YOMEDIA
ADSENSE
9 câu nói tối kỵ trong buổi phỏng vấn
86
lượt xem 16
download
lượt xem 16
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Hỏi về lĩnh vực hoạt động của công ty bạn đang xin việc, hỏi về mức lương của người đối diện hay tâm sự với nhà tuyển dụng về ước mơ làm người mẫu trong tương lai. Những câu nói ngớ ngẩn kiểu này đang phá hỏng quá trình xin việc của bạn. “Lĩnh vực hoạt động của công ty ông là gì?” Bạn đang tự “vạch áo” cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã không tìm hiểu kỹ hoặc thậm chí là không hề tìm hiểu thông tin gì về công ty bạn xin vào làm; điều đó nghĩa là...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 9 câu nói tối kỵ trong buổi phỏng vấn
- 9 câu nói tối kỵ trong buổi phỏng vấn Hỏi về lĩnh vực hoạt động của công ty bạn đang xin việc, hỏi về mức lương của người đối diện hay tâm sự với nhà tuyển dụng về ước mơ làm người mẫu trong tương lai. Những câu nói ngớ ngẩn kiểu này đang phá hỏng quá trình xin việc của bạn. “Lĩnh vực hoạt động của công ty ông là gì?” Bạn đang tự “vạch áo” cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã không tìm hiểu kỹ hoặc thậm chí là không hề tìm hiểu thông tin gì về công ty bạn xin vào làm; điều đó nghĩa là bạn cũng không có hứng thú với công việc tại công ty này. Đó có thể coi là hành động “tự sát” cho buổi phỏng vấn đó. “Lương của tôi bao nhiêu?” Đàm phán về lương luôn là vấn đề nhạy cảm nhất trong buổi phỏng vấn. Tất nhiên ứng viên nào cũng muốn biết công ty mà họ sắp làm việc sẽ trả lương như thế nào, ngược lại những nhà tuyển dụng thì lại muốn thăm dò ý kiến xem liệu rằng ứng viên muốn được nhận bao nhiêu? Chính vì điều đó nên bạn cần thận trọng khi nói về vấn đề này, vì nó có thể gây những phản cảm với nhà tuyển dụng. Bạn hãy thăm dò số lương của loại công việc bạn xin tuyển thường là bao nhiêu và nếu công ty đó đưa ra một lời đề nghị với mức lương thấp thì bạn nên cố gắng đàm phán để tăng lên chứ đừng vội từ bỏ ngay. “Tôi rất tự tin. Việc quái gì phải run sợ trước những người lạ!” Sử dụng tiếng lóng hoặc nói chuyện theo kiểu bạn bè, sàm sỡ, quá trớn… là điều vô cùng tối kỵ và thực sự gây phản cảm đối với nhà tuyển dụng. Có thể đó là cách nói chuyện hàng ngày của bạn. Nhưng buổi phỏng vấn không phải là một cuộc nói chuyện thông thường. “Bill Gate đã đích thân mời tôi về làm với mức lương 100.000 đô một tháng” Không nên nói khoác. Những cái thùng kêu to bao giờ cũng là thùng rỗng. Khoác lác chính là biểu hiện của kẻ thiếu tự tin và đầu óc rỗng tuếch.
- “Trong 5 năm nữa tôi muốn được du lịch khắp thế giới” Khi được nhà tuyển dụng hỏi về mục tiêu lâu dài của bạn thì nghĩa là họ muốn nghe một câu trả lời về một mục tiêu có liên quan đến lợi ích công ty của họ. Vì vậy với câu trả lời như trên thì chắc chắn bạn sẽ không ghi được điểm nào. Thậm chí nếu bạn chưa hề đặt ra mục tiêu nào cho bạn thì lúc được hỏi bạn cũng nên nói một vài điều có tác động đến vị trí bạn xin tuyển cũng như công ty đó. “Xin lỗi, tôi không biết phải làm điều đó như thế nào?” Lời thừa nhận này tuy thành thật như ẩn chứa rằng bạn không có tinh thần học hỏi và dễ dàng chấp nhận thất bại. Thay vì nói như vậy tốt hơn hết bạn nên thừa nhận rằng bạn chưa có kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực này nhưng bạn là người biết học hỏi và luôn muốn được học hỏi những lĩnh vực mới. Hầu hết các công ty đều muốn thuê một nhân viên nhiệt tình, thông minh cho dù cần được đào tạo thêm, hơn là những người đã có nhiều kinh nghiệm nhưng lại không háo hức học hỏi thêm nữa. “Tôi vẫn còn buồn vì cuộc ly dị mới đây” Bạn có thể nghĩ rằng bạn nên cởi mở và thật thà khi phỏng vấn nên bạn sẵn sàng nói về những chuyện riêng tư. Điều đó là hoàn toàn sai lầm. Thậm chí nếu nhà tuyển dụng hỏi đến chuyện riêng tư của bạn thì bạn cũng nên khéo léo lái nó sang hướng khác. Vì những hành động như vậy đã tình cờ làm nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn là người không chuyên nghiệp, không đáng tin cậy trong cả công việc lẫn đời thường. Dù bạn có gặp chuyện gì thì bước vào phỏng vấn bạn luôn phải giữ phong thái người lịch sự và có tổ chức. “Công ty ông có thể đáp ứng cho tôi được những quyền lợi gì?” Nhà tuyển dụng thực sự phản cảm với loại câu hỏi kiêu ngạo và ích kỷ như vậy. Ngược lại họ muốn biết tại sao họ nên thuê bạn? Không nên bắt đầu bằng những câu hỏi về lương, tiền thưởng và những ưu đãi của công ty ngay từ đầu. Nếu muốn được tuyển thì trước hết bạn cần nhấn mạnh cho họ thấy những đóng góp bạn có thể mang lại cho công ty nếu bạn được nhận. Nói với họ về những lợi ích bạn
- đã mang lại cho công ty trước đây như thế nào. “Tôi bỏ công việc trước đây vì sếp cũ của tôi thực sự là người ngu dốt” Nói xấu sếp cũ chứng tỏ bạn còn ngu dốt hơn ông ta gấp nhiều lần. Cho dù công ty trước đây của bạn có là một “hố đen” hỗn độn, ông chủ của bạn có là “quái vật” hay đồng nghiệp của bạn có xấu tính thế nào thì bạn cũng nên bỏ hết lại phía sau. Nên nhớ rằng bạn không chỉ muốn thay đổi công việc mà bạn còn muốn có những cơ hội khác lớn hơn, rộng mở hơn vì vậy nói xấu họ chỉ gây bất lợi cho bản thân bạn mà thôi. Việc cần làm sau buổi phỏng vấn Bạn đã trải qua buổi phỏng vấn thật vất vả. Bạn đã cố gắng hết mình. Và bây giờ hoặc là bạn đang hồi hộp chờ đợi một kết quả thật tốt đẹp, hoặc là bạn đang rất lo lắng cho số phận của mình. Dù thế nào đi nữa thì một lá thư cảm ơn gửi đến người phỏng vấn cũng là một việc cần làm ngay. Nó không những biểu hiện thái độ lịch sự, hiểu biết và hứng thú của bạn với công việc, mà đôi khi nó sẽ trở thành một "linh vật"- bênh vực bạn rất nhiều trong lúc ứng cử vào một vị trí có nhiều ứng cử viên. Sau đây là những điều bạn phải thuộc nằm lòng khi viết một cái thư cảm ơn đến nhà tuyển dụng: 1. Gửi lời cảm ơn Những người phỏng vấn rất thích nghe cảm ơn, và vì thế một lá thư cảm ơn được gởi đến sẽ thu hút sự chú ý, anh ta sẽ lập tức nhớ đến bạn và thái độ của bạn. Tuy nhiên cách bạn viết chúng: viết cho ai, viết cái gì, viết như thế nào - mới là cái quan trọng quyết định giá trị của một cái thư cảm ơn. Trong thực tế, nếu không cẩn thận thì cái thư mà bạn hi vọng lại trở thành một con dao hai lưỡi, chính nó có thể làm cho mọi công sức của bạn đổ sông đổ biển hết đấy. Những nhà tuyển dụng nói rằng một lá thư cảm ơn vụng về có thể "giết chết" bạn - đặc biệt là khi chúng bị mắc lỗi đánh máy hoặc mấy cái lỗi vớ vẩn không thể chấp nhận được. Hãy chăm chút cho lá thư của bạn như những người thợ đọc và sửa morat cho một tờ báo vậy bạn nhé. Và nếu như bạn phải gửi lời cảm ơn đến nhiều người trong công ty vì nhiều lý do, bạn không nên gởi những lời cảm ơn y hệt nhau đến cho từng người. Điều này cũng dễ lý giải thôi. Thử tưởng tượng khi những nhà phỏng vấn tập hợp tất cả các dữ liệu về bạn,
- tất nhiên có cả mấy cái lá thư bạn đã gởi, trước khi đưa ra quyết định tuyển dụng cuối cùng, thì những lá thư "sản xuất hàng loạt" của bạn sẽ gây ra một sự phản cảm, và tất nhiên sẽ rất khó coi khi người ta treo chúng lên mà so sánh. Mỗi người bạn gặp có một mục đích công việc khác nhau, vai trò của họ với bạn cũng không hề giống và cái cách mà bạn đề cập vấn đề với họ phải rất riêng biệt. Vậy thì bạn hãy xác định cảm nghĩ riêng biệt cho từng bức thư gởi đến từng người, bạn sẽ gây được một ấn tượng mạnh mẽ hơn đến mọi người. Các lỗi khác Một sai sót nghiêm trọng của các lá thư cảm ơn là lầm lẫn nó với một bài làm văn đề cao bản thân mình. Hãy nhớ rằng, bạn vẫn chưa hề nhận được một lời đề nghị tuyển dụng nào cả. Hãy cho nhà tuyển dụng thời gian để họ đưa ra quyết định. Hãy để họ biết rằng bạn mong chờ một lời đề nghị, và bạn sẽ nhanh chóng giúp họ thu gọn lại danh sách ứng cử viên khi họ triệu hồi bạn vào vị trí ấy. Và cuối cùng nghĩ đến những điều tốt đẹp và điền chúng vào trong bức thư như những lời chúc. Nếu nhà phỏng vấn nói rằng cô ấy sẽ đưa ra quyết định vào tối hôm nay, thì bạn đừng nên gởi cái thư cảm ơn của bạn một cách truyền thống theo đường bưu điện chậm rì. Hãy lập tức gởi cho cô ấy một cái e-mail ngay khi bạn về tới nhà, nếu không cái thư của bạn sẽ trở nên vô duyên hết mức. Trong trường hợp bạn nộp đơn cho các vị trí làm các công việc với từng thân chủ riêng rẽ, thì tốt hơn hết bạn nên gởi một cái bưu thiếp thật xinh xắn với các lời văn được viết tay. Điều này thể hiện sự lưu ý đến từng chi tiết, một kỹ năng rất quan trọng trong công việc sau này của bạn mà nhà tuyển dụng rất chú ý đến. Bạn cũng có thể lưu ý đến việc gởi một bức fax cảm ơn, rồi sau đó gởi bản chính bằng đường thư tín. Bằng cách đó người phỏng vấn sẽ ngay lập tức đọc được cảm nghĩ của bạn, và họ sẽ nhớ đến một lần nữa khi cái thư đến nơi. Thế là bạn đã làm cho người ta nhớ đến tên bạn hai lần- một điều hi hữu có thể làm cho người ta nhớ đến bạn nhiều hơn các ứng viên khác. Lời khuyên quan trọng nhất khi viết một cái thư cảm ơn là bạn phải hiệu chỉnh hình thức của chúng trước khi gởi đi. Giả dụ rằng bạn nộp đơn xin việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thì bạn sẽ không thích gửi một cái thư theo kiểu truyền thống nữa, mà dùng các kỹ thuật của bạn để gửi một cái thư điện tử. Và cũng giả dụ rằng bạn không thích công việc hay vị trí mới được phỏng vấn, thì
- cũng không mất công gì mà bạn không cho những người phỏng vấn biết rằng bạn tôn trọng thời gian và sự chú ý của họ. Ai biết được cũng chính họ sẽ phỏng vấn trở lại bạn vào một ngày nào đó - và cho một vị trí mà bạn đang mong muốn được ngồi vào? Bạn cũng nên biết rằng một cái thư được viết mẫu mực, không mắc lỗi chính tả, và thích hợp cho từng cá nhân người đọc sẽ làm cho người phỏng vấn cảm thấy hơi bị rung động đó. Nhưng nhiều khi chúng cũng không lay chuyển được những nhà tuyển dụng cứng rắn, một khi họ đã có quyết định rằng bạn thật sự không thích hợp cho vị trí đó. Tuy nhiên chúng cũng có một công dụng là để lại một ấn tượng tốt cho người ta khi bạn quyết định nộp đơn trở lại vào công ty đó, hoặc là cho bạn một lợi thế nếu người được tuyển dụng lại không đi làm việc. Cuối cùng, bạn cần nhớ quy tắc 6 chữ T: tử tế, tức thời và thận trọng - khi viết một cái thư cảm ơn đến nhừ tuyển dụng đã phỏng vấn bạn cho vị trí công việc mà bạn mong muốn.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn