Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015<br />
<br />
ĂN MÒN RĂNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN<br />
Trần Thị Thùy Trang*, Nguyễn Thị Kim Anh**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ và mức độ ăn mòn răng trên ngườitrẻ độ tuổi 18-25 theo chỉ số BEWE; khảo sát<br />
mối liên quan giữa tình trạng ăn mòn răng với: giới, thói quen vệ sinh răng miệng, hiểu biết về ăn mòn răng, thói<br />
quen ăn uống và một số triệu chứng của tình trạng rối loạn dạ dày.<br />
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 150 sinh viên (75 nam, 75<br />
nữ) với phương pháp chọn mẫu thuận tiện tại kí túc xá trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao thành phố Hồ<br />
Chí Minh. Tỉ lệ, mức độ ăn mòn răng và mối liên quan giữa tình trạng ăn mòn răng với một số yếu tố được xác<br />
định thông qua khám lâm sàng dựa theo chỉ số BEWE và bảng câu hỏi tự điền cho sinh viên.<br />
Kết quả: Tỉ lệ ăn mòn răng trong mẫu nghiên cứu là 68,7%. Số cá thể có tình trạng ăn mòn răng ở mức độ 1<br />
BEWE chiếm tỉ lệ cao nhất 46,7%, không có ăn mòn răng là 31,3 %, có tình trạng ăn mòn răng mức độ 2 là 18%<br />
và mức độ 3 là 4 %. Vùng răng trước hàm trên có tỉ lệ bị ăn mòn cao nhất 44,7%, kế đến là vùng răng sau hàm<br />
dưới 40,7% và ít nhất là vùng răng trước hàm dưới 13,3%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai giới về tình<br />
trạng ăn mòn răng. Có mối liên quan có ý nghĩa giữa tình trạng ăn mòn răng với thói quen sử dụng nước ngọt có<br />
gas (OR = 3,3) và sự hiểu biết thông tin về “axit có thể gây hại cho răng” (OR =2,3) (p