intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

7 điều khiến tổng giám đốc ngạc nhiên

Chia sẻ: Ho Ivy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

74
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Porter đã tổng hợp tất cả những bài viết của ông đã được đăng trên HBR, đồng thời giới thiệu thêm những nghiên cứu của ông về các vấn đề chăm sóc sức khỏe, hoạt động từ thiện, trách nhiệm xã hội và khả năng lãnh đạo của các doanh nhân. Có những đúc kết về kỹ năng quản trị doanh nghiệp được xem là gây “sốc” cho các tân tổng

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 7 điều khiến tổng giám đốc ngạc nhiên

  1. 7 điều khiến tổng giám đốc ngạc nhiên Năm 1979, với bài viết “how competitive forces share strategy” ( tạm dịch: Các lực lượng cạnh tranh và chiến lược doanh nghiệp) đăng trên tạp chí Harvard business review (HBR), Michael E.porter đã giúp các công ty mở rộng hiểu biết về các lực lượng cạnh tranh và mở ra một cuộc cách mạng về quản trị kinh doanh. Trong một bài viết mới đây có tiêu đề “On competition” (tạm dịch: Bàn về cạnh tranh), Porter đã tổng hợp tất cả những bài viết của ông đã được đăng trên HBR, đồng thời giới thiệu thêm những nghiên cứu của ông về các vấn đề chăm sóc sức khỏe, hoạt động từ thiện, trách nhiệm xã hội và khả năng lãnh đạo của các doanh nhân. Có những đúc kết về kỹ năng quản trị doanh nghiệp được xem là gây “sốc” cho các tân tổng giám đốc điều hành (CEO) doanh nghiệp.
  2. Hầu hết các tân CEO đều ngạc nhiên khi đọc được những điều nói về các vai trò mới, các hạn chế về thời gian và thông tin và các mối quan hệ chuyên môn đã thay đổi của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hiện nay vì chúng có vẻ xa lạ và nằm ngoài mong đợi của họ. 1. CEO không thể điều hành doanh nghiệp. Dấu hiệu cảnh báo là các CEO tham gia quá nhiều cuộc họp và các cuộc thảo luận mang nặng tính chiến thuật. Họ thường trải qua nhiều ngày làm việc với cảm giác hình như mình không còn kiểm soát được thời gian. 2. CEO phải trả giá đắt cho việc ra lệnh. Dấu hiệu cảnh báo là các CEO đang trở thành chỗ thắt cổ chai, cản trở mọi công việc của doanh nghiệp. Các nhân viên bị lệ thuộc quá nhiều vào CEO trong việc ra các quyết định. Họ luôn muốn tham khảo ý kiến của CEO trước khi hành động.
  3. 3. CEO khó biết được chuyện đang thật sự diễn ra. Dấu hiệu cảnh báo là CEO liên tục nghe thấy những điều mà anh ta cảm thấy ngạc nhiên vì chỉ biết đến các sự kiện sau khi chúng đã xảy ra trong thực tế. 4. CEO luôn đưa ra một thông điệp. Các dấu hiệu cảnh báo là các nhân viên rỉ tai nhau những câu chuyện về các hành vi, cách cư xử của CEO, nhưng đó là những chuyện bóp méo sự thật. Mọi người xung quanh CEO hành động theo những cách đoán mò những điều sếp của họ thích và không thích. 5. CEO không phải là sếp. Dấu hiệu cảnh báo là CEO không biết vị trí của mình ở đâu trong hội đồng quản trị. Vai trò và tránh nhiệm của các thành viên trong hội đồng quản trị và ban giám đốc không rõ ràng. Các cuộc thảo luận trong các phiên họp của hội đồng quản trị chỉ giới hạn ở việc báo cáo các kết quả và các quyết định của ban giám đốc.
  4. 6. Làm hài lòng các cổ đông không phải là mục tiêu của CEO. Dấu hiệu cảnh báo là các giám đốc điều hành và các thành viên hội đồng quản trị đánh giá các hành động của họ dựa trên những tác động của chúng lên giá cổ phiếu. Các nhà phân tích không hiểu về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ gây sức ép đối với ban giám đốc, buộc họ phải ra những quyết định có hại cho sức khỏe của doanh nghiệp. Các khuyến khích dành cho ban giám đốc không được gắn liền một cách tương xứng với giá cổ phiếu. 7. CEO cũng chỉ là con người bình thường. Dấu hiệu cảnh báo là CEO nói về mình nhiều hơn nói về công ty khi tham gia các buổi phóng vấn. CEO có một lối sống xa hoa hơn các giám đốc điều hành khác trong công ty. Từ những điều trên, Porter đã rút ra những kết luận sau đây về công việc của một tân CEO:
  5. Thứ nhất, CEO phải học cách quản trị môi trường, hoàn cảnh của tổ chức thay vì chỉ tập trung vào các hoạt động hàng ngày. Một số CEO từng nói rằng lúc đầu họ cảm thấy như mình là “giám đốc vô dụng nhất" công ty, dù chức danh CEO có rất nhiều quyền lực. CEO cần phải học cách hành động một cách gián tiếp, tức là vạch ra chiến lược và phổ biến chiến lược đến mọi người, xây dựng các quy trình làm việc chắc chắn, tuyển chọn và đào tạo các nhân viên chủ chốt. Mặt khác, CEO phải xác lập một nền văn hóa và các giá trị của tổ chức thông qua những lời nói và hành động của mình. Nói cách khác, CEO phải là một tấm gương định hướng hành vi của các nhân viên. Thứ hai, CEO phải công nhận rằng vị trí của anh ta không tự nhiên đem đến cho anh ta quyền được lãnh đạo người khác. CEO phải không ngừng tạo ra và duy trì quyền lực hợp với đạo lý để lãnh đạo người khác. Các CEO có thể dễ dàng mất đi quyền lực của mình nếu tầm nhìn chiến lược của họ không có sức thuyết phục người khác hay hành động của họ không nhất quán
  6. với những giá trị mà họ tán dương và tệ hơn nữa nếu quyền lợi của họ được đặt lên trên quyền lợi của doanh nghiệp. Cuối cùng, CEO không được cho phép bản thân mình "đắm" trong công việc quản lý. Ngay cả khi người khác nghĩ rằng CEO là một người đa tài thì anh ta cũng chỉ là một con người. Nếu không nhận ra điều này, CEO sẽ trở thành người kiêu ngạo, bị mệt sức và có nguy cơ sớm bị mất chức. Chỉ có sự cân bằng giữa đời sống cá nhân và công việc mới giúp cho các CEO có cái nhìn sáng suốt để ra những quyết định vì quyền lợi của doanh nghiệp và sự thịnh vượng lâu dài của nó.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2