intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

8 Loại Thực Phẩm Gây Nguy Hiểm Cho Trẻ

Chia sẻ: Missyou2 Missyou2 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

57
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một trong 8 món ăn được kể tên sau có thể các bà mẹ vẫn thường xuyên cho con ăn. Trên thực tế, chúng lại gây hại cho sức khỏe của trẻ. 1. Mật ong: Mật ong có chứa Clostridium botulinum, có thể gây ngộ độc, nhiễm khuẩn đường ruột. Dạ dày của người lớn có thể ngăn ngừa sự phát triển của các bào tử, nhưng với trẻ nhỏ, các bào tử có thể phát triển và sản sinh ra chất độc, gây đe dọa tính mạng, vì vậy không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn mật ong. 2. Bơ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 8 Loại Thực Phẩm Gây Nguy Hiểm Cho Trẻ

  1. 8 Loại Thực Phẩm Gây Nguy Hiểm Cho Trẻ Một trong 8 món ăn được kể tên sau có thể các bà mẹ vẫn thường xuyên cho con ăn. Trên thực tế, chúng lại gây hại cho sức khỏe của trẻ. 1. Mật ong: Mật ong có chứa Clostridium botulinum, có thể gây ngộ độc, nhiễm khuẩn đường ruột. Dạ dày của người lớn có thể ngăn ngừa sự phát triển của các bào tử, nhưng với trẻ nhỏ, các bào tử có thể phát triển và sản sinh ra chất độc, gây đe dọa tính mạng, vì vậy không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn mật ong. 2. Bơ đậu phộng: Chất dính trong bơ đậu phộng và các loại bơ khác có thể dính vào cổ, gây khó nuốt, nhiều khi còn gây nghẹt thở cho trẻ nhỏ. 3. Sữa bò: Rất nhiều bà mẹ cho rằng sữa bò tốt cho trẻ nhỏ vì thành phần của nó khá giống sữa mẹ, và có thể dùng song song với sữa hộp. Tuy nhiên, trẻ nhỏ có thể không thể tiêu hóa được protein trong sữa bò, không thể hấp thụ được các dưỡng chất cần thiết.
  2. 4. Củ dền: Nhiều bà mẹ hay dùng nước củ dền cho trẻ uống vì nghĩ rằng nước củ dền bổ máu. Ðiều này hết sức nguy hiểm, nhất là với trẻ dưới 4 - 5 tháng tuổi, vì có thể gây ngộ độc. Trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời. Củ dền là loại rau củ chứa rất nhiều nitrat, nitrit. Trẻ dưới 6 tháng tuổi có một số đặc điểm sinh lý khác với trẻ lớn hơn và người lớn, trong đó sự chuyển hóa các chất, đặc biệt là chất độc, chưa hoàn chỉnh. Nếu cho trẻ dưới 6 tháng tuổi bú sữa với nước pha củ dền trẻ sẽ uống phải một lượng lớn nitrat, nitrit. Riêng nitrat cũng sẽ bị các vi khuẩn ở đường tiêu hóa chuyển hóa thành nitrit cộng với nitrit có sẵn phân tán khắp trong máu của trẻ. Nitrit có tác dụng ôxy hóa hemoglobin chứa trong hồng cầu (hemoglobin hay huyết sắc tố là chất làm cho hồng cầu có màu đỏ), biến hemoglobin thành methemoglobin. Do methemoglobin không thể làm nhiệm vụ cố định và chuyên chở ôxy hay thán khí giống như hemoglobin, nên trẻ bị ngộ độc
  3. nitrit mặc dù vẫn có đủ không khí để hít thở bình thường nhưng sẽ khó thở, tím tái, suy hô hấp. 5. Thạch hoa quả: Những viên thạch đẹp mắt này có thành phần chủ yếu là chất làm đông, phẩm màu, hương liệu, chất tạo ngọt, nếu ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Ngoài ra, khi ăn thạch phải thật cẩn trọng vì chúng rất dễ chui tọt vào cổ họng làm nghẹn, tắc đường thở của trẻ. Trẻ nhỏ tuyệt đối không nên ăn loại quà này. 6. Kẹo cao su Trong kẹo cao su có chứa nhiều sorbitol, một loại hóa chất làm ngọt không tốt cho sức khỏe. Tiêu thụ quá nhiều chất sorbitol có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về ruột.
  4. Nếu nuốt phải kẹo cao su, kẹo dễ bị rơi vào thực quản sẽ rất nguy hiểm. 7. Bắp rang Trong bắp rang có lượng chì lớn, có thể gây hại cho thần kinh, hệ tiêu hóa và khả năng tạo máu. Thực tế, bản thân lượng chì trong hạt ngô không cao, nhưng khi được rang nở thành bỏng thì hàm lượng chì lại lớn. Nguyên nhân là do lớp chì hoặc hợp kim chì của máy nổ bỏng khi bị đốt nóng tạo ra lớp khói hoặc khí hơi có chứa chì. Khi hạt ngô bị áp lực nóng để nổ thành bỏng, chúng đồng thời hấp thu lượng chì, khiến hàm lượng chì tăng cao. 8. Hạt hướng dương Trong hạt hướng dương có chứa nhiều axit béo không no, trẻ ăn nhiều quá sẽ ảnh hưởng sự phát triển tế bào của gan. Cần chú ý những mối nguy hiểm khi cho con ăn: Cắt miếng lớn: Chỉ nên cắt miếng thức ăn nhỏ khoảng bằng hạt đậu là an toàn nhất trẻ sẽ không bị nghẹn ở cổ và không gặp khó khăn khi nhai. Các loại rau cứng như cà rốt, cần tây, đậu nên được cắt nhỏ, hoặc nấu chín và cắt nhỏ. Các loại hoa quả khác như nho, cà chua, đào, dưa nên được cắt gọt cẩn thận trước khi ăn. Thịt, cá, tôm thì nên được xé miếng nhỏ khi cho trẻ ăn. Những thức ăn quá cứng: Bỏng, kẹo cứng, trái cây sấy khô, các loại hạt tuyệt đối không được cho trẻ nhỏ ăn bởi nguy cơ bị nghẹn là rất lớn.
  5. Thức ăn quá mềm: Thức ăn mềm là rất tốt nhưng thức ăn quá mềm, dẻo, dính lại khiến thức ăn dính lại ở cổ họng trẻ, gây nghẹn, tắc thở. Vì vậy cha mẹ cần tránh cho con nhỏ ăn kẹo dẻo, các thức ăn dẻo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2