intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

70 – 200mm là tiêu cự thông dụng nhất để chụp thiên nhiên

Chia sẻ: Mr. Nam | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

221
lượt xem
71
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mỗi người đều có những ống kính với tiêu cự theo sở thích riêng của mình, bởi lẽ tiêu cự đó phù hợp với con mắt nhìn cảnh của người đó. Nhưng thực tế cho thấy tiêu cự thông dụng nhất cho các nhiếp ảnh gia chụp thiên nhiên hiện nay vẫn là khoảng tiêu cự 70 - 200mm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 70 – 200mm là tiêu cự thông dụng nhất để chụp thiên nhiên

  1. 70 – 200mm là tiêu cự thông dụng nhất để chụp thiên nhiên Dải 70 - 200mm thông dụng đến nỗi gần như thành mặc định cho các nhiếp ảnh gia ưa chụp thiên nhiên. Ảnh này chụp bằng Nikon D3, ống kính 70-200mm ƒ/2.8G ED-IF AF-S VR. Ảnh: Outdoor Photography. Mỗi người đều có những ống kính với tiêu cự theo sở thích riêng của mình, bởi lẽ tiêu cự đó phù hợp với con mắt nhìn cảnh của người đó. Nhưng thực tế cho thấy tiêu cự thông dụng nhất cho các nhiếp ảnh gia chụp thiên nhiên hiện nay vẫn là khoảng tiêu cự 70 - 200mm. Mặc dù khoảng 70 – 200mm không phải là khoảng tiêu cự duy nhất mà giới chuyên nghiệp sử dụng, nhưng không thể phủ nhận rằng các ống kính này được giới chuyên nghiệp dùng nhiều đến nỗi nó tác động cả tới xu hướng của cả những nhà sản xuất túi máy ảnh. Không ít quảng cáo hay buổi giới thiệu của nhà sản xuất phụ kiện nhắc đến những chiếc túi chuyên nghiệp, những sản phẩm có thể để được thân máy kèm một ống 70 – 200mm. Tại sao tiêu cự này lại trở nên thông dụng đến như vậy? Đơn giản chỉ vì nó vừa đủ tính linh động cho các nhiếp ảnh gia thiên nhiên. Với tiêu cự 70mm, góc ống kính đủ rộng để có thể chụp khung cảnh rộng hoặc một đối tượng kèm khung cảnh xung quanh. Còn với tiêu cự 200mm, góc cũng hẹp vừa đủ để làm nổi bật một đối tượng hoặc một vật nổi bật tiền cảnh. Nếu sử dụng các máy dSLR nhân hình 1.4x, tiêu cự tele thậm chí còn được kéo dài tới 300mm. Nếu muốn xa hơn nữa, nhất là đối với những người thích chụp động vật hoang dã, ống kính này có thể sử dụng kèm với adapter 1.4x hoặc 2x để đẩy tiêu cự tele tới 450mm hoặc 600mm. Tính về kích thước và trọng lượng, các ống 70 – 200mm cũng thuộc hàng hợp lý nhất để mang vác. Mặc dù có sự khác biệt về kích thước giữa độ mở f/2.8 và f/4, nhưng kể cả ống 70 – 200mm nặng và to nhất cũng vẫn dễ cầm với phần lớn nhiếp ảnh gia hơn là các ống tele đơn 300mm hay 400mm. Lược sử ống dải tiêu cự 70-200mm
  2. AF-S NIKKOR 70-200mm ƒ/2.8G ED VR II. Ảnh: Outdoor Photography. Trước đây, các ống zoom vốn không được sắc nét, vì thế, các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thường bỏ qua mà chuyển sang dùng các ống tele đơn. Tuy nhiên, bắt đầu từ thế hệ những ống kính zoom 80 – 200mm chỉnh nét tay đầu tiên khoảng hơn 30 năm trước đây với chất lượng khá tốt, quan điểm về chất lượng ống zoom đã bắt đầu thay đổi. Cả Canon và Nikon thực tế đều bắt đầu sản xuất các ống 80 – 200mm f/2.8 đẳng cấp cao với tính năng lấy nét tự động từ cuối những năm 1980 hướng tới các nhiếp ảnh gia thể thao và thiên nhiên. Trải qua một vài thế hệ, họ các ống telezoom đã có thêm dải 70 – 200mm do nhu cầu góc mở rộng hơn chút ít và công nghệ thấu kính và điện tử cũng bắt đầu đủ khả năng hỗ trợ. Hiện nay, hầu hết các hãng sản xuất đều đã hỗ trợ dải mặc định là chuyên nghiệp 70 – 200mm với giá thành ngày càng giảm. Tuy vậy, các ống đời cổ 80 – 200mm f/2.8 không đến nỗi đi vào dĩ vãng. Một số hãng như Nikon hiện vẫn tiếp tục đưa ra các ống này với giá thành rẻ hơn dải 70 – 200mm một chút. Năm 1989, cùng với sự ra mắt máy phim tự động lấy nét đầu tiên, phiên bản EOS-1, Canon cùng lúc cũng giới thiệu loạt ống zoom chuyên nghiệp lấy nét tự động đầu tiên gồm EF 80-200mm f/2.8L, EF 20-35mm f/2.8L và EF 28-80mm f/2.8-4L USM. Ba sản phẩm mới cho phép bao trùm đủ từ góc rộng 20mm tới tele 200mm với đẳng cấp chuyên nghiệp mới. Sáu năm sau, năm 1995 Canon tiếp tục với việc thay thế ống 80 – 200mm bằng ống mới EF 70-200mm f/2.8L USM. Nhận thấy đây là dải hợp lý nhất cho các ống tele zoom chuyên nghiệp, năm 1999 Canon ra tiếp ống EF 70-
  3. 200mm f/4L USM hướng tới thị trường bình dân hơn và đến các năm 2001 và 2006, hãng đã trang bị thêm tính năng chống rung cho dải 70 – 200mm bằng việc lần lượt ra hai ống EF 70-200mm f/2.8L IS USM và EF 70-200mm f/4L IS USM. Năm nay, 2010, hãng tiếp tục khẳng định quyết tâm theo đuổi dải tiêu cự này bằng việc ra mắt EF 70-200mm f/ 2.8L USM phiên bản II với cơ chế ổn định mới được cải thiện, thấu kính mới và lớp phủ mặt mới. Sigma APO 70-200mm F2.8 II EX DG Macro HSM. Ảnh: Outdoor Photography. Còn với Nikon, ống telezoom có chức năng tự động nét đầu tiên phải kể đến AF Zoom-Nikkor 80-200mm f/2.8 ra mắt năm 1987. Sau đó đến 1992, hãng giới thiệu AF Zoom-Nikkor 80-200mm f/2.8D hỗ trợ mô-tơ nét tích hợp và hỗ trợ thông tin khoảng cách cho hệ thống đo sáng 3D Matrix của hãng. Năm 1997, Nikon giới thiệu phiên bản mới với hai vòng zoom và nét độc lập nhau thay vì chung nhau như trước đây. Bản AF-S 80-200mm f/2.8D đầu tiên được giới thiệu năm 1999 với thấu kính mới và mô-tơ nét tích hợp AF-S nhanh và êm hơn (trước đây mô-tơ nét đặt trên thân máy). Năm 2002, Nikon lần đầu tiên ra mắt tiêu cự 70 – 200mm bằng việc giới thiệu phiên bản AF-S 70-200mm f/2.8G VR với cơ chế chống rung tích hợp. Phiên bản này sau đó đã được hãng nâng thành AF-S Zoom-Nikkor 70-200mm f/2.8 VR phiên bản II vào năm 2009 với thiết kế mới hoàn toàn, đặc biệt là lớp phủ Nano-Crystal hoàn toàn mới. Ống 70-200mm f/2.8 của Sony lại được kế thừa từ phiên bản Konica Minolta AF 70-200mm f/2.8 Apo G (D) SSM sau khi Sony mua lại liên minh này. Trong phiên bản này, các ký tự G nhằm biểu thị đây là ống đẳng cấp chuyên nghiệp (như ký tự L của Canon), ký tự D biểu thị ống kính hỗ trợ thông tin khoảng cách cho hệ thống đo sáng trên thân máy, còn SSM (Super Sonic Wave) biểu thị ống kính tích hợp mô-tơ lấy nét bằng sóng siêu âm nhanh, êm và chính xác hơn. Ngày nay, trên nền các công nghệ mua lại, tất cả các ống mới đều đã được mang tên Sony. Pentax trước đây cũng đã sản xuất ống SMC FA* 80-200mm f/2.8 ED (IF) nhưng hiện cũng đã dừng dòng này. Hiện tại, hãng đi theo hướng phát triển tiêu cự riêng với ống DA* 60-250mm f/4 ED (IF) SDM, mặc dù với các ký tự khác nhau nhưng cũng đều biểu thị là ống kính đẳng cấp cao và được trang bị mô-tơ nét siêu thanh. Mặc dù một mình một định dạng Four Thirds nhưng Olympus cũng tung ra ống Zuiko Digital 35-100mm f/2.0 với tiêu cự tương đương 70 – 200mm trên máy phim (định dạng Four Thirds có nhân hình là 2x). Đây cũng là một sản phẩm của dòng ống chuyên nghiệp cao cấp của hãng.
  4. Ảnh trên chụp bằng máy Canon EOS-1D Mark IV và ống kính Canon EF 70-200mm f/2.8L IS II USM. Ảnh: Outdoor Photography. Trong số các nhà sản xuất ống kính độc lập, chỉ có Sigma là theo đuổi tiêu cự 70 – 200mm từ sớm. Năm 1998, hãng cho ra đời ống 70-200mm f/2.8 đầu tiên và hiện đang có thêm hai phiên bản khác là 70-200mm f/2.8 EX DG OS HSM có cơ chế chống rung và mô-tơ siêu thanh và ống 70-200mm f/2.8 ES DG APO Macro HSM II không có chống rung. Cả hai phiên bản này đều được chế tạo để có thể lắp vừa các máy Sigma, Canon, Nikon, Pentax và Sony/Minolta. Một hãng khác là Tamron sau lần công bố telezoom 95-205mm f/6.3 lấy nét tay năm 1961 hiện đã quay về với tiêu cự 70 – 200mm bằng sản phẩm SP AF70-200mm F/2.8 Di LD (IF) Macro và một phiên bản rẻ tiền hơn 70-200mm f/2.8. Tokina cũng đã ra được một phiên bản AT-X AF 80-200mm f/2.8 PRO nhưng từ đó đến nay cũng đã bỏ bẵng dải tiêu cự này. Chọn 70-200mm f/2.8 hay 70-200mm f/4?
  5. Ảnh trên được chụp bằng máy Canon EOS 5D Mark II, ống kính EF 70-200mm f/4L IS USM. Ảnh: Outdoor Photography. Rất nhiều ống 70 – 200mm chuyên nghiệp có cả độ mở f/2.8 lẫn f/4, việc lựa chọn độ mở nào là hợp lý nhất phụ thuộc vào nhu cầu của người chụp. Độ mở f/4 dù chậm nhưng có lợi thế là ống kính rẻ hơn và nhẹ hơn nhiều, trong khi chất lượng thấu kính vẫn đủ tiêu chuẩn đẳng cấp. Ví như ống mới của Canon, bản EF 70-200mm f/2.8L IS II USM có giá công bố tới 2.500 USD, nặng 1,5kg thì bản EF 70-200mm f/4L IS USM có giá chỉ khoảng 1.350 USD và nặng 0,75kg. Ống độ mở f/4 dùng filter chỉ 67mm rẻ hơn ống độ mở f/2.8 do filter tới 77mm. Vì vậy. nếu ngân sách hạn hẹp thì ống f/4 lại là lựa chọn hợp lý hơn cả. Tuy nhiên, trong những điều kiện thiếu sáng thì ống với độ mở f/2.8 mới phát huy lợi thế của mình. Trong khi với một cảnh mà một ống f/4 phải chụp ở tốc độ 1/30 giây dễ rung và mờ hình thì ống f/2.8 có thể chụp ở tốc độ 1/60 giây, đủ để bắt dính đối tượng mà không sợ rung nhòe. Ống độ mở lớn cũng giúp cho khung ngắm quang được rõ ràng hơn, nhất là trong trường hợp phải lấy nét tay. Về mặt lý thuyết, ống có độ mở lớn hơn sẽ sắc hơn và tốc độ nét nhanh hơn nhưng thực tế mức độ hơn này quá nhỏ và hầu như không nhận thấy với hầu hết người dùng. Vì thế nếu tài chính không phải là vấn đề đáng quan tâm với bạn thì ống 70 – 200mm f/2.8 là lựa chọn sáng suốt nhất. Nguyễn Hà
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2