intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

7 bước chuẩn bị cho việc thăng tiến

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

121
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn là người sắc sảo, làm việc chăm chỉ và đã sẵn sàng đảm nhận vai trò quản lí. Tuy nhiên, trước khi nói chuyện với sếp hiện tại về vấn đề này, bạn cần chuẩn bị để mọi việc diễn ra một cách suôn sẻ và hoàn hảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 7 bước chuẩn bị cho việc thăng tiến

  1. 7 bước chuẩn bị cho việc thăng tiến Bạn là người sắc sảo, làm việc chăm chỉ và đã sẵn sàng đảm nhận vai trò quản lí. Tuy nhiên, trước khi nói chuyện với sếp hiện tại về vấn đề này, bạn cần chuẩn bị để mọi việc diễn ra một cách suôn sẻ và hoàn hảo. Dưới đây 7 bước chuẩn bị cho việc thăng tiến được các chuyên gia nghề nghiệp đưa ra: 1. Cư xử khéo léo Các chuyên gia đồng ý rằng thể hiện kĩ năng cứng rắn, nắm rõ và vận dụng tốt các nguyên tắc chung của công ty sẽ giúp cấp trên nhanh chóng chú ý tới bạn cho vị trí quản lí. Tuy nhiên, bạn nên cư xử khéo léo và linh động với mọi người. Alexandra Levit, tác giả cuốn sách “ Công việc mới, con người mới”, giải thích: “ Nếu cư xử quá nguyên tắc, cứng nhắc,
  2. mọi người sẽ không có thiện cảm tốt về bạn. Và như vậy, dù có tài năng ra sao, bạn khó có thể đạt tới cấp độ quản lí.” Do đó, “ Hãy cố gắng hiểu và kiểm soát cách bạn gây ảnh hưởng tới người khác”, Julie Jansen, tác giả cuốn sách “ Hướng dẫn bạn tìm ra công việc phù hợp”, đưa ra lời khuyên. 2. Ăn mặc như người lãnh đạo Một thách thức lớn khi chuyển từ nhân viên bình thường tới vị trí quản lí là khiến đồng nghiệp hiện tại nhìn nhận bạn trong vai trò mới. “ Một cách để thay đổi cái nhìn của họ về bạn là hãy ăn mặc cho công việc bạn muốn chứ không phải công việc đang đó”, Nicole Williams, người tư vấn nghề nghiệp và tác giả cuốn sách “ Cô gái đỉnh cao”, nói. “ Hãy thay đổi những bộ công sở đơn điệu hàng ngày bằng comple hay vest chải chuốt. Nó chứng tỏ rằng bạn sẵn sàng đảm nhận vai trò lớn hơn”. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý tới cách đi đứng, ứng xử của mình sao cho thật chuyên nghiệp.
  3. 3. Chứng tỏ bạn đã sẵn sàng Trước khi đề nghị có thêm trách nhiệm, hãy thể hiện rằng bạn xứng đáng được thăng chức bằng cách hoàn thành nhiệm vụ của bạn nhanh hơn và hoàn hảo hơn so với yêu cầu đặt ra. Williams cho biết: “ Đó là hành động chứng tỏ khả năng của bạn và bạn đã sẵn sàng cho những thách thức khó hơn ở vị trí cao hơn”. 4. Tập trung vào thành công của công ty Cuối cùng, khi bạn có một cuộc nói chuyện với sếp về việc thăng tiến, đừng khẳng định rằng nó là điều cần thiết cho bạn và sự nghiệp của bạn. Hãy biến nó thành thành công dài hạn của công ty. Williams đề nghị bạn nên giải thích cách bạn muốn công ty thành công và bạn giữ vai trò ra sao trong thành công đó. 5. Không phủ nhận sếp hiện tại Trong thị trường kinh tế như hiện nay, cơ hội tiến tới vị trí quản lí đôi khi bị giới hạn bởi những người quản lí hiện tại. Do đó, cả 2 phía cần có thời gian để cân nhắc sự việc. Jansen đề nghị trong đợt đánh giá nhân
  4. viên tới, hãy trình bày với sếp về kế hoạch làm việc trong 1 – 3 tháng tiếp theo để sếp chắc chắn về khả năng của bạn. Williams bổ sung rằng người quản lí hiện tại của bạn có thể cũng đang tìm cách tiến lên trong công việc và đang thiếu người thay thế có khả năng. Sự hứng thú của bạn trong vai trò quản lí có thể là giải pháp có lợi cho cả 2. 6. Quan sát những người quản lí Hãy tinh ý quan sát những người quản lí của công ty bạn. Họ cư xử, giao tiếp ra sao? Bob Selden, tác giả cuốn sách “ Làm gì khi trờ thành sếp: Làm gì để sếp mới có thể thành công?”, đề nghị rằng bạn nên phác thảo hình ảnh một người quản lí thành công trong công ty. Hãy liệt kê những đặc điểm tích cực của mỗi người quản lí bạn ngưỡng mộ và sau đó tìm điểm tương đồng giữa họ. 7. Tích cực xây dựng mạng lưới quan hệ Đã đến lúc bạn cần giao lưu với cấp trên và đạt được sự ủng hộ của họ cho bước tiến tới vị trí lãnh đạo của bạn. “ Hãy tìm hiểu về tình hình
  5. quyền lực và nuôi dưỡng đồng minh trong công ty”, Jansen nói. Cô ấy bổ sung rằng bạn nên xây dựng quan hệ ở mọi cấp độ trong công ty, không chỉ với người ở vị trí cao hơn bạn. Seldencũng đề nghị tìm một người cố vấn và và xin lời khuyên từ bộ phận nhân sự về việc chuyển tới vị trí lãnh đạo. “ Mạng lưới quan hệ của bạn nên bao gồm cả những người trong và ngoài công ty, họ là người có thể giúp bạn phát triển sự nghiệp”, ông nói. Theo dantri.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0