intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

62 câu hỏi đáp về Quản lý nợ công: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của cuốn Hỏi đáp về Quản lý nợ công nhằm cung cấp thông tin, chia sẻ, giải đáp những thắc mắc và bổ sung kiến thức cho độc giả muốn tìm hiểu về thực tiễn quản lý nợ công tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 dưới đây!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 62 câu hỏi đáp về Quản lý nợ công: Phần 2

  1. HỎI ĐÁP VỀ QUẢN LÝ NỢ CÔNG PHẦN 5 CHO VAY LẠI VỐN VAY NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ 36. Phạm vi, đối tượng và phương thức cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ được xác định như thế nào? Trả lời: 1. Phạm vi: Chính phủ chỉ cho vay lại từ vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài. Không phát hành trái phiếu quốc tế, vay thương mại nước ngoài để cho vay lại. 2. Pháp luật hiện hành quy định Bộ Tài chính thực hiện cho vay lại đến các đối tượng vay lại theo hai phương thức: a. Bộ Tài chính trực tiếp cho UBND cấp tỉnh vay lại để thực hiện các nhiệm vụ thuộc nhiệm vụ chi của NSĐP; b. Bộ Tài chính thực hiện cho vay lại đối với doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp công lập để thực hiện dự án đầu tư thông qua cơ quan ủy quyền cho vay lại. 37. Điều kiện để được vay lại nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi của Chính phủ là gì? Trả lời: Để được vay lại, các đối tượng vay lại phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: [45]
  2. HỎI ĐÁP VỀ QUẢN LÝ NỢ CÔNG 1. Đối với cho vay lại UBND cấp tỉnh: (i) Dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn được phê duyệt, đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật; (ii) Không có nợ quá hạn đối với các khoản vay lại ODA, ưu đãi trên 180 ngày; (iii) Mức dư nợ vay tại thời điểm đề nghị vay không vượt quá hạn mức vay của địa phương theo quy định của pháp luật về NSNN; (iv) NSĐP cam kết trả nợ đầy đủ, đúng hạn. 2. Đối với cho vay lại đơn vị sự nghiệp công lập: (i) Tự đảm bảo chi thường xuyên, chi đầu tư; (ii) Có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng vốn vay, đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật; (ii) Có phương án tài chính khả thi được cấp có thẩm quyền thẩm định; (iii) Không có nợ quá hạn tại thời điểm đề nghị vay lại; (iv) Thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật. 3. Đối với cho vay lại doanh nghiệp: (i) Có tư cách pháp nhân, được thành lập hợp pháp ở Việt Nam và có thời gian hoạt động ít nhất 03 năm; (ii) Có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng vốn vay, đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật; (iii) Có phương án tài chính khả thi được cấp có thẩm quyền thẩm định; (iv) Có hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 03 lần theo báo cáo tài chính của năm gần nhất so với năm thực hiện thẩm định; (v) Không bị lỗ trong 03 năm liền kề gần nhất theo báo cáo kiểm toán; (vi) Không có nợ quá hạn tại thời điểm đề nghị vay lại; (vii) Thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật. [46]
  3. HỎI ĐÁP VỀ QUẢN LÝ NỢ CÔNG 38. Hạn mức cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ được xây dựng như thế nào? Trả lời: 1. Hạn mức cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ bao gồm: (i) Hạn mức cho vay lại 05 năm trong kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm và (ii) Hạn mức cho vay lại hằng năm. 2. Quy trình xây dựng hạn mức cho vay lại thực hiện như sau: a. Bộ Tài chính tổng hợp hạn mức cho vay lại 05 năm từ kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, đưa vào kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt; b. Căn cứ hạn mức cho vay lại 05 năm, nhu cầu đăng ký kế hoạch cho vay lại của các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ Tài chính tổng hợp trình Chính phủ phê duyệt hạn mức cho vay lại hằng năm; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ hằng năm. Riêng đối với chính quyền địa phương, hạn mức cho vay lại được tổng hợp vào dự toán NSNN hàng năm, đồng bộ với dự toán bội chi, tổng mức vay của NSĐP, báo cáo Quốc hội quyết định; c. Các cơ quan tổ chức thực hiện trong phạm vi kế hoạch và hạn mức cho vay lại hằng năm được phê duyệt. [47]
  4. HỎI ĐÁP VỀ QUẢN LÝ NỢ CÔNG 39. Cơ quan nào chịu trách nhiệm thẩm định cho vay lại đối với nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ? Trả lời: Cơ quan chịu trách nhiệm thẩm định cho vay lại đối với nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ được xác định như sau: 1. Trường hợp cho vay lại đối với chính quyền địa phương, Bộ Tài chính là cơ quan thẩm định cho vay lại. 2. Trường hợp cho vay lại đối với doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp công lập và cơ quan ủy quyền cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam là cơ quan cho vay lại và thẩm định các dự án đầu tư thuộc chương trình tín dụng đầu tư nhà nước; Ngân hàng Chính sách Xã hội là cơ quan cho vay lại và thẩm định chương trình, dự án thuộc chính sách xã hội. 3. Trường hợp cho vay lại chịu rủi ro tín dụng thì lựa chọn tổ chức tín dụng làm cơ quan cho vay lại theo quy định của Luật QLNC, việc thẩm định cho vay lại do tổ chức này thực hiện. 40. Quy trình thẩm định cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ? Quy trình thẩm định cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ như sau: 1. Sau khi dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi) được phê duyệt, Bên vay lại gửi hồ sơ thẩm định cho vay lại theo quy định cho cơ quan cho vay lại và Bộ Tài chính. 2. Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính (trường hợp là [48]
  5. HỎI ĐÁP VỀ QUẢN LÝ NỢ CÔNG cơ quan cho vay lại) hoặc cơ quan được ủy quyền cho vay lại thực hiện thẩm định cho vay lại đối với dự án. 3. Căn cứ báo cáo kết quả thẩm định cho vay lại, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt việc cho vay lại. 4. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt cho vay lại, Bộ Tài chính thực hiện đàm phán, ký kết thỏa thuận vay theo quy định hiện hành. 41. Đơn vị nhận vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ phải bảo đảm tiền vay như thế nào? Trả lời: Đơn vị nhận vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ phải thực hiện bảo đảm tiền vay như sau: 1. Bên vay lại phải sử dụng tài sản bảo đảm (tài sản của bên vay lại hoặc tài sản hình thành từ vốn vay) hoặc biện pháp bảo đảm khác theo quy định pháp luật được Bộ Tài chính chấp thuận. 2. Giá trị tài sản bảo đảm tối thiểu bằng 120% dư nợ của khoản vay lại trong trường hợp cho vay lại doanh nghiệp, bằng 100% dư nợ của khoản vay lại trong trường hợp cho vay lại đơn vị sự nghiệp công lập. Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm giảm thấp so với mức quy định nêu trên, bên vay lại phải bổ sung tài sản bảo đảm hoặc trả nợ trước hạn. Đơn vị nhận vay lại có trách nhiệm mua bảo hiểm rủi ro cho tài sản bảo đảm. 3. Không yêu cầu bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho UBND cấp tỉnh vay lại và các khoản vay do Ban quản lý dự án thuộc các Bộ nhận nợ, sau đó chuyển cho UBND cấp tỉnh. [49]
  6. HỎI ĐÁP VỀ QUẢN LÝ NỢ CÔNG 42. Người vay lại phải trả các khoản phí và chi phí vay lại như thế nào? Trả lời: Theo quy định hiện hành, người vay lại tùy theo đối tượng cụ thể phải trả các khoản phí và chi phí vay lại như sau: 1. Người vay lại là UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm trả đầy đủ các khoản phí và chi phí liên quan cho Nhà tài trợ nước ngoài theo thỏa thuận vay nước ngoài (phí thu xếp vốn, phí quản lý, phí cam kết, phí rút vốn, phí bảo hiểm, các khoản phí khác) và các loại phí dịch vụ ngân hàng trong và ngoài nước liên quan đến khoản vay lại. UBND cấp tỉnh, thành phố chi trả phí quản lý cho vay lại cho Bộ Tài chính với mức phí 0,25%/năm tính trên dư nợ vay lại. 2. Người vay lại là đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp chịu trách nhiệm trả đầy đủ các khoản phí và chi phí liên quan cho Nhà tài trợ nước ngoài theo thỏa thuận vay nước ngoài và các loại phí dịch vụ ngân hàng trong và ngoài nước liên quan đến khoản vay lại. Đơn vị vay lại chịu trách nhiệm trả các khoản phí sau: a. Dự phòng rủi ro cho vay lại tính trên dư nợ vay lại; mức phí đối với đơn vị sự nghiệp công lập là 1%/năm, đối với doanh nghiệp là 1,5%/năm; b. Phí quản lý cho vay lại trả cho cơ quan được ủy quyền cho vay lại với mức phí 0,25%/năm. [50]
  7. HỎI ĐÁP VỀ QUẢN LÝ NỢ CÔNG 43. Việc quản lý và xử lý rủi ro các khoản cho vay lại được quy định như thế nào? Trả lời: Theo quy định của Luật QLNC năm 2017, việc quản lý và xử lý rủi ro của các khoản cho vay lại được thực hiện như sau: 1. Cơ quan được ủy quyền cho vay lại quản lý, giám sát khoản vay lại, định kỳ và đột xuất kiểm tra bên vay lại báo cáo Bộ Tài chính. Bộ Tài chính định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra đối với cơ quan được ủy quyền cho vay lại và bên vay lại. 2. Việc xử lý rủi ro đối với các khoản cho vay lại trên cơ sở phân loại nhóm nợ. Đối với phương thức cho vay lại cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng áp dụng quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro. 3. Các nghiệp vụ xử lý rủi ro đối với doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm: (i) Khoanh nợ; (ii) Xóa một phần nợ; (iii) Xóa toàn bộ nợ. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, trên cơ sở báo cáo thẩm định của cấp có thẩm quyền, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định các hình thức xử lý nợ và nguồn xử lý. [51]
  8. HỎI ĐÁP VỀ QUẢN LÝ NỢ CÔNG PHẦN 6 NỢ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 44. Hiểu thế nào về mục đích, các hình thức vay nợ, nguyên tắc quản lý nợ của chính quyền địa phương? Trả lời: 1. Mục đích Mục đích vay nợ của chính quyền địa phương là để bù đắp bội chi ngân sách cấp tỉnh và vay để trả nợ gốc các khoản vay của NSĐP theo quy định. 2. Các hình thức vay nợ Theo quy định hiện hành, nợ chính quyền địa phương bao gồm các hình thức vay như sau: a. Phát hành trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường vốn trong nước; b. Vay lại từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ; c. Vay trực tiếp từ các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng trong nước, tạm ứng ngân quỹ nhà nước, tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh. 3. Một số nguyên tắc vay nợ [52]
  9. HỎI ĐÁP VỀ QUẢN LÝ NỢ CÔNG Chính quyền địa phương không được trực tiếp vay nước ngoài, cũng không được phát hành bảo lãnh cho các tổ chức vay vốn. Các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập do địa phương quản lý khi vay lại thì các khoản vay này không thuộc nợ chính quyền địa phương. 45. Thẩm quyền quyết định việc vay và trách nhiệm của các cơ quan đối với nợ chính quyền địa phương như thế nào? Trả lời: 1. Thẩm quyền quyết định việc vay cho các dự án đầu tư của chính quyền địa phương: a. HĐND cấp tỉnh quyết định danh mục các dự án đầu tư từ vốn vay của chính quyền địa phương; phê duyệt Đề án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương; b. Trường hợp địa phương đề xuất sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ cho dự án đầu tư, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề xuất sử dụng chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài và quyết định cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài đối với từng chương trình, dự án của địa phương. 2. Tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Sở Tài chính là cơ quan chủ trì quản lý, theo dõi nợ tại địa phương, có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch vay, trả nợ 05 năm, chương trình quản lý nợ 03 năm, kế hoạch vay, trả nợ hằng năm của địa phương, báo cáo UBND để trình HĐND cấp tỉnh xem xét, quyết định; xây dựng phương án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, các khoản vay trong nước khác, báo cáo UBND cấp tỉnh để báo cáo cấp có [53]
  10. HỎI ĐÁP VỀ QUẢN LÝ NỢ CÔNG thẩm quyền xem xét, quyết định; theo dõi, thực hiện thanh toán trả nợ của chính quyền địa phương; thanh tra, kiểm tra các cơ quan, tổ chức về quản lý, sử dụng vốn vay của chính quyền địa phương. 46. Địa phương được phép sử dụng các nguồn nào để chi trả nợ? Trả lời: 1. Chính quyền địa phương phải ưu tiên bố trí trong dự toán ngân sách địa phương hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác được cấp thẩm quyền cho phép để hoàn trả nợ đầy đủ, đúng hạn theo cam kết. 2. Địa phương được phép sử dụng những nguồn vốn sau để chi trả nợ gốc: a. Bội thu NSĐP cấp tỉnh; b. Kết dư NSĐP cấp tỉnh; c. Tăng thu, tiết kiệm chi so với dự toán; d. Vay để trả nợ gốc được Quốc hội, HĐND cấp tỉnh quyết định hằng năm. 47. Các quy định về lập chương trình quản lý nợ 03 năm của chính quyền địa phương như thế nào ? Trả lời: 1. Chương trình quản lý nợ 03 năm của chính quyền địa phương phải được lập theo phương thức cuốn chiếu, là dự báo trong thời gian 03 năm kế hoạch, trong đó năm thứ nhất được sử dụng để lập, [54]
  11. HỎI ĐÁP VỀ QUẢN LÝ NỢ CÔNG trình, quyết định dự toán NSNN, kế hoạch vay và trả nợ hằng năm, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội và tài chính 05 năm và hằng năm của địa phương. 2. Nội dung chủ yếu của chương trình quản lý nợ 03 năm của chính quyền địa phương: Đánh giá tình hình thực hiện quản lý nợ của chính quyền địa phương năm hiện hành; dự kiến hạn mức vay, dư nợ, dự kiến mức vay, trả nợ, nguồn trả nợ năm kế hoạch và chi tiết cho 02 năm tiếp theo. Khi dự kiến phương án vay, chi phí huy động, nghĩa vụ trả nợ và dự kiến nguồn trả nợ, địa phương cần nhận định các rủi ro có thể phát sinh trong kỳ kế hoạch và đưa ra giải pháp chủ yếu để thực hiện chương trình, đảm bảo an toàn, bền vững nợ của chính quyền địa phương. 3. Trình tự lập và trình phê duyệt chương trình quản lý nợ 03 năm của chính quyền địa phương thực hiện theo trình tự lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm. Sở Tài chính chủ trì xây dựng, báo cáo UBND cấp tỉnh để xin ý kiến HĐND cùng cấp trước khi gửi Bộ Tài chính để tổng hợp vào chương trình quản lý nợ công 03 năm. 48. Yêu cầu chủ yếu của việc lập kế hoạch vốn vay lại, phân bổ và thực hiện hạn mức vay được giao hằng năm của chính quyền địa phương? Trả lời: 1. Kế hoạch cho vay lại hằng năm đối với UBND cấp tỉnh là một bộ phận trong kế hoạch vay, trả nợ hằng năm của chính quyền [55]
  12. HỎI ĐÁP VỀ QUẢN LÝ NỢ CÔNG địa phương. Khi xây dựng kế hoạch cho vay lại hằng năm phải tổng hợp theo từng khoản vay, khoản trả nợ cho vay lại, đảm bảo khả năng trả nợ của chính quyền địa phương. 2. Khi phân bổ kế hoạch vay, trả nợ hằng năm, đối với vốn vay lại từ nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ, địa phương được chủ động phân bổ mức kế hoạch cho từng chương trình, dự án cụ thể, đảm bảo kế hoạch vay phù hợp tổng mức được Thủ tướng Chính phủ giao, HĐND quyết định và khả năng giải ngân của các chương trình, dự án theo thỏa thuận vay đã ký kết. [56]
  13. HỎI ĐÁP VỀ QUẢN LÝ NỢ CÔNG PHẦN 7 CẤP VÀ QUẢN LÝ BẢO LÃNH CHÍNH PHỦ 49. Những đối tượng nào thuộc diện được cấp bảo lãnh Chính phủ? mức bảo lãnh Chính phủ với từng đối tượng được quy định như thế nào? Trả lời: 1. Đối tượng được cấp bảo lãnh gồm hai nhóm: (i) Doanh nghiệp có dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Đầu tư và Luật Đầu tư công; và (ii) Các ngân hàng chính sách thực hiện chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước. 2. Về mức bảo lãnh Chính phủ: Chính phủ bảo lãnh khoản vay, khoản phát hành trái phiếu của doanh nghiệp có giá trị tối đa 70% tổng mức đầu tư đối với dự án do Quốc hội, Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư; tối đa 60% tổng mức đầu tư đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư. Đối với trái phiếu do ngân hàng chính sách phát hành, mức bảo lãnh Chính phủ tối đa là 100% hạn mức phát hành được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. [57]
  14. HỎI ĐÁP VỀ QUẢN LÝ NỢ CÔNG 50. Hiểu thế nào về hạn mức bảo lãnh Chính phủ? Trả lời: 1. Nợ được Chính phủ bảo lãnh là nghĩa vụ nợ dự phòng của ngân sách, trường hợp các dự án không trả được nợ, nghĩa vụ trả nợ của người vay sẽ chuyển thành nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ, ảnh hưởng xấu đến các chỉ số an toàn nợ công. Để kiểm soát rủi ro phát sinh từ các khoản bảo lãnh, Chính phủ áp dụng một công cụ quản lý “mềm” là hạn mức bảo lãnh Chính phủ. 2. Hạn mức bảo lãnh Chính phủ là mức tăng tối đa dư nợ được Chính phủ bảo lãnh, được xác định bằng số tiền vay thực nhận trừ số trả nợ gốc. Pháp luật hiện hành quy định hạn mức bảo lãnh Chính phủ trong giai đoạn 05 năm và hạn mức bảo lãnh Chính phủ hằng năm. 3. Đối với hạn mức bảo lãnh Chính phủ 05 năm, căn cứ nhu cầu vay vốn do các đối tượng được bảo lãnh đề xuất, trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu an toàn nợ công, mục tiêu về vay, trả nợ công 05 năm giai đoạn trước liền kề và mục tiêu, chỉ tiêu an toàn nợ công, định hướng, giải pháp quản lý nợ công an toàn, bền vững giai đoạn 05 năm tiếp theo, Bộ Tài chính tổng hợp, xây dựng hạn mức bảo lãnh Chính phủ 05 năm phù hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của Chính phủ, đưa vào kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm báo cáo Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt. 4. Đối với hạn mức bảo lãnh Chính phủ hằng năm, căn cứ hạn mức bảo lãnh Chính phủ 05 năm, nhu cầu và khả năng huy động [58]
  15. HỎI ĐÁP VỀ QUẢN LÝ NỢ CÔNG vốn vay, Bộ Tài chính xây dựng hạn mức bảo lãnh Chính phủ năm kế hoạch, trình Chính phủ trước ngày 30 tháng 11 của năm liền kề trước năm kế hoạch và được thực hiện vào năm kế hoạch sau khi được Chính phủ phê duyệt. 51. Hạn mức bảo lãnh Chính phủ hằng năm được xác định cho từng đối tượng như thế nào? Trả lời: 1. Theo pháp luật hiện hành, hạn mức bảo lãnh Chính phủ hằng năm được xác định theo nguyên tắc bảo đảm tốc độ tăng dư nợ bảo lãnh Chính phủ không vượt quá tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội của năm trước và nằm trong hạn mức bảo lãnh Chính phủ giai đoạn 05 năm được Quốc hội quyết định. 2. Hạn mức bảo lãnh Chính phủ hàng năm bao gồm: a. Hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội. Hạn mức này được xác định trên cơ sở dự kiến tăng trưởng tín dụng và dự kiến nhu cầu các nguồn vốn huy động của hai Ngân hàng chính sách trong năm kế hoạch. Các Ngân hàng chính sách xây dựng Đề án phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trình Bộ Tài chính để báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định mức phát hành trái phiếu cụ thể hàng năm và tổ chức thực hiện. b. Hạn mức bảo lãnh vay trong nước, nước ngoài của doanh nghiệp: Hạn mức này được xác định trên cơ sở tiến độ rút vốn và lịch trả nợ gốc các chương trình, dự án sử dụng vốn vay được Chính phủ bảo lãnh theo từng nguồn vốn trong nước và nước ngoài. [59]
  16. HỎI ĐÁP VỀ QUẢN LÝ NỢ CÔNG 52. Điều kiện cấp bảo lãnh Chính phủ là như thế nào? Trả lời: 1. Đối với doanh nghiệp: a. Có tư cách pháp nhân, được thành lập hợp pháp tại Việt Nam và có thời gian hoạt động ít nhất 03 năm; b. Không bị lỗ trong 03 năm liền kề gần nhất theo báo cáo kiểm toán, trừ các khoản lỗ do thực hiện chính sách của Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; c. Không có nợ quá hạn tại thời điểm đề nghị cấp bảo lãnh; d. Bảo đảm hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 03 lần theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm gần nhất so với thời điểm cấp bảo lãnh Chính phủ; đ. Khoản bảo lãnh nằm trong hạn mức bảo lãnh hàng năm đã được Chính phủ phê duyệt; e. Đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật; g. Có phương án tài chính được Bộ Tài chính thẩm định và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; h. Có tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia dự án tối thiểu 20% tổng mức đầu tư của dự án, vốn chủ sở hữu phải được bố trí theo tiến độ thực hiện dự án; i. Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh trên thị trường vốn trong nước, doanh nghiệp còn phải có hồ sơ phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật về chứng khoán và quy định khác của pháp luật có liên quan. [60]
  17. HỎI ĐÁP VỀ QUẢN LÝ NỢ CÔNG 2. Đối với các Ngân hàng chính sách a. Được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, có chức năng huy động vốn để cho vay theo điều lệ được cấp có thẩm quyền ban hành; b. Khoản bảo lãnh nằm trong hạn mức bảo lãnh hàng năm đã được Chính phủ phê duyệt; c. Khoản vay được Chính phủ bảo lãnh được sử dụng để thực hiện chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước theo quy định của Chính phủ. 53. Phí bảo lãnh được quy định như thế nào? Trả lời: 1. Phí bảo lãnh Chính phủ được tính trên dư nợ gốc của khoản vay, khoản phát hành trái phiếu và loại tiền vay được Chính phủ bảo lãnh theo mức phí bảo lãnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, được tính từ ngày rút vốn đầu tiên hoặc ngày thanh toán tiền mua trái phiếu. Phí bảo lãnh được nộp vào Quỹ Tích lũy trả nợ cùng ngày thanh toán lãi của khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. 2. Mức phí bảo lãnh chính phủ đối với doanh nghiệp được xác định là tổng hai mức phí (i) tính theo hệ số trả nợ bình quân 05 năm đầu của dự án đầu tư và (ii) tính theo hệ số năng lực tài chính của doanh nghiệp đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ tại thời điểm thẩm định cấp bảo lãnh chính phủ đối với khoản vay, phát hành trái phiếu. [61]
  18. HỎI ĐÁP VỀ QUẢN LÝ NỢ CÔNG 3. Mức phí bảo lãnh đối với hai ngân hàng chính sách là 0,25%/năm trên dư nợ bảo lãnh Chính phủ. 54. Quy định về tài khoản dự án và trách nhiệm của ngân hàng phục vụ dự án đầu tư được Chính phủ bảo lãnh như thế nào? Trả lời: 1. Ngân hàng phục vụ là ngân hàng nơi đối tượng thực hiện dự án đầu tư vay vốn được Chính phủ bảo lãnh mở Tài khoản dự án, Tài khoản ngoại tệ (Tài khoản vay, trả nợ nước ngoài). 2. Ngân hàng phục vụ cho dự án đầu tư được Chính phủ bảo lãnh do Đối tượng được bảo lãnh đề xuất tại hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh Chính phủ hoặc lựa chọn sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp bảo lãnh chính phủ. Ngân hàng phục vụ là ngân hàng thương mại được thành lập, hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng của Việt Nam và có hệ số tín nhiệm do một trong các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm quốc tế công bố; mức hệ số tín nhiệm bằng hoặc thấp hơn một bậc so với hệ số tín nhiệm quốc gia. 3. Ngân hàng phục vụ cho dự án đầu tư được Chính phủ bảo lãnh thực hiện nhiệm vụ giám sát và kiểm soát rút vốn, trả nợ, tài sản bảo đảm của khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được bảo lãnh; thực hiện các chế tài theo yêu cầu của Bộ Tài chính phù hợp với quy định của pháp luật để thu hồi các khoản Quỹ Tích lũy trả nợ đã ứng trả nợ thay cho đối tượng được bảo lãnh theo cơ chế vay bắt buộc. 4. Tài khoản dự án bằng đồng Việt Nam do đối tượng được bảo [62]
  19. HỎI ĐÁP VỀ QUẢN LÝ NỢ CÔNG lãnh thực hiện dự án đầu tư mở và đăng ký bằng văn bản với Bộ Tài chính. Tài khoản dự án phản ánh các hoạt động rút vốn vay, tiếp nhận vốn phát hành trái phiếu, trả nợ; tiếp nhận vốn góp, doanh thu từ dự án đầu tư được Chính phủ bảo lãnh, các khoản thu nhập khác liên quan đến dự án kể từ khi được Chính phủ phát hành Thư bảo lãnh. 5. Tài khoản dự án phải duy trì số dư từ năm đầu tiên phát sinh nghĩa vụ trả nợ, tối thiểu bằng 01 kỳ trả nợ tiếp theo trước khi đến hạn trả nợ 10 ngày. 6. Trường hợp vay nước ngoài, đối tượng được bảo lãnh được mở thêm một tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng phục vụ để rút vốn và trả nợ khoản vay nước ngoài. 55. Quy định về tài sản thế chấp để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ của đối tượng được bảo lãnh như thế nào? Trả lời: 1. Đối với tài sản thế chấp cho khoản vay, khoản phát hành trái phiếu của doanh nghiệp: a. Tài sản thế chấp để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ của đối tượng được bảo lãnh đối với Bộ Tài chính là tài sản hình thành từ vốn vay, vốn phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, tài sản khác từ nguồn vốn chủ sở hữu, vốn hợp pháp khác của đối tượng được bảo lãnh hoặc tài sản của tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến dự án vay vốn được Chính phủ bảo lãnh. Giá trị tài sản thế chấp tối thiểu bằng 120% trị giá gốc của khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. Đối tượng được bảo lãnh [63]
  20. HỎI ĐÁP VỀ QUẢN LÝ NỢ CÔNG có trách nhiệm đăng ký biện pháp bảo đảm đối với Hợp đồng thế chấp tài sản đã ký theo quy định của pháp luật; mua bảo hiểm cho tài sản thế chấp trong suốt thời gian thực hiện nghĩa vụ nợ được Chính phủ bảo lãnh. b. Đối tượng được bảo lãnh không được dùng tài sản đã thế chấp cho khoản vay, khoản phát hành trái phiếu doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ dân sự khác ngoại trừ phần giá trị vượt quá dư nợ khoản vay được Chính phủ bảo lãnh và phải được sự chấp thuận của Bộ Tài chính. c. Hợp đồng thế chấp tài sản chỉ hết hiệu lực khi đối tượng được bảo lãnh đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ với người cho vay theo Thư bảo lãnh và với Bộ Tài chính theo các văn bản đã ký kết liên quan tới Thư bảo lãnh. 2. Đối với khoản phát hành trái phiếu của ngân hàng chính sách: Ngân hàng chính sách không phải thực hiện thế chấp tài sản để bảo đảm cho trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo Đề án phát hành đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 56. Quy định về đảm bảo trả nợ vay, nợ trái phiếu doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh như thế nào? Trả lời: 1. Đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm bố trí nguồn vốn để trả nợ vay, nợ trái phiếu đầy đủ, đúng hạn. 2. Trường hợp đối tượng được bảo lãnh không còn nguồn trả nợ và công ty mẹ hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 65% vốn điều lệ không thể trả nợ thay, đối tượng được bảo lãnh phải báo cáo Bộ [64]
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2