Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
79 KẾT QUẢ VI PHẪU THUẬT U TUYẾN YÊN BẰNG ĐƯỜNG MỔ<br />
QUA XOANG BƯỚM<br />
Đồng Văn Hệ*, Lý Ngọc Liên*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật u tuyến yên bằng đường mổ vi phẫu qua xoang bướm.<br />
Phương pháp: Mô tả tiến cứu dựa trên 140 bệnh nhân u tuyến yên được mổ bằng phương pháp vi phẫu<br />
qua xoang bướm tại Bệnh viện HN Việt Đức 1/2009 tới 12/2009. Đánh giá mức độ cắt bỏ khối u tuyến yên và tai<br />
biến trong phẫu thuật, biến chứng sau mổ, kết quả sớm sau mổ, kết quả xạ sau mổ. Mức độ cắt bỏ khối u được<br />
đánh giá bằng cách ghi nhận trong phẫu thuật và dựa trên hình ảnh chụp cộng hưởng từ sau mổ.<br />
Kết quả: 140 bệnh nhân u tuyến yên đáp ứng đủ tiêu chuẩn nghiên cứu trong đó bao gồm 52 nam<br />
(37,14%); 88 nữ (62,86%); tuổi ít nhất 16 và cao nhất 71; 66 u tuyến yên tăng tiết prolactine (47,14%); 52 u<br />
không tăng tiết (37,14%); 20 u tăng tiết GH và 2 u tăng tiết ACTH-bệnh Cushing. Tiếp cận và cắt bỏ khối u ở<br />
140/140=100% bệnh nhân. Phải mổ lần 2 bằng phương pháp mở nắp sọ để lấy phần u xâm lấn sang bên ở 8/140<br />
bệnh nhân (5,7%). Thời gian mổ nhanh nhất 45 phút và dài nhất 210 phút (trung bình 60± 15 phút). Trong mổ<br />
ghi nhận: rò nước não tủy 20/140=14,28%; chảy máu nhiều 6/140=4,29%. Tổn thương giải phẫu bệnh: 107<br />
adenoma, 18 u hỗn hợp, 8 u tế bào ái toan, 7 tế bào kỵ màu. Lấy hết u 90/140=64,29%; lấy gần hết u<br />
48/140=34,29% và lấy một phần khối u 2 bệnh nhân. Mức độ lấy hết u ở bệnh nhân u tuyến yên nhỏ là<br />
9/9=100%; u tuyến yên lớn 81/131=61,83%; u tuyến yên nhóm loại A (Phân loại Hardy) 20/25=80%; nhóm B<br />
63/71=88,73%; nhóm C 5/12=41,67%; nhóm D 2/14=14,29%; nhóm E 0/18=0%; u tuyến yên chưa điều trị<br />
81/110=73,63%; u tuyến yên đã xạ trị 1/3=33,33%. Tử vong 3/140=2,14% . Biến chứng sớm sau mổ: đái nhạt<br />
26/140=18,57%; chảy máu mũi nhiều 18/140=12,86%; chảy máu trong não 5/140=3,57%; rò nước não tủy 1 và<br />
viêm màng não 1 bệnh nhân. Kết quả xa sau điều trị: xét nghiệm nội tiết trở về bình thường 52/72=72,22%; suy<br />
tuyến yên 15/72=20,83%. U phát triển to hơn trước mổ sau 6 tháng ở 4 bệnh nhân.<br />
Kết luận: Vi phẫu thuật qua xoang bướm là phương pháp điều trị u tuyến yên an toàn, hiệu quả.<br />
Từ khóa: qua xoang bướm, xâm lấn<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE RESULTS OF PITUITARY ADENOMAS MICROSURGERY BY TRANSSPHENOIDAL<br />
APPROACH<br />
Dong Van He, Ly Ngoc Lien* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 427 - 432<br />
Objective: evaluate the results of pituitary adenomas microsurgery by transsphenoidal approach.<br />
Methods: prospective study based on 140 patients with pituitary adenomas operated by transsphenoidal<br />
microsurgery at Viet Duc hospital from 1/2009 to 12/2009. Evaluate the degree of tumor resection, the intra-op<br />
and post-op complications, early and late outcome. The degree of tumor resection were evaluated by recording<br />
intra-op and based on post-op MRI<br />
Results: 140 patients with pituitary tumors satisfied studied criteria, There are 52 males (37.14%) and 88<br />
females (62.86%). Lowest age is 16 and highes is 71, 66 prolactinomas (47.14%), 52 non-secreting adenomas<br />
(37.14%), 20 GH-secreting tumors (acromegaly) và 2 ACTH-secreting tumors (Cushing’s disease) Approach and<br />
* Khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện Việt Đức<br />
Tác giả liên lạc: PGS TS Đồng Văn Hệ, ĐT: 0903256868, Email: dongvanhe2010@gmail.com<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh<br />
<br />
427<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
tuomor resection in 140/140=100% patients. Reoperation by transcranial approach to resect the invasive tumor in<br />
8/140 patients (5.7%). Time to operate min 45 minutes, max 210 minutes. (mean 60± 15 minutes). Intra-op: CSF<br />
fistula 20/140=14.28%; severe hemorrhage 6/140=4.29%. Pathological findings: 107 adenoma, 18 mixed, 8<br />
acidophil, 7 chromophobe. Totally resection 90/140=64.29%; near-totally 48/140=34.29% and partially 2 patients.<br />
Totally resection in microadenoma is 9/9=100%; macroadenoma 81/131=61.83%; group A (Hardy’s<br />
classification) 20/25=80%; group B 63/71=88.73%; group C 5/12=41.67%; group D 2/14=14.29%; group E<br />
0/18=0%; no treatment 81/110=73.63%; post XRT 1/3=33.33%. Mortality 3/140=2.14% . Early complications:<br />
diabetes insipidous 26/140=18.57%; severe nasal hemorrhage 18/140=12.86%; intracranial hemorrhage<br />
5/140=3.57%; CSF rhinorrhea 1 và meningitis 1 patients. Late outcome: hormonal balance 52/72=72.22%;<br />
hypopituitarism 15/72=20.83%. Recurrence after 6 months in 4 patients.<br />
Conclusion: transsphenoidal microsurgery is safe, effective treatment of pituitary adenoma.<br />
Keywords: transsphenoidal, invasive<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Phẫu thuật u tuyến yên bằng đường mổ qua<br />
xoang bướm đã được Schloffer sử dụng lần đầu<br />
tiên năm 1907 tại Áo. Nhưng vì nhiều lý do nên<br />
mãi tới thập niên 60 của thế kỷ trước, kỹ thuật<br />
này mới được áp dụng rộng rãi trong phẫu<br />
thuật u tuyến yên nói riêng và phẫu thuật u tầng<br />
trước nền sọ nói chung. Vi phẫu thuật u tuyến<br />
yên bằng đường mổ qua xoang bướm lần đầu<br />
tiên được áp dụng tại Việt Nam năm 2000 tại<br />
Bệnh viện Việt Đức. Chúng tôi đã áp dụng kỹ<br />
thuật này trong phẫu thuật nhiều loại khối u<br />
như u tuyến yên, u sọ hầu, nang Rathes,<br />
chordoma vùng rãnh trượt…. Đường mổ này là<br />
sự lựa chọn đầu tiên khi phẫu thuật u tuyến<br />
yên. Đây là phẫu thuật thường quy tại Khoa<br />
Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Việt Đức.<br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ đánh giá kết<br />
quả vi phẫu thuật u tuyến yên bằng đường mổ<br />
qua<br />
xoang bướm.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu mô tả tiến cứu dựa trên 140<br />
bệnh nhân u tuyến yên được phẫu thuật tại<br />
Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội từ tháng 1/2009 tới<br />
12/2009. Tất cả bệnh nhân được nghiên cứu viên<br />
trực tiếp khám, đọc kết quả xét nghiệm, xét<br />
nghiệm nội tiết, kết quả chụp cắt lớp vi tính,<br />
cộng hưởng từ trước khi mổ. Phân loại u tuyến<br />
yên theo Hardy (loại A, B, C, D và E) và phân<br />
loại u thành 4 loại: u tăng tiết prolactine, u tăng<br />
<br />
428<br />
<br />
tiết GH, u không tăng tiết và u tăng tiết ACTH.<br />
Nghiên cứu viên trực tiếp mổ, tham gia mổ hoặc<br />
ghi nhận những tổn thương trong mổ (u mềm, u<br />
cứng, u chảy máu, u dễ hút), tai biến và biến<br />
chứng trong mổ (chảy máu, rò nước não tủy),<br />
mức độ lấy u (lấy hết u, gần hết u, lấy một phần,<br />
sinh thiết, không lấy được u). Đánh giá tai biến,<br />
biến chứng sau mổ, kết quả sau mổ (sống, chết,<br />
liệt, rò nước não tủy, chảy máu, nhiễm trùng),<br />
kết quả xét nghiệm (rối loạn nội tiết nặng hơn,<br />
nhẹ hơn, trở về bình thường), kết quả lấy u trên<br />
chụp cộng hưởng từ, cắt lớp vi tính kiểm tra. So<br />
sánh kết quả, tai biến, biến chứng giữa các loại<br />
khối u, u tái phát với u mổ lần đầu, u đã điều trị<br />
với u chưa điều trị. Phân tích và so sánh kết quả<br />
bằng phần mềm SPSS 16.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Trong tổng số 140 bệnh nhân có 52 nam và<br />
88 nữ. Kỹ thuật mở vào xoang bướm qua mũi ở<br />
73 và mở qua rãnh môi lợi hàm trên 67 bệnh<br />
nhân. Cắt bỏ vách ngăn khoang mũi ở 88 bệnh<br />
nhân. Bộc lộ xoang bướm, mở thành trước<br />
xoang bướm, cắt bỏ vách ngăn xoang bướm, mở<br />
sàn hố yên và tiếp cận được với khối u tuyến<br />
yên và cắt bỏ khối u ở cả 140 bệnh nhân. Thời<br />
gian mổ trung bình 60±15 phút (dài nhất 210<br />
phút và ngắn nhất 45 phút). Kết quả giải phẫu<br />
bệnh: 107 adenoma, 18 u hỗn hợp, 8 tế bào ái<br />
toan và 7 u tế bào kỵ màu. Sống 137 và tử vong 3<br />
(2,14%). Nguyên nhân tử vong ở 3 bệnh nhân do<br />
chảy máu trong não, chảy máu não thất và một<br />
trường hợp chảy máu do ống nhựa đặt ở mũi<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
chui vào trong não thất III. Mức độ cắt bỏ khối<br />
u: cắt bỏ hoàn toàn khối u 90 bệnh nhân<br />
(64,29%), cắt gần hết u 48 (34,29%), cắt một phần<br />
u 2 (1,43%). Tỷ lệ cắt bỏ hoàn toàn khối u tùy<br />
thuộc loại u tuyến yên lớn, hay nhỏ (Bảng 1), u<br />
tuyến yên theo phân loại Hardy (Bảng 2), u<br />
tuyến chưa hay đã điều trị (Bảng 3) và u tuyến<br />
yên tăng tiết hormone nào (Bảng 4). Tai biến và<br />
biến chứng sớm sau mổ ghi nhận trong bảng 5<br />
và bảng 6. Kết quả xa sau mổ trên 6 tháng được<br />
ghi nhận ở bảng 7.<br />
Bảng 1-Mối liên quan giữa tỷ lệ lấy hết u và kích<br />
thước u<br />
Mức độ lấy hết u<br />
Macroadenoma<br />
Microadenoma<br />
<br />
Lấy hết u Lấy gần hết<br />
u<br />
81<br />
48<br />
9<br />
0<br />
<br />
Lấy một<br />
phần<br />
2<br />
0<br />
<br />
Bảng 2-Mối liên quan giữa tỷ lệ lấy hết u với phân<br />
loại Hardy<br />
A<br />
20<br />
5<br />
0<br />
<br />
B<br />
63<br />
7<br />
1<br />
<br />
C<br />
5<br />
7<br />
0<br />
<br />
D<br />
2<br />
11<br />
1<br />
<br />
E<br />
0<br />
18<br />
0<br />
<br />
Tỷ lệ lấy hết u của nhóm A, B cao hơn tỷ lệ<br />
lấy hết u ở nhóm C, D và E có ý nghĩa thống kê<br />
với p0,05.<br />
Bảng 3-Mối liên quan giữa tỷ lệ lấy hết u và tiền sử<br />
điều trị u tuyến yên:<br />
Mức độ lấy<br />
hết u<br />
Chưa điều trị<br />
Đã mổ 1-2 lần<br />
Đã điều trị tia<br />
xạ<br />
<br />
Lấy hết u<br />
81<br />
8<br />
1<br />
<br />
Lấy gần hết Lấy một phần<br />
u<br />
u<br />
29<br />
0<br />
18<br />
1<br />
1<br />
1<br />
<br />
Tỷ lệ lấy hết u ở nhóm chưa phẫu thuật cao<br />
hơn ở nhóm đã phẫu thuật, có ý nghĩa thống kê<br />
với p