An toàn khi sử dụng các thiết bị cơ khí
lượt xem 120
download
Máy móc thiết bị được vận hành theo nguyên lý tịnh tiến,chuyển động xoay hoặc phối hợp cả hai chuyển động trên.Vì thế khi sử dụng máy móc thiết bị ta phải tìm hiểu đặc tính,cấu trúc của nó,nguyên lý vận hành để có những thao tác chính xác nhằm phòng tránh những tai nạn đáng tiết xảy ra.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: An toàn khi sử dụng các thiết bị cơ khí
- An toàn khi sử dụng các thiết bị cơ khí Máy móc thiết bị được vận hành theo nguyên lý tịnh tiến,chuyển động xoay hoặc phối hợp cả hai chuyển động trên.Vì thế khi sử dụng máy móc thiết bị ta phải tìm hiểu đặc tính,cấu trúc của nó,nguyên lý vận hành để có những thao tác chính xác nhằm phòng tránh những tai nạn đáng tiết xảy ra. Khi sử dụng máy móc thiết bị ta cần chú ý đến các vấn đề: 1. Các bộ phận máy dễ gây tai nạn. Hành trình chuyển động của đầu bào, cần trục, cần cẩu, lưỡi đá máy mài, máy trộn các bộ phận truyền động, phôi bắn, … .Các bộ phận này khi chuyển động với vận tốc lớn gặp sự cố thì ta khó dừng ngay vì vậy ta cần có bộ phận để che chắn. Các bộ phận che chắn cần phải đảm bảo,vững chắc như tay quay, tay nắm để đóng mở, di chuyển và định vị một cách an toàn.Trên một số vùng bộ phận phải che chắn như: vùng gia công nhằm không cho phôi dung dịch trơn nguội bắn vào người hay chảy xuống sàn, hộp che đá mài … 2. Phương pháp vận hành Các tai nạn thường xảy ra khi chúng ta chưa hiểu rõ phương pháp vận hành. Vì thế khi sử dụng các thiết bị ta phải được hướng dẫn cụ thể và phải được sự cho phép của người quản lí thiết bị. Trong khi thao tác, vận hànhthiết bị nếu có sự cố, tiếng động lạ như rung, chảy dầu bôi trơn, tiếng kêu va đập thì phải báo ngay cho người có trách nhiệm. Để ngăn ngừa việc công nhân khác sử dụng thiết bị do mình quản lí mà không được sự cho phép, tránh những sự cố do vận hành không đúng thao tác. Hộp điều khiển phải gắn ổ khóa hoặc để biển thông báo về tình trạng thiết bị. 3. Phải thường xuyên kiểm tra thiết bị. a) Kiểm tra khi máy nghỉ - Kiểm tra bộ phận an toàn. - Kiểm tra các thiết bị khởi động,tắt máy: công tắt, cần gạt.
- - Kiểm tra các bộ phận truyền lực, bộ phận truyền đai, xích, bánh răng,… - Kiểm tra trạng thái lắp của các bulong, đai ốc, vít. - Bộ phận tiếp đất của các thiết bị An toàn tiện 1. Các yếu tố nguy hiểm khi vận hành máy: - Phôi tiện, dầu làm mát máy vung ra. - Vật gia công quá dài thường bị cong do lực li tâm - Găng tay, trang phục bảo hộ dễ bị cuốn khi tiếp xúc với trục máy tiện hoặc phôi đang tiện. - Công cụ bị văng ra khi rơi vào trục tiện đang quay. 2. Phương pháp vận hành an toàn. - Lắp đặt tấm bảo vệ chống bắn , văng phôi tiện và dầu làm mát - Sử dụng thiết bị chống rung khi gia công phôi quá dài. - Sử dụng trang phục gọn gàng tránh dùng găng tay vải. - Không đặt dụng cụ phía trên trục chính, nên bảo quản riêng. 3. Các qui tắc vận hành an toàn khi vận hành máy tiện - Sử dụng kính bảo hộ khi gia công cắt - Nên sử dụn dao tiện ngắn và lắp dao thật chắc chắn - Nên mặt trang phục gọn gàng tránh bị cuốn vào trục tiện hoặc phôi tiện - Không dùng găng tay vải khi gia công. - Xem xét tình trạng của máy, gá, dao, chi tiết che chắn, hệ thống tiếp đất của động cơ. - Khi gá đặt các chi tiết và đồ giá nặng (quá 20 kg) phải dung thiết bị nâng. - Kiểm tra hành trình chạy không tải của máy, tình trạng cơ cấu điều khiển.. - Không để chìa vặn trên mâm cặp sau khi kẹp chặt hoặc tháo phôi. - Không kiểm tra phôi khi phôi đang quay - Không tì tay lên máy khi máy đang làm việc. - Khi dọn phôi tiện, không dùng khí nén mà dùng chổi lông.
- - Khi ngừng làm việc phải tách dụng cụ cắt ra khỏi phôi, ngừng chạy dao đưa các hành trình về không, mở li hợp, ngừng máy. An toàn phay - Đối với máy phay tốc độ cắt gọt nhỏ hơn máy tiện, song cũng cần hết sức lưu ý vấn đề an toàn. - Các đầu vít trên bàn phay, đầu phân độ và những chỗ có thể vướn cần được che chắn tốt. - Khi tháo lắp dao phay cần có gá kẹp chuyên dùng. - Khi dao đang chạy không được đưa tay vào vùng dao đang hoạt động. - Cơ cấu phanh hãm bánh đà của máy phay phải hoạt động tốt, nhạy và phải đảm bảo an toàn. An toàn khoan - Đối với máy khoan, gá mũi khoan phải kẹp chặc mũi khoan đảm bảo đồng tâm với trục chủ động - Các chi tiết gia công phải được kẹp chặt trực tiếp hoặc qua giá đỡ với bàn khoan. - Tuyệt đối không dùng tay để giữ chi tiết gia công, cũng không dùng găng tay khi khoan - Khi phôi ra bị quấn vào mũi khoan và đồ gá mũi khoan, thì không được dùng tay trực tiếp tháo gỡ phôi. An tòan mài • Đặc điểm chung của máy mài : - Máy mài có tốc độ lớn (20 ÷ 30) [ m/s ], nếu mài tốc độ cao có thể đạt 50 [m/s]. - Đá mài là vật liệu cứng , được chế tạo từ bột mịn bằng cách ép dính, nhưng dễ bị vỡ, không chịu được rung động và tải trọng va đập.Cấm không được xếp đá chồng lên nhau hoặc chồng các vật nặng khác lên đá để tránh rạn nứt. - Độ ẩm cũng ảnh hưởng nhiều đến độ bền của đá, phải được bảo quản nơi khô ráo, không được để trong môi trường có axid và có chất ăn mòn khác.
- - Các loại đá mài dung chất kết dính bằng magiê, nếu thời hạn bảo quản quá một năm thì không được dùng nữa vì chất kết dính không còn đảm bảo. • Đặc điểm vận hành. - Việc chọn đá mài phải căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật của qui trình gia công để chọn đúng loại đá. - Khi lắp và điều chỉnh đá cấm dùng búa thép để gò đá mài. - Đá mài khi lắp phải được kẹp đều giữa hai kẹp mặt bích bằng nhau. Giữa đá và kẹp bích phải độn một lớp vật liệu đàn hồi. Khi đường kính đá giảm và khoảng cách giữa đá và bích kẹp nhỏ hơn 3 [mm] thì phải thay đá mới. - Sau khi lắp đá phải cân bằng động và phải thử nghiệm với độ bền cơ học của đá bằng cách cho đá quay không tải với tốc độ lớn hơn ½ tốc độ làm việc: Bảng 4.5. Thử nghiệm độ bền cơ học của đá mài . Điều kiện thử nghiệm Với đá có đường kính, Trong thời gian, [ mm ] [ phút ] Cho đá quay không tải > ( 150÷175 ) 5 với tốc độ lớn hơn 1/2 > ( 300÷475 ) 7 tốc độ làm việc > 500 10 Nếu không biết tốc độ quay cho phép của đá thì phải thử với tốc độ lớn hơn 60% tốc độ làm việc trong 10 phút. - Khi làm việc, đá mài phải có bao che chắn kín và công nhân đứng máy không được đứng ở phía không có bao che chắn. - Khi mài thô, mài nhẵn bằng phương pháp khô phát sinh nhiều bụi, yêu cầu phải có máy hút bụi. An toàn bào :
- - Tất cả các máy bào đều cần có khống chế khoảng cách chạy của dao bào. Phải bao che các cơ cấu bánh răng , thanh răng, cơ cấu dịch chuyển. - Trong khi máy đang chạy tuyệt đối không gá lắp điều chỉnh vật gia công. - Trong khi máy chạy không được qua lai trước hành trình chuyển động của máy.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng An toàn lao động trong xây dựng - Hoàng Công Cẩn, Phan Hồng Sáng
150 p | 1571 | 408
-
CHƯƠNG 5: Kỹ thuật an toàn khi sử dụng máy xây dựng
12 p | 695 | 294
-
Bài thuyết trình Kỹ thuật an toàn trong xây dựng - ĐH Thủ Dầu Một
48 p | 805 | 257
-
An toàn khi sử dụng thiết bị nâng
3 p | 583 | 253
-
Bài giảng An toàn lao động: Chương V - ThS. Đặng Xuân Trường
60 p | 626 | 202
-
Bài giảng An toàn lao động: Chương IV - ThS. Đặng Xuân Trường
31 p | 466 | 186
-
Bài giảng An toàn lao động trong xây dựng - Lương Hòa Hiệp
70 p | 554 | 141
-
Giáo trình An toàn và bảo hộ lao động trong ngành Xây dựng - Phần II
77 p | 257 | 86
-
Kỹ thuật an toàn khi sử dụng các thiết bị nâng hạ
14 p | 254 | 75
-
Hướng dẫn sử dụng các loại máy toàn đạc series DTM - 302 Nikon
32 p | 361 | 66
-
Giáo trình Kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh: Phần 1
54 p | 70 | 14
-
Bài giảng Bảo dưỡng - sửa chữa động cơ xăng - Bài 1: Sử dụng dụng cụ - thiết bị, an toàn lao động
24 p | 27 | 8
-
Bài giảng An toàn lao động: Chương IV - Đặng Xuân Trường
31 p | 10 | 3
-
Xây dựng thủy lợi và các vấn đề an toàn lao động: Phần 1
47 p | 6 | 2
-
Giáo trình An toàn và vệ sinh lao động trong xây dựng: Phần 2
125 p | 7 | 2
-
Bài giảng An toàn lao động: Chương 4 - ThS. Nguyễn Huy Vững
31 p | 4 | 2
-
Kỹ năng an toàn khi sử dụng điện
60 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn