Âm nhạc cải lương là gì?
lượt xem 23
download
Không chỉ một bộ phận khá đông trong công chúng, mà nhiều người trong giới còn hiểu về âm nhạc Cải lương một cách lờ mờ. Bài viết, với thiện chí mong góp phần làm rõ những thắc mắc về dòng nhạc này, đồng thời khơi mào cho các nghệ sĩ – nghệ nhân có những khái niệm hoàn chỉnh hơn, hầu từng bước bổ sung, đúc kết lý thuyết âm nhạc Cải lương thành hệ thống lí luận chặt chẽ hơn. TÍNH CHUNG NHẤT Cải lương hay sân khấu Cải lương (SKCL) là một loại hình nghệ thuật...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Âm nhạc cải lương là gì?
- Âm nhạc cải lương là gì?
- Không chỉ một bộ phận khá đông trong công chúng, mà nhiều người trong giới còn hiểu về âm nhạc Cải lương một cách lờ mờ. Bài viết, với thiện chí mong góp phần làm rõ những thắc mắc về dòng nhạc này, đồng thời khơi mào cho các nghệ sĩ – nghệ nhân có những khái niệm hoàn chỉnh hơn, hầu từng bước bổ sung, đúc kết lý thuyết âm nhạc Cải lương thành hệ thống lí luận chặt chẽ hơn. TÍNH CHUNG NHẤT Cải lương hay sân khấu Cải lương (SKCL) là một loại hình nghệ thuật ca – kịch truyền thống Nam bộ và đã từ lâu lan rộng trên toàn quốc. Chỉ nói riêng về hệ thống âm nhạc của nó, rất phong phú và đa dạng. Bởi lẽ, không thuần tuý chỉ có dòng nhạc Tài tử, mà còn có cả nhạc Tây, nhạc Tàu cùng tham gia trong một vở diễn. Như vậy, trong chỉnh thể âm nhạc Cải lương là một cấu trúc phức hợp khi nhìn về tổng thể. Tính chung nhất của âm nhạc Cải lương là mối quan hệ tổng hoà của những dòng nhạc cùng tham gia trong một tác phẩm sân khấu. Những đoạn khúc hay trường đoạn đều được tổ chức theo cấu trúc chức năng, nhưng sự đan xen giữa các dòng nhạc tham gia có thể xem là cấu trúc chính – phụ. Nói cách khác, nhạc Tây hay nhạc Tàu tham gia cùng vở diễn được phân bố theo tu ỳ thuộc từng tình huống kịch, điều kiện mà hoàn cảnh kịch đặt ra. Sự đan xen nhiều hay ít cũng không thể thoát được niêm luật chính – phụ. Có nghĩa là, dòng nhạc Tài tử là chủ (chính), còn các dòng nhạc khác là khách (phụ). Đây là việc vận dụng lấy điều kiện đủ để làm điều kiện cần, nhất là loại vở diễn Cải lương hồ quảng hoặc loại vở giả sử. Trong quy luật phát triển chung của nhân loại, ta có thể tiếp thu những thành tựu văn minh của người khác để chọn lọc, cải tiến cho phù hợp với điều kiện của mình là hợp lẽ và ngược lại, nhiều quốc gia có nền văn minh cao cũng đã từng nghiên cứu tinh hoa nghệ thuật của ta, biến thành cái của họ. Trên bình diện rộng với khái niệm,
- âm nhạc là do loài người sáng tạo, thành tựu âm nhạc tức là cấp độ văn minh của nhân loại nói chung, từng dòng nhạc của mỗi quốc gia - dân tộc nói riêng. Từ khái niệm này, ta không nên quan niệm “khép kín” bảo tồn cái xưa cũ là bản sắc, mà phải làm cho bản sắc phong phú hơn trên căn cơ cội nguồn của nó. Ví dụ, bản Dạ cổ hoài lang, ban đầu nhịp đôi, qua nhiều giai đoạn phát triển: nhịp tư, nhịp tám, nhịp mười sáu nay là nhịp ba mươi hai. Nguyên thu ỷ của nó một thời gian khá dài, nhưng sau lại thêm các bản vắn chêm vào, rồi đến đưa nhạc Tây kết hợp thành tân cổ giao duyên… rất phong phú, giàu sắc thái âm nhạc mà không bao giờ mất đi tính chất của nó, như: hơi – giọng Nam – Oán, vô “hò” và về “hò”, cho dù cải tiến thế nào nó cũng giữ được căn cơ như thế. Vậy, thực chất bản Vọng cổ phát triển càng ngày càng lớn mạnh, đáp ứng với nhu cầu thị hiếu của công chúng và mang hơi thở thời đại mà vẫn không mất gốc, thì âm nhạc Cải lương cũng phát triển theo xu hướng đó. TÍNH ĐẶC THÙ Ai cũng biết, Cải lương được hình thành trên nền tảng của nhạc Tài tử Nam bộ, đỉnh cao của hình thức ca nhạc là Ca ra bộ và Ca ra bộ có thể tạm gọi là thời kỳ quá độ của nhạc Tài tử, chuyển mình với hình thức mới, đó là sự ra đời của SKCL. Xét về cớ sở lý luận của quy luật phát triển, lô gích học, tính triết học thì những tiền đề dẫn đến sự ra đời của SKCL là theo quy luật tất yếu. Như vậy, đi đến kết luận là Cải lương bắt nguồn từ dòng nhạc Tài tử Nam bộ hay nói nôm na, nhạc Tài tử là “cha đẻ” của nhạc Cải lương. Như thế, con thì phải có những nét giống cha chứ không thể giống cha thì ít lại giống “hàng xóm” thì nhiều (!). Ở đây, chúng tôi muốn đặt mạnh tính đặc thù của âm nhạc Cải lương, cái gốc là nhạc Tài tử chứ không ai khác, là chủ nhân của loại hình. Cho nên, dòng nhạc Tài tử là vai trò chủ đạo trong Cải lương, là phần hồn của vở diễn. Cái hồn còn được khẳng định, nó chính là bản sắc, l cội nguồn của dân tộc.
- Trước kia, nhạc Lễ (nhã nhạc cung đình) từ ngoài miền Trung vào, ban đầu là khí nhạc không có lời ca với hai điệu thức cơ bản, Bắc và Nam. Qua quá trình phát triển, tiền nhân ta sáng tạo thêm điệu thức Oán (có lời ca) và chính các bài bản trong điệu thức này tạo màu sắc chính trong ca – kịch Cải lương. Nếu vở Cải lương mà không có ít nhất một vài lớp Oán, thì coi như thiếu chất Cải lương hoặc là vở chưa hay, cả về hai phạm trù ca và kịch. Biện chứng là, Cải lương chính thức bắt nguồn từ lớp Tứ đại Oán ca ra bộ “Bùi Kiệm đi thi” của cụ Trương Duy Toản vào đầu thế kỷ XX do ban Tài Tử Nguyễn Tống Triều(Tư Triều) ở Mỷ Tho thực hiện. Đó là những sử liệu cụ thể, không chỉ qua các tài liệu sách báo mà còn nhiều nhân chứng xác nhận (những nghệ sĩ Cải lương lão thành, như: NSND Phùng Há, NSƯT danh cầm Bảy Bá, NSƯT Công Thành, ngh ệ nhân dân gian Bạch Huệ…). NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC Cĩ thể thấy, âm nhạc Cải lương có hai cấu trúc cơ bản: cấu trúc luận và cấu trúc chức năng. Cấu luận là những tập hợp thuận, được liên kết theo tuyến tính bằng những tín hiệu được qui ước. Ví dụ, cung “hò” là điểm tựa chính của bài Vọng cổ, thông thường “hò “ thì đến “liu” rồi đến “xang” dứt câu có thể “cống – xề hoặc xang – hò”, đó là liên kết tuyến tính trên trục ngang theo cấu trúc luận. Như thế, nhạc Tài tử sẽ là điểm nút chính trong các màn – lớp, dòng nhạc khác nếu có, chỉ xuất hiện khi cần thiết, khi mà nhạc Tài tử không hấp dẫn ở vị trí đó. Có thể ví như, trong buổi tiệc, chủ nhà cứ giành nói mãi sẽ nhàm chán, mà phải có sự lượt lời trong hội thoại hài hoà giữa chủ và khách thì tiệc mới thân mật và rôm rả hơn… Cấu trúc này, do nhạc sĩ nhạc tân nhạc thường viết nhạc kịch, theo yêu cầu của kịch bản hoặc đạo diễn. Cấu trúc chức năng là phần chính của vai trò âm nhạc Tài tử trong Cải lương, có nghĩa là các thể điệu xảy ra trong lòng kịch bản là do ý đồ cấu tứ của tác giả kịch bản. Vì tính chất bài bản Cải lương gắn liền với hoàn cảnh kịch xảy ra và mô tả trạng thái – tâm lý nhân vật. Nói khác đi, nhạc Tài tử lúc này có chức năng là phục
- vụ theo yêu cầu sân khấu, không thể theo tuyến tính mà phải theo tính năng qui ước của tác giả sáng tạo (mỗi tác giả có lối sáng tạo riêng). Chẳng hạn, lớp trữ tình tác giả thường thiết kế những điệu lý, vui nhộn thì có các bản vắn – hơi quảng, hùng hồn xôm tụ thì các lớp Bắc, buồn tự sự có các lớp Nam, bi thì có Oán, vọng cổ thì được xem là giai điệu chủ lực có thể xuất hiện ở nhiều chu cảnh và trạng thái. Cấu trúc này theo nguyên tắc hình tuyến hay còn gọi là liên tưởng, tức không có khuôn mẫu thiết kế nhất định mà do tư duy nghệ thuật của từng tác giả. Nhạc Tây hay nhạc Tàu, trong cấu trúc chức năng là vai trò phụ, tham gia làm phong phú sắc thái âm nhạc chung cho vở diễn, nhưng phải hợp lý theo cấu trúc luận. Có nghĩa là hỗ trợ cao trào kịch, những chỗ trống hoặc những không gian nhân vật không thể diễn tả được thì âm nhạc lúc này thay thế để thực hiện tính năng thời điểm đó. ĐĂC ĐIỂM CỦA ÂM NHẠC CẢI LƯƠNG Như đã nêu trên, có thể khái niệm về âm nhạc Cải lương là một dòng nhạc cấu trúc phức điệu với hai tính cách, đẳng lập và chính phụ. Nó vừa có giá trị sử dụng độc lập thuần chất chính nó và vừa liên kết với các dòng nhạc khác. Chẳng hạn trước đây, các vở Cải lương xây dựng trước năm 1975 như: Đời cô lựu, Tô Anh Nguyệt, Nửa đời hương phấn, Nữa bản tình ca, Tiếng trống sang canh… chỉ sử dụng dòng nhạc Cải lương đơn lập, có chăng nhạc Tây chỉ trình diễn lúc mở màn hoặc giữa giờ giải lao. Mấy năm trước (2000), NSƯT nhạc sĩ Thanh Hải chỉ sử dụng dàn nhạc cụ dân tộc cho vở “Khúc ly hương” theo phong cách đơn lập của cấu trúc luận Tứ tuyệt: Kìm – Cò – Tranh – Độc (đờn Bầu) để phục vụ cho vở diễn rất hiệu quả, mà không có sự can dự của một dòng nhạc hay nhạc cụ Tây – Tầu nào khác. Và chúng ta cũng chú ý đến đặc điểm của cấu trúc chức năng, sự hài hoà, cân đối của các tập hợp là tính ưu việt của nó. Cũng như đặc điểm của âm nhạc Tài tử trong Cải lương là sự biến thể của các thể điệu, tăng tiết tấu, rút gọn câu – lớp cần
- thiết cho phù hợp với yêu cầu sân khấu. Cũng có thể hiểu, sự biến thể ấy là do tác giả kịch bản chặt khúc các thể điệu ở nhạc Tài tử hợp lý rồi đưa sang Cải lương và sự chuyển đổi, chặt khúc ấy gọi là âm nhạc Cải lương. Còn các dòng nhạc khác có mặt trong Cải lương, thì được xem là điều kiện cần cho điều kiện đủ để góp phần làm giàu sắc thái trong âm nhạc Cải lương. Nói cách khác, các dòng nhạc khác tham gia trong vở diễn là những thành tố phụ, tô điểm thêm và làm tăng sự giàu có cho âm nhạc Cải lương. Và một đặc trưng không thể thiếu trong âm nhạc Cải lương là “ngâm”, dọn cảm xúc cho “ngâm” là “rao”, rao càng mùi ngâm càng hay thì càng gây h ưng phấn, càng dào dạt truyền cảm làn hơi chất gịong của diễn viên, càng miêu tả sâu sắc tâm trạng nhân vật. Nhạc Tài tử thì không có đặc trưng này, chỉ rao rồi gõ song lang, đờn bắt trước ca vô sau. Cải lương thì rao – ngâm cho mùi mẫn, rồi ca vô trước đờn mới bắt theo sau, theo “e” của ca. Đến đây quá rõ, âm nhạc Cải lương là gì? Và cũng có thể nói rằng, nhạc Tài tử là dòng nhạc thính phòng, tính năng để nghe chứ không phải để xem. Nhạc Cải lương là nét nghĩa của nhạc Tài tử phái sinh, phục vụ cho sân khấu (ca – kịch) tính năng vừa xem và nghe, đây cũng là tiêu chí của dòng âm nhạc Cải lương bác học.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn