intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

An toàn lao động P2

Chia sẻ: Nguyen Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

267
lượt xem
150
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 2 : VỆ SINH LAO ĐỘNG 2.1 Đối tượng và nhiệm vụ của vệ sinh lao động 2.1.1 Đối tượng của vệ sinh lao động Vệ sinh lao động là môn khoa học nghiên cứu tìm ra những yếu tố có hại trong sản xuất, công tác ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và gây bệnh đối với người lao động. Đồng thời nghiên cứu tìm ra những biện pháp cải thiện điều kiện lao động, giữ gìn sức khoẻ, ngăn ngừa bệnh nghề nghiệp, góp phần tăng năng suất lao động và bảo vệ người lao động. Trong những...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: An toàn lao động P2

  1. Chương 2 VỆ SINH LAO ĐỘNG 2.1 Đối tượng và nhiệm vụ của vệ sinh lao động 2.1.1 Đối tượng của vệ sinh lao động Vệ sinh lao động là môn khoa học nghiên cứu tìm ra những yếu tố có hại trong sản xuất, công tác ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và gây bệnh đối với người lao động. Đồng thời nghiên cứu tìm ra những biện pháp cải thiện điều kiện lao động, giữ gìn sức khoẻ, ngăn ngừa bệnh nghề nghiệp, góp phần tăng năng suất lao động và bảo vệ người lao động. Trong những nghề nghiệp khác nhau các yếu tố gây tác hại có thể cũng khác nhau nên còn gọi là những tác hại nghề nghiệp. Những tác hại nghề nghiệp có thể làm cho người chóng mệt mỏi, giảm sút sức khoẻ, các bệnh khác nặng thêm và gây bệnh nghề nghiệp. 2.1.2 Nhiệm vụ của vệ sinh lao động - Tiến hành nghiên cứu khoa học và thực hiện các biện pháp kỹ thuật tìm ra những yếu tố có hại trong điều kiện sản xuất, ảnh hưởng và quá trình tác động của chúng đối với cơ thể người. - Tìm ra tiêu chuẩn giới hạn cho phép của các yếu tố có hại. - Đưa ra những phương hướng, biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục hậu quả đối với các yếu tố có hại, bao gồm: - Biện pháp khoa học, kỹ thuật. - Biện pháp tổ chức – kỹ thuật. - Biện pháp y – sinh học. 2.2 Điều kiện vi khí hậu trong sản xuất 2.2.1 Khái niệm về điều kiện vi khí hậu - Điều kiện vi khí hậu là trạng thái vật lý của không khí trong khoảng không gian thu hẹp (không gian của người lao động), bao gồm các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm không khí, bức xạ nhiệt và vận tốc chuyển động của không khí. Trạng thái vi khí hậu phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu địa phương, đặc tính của quá trình công nghệ sản xuất. 2.2.2 Các yếu tố của điều kiện vi khí hậu a) Yếu tố về nhiệt Bao gồm nhiệt độ của không khí, nhiệt của quá trình sản xuất, của ánh sáng mặt trời, nhiệt do người sản ra,… Các nguồn nhiệt này sẽ tác động lên người bằng truyền qua không khí hoặc bức xạ. b) Độ ẩm 1
  2. - là lượng hơi nước tính bằng gam trong 1m3 không khí. Thông thường độ ẩm được đo bằng độ ẩm tương đối là tỷ số tính theo % giữa độ ẩm ở một thời điểm nào đó so với độ ẩm tối đa. c) Vận tốc chuyển động của không khí: tính bằng m/s. 2.2.3 Ảnh hưởng của điều kiện vi khí hậu đối với cơ thể người Điều kiện vi khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và bệnh tật con người. 2.2.3.1 Ảnh hưởng của vi khí hậu nóng: Có thể gây biến đổi sinh lý hoặc gây bệnh lý. a) Gây biến đổi sinh lý Sự tích nhiệt và cảm giác nhiệt của da, đặc biệt là da vùng trán, vùng da này bị nóng lên và tuỳ theo nhiệt độ sẽ có những cảm giác: nóng, rất nóng, nóng ngạt. Khi cơ thể tăng nhiệt từ (0,3 đến 1,5)0C là đã có sự tích nhiệt. Nếu thân nhiệt đến 38,50C được coi là nhiệt báo động vì có sự nguy hiểm (bị say nắng). Chuyển hoá nước: Do mồ hôi ra nhiều dẫn đến thiếu nước đồng thời còn mất một số khoáng chất I, K, Na, Ca, Fe,… và vi ta min B1, B2, C, PP,… làm chóng mệt mỏi, làm ảnh hưởng xấu và có thể gây bệnh cho các bộ phận: thận, dạ dày, gan, ruột. Ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh trung ương: Giảm chú ý, phản ứng chậm, hợp đồng thao tác kém chính xác,… dẫn đến năng suất thấp dễ xảy ra sự cố, tai nạn. b) Gây bệnh lý Bị say nắng: chóng mặt, đau đầu, nôn mửa, đau thắt ngực. Nhiệt thân có thể tăng đến (39-40)0C, nhịp tim, nhịp thở nhanh nhưng yếu. Vi khí hậu nóng và ẩm làm giảm khả năng bay hơi mồ hôi gây rối loạn cân bằng nhiệt của cơ thể làm chóng mệt mỏi. Đồng thời còn tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển dẫn đến các bệnh ngoài da. Mức độ nặng hơn, da tím tái, mất một phần hoặc toàn bộ cảm giác, hôn mê. Đặc biệt hơn còn bị co giật và các cơn đau kéo dài, nếu không kịp thời đưa vào chỗ mát hoặc cấp cứu sẽ bị chết. 2.2.3.2 Ảnh hưởng của vi khí hậu lạnh Làm nhiệt độ da giảm xuống, mầu chuyển dần sang xanh xám, nhịp tịm nhịp thở giảm nhưng sự tiêu thụ ô xy lại tăng nhiều do cơ và gan phải tăng cường làm việc để chuyển hoá sinh nhiều nhiệt. Nếu bị lạnh nhiều sẽ nổi da gà và cơ sẽ rung (rét run). Bị lạnh nhiều mao mạch sẽ co thắt sinh cảm giác tê cóng, lâm râm ngứa, khó vận động, mất dần cảm giác,… Nếu phải làm việc trong điều kiện lạnh thường xuyên có thể mắc các bệnh viêm cơ, viêm dây thần kinh, hen phế quản, giảm sức đề khàng miễn dịch, gây bệnh thấp khớp, bệnh đường hô hấp. Trường hợp vi khí hậu lạnh và khô sẽ làm giảm tiết niêm dịch đường hô hấp, gây khô niêm mạc, nứt nẻ da. Người mắc bệnh rối loạn mạch sẽ nặng thêm. 2
  3. 2.2.3.3 Ảnh hưởng của bức xạ nhiệt Có nhiều loại tia bức xạ nhiệt nhưng chủ yếu là tia hồng ngoại và tia tử ngoại. a) Tia hồng ngoại có trong ánh nắng mặt trời, các vật nung nhiệt độ cao, chất nóng chảy. Tia hồng ngoại có thể rọi sâu qua da đến 3 cm và gây các tác động: say nắng, giảm dần thị lực, làm đục thuỷ tinh thể,… b) Tia tử ngoại có trong ánh nắng mặt trời, ngọn lửa hàn, ánh sáng các loại đèn điện, kim loại nóng chảy,… Tia tử ngoại có thể làm bỏng da (đỏ da, xạm da, cháy da), giảm thị lực, đau mắt, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, kém ăn,… 2.2.4 Khoảng giới hạn của các yếu tố vi khí hậu Để đảm bảo sản xuất được tiến hành bình thường và an toàn cho người lao động cần phải tìm ra khoảng giới hạn của các yếu tố vi khí hậu tương ứng với các loại công việc. Bảng 2-1: Mức giới hạn nhiệt độ cho phép khi tiếp xúc với nhiệt Loại lao động Chế độ lao động – nghỉ ngơi Nhẹ Vừa Nặng Lao động liên tục 30,0 26,7 25,0 75% LĐ 25% NN 30,6 28,0 25,9 50% LĐ 50% NN 31,4 29,4 27,9 25% LĐ 75% NN 32,2 31,1 30,0 Độ ẩm không khí: (75 – 85)% là phù hợp nhất. Vân tốc không khí: không quá 3 m/s. 2.2.5 Biện pháp phòng chống tác hại của vi khí hậu xấu 2.2.5.1 Biện pháp đối với vi khí hậu nóng a) Biện pháp kỹ thuật: Cơ khí hoá, tự động hoá để giải phóng con người. Ngăn cách như bọc kín, che chắn. Phương tiện bảo vệ. Thông gió (tắm khí). b) Biện pháp y – sinh học: Chế độ làm việc – nghỉ ngơi hợp lý. Chế độ ăn uống. Khám và điều trị bệnh. 3
  4. 2.2.5.2 Đối với vi khí hậu lạnh: Cũng có các biện pháp tương tự như trên. 2.3 Tiếng ồn và rung động trong sản xuất 2.3.1 Tiếng ồn 2.3.1.1 Các khái niệm. a) Âm thanh - Âm thanh là do các vật thể dao động tạo ra dưới tác dụng của ngoại lực và được truyền trong các môi trường đàn hồi. Các dao động này lan truyền ở dạng sóng trong các chất truyền âm nên còn được gọi là sóng âm. Các vật thể dao động được gọi là nguồn âm, các chất truyền âm được gọi là môi tường truyền âm. Trong sản xuất các nguồn âm có thể là các chất rắn, chất lỏng, chất khí bị dao động. Môi trường truyền âm khác nhau thì vận tốc truyển âm cũng khác nhau ví dụ: Không khí ở 200C có vận tốc truyền 343m/s, ở 00C là 330m/s. Nước 1440m/s. Thép, thuỷ tinh 5000m/s. Chì 3500m/s. Cao su 40-50m/s. b) Cảm giác âm Các sóng lan truyền đến tai người được tai thu nhận, phân tích và gây ra các cảm giác âm thanh. Có thể coi tai người như một máy phân tích và đo các âm thanh trong một giới hạn nhất định. Có hai đại lượng cơ bản nhất quyết định đến cảm giác âm thanh của tai người đó là tần số và mức âm. + Tần số âm thanh: Bình thường tai người nghe được các âm thanh có tần số từ (16-20) Hz đến (16-20)KHz. Các âm tần số ≤ (16-20)Hz không nghe được, gọi là hạ âm, các âm tần số ≥ (16; 20)KHz tai người cũng không nghe được, gọi là siêu âm. Âm thanh của người từ (500 – 2000)Hz. + Mức âm: là đại lượng đặc trưng cho áp suất và cường độ âm thanh, ký hiệu L đơn vị đo là Đexibel (dB). L = 20 lg Po P Trong đó: P - áp suất âm N/m2. Po – ngưỡng qui ước của áp suất âm = 2.10-5 N/m2. Ở tần số trung bình âm thanh tai người nghe được có mức âm từ (0 – 120)dB. c) Tiếng ồn 4
  5. Những âm thanh gây khó chịu, làm ảnh hưởng xấu đến điều kiện làm việc, nghỉ ngơi của con người được gọi chung là tiếng ồn. Tiếng ồn phụ thụ thuộc chủ yếu vào tần số và mức âm. Ví dụ các âm có tần số từ (2000 – 4000)Hz và L ≥ 80dB là tiếng ồn, còn f = (5000 – 6000)Hz thì L ≥ 60dB. 2.3.1.2 Ảnh hưởng của tiếng ồn đến cơ thể người Tuỳ theo loại tiếng ồn và mức độ tác động mà con người có thể bị các ảnh hưởng như: Giảm tập trung chú ý vào công việc, chóng mệt mỏi dẫn đến năng suất thấp, dễ xảy ra phế phẩm và tai nạn, sự cố. Nếu thường xuyên bị tác động của tiếng ồn sẽ bị ảnh hưởng xấu cho hệ thần kinh trung ương, hệ tuần hoàn, các bộ phận khác của cơ thể rồi sau đó đến cơ quan thính giác. a) Ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương Kích thích mạnh mẽ làm căng thẳng và rối loạn chức năng của hệ. Có thể bị đau đầu, chóng mặt, cảm giác sợ hãi, bực tức vô cớ, trạng thái thần kinh không ổn định, giảm sút trí nhớ. b) Ảnh hưởng tới cơ quan thính giác Tuỳ từng mức độ có thể bị giảm độ nhạy, cảm giác mệt mỏi cơ quan thính giác. Sau một thời gian dài chịu tác động có thể xuất hiện bệnh lý như thoái hoá trong tai dẫn đến bệnh nặng tai, điếc tai. c) Ảnh hưởng tới các cơ quan khác Rối loạn nhịp tim, rối loạn chức năng bình thường của dạ dầy dẫn đến các bệnh của hệ tuần hoàn, dạ dầy. 2.3.2 Rung động 2.3.2.1 Khái niệm về rung động Rung động là những dao động của vật quanh vị trí cân bằng có tần số từ (12 – 8000)Hz và biên độ tương đối lớn. Rung động được truyền sang vật khác khi nó tiếp xúc hoặc đặt trên vật đang rung động. Rung động có thể gây ra cộng hưởng làm biên độ tăng lên rất lớn. Một vật đồng thời có thể phát ra cả tiếng ồn và rung động. Trong sản xuất có rất nhiều các nguồn gây ra rung động. Hầu hết các máy và thiết bị khi làm việc đều có rung động, đặc biệt là các bộ phận chuyển động không đều thay đổi theo chu kỳ, các vật quay nhanh mất cân bằng, va chạm giữa các vật rắn,… 2.3.2.2 Ảnh hưởng của rung động đến cơ thể người Rung động có thể tác động chung lên cơ thể người hoặc chỉ tác động cục bộ. Tuỳ mức độ, con người có thể bị các ảnh hưởng: Ảnh hưởng tới hệ thần kinh: Nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi, tính ổn định thăng bằng của cơ thể bị tổn thương, hạ thấp độ tinh của mắt, có cảm giác loạn sắc. Bị các bệnh về khớp xương. 5
  6. Ngoài ra còn bị các bệnh khác như: rối loạn tuyến giáp trạng, vô sinh, bị các bệnh đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi nhiều, dễ cáu gắt. 2.3.2.3 Biện pháp chống tiếng ồn và rung động, bảo vệ sức khoẻ người lao động Phải kết hợp nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật khác nhau. Phải tiến hành từ khi thiết kế qui hoạch đến khi xây dựng và cả trong quá trình sản xuất của nhà máy. Những biện pháp chủ yếu: a) Biện pháp kỹ thuật - Hạn chế tiếng ồn và rung động phát sinh trong sản xuất. - Ngăn cách và loại bỏ tiếng ồn. - Giảm tiếng ồn và rung động trên đường lan truyền (có cả hàng rào cây xanh). - Trang bị phương tiện phòng hộ cá nhân: nút bịt tai, che tai, bao ốp tai, bao tay có dệm đàn hồi,… b) Biện pháp y, sinh học - Chế độ làm việc nghỉ ngơi. - Chế độ ăn uống. - Ngâm tay, chân trong nước ấm thường xuyên. - Khám và điều trị bệnh. 2.4 Phòng chống bụi trong sản xuất 2.4.1 Những kiến thức cơ bản về bụi 2.4.1.1 Định nghĩa - Bụi là tập hợp nhiều hạt chất rắn có kích thước nhỏ, tồn tại lâu trong khí dưới dạng bụi lắng, bụi bay, bụi mù, bụi khói. Đặc điểm chung các bụi chuyển động trong không khí không hoàn toàn giống như chuyển động của vật rắn kích thước lớn (rơi xuống với gia tốc trọng trường). Kích thước của các hạt bụi thường từ 0,001μm đến trên 10μm. Không khí trong môi trường sống và môi trường lao động rất hay bắt gặp bụi, bởi vì có rất nhiều loại bụi và do nhiều nguyên nhân gây ra, cả do thiên nhiên và do con người. Do thiên nhiên như: gió, lốc, sạt lở núi, đổ cây, cháy rừng, núi lửa,… Do con người như khai thác vận chuyển đất, đá, khoáng sản, nấu luyện kim loại, sản xuất và vận chuyển vật liệu xây dựng, chế biến bông vải sợi, gia công cắt gọt, thi công các công trình, … và rất nhiều hoạt động trong đời sống hàng ngày cũng gây ra bụi… 2.4.1.2 Phân loại bụi Bụi được phân loại theo ba cách: Nguồn gốc sinh bụi, kích thước hạt bụi, tác hại của bụi đối với cơ thể người. a) Theo nguồn gốc: bao gồm bụi hữu cơ, bụi vô cơ. 6
  7. Bụi hữu cơ như: gỗ, bông, lông, tóc, nhựa hoá học, cao su,… Bụi vô cơ như: đất sét, thạch anh, đá vôi, bụi kim loại, bụi hỗn hợp sinh ra ở các lò đốt, làm sạch vật đúc,… b) Theo kích thước hạt: Bụi có kích thước lớn hơn 10μm là bụi rơi xuống với vận tốc tăng dần. Bụi có kích thước từ 0,1μm đến 10μm có dạng sương mù. Bụi có kích thước nhỏ thua 0,1μm có dạng khói. Theo kích thước hạt còn liên quan đến sự xâm nhập của bụi vào cơ thể người: Bụi có kích thước lớn hơn 10μm không xâm nhập được đến phổi. Bụi có kích thước trên 5 đến 10 vào được đến phổi nhưng cũng lại được sự hô hấp thải ra. Bụi có kích thước từ 0,1μm đến 5μm chủ yếu nằm lại ở phổi (80 – 90)%. Bụi có kích thước nhỏ thua 0,1μm thì đi qua phế nang thâm nhập vào máu. c) Theo tác hại chia thành: Bụi gây tổn thương cơ học. Bụi gây nhiễm độc chung. Bụi gây bệnh nghề nghiệp. 2.4.2 Tác hại của bụi Bụi có thể tiếp xúc với các bộ phận bên ngoài hoặc lọt vào bên trong cơ thể qua đường hô hấp, đường tiêu hoá nên có thể gây tác hại cho cả các nhiều cơ quan của người. Bụi gây nhiễm độc chung (có chứa chì, thuỷ ngân,…). Bụi sinh ung thư (bụi quặng, bụi có chứa crôm, asen, các chất phóng xạ,..). Bụi gây xơ hoá phổi (bụi thạch anh, amiăng,..). Bụi gây nhiễm trùng (bụi lông, xương, tóc,…). Bụi gây dị ứng, nổi ban, hen, viêm mũi,…(bụi bông, gai, phân hoá học, gỗ có tinh dầu,…). Bụi gây tổn thương cho mắt: viêm màng tiếp hợp, viêm mi mắt, sinh ra nhài quạt, mộng thịt. Bụi hoá chất còn gây thêm các nguy hiểm khác. Bụi gây tác hại hệ tiêu hoá: Làm hỏng men răng, sâu răng. bụi kim loại, bụi khoáng có kích thước lớn lọt vào dạ dày có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày làm rối loạn tiêu hoá. Bụi gây bệnh ngoài da: bụi tác động đến các tuyến nhờn làm khô da, viêm da, lở loét, mụn nhọt như tiếp xúc với bụi vôi, bụi thiếc, thuốc trừ sâu hoặc các thợ đốt lò hơi, sản xuất xi măng, sành sứ,… Đặc biệt bụi đồng có thể gây nhiễm trùng da rất khó chữa. 7
  8. 2.4.3 Biện pháp phòng chống bụi bảo vệ người lao động Phòng chống bụi trong sản xuất rất quan trọng vì bệnh bụi phổi chiếm tỷ lệ rất lớn trong các bệnh nghệ nghiệp (40 – 70)% mà lại chưa có thuốc chữa hữu hiệu. 2.4.3.1 Biện pháp khoa học kỹ thuật Thay đổi quá trình công nghệ sản xuất để hạn chế phát sinh bụi như thay vật liệu có nhiều bụi độc bằng vật liệu ít bụi độc hơn, thay công nghệ khô bằng công nghệ ướt,… Không cho bụi lan toả ra ngoài bằng cách bọc kín thiết bị và dây truyền công nghệ, cơ khí hoá, tự động hoá để cách ly người lao động với bụi,… Trang bị hệ thống thu hút bụi tại nơi phát sinh. 2.4.3.2 Trang bị phương tiện phòng hộ. Trong nhiều trường hợp trang bị phương tiện phòng hộ là biện pháp quan trọng khi các biện pháp khác không loại bỏ, ngăn chặn được bụi. Các phương tiện phòng hộ như: các loại khẩu trang, mặt nạ, quần áo chống bụi,… 2.4.3.3 Biện pháp y – sinh học. 2.5 Kỹ thuật chiếu sáng 2.5.1 Ánh sáng dùng trong sản xuất Trong đời sống và trong sản xuất con người không thể thiếu ánh sáng, có hai loại ánh sáng: ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo. Ánh sáng tự nhiên là ánh sáng ban ngày do mặt trời và bầu trời cung cấp gồm ánh sáng trực xạ của mặt trời (ánh nắng) và ánh ánh sáng phản xạ của bầu trời. Bầu khí quyển hấp thụ ánh sáng mặt trời rồi phản xạ xuống trái đất, đây là ánh sáng tự nhiên được dùng chủ yếu. Ánh sáng nhân tạo có nhiều loại nhưng để dùng được trong sản xuất chủ yếu là ánh sáng của các loại đèn dùng năng lượng điện. Có hai loại đèn chủ yếu: đèn điện trở và đèn huỳnh quang. So sánh giữa hai loại ánh sáng chúng có những đặc điểm như sau: Ánh sáng tự nhiên: Rất phù hợp với mắt người và có tác dụng tốt về mặt sinh lý đối với con người, đây là ánh sáng có sẵn trong tự nhiên. Song ánh sáng này chỉ có vào ban ngày, không ổn định và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thời tiết, khí hậu, vị trí địa lý, thời gian, địa hình,… nên không chủ động được hoàn toàn trong chiếu sáng. Ánh sáng điện có thể chiếu sáng một cách chủ động và ổn định, có khả năng tập trung ánh sáng với cường độ cao. Nhưng phải dùng năng lượng điện và các thiết bị khác nên tốn kém, không phù hợp với mắt người như ánh sáng tự nhiên. 2.5.2 Yêu cầu chung của kỹ thuật chiếu sáng Chiếu sáng đầy đủ theo quy định, ánh sáng phân bố đều trên bề mặt của các vật trong khoảng nhìn làm việc. 8
  9. Không bị chói, bị loá (không có tia từ nguồn sáng hoặc những tia phản xạ chiếu thẳng vào mắt). Không tạo thành bóng đổ trong khoảng nhìn. Đạt được hiệu quả kinh tế cao. Đối với chiếu sáng tự nhiện phải đảm bảo hệ số chiếu sáng: EM HSTN = 100% (2 – 2) E ng Trong đó: HSTN – Hệ số chiếu sáng tự nhiên. EM - Độ sáng tại vị trí cần chiếu sáng trong nhà. Eng - Độ sáng ngoài nhà cùng thời điểm do ánh sáng phản xạ tại vị trí trên mặt phẳng nằm ngang, nơi quang đãng. Tuỳ từng loại công việc mà yêu cầu trị số giới hạn dưới cho phép của HSTN có khác nhau. Đối với nước ta việc triệt để lợi dụng ánh sáng tự nhiên không những tiết kiệm được nguồn năng lượng điện mà còn tạo được điều kiện lao động thuận lợi và góp phần bảo vệ môi trường. 2.5.3 Thiết kế chiếu sáng tự nhiên Nhiệm vụ của thiết kế chiếu sáng tự nhiên là chọn hình dáng, kích thước, số lượng và vị trí của các cửa để tạo được điều kiện ánh sáng theo yêu cầu. Thông thường yêu cầu ánh sáng trong không gian nhà sản xuất công nghiệp phải cao, phải đảm bảo nhìn rõ, phân giải nhanh các vật nhìn của mắt. Hướng của ánh sáng chiếu vào không gây bóng đổ của người, thiết bị và các kết cấu khác lên khoảng nhìn làm việc. Độ sáng trong khoảng nhìn làm việc phải cao hơn các vị trí khác trong phòng. Cửa chiếu sáng là các cửa sổ, cửa mái (trời), và cửa hoa. Hệ thống cửa chỉ nên vừa đủ theo quy định, kết cấu đơn giản, thống nhất để dễ sử dụng bảo quản. Vị trí đặt các cửa còn liên quan đến dây truyền công nghệ, thông gió, thoát nhiệt, che mưa, che nắng,… Ở nước ta để tránh ánh nắng chiếu vào phòng các nhà nên đặt theo hướng Bắc – Nam, quay mặt về hướng Nam. Trường hợp nhà chỉ đặt được theo hướng Đông – Tây thì cần thiết bố trí cửa chiếu sáng là cửa trời ở phía Bắc. 2.5.4 Thiết kế chiếu sáng nhân tạo Chiếu sáng nhân tạo được dùng vào ban đêm hoặc ban ngày khi ánh sáng tự nhiên không đủ. Nhiệm vụ của thiết kế chiếu sáng nhân tạo là tìm ra phương thức chiếu sáng, chọn loại đèn để đảm bảo ánh sáng theo yêu cầu sản xuất mà tiết kiệm năng lượng điện và chi phí hạ nhất. 9
  10. Có ba phương thức chiếu sáng cơ bản: chiếu sáng chung, chiếu sáng cục bộ, chiếu sáng hỗn hợp. a) Phương thức chiếu sáng chung Trong nhà có một hệ thống chiếu sáng từ trên xuống, toàn bộ mặt bằng của nhà có độ sáng như nhau. Phương thức này được dùng khi mặt độ lao động cao, có cùng một loại công việc, không đòi hỏi cao về độ sáng, không khắt khe đên hướng của ánh sáng. Ví dụ xưởng may, phòng đọc,… b) Phương thức chiếu sáng cục bộ: Trong không gian rộng lớn của nhà sản xuất được chia thành những không gian nhỏ khác nhau, các không gian nhỏ được chiếu sáng với độ sáng khác nhau. Phương thức này được dùng khi trong nhà sản xuất có những vị trí thực hiện những loại công việc khác nhau mà yêu cầu độ sáng khác nhau rõ rệt. Ví dụ trong phân xưởng làm khuôn mẫu, khu vực sản xuất, kho chứa và đường vận chuyển trong cùng một nhà,… c) Phương thức chiếu sáng hỗn hợp Đây là phương thức chiếu sáng chung được bổ xung thêm các đèn cần thiết để có độ sáng cao hơn tại những chỗ làm việc của người. Hầu hết trong nhà sản xuất cơ khí đều dùng phương thức này, ngoài hệ thống đèn công suất lớn bố trí ở trên cao, tại vị trí các máy còn bố trí thêm các đèn (đèn chung và đèn riêng cho vùng làm việc của máy). 2.5.5 Chiếu sáng bảo vệ và chiếu sáng không gian bên ngoài nhà Ngoài chiếu sáng cho sản xuất cần phải thiết kế chiếu sáng bảo vệ để chiếu sáng khi có sự cố hoặc tai nạn nhằm thuận lợi cho thoát người và cứu tài sản. Đồng thời chiếu sáng không gian bên ngoài có độ sáng nhất định. Điều này sẽ làm cho con người thấy thoải mái, đầu óc minh mẫn, tránh có những suy nghĩ tản mạn để tập trung làm việc nhanh nhẹn, chính xác và năng suất cao hơn. 2.6 Thông gió công nghiệp 2.6.1 Nhiệm vụ của thông gió Trong nhà ở cũng như nhà sản xuất không khí luôn bị nóng lên và bị ô nhiễm do hô hấp, bài tiết của con người, do bụi và chất độc sinh ra trong quá trình sản xuất. Đồng thời lượng ôxy trong không khí còn bị giảm dần. Thông gió có nhiệm vụ trao đổi không khí giữa trong và ngoài nhà. Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà thông gió có những nhiệm vụ chính khác nhau: a) Thông gió chống nóng Sự trao đổi nhằm đưa không khí nóng, ẩm, oi bức từ trong nhà ra và đưa không khí sạch, khô ráo, mát mẻ bên ngoài vào thay thế. b) Thông gió lọc bụi và khử độc 10
  11. Dùng hệ thống thiết bị thu hút không khí tại vùng có toả bụi hoặc hơi khí độc để thải ra ngoài. Trước khi thải cần phải lọc bụi, khử độc để không làm ô nhiễm môi trường. Đồng thời đưa không khí sạch mát mẻ từ ngoài vào bù cho lượng đã hút đi. Lượng đưa vào phải đủ để hoà loãng lượng bụi, hơi và khí độc còn sót lại nhỏ hơn nồng độ cho phép. Việc thông gió chống nóng hay lọc bụi, khử độc phải liên hệ chặt chẽ với dây truyền công nghệ. 2.6.2 Các hình thức thông gió 2.6.2.1 Thông gió tự nhiên Thông gió tự nhiên là sự trao đổi lưu thông không khí giữa trong và ngoài nhà nhờ các yếu tố tự nhiên như nhiệt thừa và gió trời. Có ba hình thức thông gió tự nhiên: thông gió nhờ nhiệt thừa, thông gió nhờ gió trời, thông gió tự nhiên vô tổ chức. a) Thông gió nhờ nhiệt thừa Trong nhà sản xuất có bộ phận toả nhiều nhiệt thì tại vị trí đó không khí bị nóng lên, nhẹ hơn xung quanh được bốc lên cao rồi thoát ra ngoài qua các cửa mái, cửa hoa, lỗ thoáng,…Không khí nguội vùng lân cận và không khí sạch mát mẻ bên ngoài tràn vào thay thế, quá trình cứ liên tục xảy ra kết quả không khí luôn được lưu thông. b) Thông gió nhờ gió trời Nếu ngoài trời có gió thổi chính diện vào nhà thì giữa mặt trước và mặt sau nhà có chênh lệch áp suất, không khí được thổi vào phía trước và thoát ra phía sau. Để thường xuyên được thông gió nhờ gió trời về mùa nóng thì cần phải thiết kế nhà và các cửa một cách hợp lý. Ở nước ta nên làm nhà theo hướng Bắc – Nam. c) Thông gió tự nhiên vô tổ chức Đây là trường hợp trao đổi không khí giữa trong và ngoài nhà thông qua các cửa để ngỏ, các cửa lùa, khe hở, kẽ nứt,…với phương chiều và liều lượng không khống chế được. Cách thông gió này làm cho con người gần gũi thiên nhiên hơn. 2.6.2.2 Thông gió cơ khí Thông gió phải dùng động cơ điện để quay quạt gọi là thông gió cơ khí. Có thể chỉ cần quạt không khí vào hay chỉ hút không khí ra hoặc kết hợp cả quạt vào và hút ra đối với nhà sản xuất. Thông gió cơ khí được thực hiện theo hai hệ thống: hệ thống thông gió chung và hệ thống thông gió cục bộ. a) Hệ thống thông gió chung: Việc quạt không khí vào hay hút ra có tác chung cho cả không gian nhà sản xuất, sự lưu thông không khí tại các vị trí tương tự như nhau. Ví dụ: dùng hệ thống quạt trần tạo ra luồng không khí chuyển động từ trên xuống, khi đó không khí sạch mát mẻ từ ngoài tràn vào thông qua cửa mái, lỗ thoáng. Không khí nóng, ẩm được đẩy ra ngoài thông qua cửa chính, cửa sổ. Hoặc trường hợp đưa không khí vào cửa trước, thổi ra cửa sau. Hệ thống thông gió này được dùng tương tự như phương thức chiếu sáng chung. 11
  12. b) Hệ thống thông gió cục bộ Tại những vị trí khác nhau trong không gian nhà làm việc được tiến hành thông gió khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm của dây truyền công nghệ và yêu cầu của điều kiện làm việc. Thông gió kiểu “hoa sen” không khí: Bằng hệ thống quạt và đường ống không khí sạch, mát mẻ được đưa trực tiếp vào vị trí làm việc mà tại vùng đó có toả nhiều nhiệt hoặc hơi khí độc. Cách làm này ngoài việc trao đổi không khí còn tạo được luồng gió có vận tốc thích hợp để năng cao hiệu quả làm mát ở những nơi có bức xạ nhiệt lớn và không cho bụi, hơi, khí độc còn sót lại chuyển động về phía người thợ. Thông gió kiểu “ốc đảo” không khí: Trong không gian rộng lớn của nhà sản xuất có khu vực yêu cầu được thông gió, làm mát tốt hơn được ngăn cách với khu vực khác bằng vách ngăn lửng. Không khí sạch, mát mẻ từ bên ngoài đươc hệ thống thiết bị thổi trực tiếp vào “ốc đảo”. Cách làm này tốn kém nhưng có được không khí sạch và khống chế được nhiệt độ trong khoảng thích hợp, sẽ là rất cần thiết khi khó thực hiện bằng các cách khác. 2.7 Phòng chống nhiễm độc trong sản xuất 2.7.1 Khái niệm và tác hại của chất độc đối với cơ thể người Chất độc là những chất có thể gây độc hại cho con người, các sinh vật và môi trường xung quanh. Các tác động gây hại có thể xảy ra rất mãnh liệt và rất nguy hiểm ví dụ các chất hoá học hoạt động mạnh. Chất độc công nghiệp bao gồm các chất độc được dùng trong sản xuất và chất độc sinh ra dưới dạng phế thải. Tác hại của chất độc đối với cơ thể người phụ thuộc vào tính chất của chất độc và mức độ bị tác động của chúng. Theo tính chất của chất độc chúng có thể gây ra các tác hại: a) Gây bỏng Hầu hết các loại a xit, kiềm đều có thể gây bỏng khi tiếp xúc với các bộ phận của cơ thể như da, niêm mạc mắt,…Bỏng hoá chất làm da bị sưng đỏ, phồng rộp hoặc bị cháy. Loại bỏng này rất đau đớn, vết bỏng thường lấn sâu vào trong và rất khó chữa. Nếu bị bỏng nặng sau khoảng 10 phút có thể bị choáng, mạch nhanh và yếu, khó thở, sốt cao, khó tiểu tiện, người mệt lả rồi mê man. Khi bị hoá chất bắn vào mắt có thể gây tổn thương màng tiếp hợp, giảm thị lực hoặc bị mù. b) Gây kích thích Các chất gây kích thích đường hô hấp, gây ngạt đơn thuần và gây ngạt kèm theo tác dụng hoá học làm rối loạn hô hấp, mất khả năng chuyển ô xy của hồng cầu, gây tổn thương các tế bào như các chất Cl , NH2 , SO2 , NO , CO , các loại hơi a xít. Các chất gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, gây mê, gây tê,… như các loại rượu, H2S , CS2, các hợp chất chứa hydrocacbua, xăng,… c) Gây độc cho các hệ thống cơ quan 12
  13. Nhiều loại chất độc có thể gây tổn thương cho nhiều cơ quan trong cơ thể như các loại hợp chất chứa hydrocacbua, halogen, cloruametin, bromuametin,…Chất gây tổn thương cho hệ tạo máu: chì, asen, phenol, benzen,… Các chất có thể gây ra nhiều bệnh khác nhau như chất chì, thuỷ ngân, mangan, phốt pho, flo, asen,… Một số chất độc còn gây vết tích nghề nghiệp như bị xạm da, mụn cóc, … làm mất vẻ đẹp bên ngoài của cơ thể. 2.7.2 Các mức độ tác động của chất độc đối với cơ thể người Ảnh hưởng của chất độc đối với cơ thể người có thể ở những mức khác nhau tuỳ theo tính độc hại của chất độc, mức độ bị tác động và trạng thái cơ thể người. Khi chất độc có tính yếu, nồng độ nhỏ hơn mức cho phép, cơ thể người khoẻ mạnh thì dù có tiếp xúc trong thời gian dài cũng không gây ảnh hưởng gì. chỉ khi nào sức khoẻ yếu thì mới xảy ra các động không đặc hiệu của chất độc như bị cảm, viêm mũi, viêm họng. Khi nồng độ lớn hơn giới hạn cho phép, sức đề kháng cơ thể thấp, chất độc sẽ gây ra bệnh nghề nghiệp. Khi nồng độ chất độc cao, mặc dù cơ thể khoẻ mạnh, thời gian tiếp xúc không lâu vẫn bị nhiễm độc cấp tính và có thể bị chết người. 2.7.3 Một số chất độc gây nhiễm độc nghề nghiệp thường gặp Chì: Khai thác nấu luyện chì, sản xuất ắc quy, sành sứ, thuỷ tinh,… Chì gây độc cho hệ thần kinh, cơ quan tạo máu, rối loạn tiêu hoá dẫn đến suy nhược thần kinh, viêm dây thần kinh, rối loạn cảm giác, tê và bại liệt các cơ, giảm bạch cầu, viêm dạ dày, viêm ruột,… Thuỷ ngân: Dùng trong sản xuất muối thuỷ ngân, thuốc diệt nấm, trừ sâu, thuốc giun,…Thuỷ ngân gây hại cho hệ thần kinh dẫn đến mất ngủ, giảm trí nhớ, run chân tay, rụng lông mi mắt. Gây rối loạn tiêu hoá, chức năng gan,viêm răng lợi, ảnh hưởng đến hệ thống sinh dục của phụ nữ. Ô xít (II) các bon: Chất này sinh ra trong quá trình đốt lò, nung, nấu luyện,…Nó gây ngạt và lấy ô xy trong máu làm đau đầu, ù tai, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, co giật, hôn mê. Ben zen: Dùng trong công nghệ nhuộm màu, dược phẩm, dung môi hoà tan các chất dầu, mỡ, cao su, làm nước hoa, làm keo dán, pha trong xăng,… C6H6 gây thiếu máu, suy tuỷ, kích thích mạnh mẽ hệ thần kinh trung ương, chảy máu răng lợi,… Thuốc bảo vệ thực vật, diệt nấm mốc, diệt cỏ: Các chất này có thể gây nhiễm độc cấp tính và bệnh nghề nghiệp như suy nhược thần kinh, viêm gan, viêm thận, viêm hệ tiêu hoá,… 2.7.4 Sự xâm nhập của chất độc vào cơ thể người Chất độc sinh ra có thể ở trạng thái bụi, lỏng, hơi, khí nên rất dễ xâm nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp, đường tiêu hoá, qua da. a) Xâm nhập qua đường hô hấp Hầu hết các chất độc đều có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp vì sự hít thở không khí của con người diễn ra liên tục. Chất độc ở dạng hơi, khí và các hạt bụi kích thước 13
  14. nhỏ trong không khí đều có thể đi vào phế quản, phế nang, mao mạch trong phổi vào máu rồi đến tất cả các cơ quan bộ phận của cơ thể (tổng diện tích phế nang tới 1000m2, tổng chiều dài mao mạch trong phổi tới 2000km). vậy đây là con đường lý tưởng để chất độc xâm nhạp vào cơ thể người. Qua thống kê 90% trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp là do chất độc xâm nhập qua đường này. b) Xâm nhập qua đường tiêu hoá Chất độc có thể xâm nhập qua đường tiêu hoá một cách vô tình như ăn, uống, hút thuốc trong khi làm việc. Không vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn hoặc nuốt phải chất độc ở đường hô hấp. c) Xâm nhập qua da Chất độc xâm nhập được qua da chủ yếu là các chất hoà tan được trong mỡ, trong nước như các loại rượu, ben zen,… Các chất khác có thể xâm nhập qua lỗ chân lông, tuyến mồ hôi, những chỗ bị chấn thương. 2.7.5 Sự chuyển hoá và đào thải chất độc của cơ thể người a) Sự chuyển hoá Các chất độc xâm nhập vào cơ thể rồi lan toả đi khắp nơi, máu là cơ quan vận chuyển chính. Trong cơ thể quá trình chuyển hoá các chất độc diễn ra rất phức tạp, chúng tham gia vào các phản ứng ô xy hoá khử, thuỷ phân,… Phần lớn các chất độc được chuyển thành chất chất ít độc hơn hoặc không độc như rượu etylic. Song cũng có những chất chuyển thành chất độc hơn. Trong quá trình chuyển hoá gan và thận đóng vai trò quan trọng nhất nên chúng được gọi là cơ quan giải độc của người. Một số chất độc vào cơ thể không gây tác động ngay mà tích chứa ở dạng hợp chất không độc ở da, gan, thận. Đến một lúc nào đó chúng được huy động nhanh chóng đưa vào máu và gây ra nhiễm độc ví dụ chất Tetracitin Pb(C2H5)4 trong xăng trước đây. b) Sự đào thải. Chất độc được đào thải ra ngoài qua đường hô hấp, đường tiêu hoá, đường bài tiết. Các chất độc ở dạng bụi, khí, hơi đều có thể được thải qua đường hô hấp, đường tiêu hoá: Thải ra cùng với không khí trong quá trình hô hấp, do phản xạ tích cực của cơ quan hô hấp hoặc thải ra cùng chất thải ở hệ tiêu hoá. Các chất là kim loại nặng như chì, thuỷ ngân mang gan được thải qua đường tiêu hoá, bài tiết. Các chất tan trong mỡ như thuỷ ngân, cờ rôm được thải qua sữa, nước bọt, qua da. Thông qua con đường đào thải chất độc mà người ta có thể chẩn đoán và điều trị bệnh nghề nghiệp. 2.7.6 Biện pháp phòng chống nhiễm độc a) Biện pháp kỹ thuật 14
  15. Loại trừ nguyên liệu có chất độc trong sản xuất hoặc thay bằng chất ít độc hơn. Ví dụ thay chì bằng kẽm trong sản xuất sơn, dùng cồn thay ben zen, thay đổi công nghệ in sách báo để không phải dùng khuôn chữ có chì,… Cơ khí hoá, tự động hoá quá trình sản xuất. Bọc kín thiết bị, máy móc sản xuất có chất độc và thường xuyên kiểm tra không để rò rỉ. Tổ chức hợp lý quá trình sản xuất: Bố trí riêng các bộ phận có chất độc. Nếu nhà có nhiều tầng, hơi độc nhẹ hơn không khí thì phải bố trí ở tầng trên cùng và cuối chiều gió thịnh hành. Trần, tường, sàn nhà làm bằng vật liệu không hút ẩm, dễ lau chùi, không bị ăn mòn hoá học. Nếu quá trình công nghệ không thể bịt kín được những bộ phận có chất độc thì phải bố trí hệ thống thu, hút tại chỗ, đồng thời phải có hệ thống đưa không khí sạch vào đủ để hoà loãng lượng chất độc còn sót lại nhỏ hơn mức cho phép. Trang bị phương tiện bảo vệ các nhân: Đây là những biện pháp cuối cùng khi các biện pháp khác không giải quyết được hoàn toàn. b) Biện pháp y sinh học Chế độ làm việc, nghỉ ngơi. Chế độ ăn uống. Chế độ khám và điều trị bệnh. ……….. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2