intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Acid folic - “Vệ sĩ” của sức khỏe

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

76
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chúng ta đều biết rằng vitamin đóng một vai trò rất quan trọng đối với các chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Trong số các vitamin, acid folic được xem là một trong những loại vitamin vô cùng cần thiết đối với con người, được coi là "vệ sĩ" tích cực nhất đối với sức khỏe của con người. Acid folic giúp cho hàng trăm quá trình trao đổi chất và các quá trình sinh học trong cơ thể con người hoạt động một cách trơn tru, dễ dàng hơn. Thiếu acid folic có thể khiến...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Acid folic - “Vệ sĩ” của sức khỏe

  1. Acid folic - “Vệ sĩ” của sức khỏe Chúng ta đều biết rằng vitamin đóng một vai trò rất quan trọng đối với các chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Trong số các vitamin, acid folic được xem là một trong những loại vitamin vô cùng cần thiết đối với con người, được coi là "vệ sĩ" tích cực nhất đối với sức khỏe của con người. Acid folic giúp cho hàng trăm quá trình trao đổi chất và các quá trình sinh học trong cơ thể con người hoạt động một cách trơn tru, dễ dàng hơn. Thiếu acid folic có thể khiến cơ thể gặp không ít rắc rối, thậm chí là mắc phải những căn bệnh nghiêm trọng. Các nhà khoa học đã liệt kê một số triệu chứng liên quan đến sức khỏe do thiếu acid folic phổ biến nhất bao gồm: các chứng bệnh về huyết áp,
  2. chứng căng thẳng, chứng chán nản, chứng suy nhược cơ thể, chứng mất ngủ, chứng hay quên, một số bệnh liên quan đến lưỡi và một số chứng bệnh đường ruột khác... Acid folic cũng đóng một vai trò quan trọng đối với sự hình thành, phục hồi và góp phần bảo vệ DNA. Chế độ ăn có chứa nhiều acid folic là lời khuyên mà các nhà dinh dưỡng học luôn nhắc nhở mọi người. Acid folic và tác dụng đối với bệnh tim Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh rằng nồng độ acid folic trong máu thấp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở con người. Rất nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, thiếu acid folic có liên quan mật thiết tới sự gia tăng của nồng độ homocysteine trong máu - một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tim. Hàm lượng homocysteine trong máu cao thường dẫn đến sự phá hủy thành mạch, gây ra các chứng bệnh liên quan đến tim mạch. Song acid folic có thể giúp kiểm soát dễ dàng vấn đề này bởi acid folic có thể làm giảm lượng homocysteine trong máu. Các loại thực phẩm có chứa nhiều acid folic bao gồm: đậu quả, các loại rau xanh, trái cây, bánh mì và ngũ cốc... Acid folic và những liên quan đến sức khỏe của thai nhi
  3. Mỗi năm trên thế giới có hàng nghìn thai nhi trở thành nạn nhân của một căn bệnh có thể khiến cho não bộ và thần kinh bị mắc những khiếm khuyết nghiêm trọng do thiếu vitamin B. Chủ yếu là những thai nhi bị thiếu acid folic trong vòng 3 tháng đầu. Người mẹ khi mang thai được khuyến cáo là nên hấp thụ khoảng 400 - 800 mcg acid folic mỗi ngày để đảm bảo cho sự phát triển não bộ bình thường của trẻ. Lượng acid folic chủ yếu nên được hấp thụ qua thức ăn. Giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đối với hệ miễn dịch của con người, acid folic có một vai trò vô cùng quan trọng bởi nó giúp tăng cường quá trình sản sinh lượng bạch cầu trong máu (yếu tố đóng vai trò bảo vệ giúp cơ thể chống lại sự tấn công của các loại vi khuẩn và bệnh tật), đồng thời giúp tăng c ường khả năng "chiến đấu" của những bạch cầu này. Giúp mang lại sức khỏe dẻo dai Acid folic chính là chìa khóa giúp duy trì sự cân bằng các phản ứng hóa học trong não bộ của con người, và tăng cường quá trình trao đổi chất dinh dưỡng giữa các tế bào não. Nó cũng giúp duy trì và cải thiện đáng kể quá trình truyền tín hiệu giữa các nơron thần kinh trong não, đồng thời giúp
  4. hạn chế những áp lực tiêu cực đối với não bộ do sự tăng lên của nồng độ SAMe (S - adenosylmethionie). Do vậy giúp cho con người làm việc và hoạt động được dẻo dai hơn. Tác dụng đối với bệnh ung thư Ung thư xảy ra là do DNA bị lỗi và tế bào trong cơ thể bị đột biến. Theo kết quả nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học thì acid folic có một tác động rất tích cực trong hạn chế sự thay đổi của gen có tên là p53 (sự thay đổi của loại gen này chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ung thư). Bổ sung một lượng acid folic khoảng 1.200 - 2.000mcg mỗi ngày sẽ giúp ích rất nhiều trong việc ngăn chặn bệnh ung thư. Tác động đối với bệnh gut Theo các bác sĩ, bệnh nhân bị mắc bệnh gut (một dạng bệnh kiểu như viêm khớp, xảy ra do sự tăng cao của nồng độ acid uric trong máu) nên bổ sung một lượng khoảng 10 - 40 mg acid folic có chứa trong thực phẩm mỗi ngày sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh lên một cách đáng kể. Tác động đối với bệnh Crohn và viêm đường ruột - IBD(inflammatory Bowel disease)
  5. Acid folic có một tác động tích cực trong việc hạn chế chứng bệnh này, bởi nó giúp cải thiện sự hấp thụ dinh d ưỡng trong đường ruột. Thiếu acid folic có thể gây ra sự thay đổi cấu trúc các tế bào trong màng nhầy của thành ruột, đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự kém hấp thụ dinh d ưỡng trong đường ruột. Tác động đối với chứng rụng tóc Trong một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ: trong số gần 29 triệu người Mỹ bị mắc chứng rụng tóc, đa số là do thiếu acid folic, điều này khiến cho nồng độ homocysteine tăng cao và gây ảnh hưởng tới quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể - là một trong những nguyên nhân gây ra rụng tóc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2