intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

An toàn lao động P1

Chia sẻ: Nguyen Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

217
lượt xem
121
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG 1.1 Các khái niệm cơ bản 1.1.1 Khái niệm về công tác BHLĐ - Là các hoạt động đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực khoa học – kỹ thuật, kinh tế, chính trị, xã hội nhằm tạo ra

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: An toàn lao động P1

  1. GIỚI THIỆU MÔN HỌC Môn học gồm hai phần chính: 1. Phần thứ nhất: CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG Bao gồm hai nội dung: - Tạo ra điều kiện vật chất của sản xuất đảm bảo an toàn được gọi là kỹ thuật an toàn, đây là vấn đề nghiên cứu chính. - Nội dung về kinh tế - xã hội là các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước trong chiến lược phát triển của quốc gia, nội dung này đề cập rất nhiều vấn đề. 2. Phần thứ hai: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Gồm hai nội dung: - Những khái niệm cơ bản về cân bằng Hệ sinh thái. - Bảo vệ môi trường. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG 1.1 Các khái niệm cơ bản 1.1.1 Khái niệm về công tác BHLĐ - Là các hoạt động đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực khoa học – kỹ thuật, kinh tế, chính trị, xã hội nhằm tạo ra điều kiện lao động thuận lợi và ngày càng được cải thiện hơn, để phát triển sản xuất và bảo vệ người lao động; nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người và cuộc sống mỗi ngày một hạnh phúc hơn. Công tác BHLĐ là nhu cầu tất yếu khách quan của sản xuất. Công tác BHLĐ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. 1.1.2 Khái niệm về điều kiện lao động. Trong quá trình lao động để tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội, con người phải tác động vào đối tượng lao động trong những điều kiện hoàn cảnh nhất định –> gọi chung là điều kiện lao động. Đây là một tập hợp tổng thể các yếu tố tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, xã hội được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp tác động qua lại giữa chúng trong mối quan hệ với con người. Như vậy để đánh giá điều kiện lao động tốt hay chưa tốt phải xét đầy đủ cả bốn yếu tố trên 1
  2. 1.1.3 Các yếu tố nguy hiểm và có hại. Trong một điều kiện lao động cụ thể bao giờ cũng có những yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn hoặc bệnh nhề nghiệp cho người lao động. Các yếu tố nguy hiểm có hại rất đa dạng, dựa vào đặc điểm của chúng có thể chia thành 4 loại: - Vật lý. - Hoá học. - Sinh vật, vi sinh vật. - Các yếu tố bất lợi về sinh lý, tâm lý. 1.1.4 Tai nạn lao động. - Tai nạn xảy ra trong quá trình lao dộng công tác do kết quả tác động đột ngột từ bên ngoài, làm chết người, làm tổn thương hoặc phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thể; tai nạn khi người lao động bị nhiễm độc. Như vậy tai nạn lao động có thể là bị tác động gây chấn thương hoặc bị nhiễm độc. Điều kiện để được xét là tai nạn lao động: thực hiện công việc, thời gian và địa điểm thích hợp. 1.1.5 Bệnh nghề nghiệp. Là sự suy giản dần sức khoẻ dẫn đến bệnh tật xảy ra trong quá trình lao động, công tác do các yếu tố có hại phát sinh trong quá trình sản xuất tác động lên cơ thể người lao động. Với các ngành nghề khác nhau, con người có thể mắc những bệnh nghề nghiệp cũng khác nhau. Bệnh nghề nghiệp là một bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Phân loại bệnh nghề nghiệp: theo 21 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam. 1.2 Mục đích và ý nghĩa của công tác BHLĐ 1.2.1 Mục đích. Thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm có hại phát sinh trong sản xuất, tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi và này càng được cải thiện hơn dể ngăn ngừa tai nạn và bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau, giảm sút sức khoẻ cũng như những thiệt hại khác đối với người lao động, nhằm đảm bảo an toàn sản xuất, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng người lao động, trực tiếp góp phần tăng năng suất lao động. 1.2.2 Ý nghĩa. 2
  3. Công tác BHLĐ là chính sách kinh tế – xã hội của mỗi nước, làm tốt công tác này còn mang ý nghĩa chính trị và xã hội sâu sắc. Đối với nước ta đây là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Đất nước. 1.3. Nội dung và tính chất của công tác BHLĐ 1.3.1 Nội dung Gồm ba nội dung chính: 1.3.1.1 Nội dung khoa học kỹ thuật. Đây là nội dung quan trọng nhất, là phần cốt lõi trong công tác bảo hộ lao động và là lĩnh vực khoa học rất rộng rãi. Những phần của nội dung này bao gồm: Khoa học vệ sinh lao động, kỹ thuật vệ sinh, kỹ thuật an toàn và phương tiện bảo vệ, kỹ thuật phòng chống cháy nổ. a) Khoa học vệ sinh lao động: Đi sâu khảo sát đánh giá các yếu tố nguy hiểm có hại phát sinh trong sản xuất, nghiên cứu ảnh hưởng của chúng tới cơ thể người lao động. Từ đó đề ra các biện pháp phòng ngừa, bảo vệ và giải quyết các vấn đề khi phát sinh. b) Khoa học kỹ thuật vệ sinh: Là những lĩnh vực khoa học chuyên ngành đi sâu nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật để loại trừ các yếu tố có hại phát sinh trong sản xuất và bảo vệ môi trường xung quanh…Các ngành như: thông gió, chống nóng, tiến ồn rung động, ….. c) Kỹ thuật an toàn: Là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm bảo vệ người lao động không bị chấn thương trong sản xuất…Nghiên cứu đánh giá tình trạng an toàn của thiết bị, quá trình sản xuất. Đề ra những yêu cầu về an toàn cả kỹ thuật lẫn tổ chức, tiến tới chuyển từ kỹ thuật an toàn sang an toàn kỹ thuật. d) Phương tiện bảo vệ cá nhân. Ngành khoa học này có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo những phương tiện bảo vệ tập thể hay cá nhân người lao động đẻ sử dụng trong sản xuất nhằm chống lại những ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm và có hại, khi các biện pháp về mặt kỹ thuật an toàn không thể loại trừ được chúng. Ngày nay các phương tiện bảo vệ cá nhân như mặt nạ phòng độc, kính mày chống bức xạ, quần áo chống nóng, quần áo kháng áp, các loại bao tay, giày, ủng cách điện . . . là các phương tiện thiết yếu trong lao động. e) Ecgônômi với an toàn sức khỏe lao động Ecgônômi là môn khoa học liên ngành nghiên cứu tổng hợp sự thích ứng giữa các phương tiện kỹ thuật và môi trường lao động với khả năng của con người về giải phẫu, tâm lý, sinh lý nhằm đảm bảo cho lao động có hiệu quả nhất, đồng thời bảo vệ sức khỏe, an toàn cho con người. 3
  4. Ecgônômi tập trung vào sự thích ứng của máy móc, công cụ với người điều khiển nhờ vào việc thiết kế. Tập trung vào sự thích nghi giữa người lao động với máy móc nhờ sự tuyển chọn và huấn luyện. Tập trung vào việc tối ưu hóa môi trường xung quanh thích hợp với con người và sự thích nghi của con người với điều kiện môi trường. Người lao động phải làm việc trong tư thế gò bó, ngồi hoặc đứng trong thời gian dài, thường bị đau lưng, đau cổ và căng thẳng cơ bắp. Hiện tượng bị chói loá do chiếu sáng không tốt làm giảm hiệu quả công việc, gây mệt mỏi thị giác và thần kinh tạo nên tâm lý khó chịu. Sự khác biệt về chủng tộc và nhân chủng học cần được chú ý khi nhập khẩu hay chuyển giao công nghệ của nước ngoài có sự khác biệt về cấu trúc văn hoá, xã hội, có thể dẫn đến hậu quả xấu. - Những nguyên tắc Ecgônômi trong thiết kế hệ thống lao động: • Cơ sở nhân trắc học, cơ sinh, tâm sinh lý và những đặc tính khác của người lao động. • Cở sở về vệ sinh lao động, và an tòan lao động. • Các yêu cầu về thẩm mỹ kỹ thuật. - Thiết kế không gian làm việc và phương tiện lao động: • Thích ứng với kích thước ngườii điều khiển • Phù hợp với tư thế của cơ thể con người, lực cơ bắp và chuyển động • Có các tín hiệu, cơ cấu điều khiển, thông tin phản hồi. - Thiết kế môi trường lao động: Môi trường lao động cần phải được thiết kế và bảo đảm tránh được tác động có hại của các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học và đạt điều kiện tối ưu cho hoạt động chức năng của con người. - Thiết kế quá trình lao động: Thiết kế quá trình lao động nhằm bảo vệ sức khoẻ an toàn cho người lao động, tạo cho họ cảm giác dễ chịu, thoải mái và dễ dàng thực hiện mục tiêu lao động. 1.3.1.2 Nội dung xây dựng và thực hiện các luật pháp, chế độ, thể lệ về công tác BHLĐ. Nội dung phải được xây dựng đầy đủ dưới dạng văn bản chặt chẽ và thể hiện thành chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước và được ban hành dưới dạng văn bản pháp luật. 1.3.1.3 Nội dung giáo dục , vận động quần chúng làm tốt công tác BHLĐ. Người lao động vừa là đối tượng cần được bảo vệ vừa là chủ thể của hoạt động BHLĐ , vậy phải làm cho tất cả mọi người nhận thức đầy đủ và tham gia thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động. 1.3.2 Tính chất của công tác BHLĐ. Ba tính chất: - Tính chất KHKT. 4
  5. - Tính chất pháp lý. - Tính chất quần chúng. 1.4 Nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan Nhà nước, địa phương, ngành, người sử dụng lao động và người lao động trong công tác Bảo hộ lao động 1.4.1 Trách nhiệm của cơ quan Nhà nước về công tác BHLĐ Theo điều 19 nghị định 06/CP của Chính phủ các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm bao gồm: - Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội. - Bộ Y tế. - Bộ Khoa Học- Công Nghệ và Môi Trường. - Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. - Các Bộ, Ngành khác. - Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 1.4.2 Trách nhiệm của tổ chức Công Đoàn về công tác BHLĐ. Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam tham gia với cơ quan Nhà nước xây dựng chương trình Quốc gia về BHLĐ, an toàn lao động, vệ sinh lao động. Xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học và xây dựng pháp luật, chế độ về BHLĐ. Tổ chức Công Đoàn phối hợp với các cơ quan Lao Động – Thương Binh và Xã Hội, cơ quan Y tế cùng cấp tham gia kiểm tra, giám sát và thi hành các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, tham gia điều tra tai nạn lao động. Công Đoàn cơ sở có trách nhiệm giáo dục, vânh động người lao động chấp hành nghiêm chỉnh các quy định, nội quy về an toàn, xây dựng phong trào an toàn trong doanh nghiệp, đơn vị. Xây dựng và duy trì mạng lưới an toàn - vệ sinh viện. 1.4.3 Người sử dụng lao động 1.4.3.1 Nghĩa vụ của người sử dụng lao động Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động. Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động theo quy định của Nhà nước. Cử người giám sát các quy định, nội quy, biện pháp an toàn lao động trong doanh nghiệp. Phối hợp với Công Đoàn cơ sở xây dựng và duy trì hoạt động của mạng lưới an toàn – vệ sinh viên. Xây dựng nội quy, quy trình an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy, thiết bị, vật tư và nơi làm việc theo quy định công việc của Nhà nước. Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động. 5
  6. Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn, chế độ của Nhà nước. Chấp hành nghiêm chỉnh khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và định kỳ 6 tháng, 12 tháng báo cáo kết quả tình hình thực hiện an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động với Sở Lao Động – Thương Binh và Xã Hội nơi doanh nghiệp hoạt động. 1.4.3.2 Quyền hạn của người sử dụng lao động Buộc người lao động phải tuân thủ các quy định, nội quy, biện pháp an toàn, vệ sinh lao động. Khen thưởng người chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm trong việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động. Khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quyết định sai của thanh tra viên về an toàn, vệ sinh lao động nhưng trong thời gia chờ giải quyết vẫn phải chấp hành nghiêm quyết định đó. 1.4.4 Người lao động 1.4.4.1 Nghĩa vụ của người lao động Chấp hành các quy định, nội quy về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao. Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ các nhân đã được trang cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh nơi làm việc, nếu làm mất hoặc hư hỏng phải bồi thường. Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động. 1.4.4.2 Quyền lợi của người lao động Yêu cầu người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, cải thiện điều kiện lao động, trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ các nhân, huấn luyện, thực hiện biện pháp an toàn, vệ sinh lao động. Từ chối hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe doạ nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp. Từ chối trở lại nơi nói trên nếu những nguy cơ đó chưa được khắc phục. Khiếu nại hoặc khiếu tố với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng lao động vi phạm quy định của Nhà nước hoặc không thực hiện đúng các giao kết về an toàn, vệ sinh lao động như trong hợp đồng, thoả ước lao động. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2