intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

9 dấu hiệu bạn bị sa thải

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

166
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chín dấu hiệu sau sẽ cho bạn biết tình trạng công việc của mình và nếu nhận thấy mình rơi vào một trong những trường hợp sau thì có thể nên sớm tìm con đường riêng cho mình. Hy vọng bạn sẽ nhận ra được dấu hiệu đúng lúc để thay đổi số phận. 1. Không còn là nhân vật quan trọng Bạn đã từng là người quan trọng trong công ty hay ở ngoài xã hội? Nếu ở địa vị quan trọng, bạn sẽ luôn được biết mọi thông tin về công ty cũng như nắm bắt rõ tài chính,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 9 dấu hiệu bạn bị sa thải

  1. 9 dấu hiệu bạn bị sa thải Chín dấu hiệu sau sẽ cho bạn biết tình trạng công việc của mình và nếu nhận thấy mình rơi vào một trong những trường hợp sau thì có thể nên sớm tìm con đường riêng cho mình. Hy vọng bạn sẽ nhận ra được dấu hiệu đúng lúc để thay đổi số phận. 1. Không còn là nhân vật quan trọng Bạn đã từng là người quan trọng trong công ty hay ở ngoài xã hội? Nếu ở địa vị quan trọng, bạn sẽ luôn được biết mọi thông tin về công ty cũng như nắm bắt rõ tài chính, tình hình kinh doanh và được cấp dưới “vâng lời”, đó là điều hiển nhiên. Nếu bạn thấy rằng năm ngoái, bạn luôn biết về dự báo doanh thu bi quan từ cấp
  2. quản lý. Nhưng nay nhiều thứ đã thay đổi và bạn cần quan tâm đến lí do cắt giảm nhân sự. Bạn ít khi nói chuyện với ban quản lý điều hành? Ngoại trừ một vài lời khen “nhạt nhẽo” cho mọi cố gắng trong công việc của bạn hay tỏ vẻ “miễn cưỡng” vui vẻ với bạn của cấp trên? Nếu vậy bạn có nguy cơ dễ bị sa thải lắm đấy. 2. Bạn được thông báo là có một kì nghỉ Không có cách nào để từ chối. Điều này ám chỉ rằng bạn không biết gì về công việc và bạn có thể bị sa thải. Đây không phải là kì nghỉ để thưởng cho bạn sau những nỗ lực làm việc vất vả cũng không phải là kì nghỉ mà bạn nghe vào cuối năm tài chính khi bạn chưa kết thúc làm việc và chính sách của công ty khiến bạn phải nghỉ việc. Mà đây là kì nghỉ bạn nghe từ ông giám đốc khó tính không muốn bạn ở trong công ty nữa. Đây là giai đoạn tiền đề cho việc bị “sa thải” thực sự. 3. Bạn cần một thái độ biết nhận lỗi và sửa lỗi Lại thêm một kì nghỉ nữa, gợi ý rằng bạn có thể thay đổi bản thân. Bạn nghĩ những lời bình luận của mình là trò đùa nhưng bạn hãy chú ý mọi người sẽ phản ứng thế nào khi bạn mở miệng. Vì một vài lí do nào đó bạn được im lặng hoặc nói điều gì trong tâm trí của bạn. Bạn thân hay anh trai của bạn có thể hiểu sự thiếu tế nhị đó nhưng ở nơi làm việc thì không. Trong thực tế “con tàu” nghề nghiệp bạn đang lái có thể chìm bất cứ lúc nào nếu lời nói không được cân nhắc kỹ lưỡng đấy. 4. Bạn mắc một lỗi lớn Đây là một thế giới thực sự không phải là phim hoạt hình. Khi Homer Simpson chịu trách nhiệm về sự khủng hoảng của nhà máy hạt nhân, ông Burns không trách anh ấy. Sự kiện này nghe có vẻ khôi hài. Tuy nhiên sự hài hước của truyền hình không liên quan gì đến nghề nghiệp hiện tại của bạn cả. Có thể bạn đóng góp rất
  3. nhiều cho công ty nhưng vì một sai lầm khiến công ty bị thâm hụt tài chính lớn hoặc mất một hợp đồng quan trọng hay giảm uy tín của công ty thì bạn dễ dàng bị ban quản lý nhân sự xếp vào danh sách “những nhân vật mắc lỗi để không trọng dụng”. Nếu chưa đến mức độ nghiêm trọng như thế thì bạn sẽ ở trong tình trạng “án treo” và bị dò xét cả những lỗi nhỏ để kết hợp thành nguyên nhân chính đáng sa thải bạn đấy. 5. Sự thay đổi mới Một ngày bạn đến nơi làm việc nhận thấy một nửa nhân sự phòng của bạn đã bị thay thế bởi một “nhân vật tài hoa” nào đó hoặc những người mới tập sự thay cho những người có kinh nghiệm thì nguy cơ bị sa thải không báo trước cũng dễ dành cho bạn. Nếu không có được sự ủng hộ hay phản hồi tích cực từ người quản lí thì đây có thể là “tiếng chuông báo tử” đối với nghề nghiệp của bạn. 6. Không phù hợp với văn hóa công ty Mỗi một công ty có những quy định văn hóa riêng. Có thể lúc đầu đi xin việc, bạn chỉ mong được tuyển dụng và tự hào vì kiếm được việc làm mà quên mất những quy định văn hóa trong công ty? Rằng với tính cách của bạn, bạn có thực sự hòa nhập với văn hóa trong công ty hay không ( bao gồm cả việc hòa nhập với mọi người để làm việc)? Bạn nhận ra rằng với các bộ phận làm việc và cả công ty bạn như là một “nữ tu sĩ” trong một nhà thờ? Mọi người đều “lờ mờ” nhận thấy rằng bạn là một ngừoi chống đối và “hoang tưởng” về việc truyền bá tinh thần cho nhóm. Ngay bản thân bạn cũng mệt mỏi vì cách mọi người đối xử với bạn. Đó cũng là dấu hiệu xấu cho con đường nghề nghiệp của bạn. 7. Tình trạng suy thoái kinh tế…
  4. Và công ty bạn là một “ứng cử viên” kém tiềm năng trong tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu như thế này thì không chỉ riêng bạn mà cả công ty đang đứng trước sự sụp đổ. Nếu bạn nghe thấy thông tin tạm ngừng hay dấu hiệu suy thoái tài chính của công ty, hãy tự biết bảo vệ chính mình trước nguy cơ thất nghiệp dài hạn. Nơi nào có khói thì ở đó có lửa. Bạn cũng nên phòng bị cho mình một con đường khác đi nhé. 8. Quản lý mới Ở một nơi cạnh tranh kinh tế thị trường thì việc thay đổi người đứng đầu là chuyện dễ hiểu. Sự quản lí mới có thể làm thay đổi và khuấy động tất cả mọi thứ vốn đang yên ả. Họ có thể sủng ái bạn hơn người cũ nhưng cũng rất dễ nhìn thấy bạn là “chướng tai gai mắt”. Hãy cẩn thận nhé, bởi họ muốn là một người sếp giỏi giang nên muốn đánh thức tài năng và loại bỏ bớt người yếu kém. Hãy xem bạn ở vị trí nào? 9. Sự xem xét tồi tệ và ông chủ để ý đến bạn Theo một cách khác, một cuộc thăm dò có thể là bước tích cực trong sự phát triển nghề nghiệp của bạn. Tuy nhiên sẽ không tốt khi sự chú ý ấy là tiêu cực. Nếu sếp bạn soi xét bạn từ việc nhỏ nhặt, giám sát thường xuyên, có cảm giác rằng tương lai của bạn trong công ty đang bị đặt lên bàn cân và không có lối thoát thì bạn cũng nên chuẩn bị tinh thần từ bây giờ. Tuy nhiên, hãy biến cơ hội “tồi tệ” đó thành nhân tố chứng tỏ tài năng của bạn. Có những kỹ năng giỏi giang mà trước đây ông chủ không bao giờ để mắt tới, hãy thể hiện cho sếp thấy bạn là nhân viên có năng lực. Đây cũng chính là cơ hội để đánh giá nỗ lực của bạn một cách công bằng hơn. Bạn sẽ nhận được xứng đáng những gì tâm huyết và công sức bỏ ra vì lợi ích của công ty. Hãy cải thiện năng suất làm việc và trở thành tài sản quý giá của công ty bạn ngay bây giờ nhé.
  5. Hãy làm việc Qua các dấu hiệu trên bạn thấy mình có rơi vào các trường hợp đó không? Dù có hay không đã đến lúc bạn phải hành động bởi vì bạn còn có rất nhiều nguy cơ khác để bị mất việc. Đừng ngồi an nhàn và chờ đợi số phận nhé.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2