intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

71 Bài trắc nghiệm Aminoaxit-peptit-protein

Chia sẻ: Nguyen Thi Kieu Oanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

349
lượt xem
61
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo "71 Bài trắc nghiệm Aminoaxit-peptit-protein" sau đây để có thể ôn tập cũng như thử sức mình giải các bài tập về Aminoaxit-peptit-protein nói riêng và bài tập hóa học nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 71 Bài trắc nghiệm Aminoaxit-peptit-protein

  1. 71 BÀI TRẮC NGHIÊM AMINOAXIT–PEPTIT–PROTEIN Câu 1: Để chứng minh tính lưỡng tính của H2N–CH2–COOH (X) , ta cho X tác dụng với A. HCl, NaOH. B. Na2CO3, HCl. C. HNO3, CH3COOH. D. NaOH, NH3. Câu 2 : Aminoaxit nào sau đây có hai nhóm amino. A. Axit Glutamic. B. Lysin. C. Alanin. D. Valin. Câu 3 : Có bao nhiêu tên gọi phù hợp với công thức cấu tạo: (1). H2N–CH2–COOH : Axit amino axetic. (2). H2N–[CH2]5–COOH : axit ω – amino caproic. (3). H2N–[CH2]6–COOH : axit ε – amino enantoic. (4). HOOC–[CH2]2–CH(NH2)–COOH : Axit α – amino glutaric. (5). H2N–[CH2]4–CH (NH2)–COOH : Axit α,ε – điamino caproic. A. 2 B. 3 C. 4 D.5 Câu 4 : Cho các nhận định sau: (1). Alanin làm quỳ tím hóa xanh. (2). Axit Glutamic làm quỳ tím hóa đỏ. (3). Lysin làm quỳ tím hóa xanh. (4). Axit ε – amino caproic là nguyên liệu để sản xuất nilon – 6. Số nhận định đúng là: A. 1 B. 2 C.3 D.4 Câu 5: Cho các câu sau đây: (1). Khi cho axit glutamic tác dụng với NaOH dư thì tạo sản phẩm là bột ngọt, mì chính. (2). Phân tử các amino axit chỉ có một nhóm NH2 và một nhóm COOH. (3). Dung dịch của các amino axit đều có khả năng làm quỳ tím chuyển màu. (4). Các mino axit đều là chất rắn ở nhiệt độ thường. (5). Khi cho amino axit tác dụng với hỗn hợp NaNO2 và CH3COOH khí thoát ra là N2. Số nhận định đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D.4 Câu 6:: 1 thuốc thử có thể nhận biết 3 chất hữu cơ : axit aminoaxetic, axit propionic, etylamin là A. NaOH. B. HCl. C. Quì tím. D. CH3OH/HCl. Câu 7: Bradikinin có tác dụng làm giảm huyết áp, đó là một nonapeptit có công thức là : Arg – Pro – Pro – Gly–Phe–Ser–Pro–Phe–Arg. Khi thủy phân không hoàn toàn peptit này có thể thu được bao nhiêu tri peptit mà thành ph ần có chứa phenyl alanin ( phe). A.3 B.4 C.5 D.6 Câu 8: Cho các công thức sau: Số CTCT ứng với tên gọi đúng (1). H2N – CH2–COOH : Glyxin (2). CH3–CHNH2–COOH : Alanin. (3). HOOC– CH2–CH2–CH(NH2)–COOH: Axit Glutamic. (4). H2N – (CH2)4–CH(NH2)COOH : lizin. A. 1 B.2 C.3 D.4 Câu 9: Amino axit có bao nhiêu phản ứng cho sau đây : phản ứng v ới axit, phản ứng v ới baz ơ, phản ứng tráng bạc, phản ứng trùng hợp, phản ứng trùng ngưng, phản ứng v ới ancol, ph ản ứng với kim loại kiềm. A. 3 B.4 C.5 D.6 Câu 10: Alanin có thể phản ứng được với bao nhiêu chất trong các chất cho sau đây: Ba(OH) 2 ; CH3OH ; H2N–CH2–COOH; HCl, Cu, CH3NH2, C2H5OH, Na2SO4, H2SO4. A. 4 B.5 C.6 D.7 Câu 11: Thuốc thử thích hợp để nhận biết 3 dung dịch sau đây: Axit fomic, Glyxin, axit α, δ diaminobutyric. A. AgNO3/NH3 B. Cu(OH)2 C. Na2CO3 D. Quỳ tím. Câu 12: Có 4 dung dịch loãng không màu đựng trong bốn ống nghiệm riêng bi ệt, không dán nhãn: Abumin, Glixerol, CH3COOH, NaOH. Chọn một trong các thuộc thử sau để phân biệt 4 chất trên: A. Quỳ tím B. Phenol phtalein. C. HNO3 đặc. D. CuSO4. Câu 13: 1 mol ∝–aminoaxit X tác dụng vứa hết với 1 mol HCl tạo ra muối Y có hàm l ượng clo là 28,287%. CTCT của X là A. CH3 – CH(NH2) – COOH. B. H2N – CH2 – CH2 –COOH. C. H2N – CH2 – COOH. D. H2N – CH2 – CH(NH2) –COOH.
  2. Câu 14: Khi trùng ngưng m g axit ε–aminocaproic với hiệu suất 80%, ngoài aminoaxit còn dư người ta thu được p gam polime và 1,44g nước. Giá trị m là A. 10,48g. B. 9,04g. C. 11,02g. D. 13,1g. Câu 15: Este X được điều chế từ aminoaxit A và ancol etylic. 2,06 gam X hóa hơi hoàn toàn chiếm thể tích bằng thể tích của 0,56 gam N2 ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất . Nếu cho 2,06 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH sẽ thu được dung dịch chứa bao nhiêu gam muối? A.2,2 gam B. 1,94 gam C. 2,48 gam D. 0,96 gam Câu 16 : Một hợp chất X có công thức phân tử C 3H7O2N. X không phản ứng với dung dịch brom, không tham gia phản ứng trùng ngưng. X có công thức cấu tạo nào sau đây? A. H2N–CH2–CH2–COOH B. CH2=CH–COONH4 C. H2N–CH(CH3)–COOH D. CH3CH2CH2NO2 Câu 17 : Có quá trình chuyển hoá sau: C6H12O3N2 + Y X + Z C3H6NO2K X, Y, Z là những chất nào sau đây? A. – amino butanoic, NaOH, HCl. (1) B. Cả (1), (2), (3) đều sai. C. – amino axetic, KOH, HCl. (3) D. – amino propanoic, HCl, KOH. (2) Câu 18: Đốt chấy hết a mol aminaxit X được 2a mol CO 2 và a/2 mol N2. Aminoaxit trên có công thức cấu tạo là: A. H2NCH2COOH B. H2NCH2CH2COOH C. H2NCH2CH2CH2COOH D. H2NCH(COOH)2 Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam amino axit X (axit đ ơn ch ức) thì thu đ ược 0,6 mol CO 2; 0,5 mol H2O và 0,1 mol N2. X có công thức cấu tạo là: A. H2NCH2CH2COOH hoặc CH3CH(NH2)COOH B. H2NCH = CHCOOH hoặc CH2 = C(NH2)COOH C. H2NCH2COOH D. H2NCH2CH(NH2)COOH. Câu 20: Một hợp chất hữu cơ X mạch thẳng có Công thức phân tử là C 3H10O2N2. X tác dụng với dung dịch kiềm tạo chất khí làm quỳ tím ẩm hoá xanh, m ặt khác X tác d ụng v ới dung d ịch axit t ạo thành muối amin bậc một. X có Công thức phân tử nào sau đây? A. H2NCH2CH2COONH4 B. CH3CH(NH2)COONH4 C. CH3CH2CH(NH2)COONH4. D. A và B đúng Câu 21: Để nhận biết các chất lỏng dầu hoả, dầu mè, giấm ăn và lòng trắng trứng ta có th ể ti ến hành theo thứ tự nào sau đây: A. Dùng quỳ tím, dùng vài giọt HNO3 đặc, dùng dung dịch NaOH. B. Dùng dung dịch Na2CO3, dùng dung dịch HCl, dùng dung dịch NaOH. C. Dùng dung dịch Na2CO3, dùng dung dịch iot, dùng Cu(OH)2. D. Dùng phenolphtalein, dùng HNO3 đặc, dùng H2SO4 đặc. Câu 22: Các amino axit no có thể phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây: A. Dung dịch NaOH, dung dịch HCl, C2H5OH, C2H5COOH. B. Dung dịch NaOH, dung dịch HCl, CH3OH, dung dịch brom. C. Dung dịch H2SO4, dung dịch HNO3, CH3OC2H5, dung dịch thuốc tím. D. Dung dịch Na2SO4, dung dịch HNO3, CH3OH, dung dịch brom. Câu 23: Đun nóng 100ml dung dịch một aminoaxit 0,2 M tác dụng vừa đ ủ v ới 80ml dung d ịch NaOH 0,25M. Sau phản ứng người ta cô c ạn dung dịch thu đ ược 2,5 g mu ối khan. M ặt khác, l ấy 100g dung dịch aminoaxit trên có nồng độ 20,6 % ph ản ứng v ừa đ ủ v ới 400ml dung d ịch HCl 0,5 M. Công thức phân tử của aminoaxit là: A. H2NCH2COOH B. CH3CH(NH2)COOH C. CH3CH2CH(NH2)COOH. D. CH3COONH4 Câu 24: Khi đốt cháy hoàn toàn một đồng đẳng của glixin thu được nH 2O : nCO2 = 7 : 6 (phản ứng cháy sinh ra khí N2). X có công thức cấu tạo là: A. H2NCH2COOH B. CH3CH(NH2)COOH C. NH2CH2CH2COOH. D. B và C đúng. Câu 25 : Tỉ lệ thể tích CO2: H2O (hơi) sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn một đồng đẳng (X) của glixin là 6:7 (phản ứng cháy sinh ra khí N2). (X) tác dụng với glixin cho sản phẩm là một đipeptit (X) là: A. H2N – CH2 – CH2 – COOH (1) B. C2H5 – CH(NH2) – COOH (3) C. CH3 – CH(NH2) – COOH (2) D. (1) và (2) đúng
  3. Câu 26 : Cho các chất: 1) Natri glutamat, 2) Glixin hiđroclorua, 3) Lizin, 4) Natri alanat, 5) Axit aspactic, 6) Đinatri glutamat và 7) Alanin. Chất phản ứng được với KOH là: A. 1, 2, 3, 5 và 7. B. Không có chất nào. C. 2, 3, 4, 5, và 6. D. 1, 3, 4, 5, 6 và 7. Câu 27::Hỗn hợp X gồm hai α–aminoaxit mạch hở no đơn chức đồng đẳng kế tiếp có phần trăm khối lượng oxi là 37,427%. Cho m gam X tác dụng với 600ml dung dịch KOH 1M (dư) sau khi phản ứng kết thúc cô cạn dung dịch thu được 60,6gam chất rắn khan. m có giá trị là : A. 34,2 gam B.38,65 gam C. 26,7 gam D. 37,8 gam Câu 28 : khi thủy phân các pentapeptit dưới đây : (1) : Ala–Gli–Ala–Glu–Val (2) : Glu–Gli–Val–Ala–Glu (3) : Ala–Gli–Val–Val–Glu (4) : Gli–Gli–Val–Ala–Ala pentapeptit nào dưới đây có thể tạo ra đipeptit có khối lượng phân tử bằng 188? A. (1), (3) B. (2),(3) C. (1),(4) D. (2),(4) Câu 29 : tripeptit X tạo thành từ 3 α–amino axit no đơn chức mạch hở và có phân tử khối nhỏ nhất. Thủy phân 55,44 gam X bằng 200 ml dung dịch NaOH 4,8M đun nóng, sau đó cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam chất rắn khan? A. 89,520 gam B. 92,096 gam C. 93,618 gam D. 73,14 gam Câu 30 : Hỗn hợp M gồm hai amino axit X và Y đều chứa 1 nhóm–COOH và 1 nhóm –NH2 (tỉ lệ mol nX:nY= 3:2). Cho 17,24 gam M tác dụng hết với 110 ml dung dịch HCl 2M được dung dịch Z. Để tác dụng hết với các chất trong Z cần 210 ml dung dịch KOH 2M. Công thức cấu tạo của X và Y là : A. H2NC2H4COOH, H2NC3H6COOH B. H2NCH2COOH, H2NC2H4COOH C. H2NCH2COOH, H2NC3H6COOH D. H2NCH2COOH, H2NC4H8COOH Câu 31 : Cho 1 đipeptit phản ứng với NaOH đặc đun nóng. H2N–CH2–CO–NH–CH2–COOH + 2NaOH Y+ H2O Y là hợp chất hữu cơ gì? A. Natri aminoaxetat B. Natri axetat C. Metylamin D. Amoniac Câu 32 : Cho 0,012 mol aminoaxit X phản ứng vừa đủ với HCl tạo ra 1,506 g muối Y. Công th ức cấu tạo của X là: A. H2N–CH2–COOH. B. H2NCH2–CH(NH2)–COOH. C. H2N–CH2–CH2–COOH. D. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH. Câu 33 : Đun nóng chất H2N–CH2–CONH–CH(CH3)–CONH–CH2–COOH trong dung dịch NaOH (dư), sau khi các phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là A. H2N–CH2 –COOH, H2N–CH(CH3)–COOH. B. H2N–CH2 –COOH, H2N–CH2–CH2–COOH. C. H2N–CH2 –COONa, H2N–CH(CH3)–COONa D. H2N–CH2 –COONa, H2N–CH2–CH2–COONa Câu 34 : Để trung hoà 200 ml dung dịch aminoaxit M 0,5M cần 100 gam dung dịch Na0H 8%, cô cạn dung dịch sau phản ứng được 16,3 gam muối khan. M có công thức cấu tạo: A. H2N–CH2– COOH B. H2N–CH(COOH)2 C. H2N–CH2–CH(COOH)2 D. (H2N)2CH–COOH Câu 35 : Cho các dung dịch riêng biệt sau : ClH3N–CH2–CH2–NH3Cl, C6H5ONa, CH3COOH, NaOOC–CH2–CH2–CH(NH2)–COONa, H2N–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH, H2N–CH2–COONa, Na2CO3, NaOOC–COONa, KNO2. Số lượng các dung dịch có pH>7 là : A.5 B. 6 C. 7 D.8 Câu 36 : Cho 1ml anbumin (lòng trắng trứng) vào một ống nghiệm, thêm vào đó 0,5ml HNO 3 đặc. Hiện tượng quan sát được là: A. dung dịch chuyển từ không màu thành màu vàng. B. dung dịch chuyển từ không màu thành màu da cam. C. dung dịch chuyển từ không màu thành màu xanh tím. D. dung dịch chuyển từ không màu thành màu đen. Câu 37 : Hợp chất hữu cơ A có M = 89 chứa C, H, O, N. Hợp chất A vừa tác dụng với NaOH, vừa tác dụng với HCl, có tham gia phản ứng trùng ngưng. A có trong tự nhiên. Công thức cấu tạo thu gọn của A là: A. H2NCH2CH2COOH B. CH3CH(NH2)COOH C. C3H7NHCOOH D. HCOO H3NCH3 Câu 38 : Hợp chất hữu cơ X có công thức tổng quát CxHyOzNt có % N = 15,7303% ; %O = 35,9551%. Biết X tác dụng HCl tạo muối có dạng R(Oz) – NH3Cl. Biết X có tính lưỡng tính và tham gia phản ứng trùng ngưng. Vậy CTCT của X là:
  4. A. H2N–(CH2)2–COOH ; CH3–CH(NH2)–COOH B. H2N – (CH2)3 – COOH ; CH3 – CH2 – CH(NH)2 – COOH C. H2N – CH = CH – COOH ; CH2 = C(NH2) – COOH D. Tất cả đều sai Câu 39 : Một hỗn hợp (X) gồm 2 aminoaxit có cùng số mol. Lấy m gam (X) cho phản ứng với H2SO4 thì thu được 2 muối có khối lượng bằng m + 9,8g. Mặt khác, lấy cùng khối lượng m gam (X) phản ứng với NaOH tạo ra 2 muối có tổng khối lượng bằng m + 3,3g. Xác định số mol của mỗi aminoaxit. Hai aminoaxit này thuộc loại aminoaxit trung tính, bazơ hay axit? A. 0.05mol. một aminoaxit trung tính, 0.05 mol aminoaxit là axit B. 0.2mol. một aminoaxit trung tính, 0,2 mol aminoaxit là axit C. 0.1mol cả hai là aminoaxit trung tính D. 0.2mol. một aminoaxit bazơ, một aminoaxit là axit Câu 40 : Thủy phân 73,8 gam một peptit chỉ thu được 90 gam glixin (axit aminoaxetic). Peptit ban đầu là : A. đipeptit B. tripeptit C. tetrapeptit D. pentapeptit Câu 41 : Một poli peptit được tạo ra từ glyxin và alanin có phân tử khối 587 đvC. Hỏi có bao nhiêu mắt xích tạo ra từ glyxin và alanin trong chuỗi peptit trên? A. 5 và 4 B. 2 và 6 C. 4 và 5 D. 4 và 4 Câu 42 : Đốt cháy hoàn toàn 45,1 gam hỗn hợp X gồm CH3CH(NH2)COOH và CH3COONH3CH3 thu được CO2, H2O và N2 có tổng khối lượng là 109,9 gam. Phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X lần lượt là : (C=12; H=1; O=16; N=14) A. 59,20% và 40,80% B. 49,33% và 50,67% C. 39,47% và 60,53% D. 35,52% và 64,48% Câu 43 : Cho 12,55 gam muối CH3CH(NH3Cl)COOH tác dụng với 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là : A. 15,65 B. 26,05 C. 34,6 D. 35,5 Câu 44 : Thủy phân hoàn toàn 14,6g một đipeptit thiên nhiên X bằng dung dịch NaOH, thu đ ược sản phẩm trong đó có 11,1g một muối chứa 20,72% Na về khối lượng. Công thức của X là : A. H2N – CH2 – CO – NH – CH2 – COOH. B. H2N – CH(CH3) – CO – NH – CH(CH3) – COOH. C. H2N – CH(CH3) – CO – NH – CH2 – COOH hoặc H2N – CH2 – CO – NH – CH(CH3) – COOH. D. H2N – CH(C2H5) – CO – NH – CH2 – COOH hoặc H2N – CH2 – CO – NH – CH(C2H5) – COOH. Câu 45 : Khi thuỷ phân một chất protein (A) ta thu được một hỗn hợp 3 amino axit kế tiếp trong dãy đồng đẳng. Mỗi amino axit chứa một nhóm amino, một nhóm cacboxyl. Nếu đốt cháy 0,2 mol hỗn hợp 3 amino axit trên rồi cho sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch NaOH đặc, khối lượng bình tăng 32,8 g, biết rằng sản phẩm cháy có khí N2. Các amino axit đó là A.CH5O2N, C2H5O2N, C2H7O2N B.CH3O2N, C2H5O2N, C3H7O2N C.C2H5O2N, C3H7O2N, C4H9O2N D.C2H7O2N, C3H9O2N, C4H11O2N Câu 46 : (X) là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C5H11O2N. Đun X với dd NaOH thu được một hỗn hợp chất có công thức phân tử C2H4O2NNa và chất hữu cơ (Y), cho hơi (Y) qua CuO/t0 thu được chất hữu cơ (Z) có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của (X) là: A.CH3(CH2)4NO2 B. H2N – CH2COO – CH2 – CH2 – CH3 C. H2N – CH2 – COO – CH(CH3)2 D.H2N – CH2 – CH2 – COOC2H5 Câu 47 : X là 1 amino axit chỉ có 1 nhóm amino –NH2 và 1 nhóm cacboxyl –COOH. Cho 66,75 gam X phản ứng vừa đủ với HCl tạo ra 94,125 gam muối. Vậy công thức cấu tạo của X là : A. H2N–CH2–COOH B. H2N–CH=CH–COOH C. H2N–CH(CH3)–COOH D. CH3–CH(NH2)–CH2–COOH Câu 48 : X là một α–aminoaxit no chỉ chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Cho 15,1 gam X tác dụng với HCl dư thu được 18,75 gam muối. Công thức c ấu tạo của X là: (C=12; H=1; O=16; N=14) A. H2N – CH2 – COOH B. CH3 – CH(NH2) – COOH C. C6H5 – CH(NH2) – COOH D. C3H7 – CH(NH2) – COOH Câu 49 : X có công thức phân tử là C4H12O2N2. Cho 0,1 mol X tác dụng với 135 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 11,1 gam chất rắn. X là: A. H2NC3H6COONH4 B. H2NCH2COONH3CH2CH3 C. H2NC2H4COONH3CH3 D. (H2N)2C3H7COOH
  5. Câu 50 : Khi thủy phân 1 protit X thu được hỗn hợp gồm 2 amino axit no k ế ti ếp nhau trong dãy đồng đẳng. Biết mỗi chất đều chứa 1 nhóm –NH 2 và 1 nhóm –COOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp 2 aminoaxit rồi cho sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch NaOH d ư , th ấy kh ối l ượng bình tăng 32,8 gam. Công thức cấu tạo của 2 aminoaxit là : A.H2NCH(CH3)COOH và C2H5CH(NH2)COOH B. H2NCH2COOH và H2NCH(CH3)COOH C. H2NCH(CH3)COOH và N2N[CH2]3COOH D. H2NCH2COOH và và H2NCH2CH2COOH Câu 51 : X là một tripeptit cấu thành từ các aminoaxit thiết yếu A, B và C (đều có cấu tạo mạch thẳng). Kết quả phân tích các aminoaxit A, B và C này cho kết quả như sau: Chất %mC %mH %mO %mN M A 32,00 6,67 42,66 18,67 75 B 40,45 7,87 35,95 15,73 89 C 40,82 6,12 43,53 9,52 147 Khi thủy phân không hoàn toàn X, người ta thu được hai phân tử đipeptit là A–C và C–B. Vậy c ấu tạo của X là: A. Gly–Glu–Ala B. Gly–Lys–Val C. Lys–Val–Gly D. Glu–Ala–Gly Câu 52 : Hỗn hợp A gồm 2 amino axit no mạch hở đồng đ ẳng k ế ti ếp , có ch ứa 1 nhóm amino và 1 nhóm chức axit trong phân tử. Lấy 23,9 gam hỗn hợp A cho tác dụng v ới 100 ml dung d ịch HCl 3,5M (có dư). Để tác dụng hết các chất trong dung dịch D c ần dùng 650 ml dung d ịch NaOH 1M. Công thức hai chất trong hỗn hợp A là : A. CH3CH(NH2)COOH, CH3CH2CH(NH2)COOH B. CH3CH2CH(NH2)COOH, CH3CH2CH2CH(NH2)COOH C. H2NCH2COOH, CH3CH(NH2)COOH D. CH3CH2CH2CH(NH2)COOH, CH3CH2CH2CH2CH(NH2)COOH Câu 53 : Các chất trong dãy nào sau đây đều có tính lưỡng tính: A. H2N–CH2–COONa, ClH3N–CH2–COOH, NH2–CH2–COOH. B. H2N–CH2–COOH, H2N–CH2–COONH4, CH3–COONH4. C. CH3–COOCH3, H2N–CH2–COOCH3, ClH3NCH2–CH2NH3Cl. D. ClH3N–CH2–COOH, NH2–CH2–COOCH3, H2N –CH2–COONH4 Câu 54 : X,Y,Z là 3 amino axit no đơn chức mạch hở. *Đốt cháy X thu được hỗn hợp sản phẩm CO2, hơi H2O và N2 trong đó VCO2 : VH 2O = 8 : 9 . *MY=1,1537MX *Trong Z phần trăm khối lượng C là 54,96%. Peptit nào dưới đây có phân tử khối là 273? A.X–X–X–Y B. X–Z–X C. X–X–Y D.X–Z–Y Câu 55 : Chất hữu cơ X (chứa C,H,O,N) có phân tử khối là 89. X tác d ụng v ới c ả HCl và NaOH. Khi cho 0,1 mol X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 9,4 gam muối. X là : A. Axit β–amino propionic B Axit α–amino propionic. C. Metyl aminoaxetat D. amoni acrylat Câu 56 : X là tetrapeptit , Y tripeptit đều tạo nên từ 1 loại α–aminoaxit (Z) có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2 và MX =1,3114× MY. Cho 0,12 mol pentapeptit tạo thành từ Z tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ sau đó cô cạn thu được bao nhiêu chất rắn khan? A. 75,0 gam B. 58,2 gam C. 66,6 gam D. 83,4 gam Câu 57 : Cho sơ đồ biến hóa : H N O 2 N aO H N aO H X Y Z T C a O ,t0 X là 1 aminoaxit mạch thẳng có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH, T là 1 ancol và % khối lượng oxi trong T là 34,78%.M là este của X và T có phần trăm khối lượng oxi là : A. 35,955% B. 27,350% C. 22,069% D. 18,497% Câu 58 : Cho 0,02 mol chất X (X là một α– amino axit) phản ứng vừa hết với 160 ml dd HCl 0,125M thì tạo ra 3,67 g muối. Mặt khác 4,41 gam X khi phản ứng với 1 l ượng NaOH v ừa đ ủ thì tạo ra 5,73g muối khan. Biết X có mạch cacbon không phân nhánh. Vậy công th ức c ấu t ạo c ủa X là: A.HOOC–CH(NH2)–CH(NH2)COOH B.HOOC–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH C.CH3–CH2–CH(NH2)–COOH D.CH3–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH
  6. Câu 59 : Khi cho 3,0 g axit aminoaxetic tác dụng hết với dung dịch HCOOH, khối lượng muối tạo thành là : A.3,84g. B.3,88g. C.4,84g. D.4,76g. Câu 60 : Hỗn hợp A gồm hai aminoaxit no chứa một chức amin, một chứa axit, liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Dùng không khí dư để đốt cháy hoàn toàn 3,21 g hỗn hợp A. Hỗn hợp thu được sau phản ứng đem làm khô được hỗn hợp khí B. Cho B qua dung dịch Ca(OH) 2 dư thu được 9,5 g kết tủa. Phần trăm số mol các amino axit trong hỗn hợp A lần lượt là : A. 50% và 50% B. 62,5% và 37,5% C. 40% và 60% D.27,5% và 72,5% Câu 61 : Để tác dụng vừa đủ với 29,94 gam hỗn hợp X gồm 1 số amino axit (chỉ có nhóm chức –COOH và –NH2 , không có nhóm chức khác) cần 380 ml dung dịch KOH 1M. Mặt khác đốt cháy 29,94 gam hỗn hợp X cần 24,528 lít O2 (đktc) thu được m gam CO2; p gam H2O và 3,36 lít N2(đktc). a)m có giá trị là : A.39,60 gam B. 42,24 gam C. 52,80 gam D.38,72 gam b)p có giá trị là : A. 18,54 gam B. 18,72 gam C. 19,44 gam D. 20,16 gam Câu 62 Hỗn hợp X gồm 1 số amino axit no (chỉ có nhóm chức –COOH và –NH2 , không có nhóm chức khác) có tỉ lệ khối lượng mO:mN=48:19. Để tác dụng vừa đủ với 39,9 gam hỗn hợp X cần 380 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác đốt cháy 39,9 gam hỗn hợp X cần 41,776 lít O2 (đktc) thu được m gam CO2. m có giá trị là : A. 66 gam B. 59,84 gam C. 61,60 gam D. 63,36 gam Câu 63 : X và Y là 2 tetrapeptit, khi thủy phân trong môi trường axit đều thu được 2 loại amino axit no đơn chức mạch hở là A và B. Phần trăm khối lượng oxi trong X là 23,256% và trong Y là 24,24%. A và B lần lượt là : A. alanin và valin B. glixin và alanin C. glixin và axit α–aminobutiric D. alanin và axit α–aminobutiric Câu 64 : X và Y lần lượt là tripeptit và tetrapeptit tạo thành t ừ 1 lo ại aminoaxit no m ạch h ở có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Đốt cháy 0,1 mol Y thu được CO 2, H2O và N2 trong đó tổng khối lượng CO2 và H2O là 47,8 gam. Nếu đốt 0,1 mol X cần bao nhiêu mol O2? A. 0,560 mol B. 0,896 mol C. 0,675 mol D. 0,375 mol Câu 65 : X là hexapeptit Ala–Gli–Ala–Val–Gli–Val Y là tetrapeptit Gli–Ala–Gli–Glu Thủy phân m gam hỗn hợp gốm X và Y trong môi trường axit thu đ ược 4 lo ại aminoaxit trong đó có 30 gam glixin và 28,48 gam alanin. m có giá trị là : A. 87,4 gam B. 73,4 gam C. 77,6 gam D. 83,2 gam Câu 66 : A là một α–aminoaxit. Cho biết 1 mol A phản ứng vừa đủ với 1 mol HCl, hàm lượng clo trong muối thu được là 19,346%. Công thức của A là : A. HOOC–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH B. CH3–CH2–CH(NH2)–COOH C. HOOC–CH2–CH2– CH2–CH(NH2)–COOH B. CH3CH(NH2)COOH Câu 67 : Chất hữu cơ A có 1 nhóm amino và 1 chức este. Hàm l ượng nit ơ trong A là 15,73%.Xà phòng hóa m gam chất A, hơi ancol bay ra cho đi qua CuO nung nóng đ ược anđehit B. Cho B th ực hiện phản ứng tráng bạc thấy có 16,2 gam Ag kết tủa. Giá trị của m là : A. 7,725 gam B. 3,375 gam C.6,675 gam D. 5,625 gam Câu 68 : X là 1 pentapeptit cấu tạo từ 1 amino axit no mạch hở có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm – NH2 (A), A có tổng phần trăm khối lượng oxi và nitơ là 51,685%. Khi thủy phân hết m gam X trong môi trường axit thu được 30,2 gam tetrapeptit; 30,03 gam tripeptit; 25,6 gam đipeptit và 88,11 gam A. m có giá trị là : A. 149,2 gam B. 167,85 gam C. 156,66 gam D. 141,74 gam Câu 69 : Thủy phân hết 1 lượng pentapeptit trong môi trường axit thu được 32,88 gam Ala–Gli–Ala–Gli; 10,85 gam Ala–Gli–Ala; 16,24 gam Ala–Gli–Gli; 26,28 gam Ala–Gli; 8,9 gam Alanin còn lại là Gli–Gli và Glixin. Tỉ lệ số mol Gli–Gli:Gli là 5:4. Tổng khối lượng Gli–Gli và Glixin trong hỗn hợp sản phẩm là : A. 43,2 gam B. 32,4 gam C. 19,44 gam D. 28,8 gam Câu 70 : Một peptit X tạo thành từ 1 aminoaxit no mạch hở có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2 trong đó phần trăm khối lượng oxi là 19,324%. X là : A. đipeptit B. tripeptit C. tetrapeptit D. pentapeptit Câu 71 : Khi thủy phân 500 gam một polipeptit thu được 170 gam alanin. Nếu polipeptit đó có khối lượng phân tử là 50000 thì có bao nhiêu mắt xích của alanin? A.175 B. 170 C. 191 D.210
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1