Ăn Mất Ngon
lượt xem 1
download
Ngon miệng (appetite) là khoái cảm, thèm muốn ăn uống. Ăn mất ngon xảy ra khi không còn thèm muốn này, mặc dù cơ thể vẫn có nhu cầu về năng lượng. Ăn mất ngon, dù do nguyên nhân nào, là một biến cố quan trọng đối với mọi người, đặc biệt là người cao niên và trẻ đang tăng trưởng. Ăn mất ngon không phải là một bệnh mà là dấu hiệu, triệu chứng của một bệnh nào đó.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ăn Mất Ngon
- Ăn Mất Ngon BS Nguyễn Ý Ðức , Kiều bào Mỹ Ngon miệng (appetite) là khoái cảm, thèm muốn ăn uống. Ăn mất ngon xảy ra khi không còn thèm muốn này, mặc dù cơ thể vẫn có nhu cầu về năng lượng. Ăn mất ngon, dù do nguyên nhân nào, là một biến cố quan trọng đối với mọi người, đặc biệt là người cao niên và trẻ đang tăng trưởng. Ăn mất ngon không phải là một bệnh mà là dấu hiệu, triệu chứng của một bệnh nào đó. Khi ăn không ngon thì sự tiêu thụ thực phẩm giảm. Mà thực phẩm lại mang năng lượng cho mọi sinh hoạt của cơ thể, cung cấp vật liệu để tu bổ tế bào hư hao, tạo ra tế bào mới. Không có đủ chất dinh dưỡng sẽ dẫn tới giảm cân, cơ thể mệt mỏi, bắp thịt teo, tâm thần buồn rầu, giảm khả năng miễn dịch, kém sức chịu đựng. Tử vong có thể xảy ra nếu mỗi năm liên tục sụt đi 10% sức nặng cơ thể. Các cụ ta có kinh nghiệm là “không ăn thì mẻ cũng chết, nói chi con người”. Cũng cần phân biệt sự ăn mất ngon với bệnh anorexia nervosa. Ðây là một rối loạn ăn uống có tính cách tâm lý của người từ chối dinh dưỡng đầy đủ dù họ đói và mất cân trầm trọng. Lúc nào họ cũng coi mình như quá mập, tự làm ói mửa để trục xuất thực phẩm ra khỏi bao tử. Bệnh thường thấy ở tuổi thanh thiếu niên, đặc biệt là nữ giới. Phân biệt cảm giác đói và sự ngon miệng thèm ăn Ðói (Hunger) là sự ước muốn tự nhiên với thực phẩm sau một thời gian
- không ăn uống. Cảm giác này được thỏa mãn bởi sự tiếp thu thức ăn. Ðói được trung tâm nằm trong bộ phận hypothalamus trên não bộ điều khiển. Trung tâm này hoạt động tùy theo mức độ chất dinh dưỡng trong máu. Khi mức độ chất dinh dưỡng thấp, hypothalamus phát ra một tín hiệu gây ra cảm giác đói. Cảm giác cũng xuất hiện khi bao tử trống rỗng co bóp. Vì thế người ăn vặt luôn miệng không có cảm giác đói này. Có người khi đói cồn cào thì ăn gì cũng thấy ngon. Lại có người đang đói thấy món ăn không thích lắm cũng không thèm ăn món đó. Ngược lại có người khi đã no bụng mà thấy một món ăn hấp dẫn thì vẫn muốn ăn. Một món ăn bổ dưỡng mà ta không thèm ăn thì sự bổ dưỡng cũng vô ích. Một số người lại chỉ ăn món họ thích, bất kể bổ dưỡng hay không. Cho nên mới có chuyện thiếu dinh dưỡng, nhất là ở trẻ em. Khi ta ăn và nuốt thức ăn thì một tín hiệu thỏa mãn chuyển lên hypothalamus và cảm giác đói giảm đi. Khi dạ dày chứa nhiều thực phẩm thì cảm giác đói không còn nữa. Ta có cảm giác “no nê”, thỏa mãn ước muốn thực phẩm. Cảm giác thèm ăn khác với cảm giác đói. Ðây là một đáp ứng do học hỏi hoặc do thói quen khi trông thấy thực phẩm. Thèm thức ăn không liên hệ gì với nhu cầu cần thức ăn. Ví dụ sau một bữa ăn đầy đủ, không ăn được nữa, nhưng con người vẫn thèm muốn ăn thêm và họ ăn một cách thích thú. Người ta gọi trường hợp này là “no bụng, đói con mắt”, bởi vì cảm giác thèm thuồng này nảy sinh như một nhu cầu tâm lý. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự thèm ăn: - Tùy thuộc thói quen ăn nhiều, tập quán gia đình, trình độ học vấn, văn hóa ăn uống địa phương. Vì thế có giống người này dễ mập hơn giống khác hoặc cùng ăn như nhau mà có người gầy, người béo. - Dưới ảnh hưởng của xúc động tâm lý. Nhiều người ở trong tâm trạng buồn chán, căng thẳng lấy sự ăn uống để khuây khỏa; khi mất mát thì ăn để đền bù; trẻ em ăn nhiều để lấy sự chú ý của cha mẹ.
- Cơ quan hypothalamus ở não bộ điều hòa sự thèm ăn, nhưng nguyên lý của sự điều hòa này chưa được biết rõ. Nguyên nhân ăn mất ngon Có nhiều nguyên nhân gây ra ăn mất ngon 1- Ăn mất ngon vì bệnh tật như: - Trong bệnh tim-phổi, người bệnh mệt mỏi không muốn ăn, lại còn bị sụt cân vì các chức năng tuần hoàn, hô hấp cần nhiều năng lượng hơn để làm việc. Ngoài ra, các thuốc trị bệnh tim phổi như steroid, theophyllin làm tăng hơi trong bao tử, bệnh nhân cảm thấy no bụng, không muốn ăn. - Bệnh ung thư đặc biệt là ung thư phổi và bao tử. - Nhiễm trùng như trong trường hợp bênh lao, bệnh AIDS. - Bệnh nội tiết như tuyến giáp trạng ác tính, bệnh tiểu đường . - Trầm cảm, buồn phiền vì sống cô lập hay mất bạn đồng hành. - Rối loạn vị giác và khứu giác khiến cho không biết được hương vị thực phẩm và không ăn. 2- Nghiện rượu Rất thường xẩy ra ở người cao tuổi. Khi uống rượu say, họ coi thường việc tiêu thụ thực phẩm. Khi hồi phục cơn say, họ ói mửa, tiêu chẩy, không muốn ăn. Rượu cũng gây hư hao các chức năng và cấu trúc của gan, ảnh hưởng tới sự tiêu hóa, hấp thụ và tồn trữ thực phẩm, sinh tố và kim loại cần thiết. 3- Ăn mất ngon do tác dụng phụ của dược phẩm - Thuốc amphetamine làm giảm sự ăn, cho nên nhiều người mập phì muốn
- giảm cân đã dùng. - Lạm dụng các loại thuốc kích thích thần kinh (thuốc lắc ectasy) - Thuốc trụ sinh gây tiêu chảy và làm thay đổi mùi vị thực phẩm; thuốc trị ung thư gây ăn mất ngon đồng thời cũng đưa tới táo bón, ói mửa, tiêu chẩy. - Các thuốc trị bệnh tim, thuốc an thần, thuốc ngủ giảm khoái cảm ăn uống. - Vài loại thuốc gây khô miệng (cogentin, artane), khiến cho nhai nuốt thức ăn khó khăn. - Thuốc chống đau nhức, thuốc trị cảm, chống nghẹt mũi. Ngoài ra, người cao tuổi còn kém ăn vì dùng nhiều loại thuốc trong ngày, khiến cho ngang bụng, không muốn ăn. 4- Bệnh răng miệng, răng giả lung lay, nhai nuốt khó khăn; yếu sức hoặc đau nhức không sử dụng tay hữu hiệu để đưa thức ăn vào miệng; ăn chậm làm thức ăn nguội không hấp dẫn, bỏ dở bữa ăn. 5- Không có thực phẩm, nghèo túng, suy yếu không đi mua đồ ăn được, không nấu nướng được. Chẩn đoán bệnh Chẩn đoán bệnh căn cứ vào lời kể của bệnh nhân về rối loạn trong việc ăn uống: - Mất khẩu vị từ khi nào? sau biến cố hoàn cảnh nào? Nhiều hay ít? - Có dấu hiệu gì khác như buồn nôn, ói, táo bón, đau bụng... - Có bệnh kinh niên? - Có sụt cân không? Bao nhiêu kí? - Quần áo thấy rộng ra, bắp thịt teo.
- - Giảm sức nặng bình thường. Ðể tìm nguyên nhân, các thử nghiệm như chụp X-quang và nội soi dạ dày, ruột; thử nghiệm các chức năng của gan, thận, tuyến giáp, thử nước tiểu, thử thai. Ðiều trị Vì mất ăn ngon chỉ là dấu hiệu của một bệnh nào đó trong cơ thể, cho nên cần đi bác sĩ để tìm ra nguyên nhân rồi điều trị nguyên nhân đó. Với bệnh nhân, nên lưu ý tới các điểm sau đây: - Ăn chung với bạn bè hợp tính sẽ vui hơn và ăn được nhiều hơn. - Bầy biện bàn ăn với chén bát mầu sắc, sạch sẽ, kèm thêm vài bông hoa, điệu nhạc hấp dẫn. - Ăn làm nhiều bữa nhỏ mỗi hai giờ trong ngày thay vì hai hoặc ba bữa ăn chính. Một mâm cơm với nhiều món ăn có thể làm nhiều người thấy ngán, không muốn ăn. Ăn ít một giúp tiêu hóa dễ dàng hơn rồi sau đó tăng dần dần phần ăn. - Món ăn phải hợp với khẩu vị, ý thích của mỗi cá nhân. - Khi ăn, nên chậm rãi nhai để thưởng thức hương vị món ăn và tạo ra sự muốn ăn món đó trong tương lai. - Bữa ăn nào thấy ngon miệng thì tăng món ăn trong bữa đó. - Thêm gia vị, mầu sắc khi nấu nướng để món ăn hấp dẫn hơn. - Tránh uống nhiều nước hoặc uống thuốc trước bữa ăn để tránh no bụng. - Kiêng món ăn có thể làm no hơi như nước có gas, cà phê, rau cải bắp, broccoli. - Ðể có đủ năng lượng và chất đạm, uống hai ly sữa ít chất béo hoặc sữa
- đậu nành mỗi ngày. - Tránh tiêu thụ quá nhiều rượu và thuốc lá là những chất kích thích niêm mạc dạ dày, ruột khiến cho ăn không thấy ngon. Nhiều người dùng một chút rượu gọi là “khai vị” để giúp ăn ngon, nhưng nên uống trước bữa ăn khoảng nửa giờ. - Uống nước đầy đủ để miệng khỏi khô, khó nhai nuốt thực phẩm. - Tránh táo bón và tiêu chẩy. - Ði bộ hoặc tập luyện nhẹ giúp ăn ngon hơn đồng thời cũng giúp cơ thể tiêu thụ chất dinh dưỡng. Tránh các tập luyện quá sức của mình. - Giữ gìn vệ sinh răng miệng, điều chỉnh răng giả, khám bác sĩ nha khoa theo định kỳ. - Giảm thiểu nguyên nhân tinh thần như căng thẳng bằng tâm lý trị liệu, áp dụng phương pháp thư giãn cơ thể, thiền định, tập trung hít thở để giảm bồn chốn, lo âu, nhờ đó có thể cải thiện sự ăn uống. Biếng ăn ở trẻ em Biếng ăn thường xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là tuổi đang tăng trưởng. Với tuổi này, biếng ăn không phải bao giờ cũng do đau ốm vì khẩu vị con người thay đổi một cách tự nhiên tùy theo tâm trạng, thời gian... Có nhiều em mải chơi, không nghĩ tới ăn uống. Nhưng đôi khi con biếng ăn cũng do lỗi ở cha mẹ, ép buộc ăn khi chúng chưa muốn ăn; cho ăn các món ăn mà con không thích. Một số bà mẹ cho con uống thuốc bằng cách pha lẫn vào sữa hoặc thức ăn, chúng sợ đắng nên không ăn. Số lượng thực phẩm mà bé tiêu thụ là cần thiết nhưng cũng cần theo dõi tăng trọng cơ thể. Nhiều bé có vẻ như ít ăn nhưng vẫn lên cân đều, không bệnh tật, vẫn khỏe mạnh, vui chơi. Tuy nhiên, có những trường hợp mà trẻ thực sự biếng ăn, không chịu tiêu thụ đủ lượng dinh dưỡng cần thiết, khiến cho cha mẹ rất lo ngại mà không
- biết làm sao để trẻ ăn nhiều hơn. Sau đây là một số gợi ý có thể giúp trẻ ăn ngon hơn, và nhờ đó ăn nhiều hơn: - Bữa ăn cần có không khí thoải mái, thân thiện, không ép bé ngồi gò bó trên ghế; - Khích lệ bé bằng những trò vui, vừa chơi vừa ăn, bằng thực phẩm nhiều mầu sắc, hương vị khác nhau; - Ðể trẻ được thoải mái, tự khám phá món ăn với các giác quan của mình: sờ mó món ăn, ngửi món ăn, nếm thử món ăn. Tất nhiên là phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh trước khi cho trẻ ăn. - Cho bé ăn nhiều món ăn khác nhau từ khi bé được 7-8 tháng tuổi để trẻ quen với nhiều loại thức ăn; - Có khi bé thích món này mà không thích món kia, không nên ép ăn món bé không thích. Bé ăn là mừng rồi. Có thể vào thời gian khác trẻ lại thay đổi khẩu vị và sẽ thích món đó; - Không nên cho thuốc bổ, thuốc trị bệnh vào thức ăn vì mùi vị thuốc làm trẻ thấy e ngại khi ăn; - Không cố ép bé ăn cho hết phần ăn, khi bé không thích sẽ nôn ọe. Lấy thức ăn vừa đủ, không quá nhiều có thể làm trẻ "ngán" khi nhìn thấy. Khi trẻ ăn được, nếu cần thì lấy thêm; - Không cho ăn các món vặt gần hoặc ngay trước bữa ăn chính, để trẻ thấy đói mới có thể ăn hết lượng thực phẩm đã chuẩn bị; - Không dùng thức ăn như một hình thức thưởng phạt. Tuy nhiên, biếng ăn cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh như nhiễm độc, nóng sốt, tiêu chẩy, hô hấp, sán lãi. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi thấy bé có triệu chứng biếng ăn kéo dài.
- Kết luận Ăn uống là cả một nghệ thuật. Ðể ăn ngon cũng phức tạp hơn. Chẳng thế mà lão thi sĩ Tản Ðà đã thốt ra: « Nghề ăn cũng lắm công phu - Làng ăn ta phải biết cho đủ mùi ». - Cụ cũng nêu ra bốn tiêu chuẩn để có bữa ăn ngon miệng: « Thức ăn ngon - Lúc ăn ngon - Chỗ ăn ngon - Người ăn cùng ăn ngon ». Nếu liên tục ăn không ngon, cơ thể sẽ thiếu chất dinh dưỡng, suy nhược, gầy mòn, mất tinh anh, có thể đưa tới tử vong. Và dân gian ta cũng ghi nhận: « Ăn được ngủ được là tiên - Không ăn không ngủ, mất tiền thêm lo ».
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Mật ong tốt cho bà bầu
2 p | 215 | 33
-
Ăn gì khi bị ợ chua
6 p | 146 | 20
-
Biếng ăn ở trẻ em
6 p | 148 | 13
-
Cách dùng gia vị ngon mà không gây hại sức khỏe
5 p | 88 | 12
-
Món ăn tăng lực cho bé
6 p | 94 | 10
-
Cảm giác ăn không ngon ở người cao tuổi
4 p | 104 | 9
-
Kết hợp món ăn giúp bé ngon miệng
5 p | 147 | 8
-
Cháo cho trẻ biếng ăn trong tháng
6 p | 85 | 8
-
Làm gì khi trẻ biếng ăn
3 p | 143 | 7
-
Kết quả che phủ khuyết hổng mô mềm đốt xa ngón tay dài bằng vạt da cân cuống nhánh xuyên mu tay của động mạch gan ngón riêng
6 p | 26 | 6
-
4 món ngon giảm béo từ củ cải đỏ
4 p | 77 | 5
-
Hiểm họa khi cho con sử dụng thuốc kích thích ăn ngon
4 p | 98 | 5
-
Tại sao trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn mật ong?
4 p | 87 | 5
-
Các thể loại biếng ăn ở trẻ em
5 p | 56 | 4
-
Thu hải đường chữa ăn không ngon
3 p | 61 | 4
-
Vì sao người cao tuổi thường ăn không ngon?
4 p | 58 | 3
-
Liệu con trai mình có bị chậm phát triển về ngôn ngữ?
2 p | 59 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn