intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

AN GIANG TRƯỚC THẾ KỈ XVII

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

156
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Văn hóa Óc Eo là nền văn hóa cổ ở đồng bằng sông Cửu Long. Niên đại được xác định từ thế kỉ I đến thế kỉ VII. Người ta biết đến nền văn hóa Óc Eo là nhờ thư tịch cổ và các thành tựu khảo cổ học do người Pháp phát hiện. Năm 1944, nhà khảo cổ học người Pháp Lu-i Man-lê-rơ (Louis Malleret) thuộc trường Viễn Đông bác cổ Đông Dương đến Ba Thê (huyện Thoại Sơn) khai quật di chỉ Óc Eo. Nơi đây có nhiều di tích nhà cửa, mẫu gạch, đá, nhiều đồ kim...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: AN GIANG TRƯỚC THẾ KỈ XVII

  1. AN GIANG TRƯỚC THẾ KỈ XVII Di chỉ khảo cổ học thuộc nền văn hóa Óc Eo ở An Giang Văn hóa Óc Eo là nền văn hóa cổ ở đồng bằng sông Cửu Long. Niên đại được xác định từ thế kỉ I đến thế kỉ VII. Người ta biết đến nền văn hóa Óc Eo là nhờ thư tịch cổ và các thành tựu khảo cổ học do người Pháp phát hiện. Năm 1944, nhà khảo cổ học người Pháp Lu-i Man-lê-rơ (Louis Malleret) thuộc trường Viễn Đông bác cổ Đông Dương đến Ba Thê (huyện Thoại Sơn) khai quật di chỉ Óc Eo. Nơi đây có nhiều di tích nhà cửa, mẫu gạch, đá, nhiều đồ kim khí, tiền vàng.... Chủ nhân của nền văn hóa này là người Phù Nam. Các di chỉ khảo cổ thuộc nền văn hóa Óc Eo được
  2. tìm thấy ở hầu hết các tỉnh Nam Bộ. Tại An Giang, các di chỉ được phân bố trên nhiều địa hình khác nhau: ở triền đồi núi như núi Ba Thê, núi Sập (huyện Thoại Sơn), núi Sam (thị xã Châu Đốc), ở đồng bằng như Giồng Cát, Giồng Xoài (thị trấn Óc Eo, Thoại Sơn), Định Mỹ, Tráp Đá (xã Định Mỹ, huyện Thoại Sơn), Lò Mo (xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú).... Người ta còn phát hiện nhiều đấu vết đường nước cổ chạy từ thị xã Châu Đốc qua núi Sam - Bảy Núi - Ba Thê - Nền Chùa (Kiên Giang). Đời sống vật chất của người Phù Nam trong nền văn hóa Óc Eo Dựa vào sách sử cũ Trung Hoa và phân tích các di vật khảo cổ học, ngày nay chúng ta có thể hình dung phần nào cuộc sống của người Phù Nam
  3. cách nay hàng ngàn năm. Thích ứng với thiên nhiên đồng bằng sông Cửu Long, người Phù Nam đã duy trì nên kinh tế nông nghiệp trồng lúa. Ngoài ra còn trồng cây ăn quả và cây lương thực khác, chăn nuôi (trâu lợn, voi, ngựa...). Thủ công nghiệp rất phát triển, gồm nhiều ngành nghề như nghề gốm, nghề mộc, nghề đóng thuyền, nghề đá, nguyền luyện kim (đồ đồng, sắt, thiếc....). Bên ngoài thành cổ tại Ba Thê có nhiều di tích nhà cửa, với nhiều mẫu gạch khác nhau. Ngoài ra, người ta còn tìm thấy nhiều di vật kim khí, tiền vàng, tiền đồng, trong đó có huy chương mang niên hiệu 152 dưới thời vua La Mã An-tô-nen- Lơ Pi-ơ (Antonin Le Pieux). Điều này chứng tỏ ngày xưa phố cổ Óc Eo từng là nơi buôn bán thương
  4. mại quan trọng trong vùng Đông Nam Á. Người Phù Nam ở nhà sàn. Phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền ghe. Nữ mặc váy (xà rông) và nam mặc khố (xam-pốt). Thức ăn chính là cơm, rau, thịt, cá. Đời sống xã hội và tinh thần của người Phù Nam Đứng đầu vương quốc cổ Phù Nam là vua, người nắm mọi quyền hành. Xã hội có sự phân biệt giàu nghèo, với ba tầng lớp chính là quý tộc, bình dân, nô tì (từ tù binh). Trích: Theo Tấn thư: Vua nước Phù Nam vốn là con gái, tên là Diệp Liễu. Thời đó có người nước ngoài là Hỗn Hội, thờ tiên thần, nằm mộng thấy thần ban cho cây cung, và dạy là phải đi thuyền lớn ra biển. Sáng ngày,
  5. Hỗn Hội đến đền thần., được cây cung, rồi theo thuyền lớn lênh đênh trên biển tới ấp ngoài của nước Phù Nam. Diệp Liễu đưa nhiều người ra chống lại. Hỗn Hội dương cung bắn, Diệp Liễu sợ hãi xin hàng, Hỗn Hội bèn lấy làm vợ và chiếm đất nước... Vào thế kỉ II, Phù Nam trở thành vương quốc rộng lớn gồm cả vùng Nam Bộ ngày nay và các vùng phụ cận. Nhà vua có quyền lực rất lớn. Cung điện làm bằng gỗ. Đền đài có nhiều tầng. Chung quang có tường thành làm bằng đất,... Trong nước Phù Nam không có nhà tù, đối với những người sai phạm thì thi hành luật pháp theo phép thần đoán. Trò giải trí bình dân và phổ biến nhất là đá gà, nuôi chim thú, thích săn bắn. Nghệ thuật ca, múa nhạc khá phát triển. Ngoài ra, người Phù Nam thích trang trí điêu khắc, chạm trổ. Bức tượng cao
  6. 3,3m tạ chùa Linh Sơn (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn), tượng Bác Chúa Xứ (phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc) là những tượng điêu khắc tiêu biểu thể hiện người Phù Nam theo đạo Phật và đạo Bà-la-môn. Người Phù Nam có tục chôn cất người chết bằng cách hỏa táng. Về chữ viết, người Phù Nam dùng chữ Phạn có nguồn gốc từ Ấn Độ. Về tín ngưỡng, đạo Bà-la-môn và đạo Phật rất thịnh hành trong cuộc sống cư dân Phù Nam. Văn hóa Óc Eo là nền văn hóa tiêu biểu cho đỉnh cao về sự phát triển chính trị - kinh tê của nên văn hóa cổ vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đến thế kỉ VII, Phù Nam bị Chân Lạp (nằm ở miền nam nước Lào hiện nay) thôn tính. Nền văn hóa Óc Eo ở đồng bằng sông Cửu Long sau thế kỉ VII suy vong. An Giang trở thành phần đất thuộc Thủy Chân Lạp. Do nôi bộ Chân Lạp chiến tranh
  7. liên miên, lại thêm người Khơ-me có thói quen sinh sống ở vùng cao nên phần lãnh thổ Thủy Chân Lạp vốn có nhiều đầm lầy, sông rạch, bị bỏ thành hoang vu, rậm rạp. Chùa Linh Sơn Tại chùa Linh Sơn, thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, Tỉnh An Giang có hai hiện vật cổ, đó là hai bia đá và tượng Phật bốn tay. Đây là hai hiện vật thuộc di chỉ văn hoá Óc Eo. Ngôi chùa Linh Sơn nằm dưới chân núi Ba Thê. Về nguồn góc lịch sử của hai hiện vật này cho đến nay chưa được xác định chính xác, nhưng theo các nhà khảo cổ học thì hai bia đá và tượng Phật bốn có niên đại khoảng từ thế kỉ II đến thế kỉ VI. Chúng ta được biết hai bia đá khắc chữ cổ này thuộc koại đá bùn, dày 0,2m. Chữ viết trên bia có thể là chữ cổ của người Phù Nam. Trải qua thời gian dài, một bia
  8. chữ bị bào mòn, còn bia chữ kia vẫn còn rõ ràng. Tượng Phật bốn tay và tấm bia đá cổ Nguồn gốc tượng Phật bốn tay do nhân dân phát
  9. hiện vào năm 1913 tại khu vựa gần chợ Ba Thê, mang về đặt lên trên giữa hai bia đá rất khít khao, từ đó người ta lập chùa thờ tượng này với tên gọi là Linh Sơn tự (còn gọi là chùa Phật bốn tay). Chùa Linh Sơn được Bộ Văn hoá – Thông tin công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật vào năm 1988. Bà Chúa Xứ Núi Sam Theo các nhà nghiên cứu, tượng Bà Chúa Xứ núi Sam là tượng của đạo Bà-la-môn, cao 1,25m, nặng hơn 1 tấn. Tượng được tạc vào thời kì vương quốc Phù Nam (khoảng thế kỉ VI – VII). Tượng Bà tiêu biểu cho nền văn hoá Óc Eo. Năm 1941, nhà khảo cổ người Pháp Luois Malleret đến núi Sam nghiên cứu tượng Bà. Ông
  10. cho rằng đây là tượng thần Vishnu. Chất liệu làm bằng đá son. Trước đây, tượng được đặt tại đỉnh núi Sam. Theo truyền thuyết dân gian: Trong thời kì tranh chấp giữa ta và quân Xiên (Thái Lan) trên vùng biên giới ngày nay, quân Xiêm đã phát hiện và định lấy đi, nhưng do tượng quá nặng nên bỏ lại. Về sau, dân lành Vĩnh Tế (Châu Đốc) phát hiện định khiêng xuống chân núi để thờ, nhưng tượng quá nặng khiêng không nổi. Bà “đạp đồng” bảo rằng: Cần chín cô gái đồng trinh, ăn mặc sạch sẽ thì mới khiêng được. Dân làng nghe theo. Khi đi đến địa điểm ngày nay thì tượng bỗng trỡ nên nặng trĩu. Dân làng Vĩnh Tế lập miếu thờ cho đến ngày nay.
  11. Miếu Bà Chúa Xứ Lúc đầu Miếu thờ được làm bằng tre lá đơn sơ. Khoảng năm 1870, Miếu Bà được xây cất lại to lớn và khang trang hơn. Đến năm 1972, Miếu Bà được xây dựng lại về quy mô kiến trúc và đậm nét nghệ như ngày nay. Hằng năm cứ đến ngày 24, 25 tháng 4 âm lịch là ngày viá chính, vì ngày này dân làng khiêng tượng đặt chỗ bây giờ.
  12. Năm 2001, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ được Chính phủ công nhận là Lễ hội dân gian cấp Quốc gia.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2