YOMEDIA
ADSENSE
Áp dụng phương pháp phân tích lớp ẩn đánh giá mức độ sử dụng chất của bệnh nhân phòng khám ngoại trú và tư vấn xét nghiệm HIV tại Hà Nội năm 2014
41
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nghiên cứu tiến hành nhằm mô tả đặc điểm sử dụng đa chất và mức độ nguy cơ theo thang điểm ASSIST trên bệnh nhân phòng khám ngoại trú và tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện tại Hà Nội, năm 2014. Áp dụng phân tích lớp ẩn (Latent Class analysis) để phân nhóm sử dụng đa chất của quần thể nghiên cứu. Nam giới gồm 3 nhóm: nhóm sử dụng ít hoặc không sử dụng; nhóm sử dụng trung bình và nhóm sử dụng đa chất (10,2%).
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Áp dụng phương pháp phân tích lớp ẩn đánh giá mức độ sử dụng chất của bệnh nhân phòng khám ngoại trú và tư vấn xét nghiệm HIV tại Hà Nội năm 2014
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH LỚP ẨN ĐÁNH GIÁ MỨC<br />
ĐỘ SỬ DỤNG CHẤT CỦA BỆNH NHÂN PHÒNG KHÁM NGOẠI<br />
TRÚ VÀ TƯ VẤN XÉT NGHIỆM HIV TẠI HÀ NỘI NĂM 2014<br />
Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Minh Sang, Trần Khánh Toàn, Lê Minh Giang<br />
1<br />
<br />
Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo HIV/AIDS - Đại học Y Hà Nội<br />
2<br />
Bộ môn Y học gia đình – Đại học Y Hà Nội<br />
3<br />
Bộ môn Dịch Tễ - Đại học Y Hà Nội<br />
<br />
Nghiên cứu tiến hành nhằm mô tả đặc điểm sử dụng đa chất và mức độ nguy cơ theo thang điểm<br />
ASSIST trên bệnh nhân phòng khám ngoại trú và tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện tại Hà Nội, năm 2014.<br />
Áp dụng phân tích lớp ẩn (Latent Class analysis) để phân nhóm sử dụng đa chất của quần thể nghiên cứu.<br />
Nam giới gồm 3 nhóm: nhóm sử dụng ít hoặc không sử dụng; nhóm sử dụng trung bình và nhóm sử dụng đa<br />
chất (10,2%). Nữ giới gồm 2 nhóm: nhóm sử dụng ít hoặc không sử dụng và nhóm sử dụng đa chất (16,2%).<br />
Nhóm sử dụng đa chất là những bệnh nhân cần quan tâm đặc biệt bởi họ đồng thời có mức độ nguy cơ từ<br />
trung bình trở lên với nhiều chất khác nhau. Do đó, có thể thấy được mức độ ảnh hưởng của rối loạn sử<br />
dụng đa chất lên hiệu quả điều trị HIV ở nhóm bệnh nhân này. Lồng ghép phát hiện sớm và điều trị rối loạn<br />
nghiện chất sẽ làm tăng cường sự tham gia của bệnh nhân và nâng cao hiệu quả trong điều trị HIV.<br />
Từ khóa: HIV; sử dụng đa chất; phân tích lớp ẩn (LCA), ASSIST<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐẾ<br />
Ở Việt Nam, nhiễm HIV và tiêm chích ma<br />
túy (chủ yếu là heroin) có mối quan hệ mật<br />
thiết thể hiện ở tỷ trọng người có tiền sử tiêm<br />
chích ma tuý [1; 2]. Việc lạm dụng rượu và<br />
các chất ma túy cũng khá phổ biến ở nhóm<br />
người nhiễm HIV [2], làm gia tăng hành vi<br />
nguy cơ lây nhiễm HIV sang bạn tình hoặc<br />
người khác. Các rối loạn sử dụng chất cũng<br />
ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả điều trị HIV<br />
[3] do làm giảm tuân thủ và duy trì trong điều<br />
trị ART [4; 5; 6]. Vì lý do này việc cung cấp<br />
một công cụ cho nhân viên y tế tại các cơ sở<br />
điều trị ngoại trú HIV để họ có thể đánh giá<br />
nhanh mức độ nguy cơ của việc sử dụng chất<br />
trên bệnh nhân là điều cần thiết.<br />
<br />
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Thu Hằng, Trung tâm Nghiên<br />
cứu và Đào tạo HIV/AIDS, Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Email: hangtnguyen@gmail.com<br />
Ngày nhận: 10/10/2015<br />
Ngày được chấp thuận: 26/02/2016<br />
<br />
192<br />
<br />
Từ cuối thập kỷ 90, Tổ chức Y tế Thế giới<br />
phát triển một bộ công cụ sàng lọc có tên viết<br />
tắt là ASSIST (Alcohol, Smoking, Substance<br />
Involvement Screening Test). Đây là bộ công<br />
cụ sàng lọc đơn giản, đáng tin cậy để đánh<br />
giá các mức độ nguy cơ liên quan đến sử<br />
dụng các chất có cồn, thuốc lá, và các chất<br />
gây nghiện khác (cocain, amphetamine, dung<br />
môi hữu cơ, thuốc an thần, chất gây ảo giác,<br />
và các chất dạng thuốc phiện) [7]. Bộ công cụ<br />
đã được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới.<br />
Ở Việt Nam, bộ công cụ ASSIST đã được Tổ<br />
chức Y tế Thế giới dịch sang tiếng Việt tuy<br />
nhiên vẫn chưa áp dụng rộng rãi ở các cơ sở<br />
y tế, bao gồm cơ sở điều trị ngoại trú HIV.<br />
Bên cạnh việc cung cấp thông tin về mức<br />
độ nguy cơ của việc sử dụng chất, công cụ<br />
ASSIST còn cung cấp thông tin chi tiết về tỷ lệ<br />
sử dụng 9 loại chất khác nhau trong 90 ngày<br />
qua [7]. Đây là những thông tin quan trọng<br />
cho phép đánh giá mức độ sử dụng đa chất<br />
của đối tượng sàng lọc. Tuy nhiên các<br />
<br />
TCNCYH 99 (1) - 2016<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
phương pháp phân tích công cụ ASSIST hiện<br />
<br />
Trong đó các tham số là: n = 4200 là số<br />
<br />
nay [7] chỉ dừng ở việc tính tổng điểm của<br />
từng chất để đánh giá nguy cơ lệ thuộc chứ<br />
<br />
bệnh nhân có địa chỉ thường trú tại Hà Nội<br />
đang được điều trị HIV tại 17 phòng khám<br />
<br />
chưa phân tích nhằm phân loại mức độ sử<br />
dụng một hay nhiều chất trong số các đối<br />
<br />
ngoại trú ở Hà Nội (báo cáo tháng 9/2012 của<br />
Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Hà Nội);<br />
<br />
tượng sàng lọc. Đây cũng là một thực tế trong<br />
các nghiên cứu về thực trạng sử dụng chất ở<br />
<br />
p = 0,6 là tỷ lệ ước tính có lạm dụng ma túy và<br />
rượu của Trung tâm phòng chống AIDS Hà<br />
<br />
Việt Nam khi việc phân nhóm đối tượng sử<br />
<br />
Nội; ME = 0,04 là phương sai tương đối chấp<br />
<br />
dụng đa chất còn hạn chế, làm lãng phí thông<br />
tin thu thập. Phương pháp phân tích lớp ẩn<br />
<br />
nhận được giữa tỷ lệ ước tính của mẫu và<br />
quần thể; α = 0,05 => z(1-α/2) = 1,96. Cỡ mẫu<br />
<br />
(Latent Class Analysis): là kỹ thuật phân tích<br />
thống kê giúp phân loại đối tượng vào cùng<br />
<br />
tối thiểu cần thiết là 507, khi cộng thêm 20%<br />
dự phòng từ chối và thiếu thông tin cho cỡ<br />
<br />
một nhóm có những đặc điểm giống nhau về<br />
việc sử dụng chất và khác với các đối tượng<br />
<br />
mẫu dự kiến là 600 bệnh nhân. Các bệnh<br />
nhân này được chọn ngẫu nhiên theo danh<br />
<br />
khác ở nhóm khác dựa trên thông tin sử dụng<br />
<br />
sách bệnh nhân (với các cơ sở OPCs) hoặc<br />
<br />
chất của từng cá nhân [8]. Mục tiêu của bài<br />
viết này là áp dụng phương pháp phân tích<br />
<br />
cứ hai bệnh nhân chọn một (với cơ sở VCT).<br />
<br />
lớp ẩn nhằm mô tả đặc điểm sử dụng đa chất<br />
và mức độ nguy cơ sử dụng chất theo thang<br />
điểm ASSIST trên các bệnh nhân tại phòng<br />
khám ngoại trú và các đối tượng đến dịch vụ<br />
tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện.<br />
<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
<br />
Biến số và chỉ số<br />
Đặc điểm nhân khẩu xã hội học về giới,<br />
học vấn, hôn nhân, thu nhập, và nghề nghiệp,<br />
cũng như sự tham gia của bệnh nhân trong<br />
các trung tâm cai nghiện 06.<br />
Sử dụng bộ câu hỏi ASSIST sàng lọc cho<br />
9 chất gồm có thuốc lá, rượu, và các chất gây<br />
<br />
1. Đối tượng<br />
<br />
nghiện là: cần sa, cocain, amphetamine (đá),<br />
dung môi hữu cơ, thuốc an thần, chất gây ảo<br />
<br />
593 đối tượng nghiên cứu là những bệnh<br />
<br />
giác và các chất giảm đau, chất dạng thuốc<br />
<br />
nhân tham gia điều trị HIV ở 2 cơ sở phòng<br />
khám ngoại trú và 1 cơ sở xét nghiệm HIV tự<br />
<br />
phiện (8 câu hỏi cho mỗi chất). Trong nghiên<br />
cứu này, chúng tôi hỏi về việc sử dụng chất<br />
<br />
nguyện (VCT) tại Hà Nội. Cụ thể là phòng<br />
<br />
trong khoảng thời gian 30 ngày trước khi<br />
phỏng vấn. Phân mức độ nguy cơ sử dụng<br />
<br />
khám ngoại trú Hoàng Mai, phòng khám ngoại<br />
trú Bạch Mai và VCT Hoàng Mai).<br />
2. Thời gian: từ tháng 3 đến tháng 9/2014.<br />
3. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.<br />
Cỡ mẫu nghiên cứu<br />
Sử dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng<br />
tỷ lệ [9].<br />
(Z2).p.(1 - p). n<br />
<br />
cho từng chất dựa trên điểm số của ASSIST<br />
theo ba 3 mức: thấp, trung bình (có hại), cao<br />
(phụ thuộc) [7]. Mức thấp là điểm số từ dưới 3<br />
trở xuống (từ dưới 10 trở xuống đối với rượu);<br />
Mức trung bình là điểm số nằm trong khoảng<br />
từ 4 (11 với rượu) tới 26. Mức cao là điểm số<br />
≥ 27 điểm.<br />
4. Phương pháp và công cụ thu thập số<br />
liệu<br />
<br />
n=<br />
(ME2). (n - 1) + (Z2).p.(1 - p)<br />
TCNCYH 99 (1) - 2016<br />
<br />
Sàng lọc được thực hiện bằng hai cách:<br />
193<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
bệnh nhân tự trả lời câu hỏi ASSIST hoặc<br />
<br />
593 đối tượng tham gia nghiên cứu, trong<br />
<br />
đồng đẳng viên thực hiện sàng lọc. Số liệu<br />
được thu thập trực tiếp trên máy tính bảng<br />
<br />
đó 66,4% đến từ 2 phòng khám ngoại trú và<br />
33,6% là từ VCT. Nam giới chiếm đa số<br />
<br />
bằng phần mềm QDS v2.6.<br />
<br />
(62,6%). Độ tuổi trung bình là 34,6 từ 18 đến<br />
65 tuổi. Đối tượng có trình độ dưới phổ thông<br />
<br />
5. Xử lý số liệu<br />
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Mplus<br />
7.1 và STATA 13.0. Phân tích thống kê mô tả<br />
được thực hiện trên các biến số đặc điểm<br />
nhân khẩu - xã hội học, mức độ nguy cơ sử<br />
<br />
trung học là 47,4%. Chỉ có khoảng1/4 đối<br />
tương độc thân. Tỷ lệ thất nghiệp là 15,7%, đa<br />
số mức thu nhập không cao (từ 3 - 5 triệu/<br />
tháng). Tỷ lệ đã từng điều trị tại trung tâm 06<br />
là 15%.<br />
<br />
dụng chất từng chất trong 30 ngày qua theo<br />
thang điểm ASSIST. Phân nhóm sử dụng đa<br />
chất theo giới tính bằng phương pháp phân<br />
<br />
2. Phân tích lớp ẩn đặc điểm sử dụng<br />
đa chất<br />
<br />
tích lớp ẩn (LCA). Nghiên cứu sử dụng một<br />
<br />
Ở nam giới, tỷ lệ sử dụng thuốc lá và rượu/<br />
<br />
tập hợp thông tin về việc sử dụng 9 loại chất<br />
<br />
bia trong 30 ngày qua tương tự nhau lần lượt<br />
<br />
trong 30 ngày qua để định nghĩa các phân<br />
<br />
là 75,7% và 74,4%, cao hơn hẳn so với các<br />
<br />
nhóm sử dụng đa chất. Các thông tin này<br />
<br />
chất khác. Hơn 13% báo cáo sử dụng các<br />
<br />
dưới dạng biến tần suất được chuyển thành<br />
<br />
chất giảm đau, chất dạng thuốc phiện và gần<br />
<br />
biến nhị thức (0 là ‘Không sử dụng’; 1 là ‘Có<br />
<br />
10% sử dụng amphetamine. Ở nữ giới, tỷ lệ<br />
<br />
sử dụng’). Các mô hình với số lượng phân lớp<br />
<br />
sử dụng chất thấp hơn rõ rệt so với nam giới<br />
<br />
tăng dần được ước lượng. Giá trị thấp của chỉ<br />
<br />
ở hầu hết 9 chất trừ thuốc an thần (9,5% so<br />
<br />
số AIC (Akaike Information Criterion) và BIC<br />
<br />
với 5,7%). Hơn 40% nữ giới sử dụng rượu/<br />
<br />
(Bayesian Information Criterion) và giá trị càng<br />
<br />
bia, trong khi đó thuốc lá là 17,1%.<br />
<br />
cao của chỉ số Entropy giúp đánh giá mức độ<br />
đầy đủ và đơn giản của mô hình [10]. Kiểm<br />
định Khi bình phương được tính toán để so<br />
sánh phân nhóm sử dụng đa chất với phân<br />
mức nguy cơ từ trung bình trở lên theo điểm<br />
số ASSIST.<br />
<br />
Kết quả trình bày ở bảng 1 cho thấy mô<br />
hình 3 lớp ẩn được lựa chọn cho nam giới và<br />
mô hình có 2 lớp được lựa chọn cho nữ giới<br />
vì thể hiện tốt nhất về độ mạnh thống kê theo<br />
chỉ số BIC, AIC thấp, và có khả năng diễn dịch<br />
ở hai khía cạnh lý thuyết và thực hành liên<br />
<br />
6. Đạo đức nghiên cứu: đề cương nghiên<br />
cứu đã được thông qua hội đồng đạo đức của<br />
<br />
quan đến hành vi sử dụng chất. Mặt khác, 2<br />
<br />
trường Đại học Y Hà Nội (Quyết định số 145/<br />
HĐĐĐ-ĐHYHN ngày 18/07/2014).<br />
<br />
định tỷ số khả dĩ: Vuong-Lo-Mendell-Rubin, Lo<br />
<br />
III. KẾT QUẢ<br />
1. Đặc điểm nhân khẩu – xã hội học<br />
<br />
194<br />
<br />
mô hình đều có ý nghĩa thống kê với 3 kiểm<br />
-Mendell-Rubin và tham số lấy mẫu có hoàn<br />
lại; nghĩa là cho phép lựa chọn mô hình có số<br />
phân lớp k thay vì lựa chọn mô hình có số<br />
phân lớp thấp hơn (k - 1 lớp) [8].<br />
<br />
TCNCYH 99 (1) - 2016<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
Bảng 1. Chỉ số sự phù hợp của các mô hình phân lớp theo giới<br />
Lớp<br />
<br />
Chỉ số sự phù hợp<br />
<br />
Giá trị p kiểm định tỷ số khả dĩ<br />
<br />
AIC<br />
<br />
BIC<br />
<br />
Entropy<br />
<br />
(1)<br />
<br />
(2)<br />
<br />
(3)<br />
<br />
2 lớp<br />
<br />
2937,799<br />
<br />
3020,04<br />
<br />
0,789<br />
<br />
0,0030<br />
<br />
0,0033<br />
<br />
< 0,0001<br />
<br />
3 lớp<br />
<br />
2860,653<br />
<br />
2985,971<br />
<br />
0,919<br />
<br />
0,0001<br />
<br />
0,0001<br />
<br />
< 0,0001<br />
<br />
4 lớp<br />
<br />
2851,147<br />
<br />
3019,543<br />
<br />
0,929<br />
<br />
< 0,0001<br />
<br />
< 0,0001<br />
<br />
< 0,0001<br />
<br />
2 lớp<br />
<br />
1364,249<br />
<br />
1231,719<br />
<br />
0,924<br />
<br />
0,0036<br />
<br />
0,0039<br />
<br />
< 0,0001<br />
<br />
3 lớp<br />
<br />
1435,705<br />
<br />
1340,596<br />
<br />
0,932<br />
<br />
0.0260<br />
<br />
0.0272<br />
<br />
< 0,0001<br />
<br />
Nam giới<br />
<br />
Nữ giới<br />
<br />
(1) Vuong - Lo - Mendell - Rubin LRT; (2) Lo - Mendell - Rubin adjusted LRT<br />
<br />
Bảng 2. Phân tích lớp ẩn (LCA) với các chất sử dụng theo giới<br />
Giới<br />
<br />
Nam giới (n = 371)<br />
<br />
Nữ giới (n = 222)<br />
<br />
30 ngày<br />
qua<br />
<br />
Lớp 1<br />
<br />
Lớp 2<br />
<br />
Lớp 3<br />
<br />
30 ngày<br />
qua<br />
<br />
Lớp 1<br />
<br />
Lớp 2<br />
<br />
371<br />
<br />
87<br />
<br />
246<br />
<br />
38<br />
<br />
222<br />
<br />
186<br />
<br />
36<br />
<br />
Tỷ lệ giữa các lớp<br />
<br />
100%<br />
<br />
23,5%<br />
<br />
66,3%<br />
<br />
10,2%<br />
<br />
100%<br />
<br />
83,8%<br />
<br />
16,2%<br />
<br />
Thuốc lá<br />
<br />
75,7%<br />
<br />
0%<br />
<br />
100%<br />
<br />
92,4%<br />
<br />
17,1%<br />
<br />
3,6%<br />
<br />
88,9%<br />
<br />
Rượu/ bia<br />
<br />
74,4%<br />
<br />
57,3%<br />
<br />
77,8%<br />
<br />
89,8%<br />
<br />
42,8%<br />
<br />
33,8%<br />
<br />
90,7%<br />
<br />
Cần sa<br />
<br />
5,7%<br />
<br />
1,2%<br />
<br />
0,2%<br />
<br />
45,2%<br />
<br />
2,3%<br />
<br />
0%<br />
<br />
14,2%<br />
<br />
Cocaine<br />
<br />
2,7%<br />
<br />
1,2%<br />
<br />
1,2%<br />
<br />
14,1%<br />
<br />
1,8%<br />
<br />
0,1%<br />
<br />
10,7%<br />
<br />
Amphetamine<br />
<br />
9,7%<br />
<br />
2%<br />
<br />
3,9%<br />
<br />
57%<br />
<br />
5,0%<br />
<br />
0%<br />
<br />
31,2%<br />
<br />
Dung môi hữu cơ<br />
<br />
1,9%<br />
<br />
0%<br />
<br />
1,3%<br />
<br />
8,9%<br />
<br />
2,7%<br />
<br />
0,5%<br />
<br />
14,1%<br />
<br />
Thuốc an thần<br />
<br />
5,9%<br />
<br />
5,7%<br />
<br />
3,7%<br />
<br />
18,8%<br />
<br />
9,5%<br />
<br />
6%<br />
<br />
27,9%<br />
<br />
3%<br />
<br />
0%<br />
<br />
0%<br />
<br />
25,3%<br />
<br />
3,6%<br />
<br />
0%<br />
<br />
22,7%<br />
<br />
13,2%<br />
<br />
0%<br />
<br />
2,4%<br />
<br />
50,5%<br />
<br />
17,1%<br />
<br />
0,5%<br />
<br />
31,3%<br />
<br />
1,09<br />
<br />
0,67<br />
<br />
1,91<br />
<br />
4,02<br />
<br />
1,64<br />
<br />
0,45<br />
<br />
3,37<br />
<br />
Lớp<br />
N<br />
<br />
Chất gây ảo giác<br />
Các chất dạng thuốc<br />
phiện<br />
Trung bình số chất<br />
từng lớp<br />
<br />
Các ô bôi đậm có tỷ lệ % sử dụng các chất ở từng lớp > 10% - dùng để đặt tên cho lớp<br />
<br />
TCNCYH 99 (1) - 2016<br />
<br />
195<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
Kết quả phân tích lớp (bảng 2) cho thấy ở<br />
<br />
mẫu (23,5%) trong đó có 57,3% nam giới sử<br />
<br />
nữ giới có thể phân hai lớp tương ứng với<br />
nhóm có mức độ sử dụng đa chất khác nhau.<br />
<br />
dụng rượu trong 30 ngày qua, ngoài ra hầu<br />
như không sử dụng các chất khác. Lớp 2<br />
<br />
Lớp 1 (nhóm sử dụng ít hoặc không sử dụng)<br />
chiếm hơn 4/5 số nữ trong mẫu nghiên cứu<br />
<br />
(Nhóm sử dụng trung bình) chiếm đa số<br />
(66,3%) trong đó toàn bộ đều hút thuốc và có<br />
<br />
(83,8%). Rượu là chất sử dụng phổ biến nhất<br />
trong nhóm này (33,8%), trong khi đó tỷ lệ sử<br />
<br />
tỷ lệ cao (77%) có sử dụng rượu. Lớp 3<br />
(Nhóm sử dụng đa chất) chiếm tỷ lệ nhỏ<br />
<br />
dụng các chất khác ít (cao nhất là thuốc an<br />
<br />
(10,2%) và ngoài việc hầu hết đều có sử dụng<br />
<br />
thần 6%). Trung bình số chất sử dụng trong<br />
30 ngày là 0,45. Nhóm 2 (Nhóm sử dụng đa<br />
<br />
rượu và thuốc là thì họ còn sử dụng các chất<br />
khác như chất dạng thuốc phiện (50,5%), cần<br />
<br />
chất) chiếm khoảng gần 1/5 (16,2%). Ở nhóm<br />
này, 90,7% có sử dụng rượu/bia, 88,9% thuốc<br />
<br />
sa (45,2%) và chất dạng amphetamine (57%).<br />
Trung bình số chất trong nhóm sử dụng đa<br />
<br />
lá, trên 30% sử dụng amphetamine và các<br />
thuốc giảm đau, các chất dạng thuốc phiện,<br />
<br />
chất ở nữ thấp hơn so với nam.<br />
3. Mức độ nguy cơ sử dụng chất và<br />
<br />
27,9% thuốc an thần, các chất khác sử dụng<br />
<br />
tương quan với phân tích lớp ẩn<br />
<br />
từ 10,7% đến 14,2%. Trung bình số chất sử<br />
dụng là 3,37.<br />
<br />
Tỷ lệ mức nguy cơ sử dụng từ trung bình<br />
và cao theo ASSIST ở nam cao hơn so với nữ<br />
ở 8/9 chất (trừ thuốc an thần) và đặc biệt nổi<br />
<br />
Kết quả phân tích lớp ở nhóm nam giới<br />
phân làm ba lớp. Lớp 1 (nhóm sử dụng ít<br />
<br />
bật ở 3 chất thuốc lá (80,3%), rượu/bia<br />
<br />
hoặc không sử dụng) chiếm khoảng 1/4 số<br />
<br />
(35,0%) và chất dạng thuốc phiện (29,4%).<br />
<br />
Bảng 3. Phân mức nguy cơ theo điểm số ASSIST theo nhóm sử dụng chất<br />
Nam giới<br />
<br />
Nữ giới<br />
<br />
Chung<br />
<br />
Lớp 1<br />
<br />
Lớp 2<br />
<br />
Lớp 3<br />
<br />
Chung<br />
<br />
Lớp 1<br />
<br />
Lớp 2<br />
<br />
n = 371<br />
<br />
n = 87<br />
<br />
n = 246<br />
<br />
n = 38<br />
<br />
n = 222<br />
<br />
n = 186<br />
<br />
n = 36<br />
<br />
%<br />
<br />
%<br />
<br />
%<br />
<br />
%<br />
<br />
%<br />
<br />
%<br />
<br />
%<br />
<br />
Thuốc lá<br />
<br />
80,3<br />
<br />
23,0<br />
<br />
98,8<br />
<br />
92,1***<br />
<br />
18,0<br />
<br />
3,2<br />
<br />
94,4***<br />
<br />
Rượu/ bia<br />
<br />
35,0<br />
<br />
21,8<br />
<br />
36,2<br />
<br />
63,2***<br />
<br />
16,2<br />
<br />
7,0<br />
<br />
63,9***<br />
<br />
Cần sa<br />
<br />
6,7<br />
<br />
2,3<br />
<br />
4,5<br />
<br />
31,6***<br />
<br />
2,7<br />
<br />
0,5<br />
<br />
13,9***<br />
<br />
Cocaine<br />
<br />
4,3<br />
<br />
1,1<br />
<br />
2,8<br />
<br />
21,1***<br />
<br />
2,5<br />
<br />
0<br />
<br />
13,9***<br />
<br />
Amphetamine<br />
<br />
13,8<br />
<br />
2,3<br />
<br />
9,8<br />
<br />
65,8***<br />
<br />
5,4<br />
<br />
0,5<br />
<br />
30,6***<br />
<br />
Dung môi hữu cơ<br />
<br />
2,2<br />
<br />
0<br />
<br />
1,6<br />
<br />
10,5**<br />
<br />
2,3<br />
<br />
0,5<br />
<br />
11,1**<br />
<br />
Thuốc an thần<br />
<br />
5,4<br />
<br />
4,6<br />
<br />
3,7<br />
<br />
18,4**<br />
<br />
9,0<br />
<br />
5,4<br />
<br />
27,8***<br />
<br />
Chất gây ảo giác<br />
<br />
4,6<br />
<br />
1,1<br />
<br />
2,4<br />
<br />
26,3***<br />
<br />
3,2<br />
<br />
0<br />
<br />
19,4***<br />
<br />
Chất dạng thuốc<br />
<br />
29,4<br />
<br />
8,1<br />
<br />
32,1<br />
<br />
60,5***<br />
<br />
8,1<br />
<br />
5,4<br />
<br />
47,2***<br />
<br />
Nguy cơ trung bình<br />
và cao theo ASSIST<br />
<br />
196<br />
<br />
TCNCYH 99 (1) - 2016<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn