intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

7 câu cần phải hỏi trong phỏng vấn

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

140
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chúng ta đã thấy nhiều lời khuyên dành cho người đi phỏng vấn xin việc, nhưng hiếm thấy ai bày kinh nghiệm dành cho người thực hiện cuộc phỏng vấn tìm nhân sự cho công ty. Công việc của người phỏng vấn là phải tạo ra và đảm bảo cho cuộc phỏng vấn diễn ra trong một khuôn khổ, câu hỏi và câu trả lời không xa đà và nhắm vào nội dung muốn tìm hiểu ở ứng viên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 7 câu cần phải hỏi trong phỏng vấn

  1. 7 câu cần phải hỏi trong phỏng vấn Chúng ta đã thấy nhiều lời khuyên dành cho người đi phỏng vấn xin việc, nhưng hiếm thấy ai bày kinh nghiệm dành cho người thực hiện cuộc phỏng vấn tìm nhân sự cho công ty. Công việc của người phỏng vấn là phải tạo ra và đảm bảo cho cuộc phỏng vấn diễn ra trong một khuôn khổ, câu hỏi và câu trả lời không xa đà và nhắm vào nội dung muốn tìm hiểu ở ứng viên. Bởi mỗi công ty lại đặt ra yêu cầu khác nhau cho ứng viên mà mình
  2. muốn tìm kiếm, nên không có những câu hỏi nào là hoản hảo cho bất kỳ một cuộc phỏng vấn. Về cơ bản cách thức đặt câu hỏi tốt nhất là các câu hỏi xoay quanh sự thực hiện công việc của ứng viên trong quá khứ. Sau đó đưa ra các câu hỏi tình huống nhằm đánh giá khả năng giải quyết thực tế và tìm hiểu xem công việc đó phù hợp như thế nào đối với ứng viên Câu hỏi 1: “Thời tiết ngoài kia đẹp chứ?” “Bạn có mất nhiều thời gian để tới đây không vậy?” Mục đích câu hỏi: Xây dựng không khí cởi mở và thân thiện ban đầu giữa ứng viên và người phỏng vấn Bất kỳ một cuộc phỏng vấn nào cũng cần có những câu hỏi nhằm phá vỡ không khí căng thẳng đến mức “đóng băng” thường có lúc mới bắt đầu. Nó giúp các ứng viên đang lo lắng khi mới bước vào phòng lấy lại bình tĩnh, xây dựng sự tín nhiệm ở họ. Nếu bạn có 45 phút phỏng vấn, hãy sử dụng ít nhất 5 phút đề cập tới các vấn đề hàng ngày của họ trong những
  3. câu hỏi đơn giản. Bạn sẽ thấy hiệu quả bât ngờ khi sử dụng những câu hỏi này. Ứng viên cảm thấy thoải mái hơn và từ đó người phỏng vấn sẽ thu được những câu trả lời trung thực hơn rất nhiều Câu hỏi 2 :” Hãy kể lại lần mà bạn phải vượt qua thử thách khó khăn” Mục đích câu hỏi : có được bức tranh về sự thực hiện công việc của ứng viên trong quá khứ. Các câu nên hỏi là các câu thật cụ thể, đi vào những tình huống buộc ứng viên phải nhớ lại chuyện đã qua và kể chi tiết. Như thế họ sẽ không có thời gian trả lời theo kiểu "phải đạo" và người phỏng vấn có thể đánh giá năng lực ứng viên. Loại này rất đa dạng, ở đây chỉ nêu một số ví dụ: - Hãy kể về một kinh nghiệm làm việc khi gặp một thành viên chung nhóm không chịu hợp tác, gây khó dễ. Bạn đã ứng xử như thế nào?.
  4. - Hãy nhớ lại những lần áp lực công việc thật nặng nề. Hãy kể một hai tình huống đó. - Công việc nào bạn từng làm một cách thích thú nhất, công việc nào bạn xem là tệ hại nhất, công việc hấp dẫn nhất theo bạn là loại việc gì?. - Hãy kể về một lần nào đó bạn không làm tròn nhiệm vụ được giao. Giả sử gặp lại loại công việc tương tự, bạn có cách giải quyết nào mới không?... Sau những câu hỏi mang tính chất làm quen ban đầu, những câu hỏi dạng này mới nên được đưa ra. Hãy đưa ra cả nhữn tình huống có thật và không có thật, chú ý lắng nghe ứng viên trả lời. Nếu họ luôn đóng vai là người bị hại hay là anh hùng trong các câu hỏi tình huống như vậy thì hãy cẩn thận, có thể bạn đang nghe 1 câu chuyện không hoàn toàn có thật, bởi thực tế nhiều ừng viên nói giỏi hơn làm Câu hỏi 3: “Tại sao bạn lại thích vị trí này?” Mục đích câu hỏi: tìm hiểu xem ứng viên cảm thấy như thế nào về công
  5. việc và công ty Một số câu hỏi tương tự: - Cái gì thúc đẩy bạn đăng kí vào vị trí này ở công ty tôi? - Nếu bạn phải thuyết phục một người quen hoặc bạn mình đăng kí xin việc ở đây, bạn sẽ nói gì với họ? - Công việc này phù hợp với con đường phát triển sự nghiệp của bạn tới đâu? Ứng viên đến xin việc vì nhiều lý do khác nhau xung quanh lí do chủ yếu nhất. Việc hỏi ứng viên tại sao họ thích công việc này sẽ giúp nhà phỏng vấn nhìn thấy động cơ làm việc bên trong của ứng viên Câu hỏi 4: “Có tồn tại sự sống nào ngoài không gian không vậy?” Mục đích: tìm hiểu ứng viên thuộc loại người suy nghĩ gì( nhanh trí, sáng tạo hay suy nghĩ bị động , lối mòn) và cách anh ta giải quyết những vấn đề bất ngờ Các câu hỏi ví dụ cho dạng câu hỏi này là:
  6. - Có bao nhiêu cuốn danh bạ điện thoại ở thành phố NewYork? - Tại sao con người lại leo núi? - Tại sao nắp cống lại hình tròn? ( đây là một câu hỏi điển hình trong cuộc phỏng vấn ở tập đoàn Microsoft) Bạn nên dự trù những câu câu hỏi như vậy để khiến cho ứng viên phải đưa ra những câu trả lời ứng khẩu ngay tại đó, chứ không phải những câu trả lời đã được tập luyện kĩ lượng từ trước. Những câu hỏi này rất hay gặp trong các cuộc phỏng vấn công việc đòi hỏi sự sang tạo cao, tư duy nhanh. Tuy nhiên việc anh ta mất bao nhiêu lâu để trả lời câu hỏi đó, hay việc câu hỏi đó đúng đắn và logic đễn đâu, cũng không quan trọng bằng việc cách mà anh ta tiếp cận với vấn đề. Hãy chú ý quan sát thái độ của anh ta, sự thoải mái hay khó khăn khi anh ta đưa ra câu trả lời Câu hỏi 5: “Thử tưởng tượng bạn được chúng tôi nhận vào làm việc, điều gì bạn là quan trọng nhất bạn sẽ làm trong ngày làm việc đầu tiên? “
  7. Mục đích: xem xét khả năng đánh giá vấn đề và ra quyết định của các ứng viên. Nó thuộc loại câu hỏi tình huống – là loại câu hỏi về hành vi để xem khả năng đánh giá của ứng viên. Nhưng nó cũng là loại “câu hỏi đuổi”. Ta có thể tìm hiểu kĩ hơn về dạng câu hỏi đuổi này Trong phỏng vấn, quan trọng nhất là xác định tính chân thật về kỹ năng, kinh nghiệm, tính cách của ứng viên. Để xác định tính chân thật của ứng viên, một trong những kỹ năng quan trọng của người phỏng vấn là đưa ra các câu hỏi đuổi. Mục đích của các câu hỏi đuổi này nhằm xem khả năng trả lời của ứng viên như thế nào. Nếu là người nói chính xác, suy nghĩ cẩn thận thì mạch suy nghĩ sẽ liền lạc và không có mâu thuẫn. Còn nếu người không chân thật thì trong quá trình trả lời sẽ bộc lộ những mâu thuẫn và không đồng nhất. Qua đó người phỏng vấn sẽ đánh giá ứng viên một cách chính xác và rõ ràng. Câu hỏi 6: “Tại sao bạn lại theo đuổi lĩnh vực/ ngành nghề này?” Mục đích: đo lường sự phù hợp giữa giá trị ứng viên mong muốn với
  8. văn hóa công ty Các câu hỏi tương tự: - Điều gì khiến bạn tiếp tục theo đuổi công việc/ lĩnh vực này ngoại trừ tiền lương? - Điều gì khiến bạn thích nhất trong nghề nghiệp hiện tại của bạn? - Khi nào bạn đã nhận ra rằng lĩnh vực hiện giờ sẽ là sự nghiệp mà bạn đeo đuổi Bạn nên tìm kiếm những ứng viên có đạo đức nghề nghiệp, động cơ và phương pháp làm việc phù hợp với văn hóa tổ chức Câu hỏi 7:” Thông tin mà tôi muốn tìm hiểu bạn tạm như thế là đủ. Vậy còn về chúng tôi?” Mục đích: Xem xét liệu ứng viên có chuẩn bị/ nghiên cứu trước về công ty hay không “Bạn có câu hỏi gì cho chúng tôi không?”. Đó thường là câu hỏi để kết thúc cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, thực tế bạn thật sự muốn ứng viên hỏi
  9. vài câu về công ty mình. Vai trò đảo ngược này thể hiện công ty muốn tìm ra một hướng mở cho cuộc hội thoại phỏng vấn( chứ không phải người hỏi người trả lời). Mặt khác nó giúp bạn biết được ưng viên tò mò như thế nào về công ty. Nếu anh ta không hỏi bất cứ câu nào về công việc, về công ty, thì đánh cuộc rằng anh ta không đặt hết tâm trí mình vào công việc và công ty mà anh ta đang muốn làm việc. Câu hỏi tương tự thuộc dạng này: - Bạn nghĩ công ty tôi sẽ đứng ở vị trí nào trong mười năm tới? - Ý tưởng của bạn về sản phẩm mới cho công ty chúng tôi là gì? - Bạn đã nhìn thấy chiến dịch quảng cáo mới của công ty chưa? (HRclub.com.vn)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2