc giữ chặt tay bé để bé leo cầu thang một cách tự tin hơn. Nếu bạn vẫn chưa kịp chuẩn bị các thiết bị an toàn hỗ trợ bé yêu của mình thì hãy nhờ các thành viên trong gia đình trông coi và hỗ trợ bé leo lên cầu thang – công việc này xem ra rất thú vị đối với mọi đứa trẻ. Sau một vài lần, bé sẽ rút kinh nghiệm và tự học cách leo cầu thang một cách an toàn hơn. Thế nhưng, trong thời gian đầu, bạn chỉ nên để trẻ tự leo lên cầu thang và bế bé xuống vì việc đi xuống cầu thang sẽ mang lại nhiều khó khăn hơn so với việc leo lên.
  5. 4. Bé không còn hét lên vì sợ người lạ Khi được 9 tháng tuổi, em bé có những biểu hiện khó chịu hoặc cố thoát ra khỏi người lạ đang bế mình. Chính những phản ứng này có thể cho thấy đâu là những người bé có “cảm tình” nhất và tất nhiên người được yêu thích hàng đầu luôn là mẹ. Khoảng 18 tháng tuổi, các bé gần như không còn những biểu hiện sợ hãi hoặc khóc ré lên khi gặp người lạ.Trong giai đoạn này, bé sẽ tỏ ra dạn dĩ và có thiện chí hơn đối với những người xung quanh, các bé sẵn sàng để người khác bế vào lòng nếu biết rằng mẹ vẫn đang ở bên cạnh. Trong giai đoạn này, nhiều bé tỏ ra vô cùng gắn bó với người giữ trẻ hoặc người hàng ngày chăm sóc bé (không nhất thiết phải là mẹ). Bạn đừng căng thẳng về điều này mà hãy nhìn nhận nó như một sự phát triển tự nhiên về tình cảm và nhận thức của một đứa trẻ.
  6. 5. Bé biết cách chọc cười Chắc chắn, tất cả các bé đều thích dùng tay kéo vớ hoặc chiếc mũ của mình và cho đến gần hai tuổi thì bé đã biết làm những điệu bộ gây cười cho người khác. Những hành động như nhún nhảy, làm các động tác vui nhộn, làm khuôn mặt xấu… chính là cách bé thể hiện rằng mình thật đặc biệt và cần được mọi người xung quanh chú ý. Thông qua những hành động này, em bé bắt đầu ý thức về những khả năng và sở trường của mình. ất nhiên, nhiều phụ huynh cho rằng những biểu hiện này chẳng hay ho tí nào, đặc biệt là khi bé cứ mãi mê làm những trò “ngộ nghĩnh” trước người khác. Bạn có thể đưa ra cho bé một vài nguyên tắc như:
  7. “Con chỉ được phép chơi trò lắc mông khi ở nhà”, hay “Con đừng làm gương mặt xấu khi đến chơi nhà ông bà nhé”. Dù bé là trẻ con nhưng bạn cũng nên tập cho bé thói quen thể hiện sự hài hước của mình đúng lúc, đúng chỗ. 6. Bé bắt đầu biết bấm các nút điều khiển Một ngày, bạn đang ngồi xem chương trình truyền hình yêu thích thì tivi bất ngờ chuyển kênh, thủ phạm không ai khác, chính là em bé đang ngồi cạnh bạn. Lúc đầu, bạn sẽ ngạc nhiên thích thú nhưng chẳng bao lâu sau, chính bạn là người bực mình. Các bé thường rất hứng thú với trò bấm chuyển kênh liên tục, thay đổi âm thanh và thậm chí là tắt – mở tivi với tốc độ chóng mặt.
  8. Các chuyên gia tâm lý cho rằng, sở dĩ các bé thích chuyển kênh tivi hoặc bấm nút tắt các thiết bị (điện, quạt…) khi bạn đang sử dụng là vì bé đang muốn quan sát sự tác động và hiệu quả của những việc mình lên người khác. Quả vậy, lúc bình thường, bé không mấy mặn mà với chiếc điều khiển nhưng khi cả nhà ngồi xem tivi thì bé lại bắt đầu thực hịên việc chuyển kênh liên tục. Trong trường hợp này, sự ngăn cấm hay la mắng của bạn sẽ càng làm cho trò phá phách của bé thêm li kì và hứng thú. Tốt nhất, bạn cùng các thành viên khác trong gia đình nên giả vờ chuyển sự quan tâm của mình sang một đề tài khác và không để ý gì đến việc bé đang làm. Ngay sau đó, chính bé sẽ nhận ra rằng hành động của mình thật vô nghĩa và tự chuyển sang trò khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2