8 BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH BÁN HÀNG HIỆU QUẢ CHO <br />
DOANH NGHIỆP B2C<br />
<br />
Kế hoạch bán hàng được xem như một tài liệu mang tính chiến lược giúp doanh nghiệp đặt <br />
ra các mục tiêu và thực hiện các bước bán hàng một cách hiệu quả. Lập kế hoạch bán <br />
hàng cũng giống như bạn vẽ ra bức tranh về doanh thu mà bạn cần đạt được trong năm tới, <br />
mối quan tâm của thị trường, đối tượng khách hàng bạn sẽ hướng tới là ai? Tất cả sẽ nằm <br />
trong kế hoạch với một mục tiêu cụ thể! Dưới đây là cách lập một kế hoạch bán hàng <br />
mẫu đầy đủ và chi tiết mà bạn có thể tham khảo.<br />
<br />
1. Xác định mục tiêu theo quy tắc SMART trước khi bắt tay vào lập kế hoạch bán hàng<br />
<br />
Trong phần này, bạn sẽ xác định mục tiêu bạn muốn đạt được trong khoảng thời gian tới là <br />
gì? (6 tháng/1 năm/5 năm?)<br />
Khi một mục tiêu càng cụ thể và có thể đo lường được, nó có nhiều khả năng đạt được hơn. <br />
Hãy xác định mục tiêu của bạn theo quy tắc SMART:<br />
SSpecific: Cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu;<br />
<br />
MMeasurable: Đo đếm được;<br />
<br />
AAchievable: Có thể đạt được bằng chính khả năng của mình;<br />
<br />
RRealistic: Thực tế, không viển vông;<br />
<br />
TTime bound (Time Based): Thời hạn để đạt được mục tiêu đã vạch ra.<br />
<br />
2. Tập trung vào khách hàng<br />
<br />
Hồ sơ khách hàng<br />
<br />
Bạn có thể xác định chân dung khách hàng thông qua các yếu tố nhân khẩu học, địa lý và <br />
hành vi của họ trên Internet. Sau đó phân loại khách hàng theo nhóm khách hàng đã và đang sử <br />
dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn theo các nhóm dựa trên các đặc điểm tương đồng. Tùy theo <br />
tính chất và quy mô mà doanh nghiệp có thể phân loại khách hàng theo nhiều cách khác nhau. <br />
Doanh nghiệp càng khai thác và nắm giữ nhiều dữ liệu về khách hàng thì việc phân loại càng <br />
hiệu quả.<br />
Bạn có thể phân chia thành 4 nhóm: khách hàng trung thành, khách hàng có tiềm năng lớn, <br />
khách hàng có giá trị nhỏ, khách hàng tiêu cực để tiện cho việc khai thác và chăm sóc khách <br />
hiệu quả hơn.<br />
Hồ sơ tổ chức<br />
<br />
Nếu khách hàng của bạn là một doanh nghiệp, bạn cần nhắm mục tiêu cụ thể hơn theo <br />
những tiêu chí như:<br />
Quy mô công ty theo doanh thu hàng năm<br />
<br />
Quy mô công ty theo số lượng nhân viên<br />
<br />
Các ngành có liên quan như dịch vụ chuyên nghiệp, dịch vụ kinh doanh<br />
<br />
3. Nghiên cứu thị trường và khách hàng mục tiêu<br />
<br />
Ở bước này, bạn cần xác định thị trường mục tiêu của mình cũng như những đối thủ cạnh <br />
tranh trong ngành. Ai sẽ là khách hàng tiềm năng của bạn? Bạn nên kinh doanh ở đâu? Đối <br />
thủ của bạn là gì?<br />
4. Phân tích theo mô hình SWOT<br />
<br />
Phân tích theo mô hình SWOT sẽ giúp bạn xác định được điểm mạnh, điểm yếu của công ty <br />
cũng như những cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt. Điều này sẽ <br />
giúp ích cho bạn khi triển khai chiến lược và thực hiện kế hoạch hiệu quả hơn.<br />
<br />
5. Lập kế hoạch marketing<br />
<br />
Dù cho sản phẩm và dịch vụ của bạn tốt đến mức nào đi nữa nhưng sẽ là vô nghĩa nếu như <br />
không ai biết đến doanh nghiệp của bạn.<br />
Làm sao để lôi kéo khách hàng và giữ khách hàng khi đã sử dụng sản phẩm và dịch vụ <br />
của bạn.<br />
<br />
Làm thế nào để khách hàng biết sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp ?<br />
Nên sử dụng chiến lược marketing nào cho phù hợp?<br />
<br />
6. Ba nguyên tắc cơ bản trước khi lập một kế hoạch marketing trong kế hoạch bán <br />
hàng là:<br />
<br />
Segment (phân loại khách hàng)<br />
<br />
Target (chọn khách hàng mục tiêu)<br />
<br />
Position (Định vị thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng).<br />
<br />
Khách hàng phải là điểm xuất phát, đồng thời là điểm chốt cuối cùng của mọi hoạt động <br />
marketing<br />
7. Lập kế hoạch thực hiện<br />
<br />
Ở bước này, bạn sẽ phải liệt kê chi tiết các khâu và các bước thực hiện kế hoạch thông qua <br />
các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, các vấn đề liên quan đến nhân sự, thiết bị, quy <br />
trình,…Cần có cơ chế kiểm soát nhân sự và quy trình vận hành công việc kinh doanh để đảm <br />
bảo tiến độ và hiệu quả công việc. Bên cạnh đó, bạn cần đặt ra những ưu tiên và thời hạn <br />
cho mỗi công việc. Lưu ý dành thời gian cho những công việc phát sinh và những khó khăn <br />
khách quan trong quá trình thực hiện và phân tích những rủi ro có thể xảy xa trong quá trình <br />
thực hiện.<br />
8. Ngân sách/vốn<br />
<br />
Ở phần này, bạn sẽ phải dự tính chi phí đầu tư ở từng khâu chiến dịch sao cho phù hợp để <br />
vừa triển khai kế hoạch một cách hiệu quả và vừa nằm trong khả năng hay ngân sách của <br />
doanh nghiệp.<br />
Hãy liệt kê ra tất cả các đầu mục chi tiêu cần thiết để bắt đầu kinh doanh càng chi tiết càng <br />
tốt. Khi dự toán được khoản chi phí ban đầu, bạn có thể dễ dàng tính toán được số vốn cần <br />
có, dự tính được lợi nhuận thu được.<br />
Kết Luận<br />
Nếu bạn nắm vững 8 bước lập kế hoạch bán hàng này thì hoàn toàn có thể giúp doanh <br />
nghiệp của mình xây dựng một chiến lược kinh doanh hoàn hảo. Tuy nhiên, cần lưu ý để <br />
tránh mơ hồ mà phải tỉnh táo và có được kế hoạch chi tiết nhất. Kế hoạch bán hàng càng rõ <br />
ràng thì càng dễ dàng thực hiện, tuy nhiên để thành công cũng đòi hỏi sự nỗ lực, kiên trì từ cả <br />
một tập thể. Chúc các bạn thành công.<br />