intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ấn tượng với kiến trúc nhà cổ ở Túy Loan, Đà Nẵng

Chia sẻ: Bùi Anh Tuấn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

52
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ai về Túy Loan (Hòa Vang, Đà Nẵng), đi vòng quanh những thôn xóm đang cựa mình đổi mới theo nhịp sống đô thị hóa, hẳn sẽ phải dừng chân khi ngang qua cánh cổng nhà cổ Tích Thiện Đường. Cánh cổng ấy mở ra một thế giới thâm trầm, bình yên và thơ mộng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ấn tượng với kiến trúc nhà cổ ở Túy Loan, Đà Nẵng

  1. Ấn tượng với kiến trúc nhà cổ ở Túy Loan, Đà Nẵng Ai về Túy Loan (Hòa Vang, Đà Nẵng), đi vòng quanh những thôn xóm đang cựa mình đổi mới theo nhịp sống đô thị hóa, hẳn sẽ phải dừng chân khi ngang qua cánh cổng nhà cổ Tích Thiện Đường. Cánh cổng ấy mở ra một thế giới thâm trầm, bình yên và thơ mộng. Một góc nhà cổ Tích Thiện Đường ở Túy Loan Nhà nằm trong thôn Thái Lai, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng, trong vùng làng cổ Túy Loan. Đáp lại tiếng gõ cửa nhà của chúng tôi là tiếng bước chân từ trong nhà lập cập và lời mời vào nhà vọng từ nhà chính ra tới cổng dài chừng mười mét. Đi dọc theo ngõ vào lát đá đã phủ xanh rêu vào sâu bên trong nhà chính, chúng tôi gặp bà Nguyễn Thị
  2. Huệ. Cụ bà tuổi chừng đã thất thập cổ lai hy tự giới thiệu: “Tôi là dâu trưởng nhà ni. Chủ nhà là con trai tôi hôm nay đi vắng rồi”.
  3. Phía sau cánh cổng nhà là lối đi lát đá sỏi 10 m mở ra một khung cảnh thơ mộng Chúng tôi thưa vì thấy ngôi nhà đẹp quá muốn vào thăm xem, bà Huệ cười hiếu khách: “Tưởng chi chứ các cháu cứ tự nhiên đi. Nhà cũng hay đón khách vào tham quan. Họ nghe tiếng ở mô không biết mà cứ tới xin phép vào tham quan nhà luôn”. Nhà chính được xây theo lối kiến trúc ba gian hai chái, mái lợp ngói âm dương đúng kiểu kiến trúc quen thuộc của những ngôi nhà cổ có hàng trăm năm tuổi ở những làng quê xứ Quảng Đà, mà nay không còn mấy nhà được giữ vẹn nguyên như Tích Thiện Đường. Bà Huệ thủng thỉnh kể: “Tôi là dâu trưởng đời thứ ba trong nhà ni. Nhà xây từ thời cụ cố con trai tôi, chừng cũng hơn 200 năm rồi…” Phía sau cánh cổng nhà là lối đi lát đá sỏi sâu chừng hơn 10 mét mở ra một khung cảnh thơ mộng
  4. Nhà được xây theo lối ba gian, hai chái, mái lợp ngói âm dương có hơn 200 năm tuổi này là một trong những nhà cổ hiếm hoi còn lại ở Đà Nẵng Để có đủ nguyên vật liệu xây nhà, cực công nhất là tìm đủ và chở gỗ mít từ Huế, Quảng Nam về dựng nhà mất hết ba năm. Rồi mất thêm ba năm để xây nhà. Toàn bộ bàn thờ, phản ngồi, cột nhà… đều làm từ gỗ mít, trải qua hàng trăm năm tuổi đã lên màu nâu bóng. Những nét chạm trổ tinh xảo trên thủ thờ, xà ngang, cột nhà… là dấu ấn tài hoa của những người thợ làng Mộc Kim Bồng (Hội An, Quảng Nam) một thời vang tiếng. Sát vách tường nhà, có mấy tủ kính bám bụi thời gian. Bên trong là những vật dụng lâu đời trong sinh hoạt hàng ngày như chén đĩa, ấm nước… Trên vách nhà treo những khuôn bánh in, nồi đất, mâm đồng… Bà Huệ nói, những thứ này là do chủ nhà, ông Đỗ Hữu Minh, con trai bà gìn giữ và sưu tập thêm. Ai từng lớn lên giữa những làng quê ở xứ Quảng Đà đi từ nhà ra sân, hẳn sẽ như được sống lại một thời thơ trẻ và hẳn trong lòng sẽ dậy sóng hoài niệm về một thời mà đời
  5. sống sinh hoạt gia đình gắn với những vật dụng như những chiếc cối đá xay gạo, những nồi đất, mâm đồng... Năm tháng khiến cho những hạng mục, vật dụng làm bằng gỗ mít lâu năm lên màu nâu bóng
  6. Trong nhà vẫn giữ lại và trưng bày những vật dụng gắn liền với đời sống sản xuất, sinh hoạt thời xưa như cối đá, mâm đồng, nồi đồng, nồi đất... Trước nhà là một hồ nước mọc lên những cây cảnh cao quá đầu người tạo thành một bức bình phong tự nhiên, ngăn cách với khoảng sân rộng mênh mông. Như có một làng quê thu nhỏ trong sân nhà với bến nước, con đò ngập lá. Tất cả nhuốm một màu xưa cũ và thơ mộng. Giữ gìn một ngôi nhà cổ khá toàn vẹn như Tích Thiện Đường là chuyện không dễ. Ngôi nhà có hơn 200 tuổi đã chứng kiến bao thăng trầm, cũng từng hứng chịu bom đạn chiến tranh, rồi thiên tai, lũ lụt. Bà Huệ đưa tay lên điểm cao quá đầu trên một cột nhà nói “có năm lụt lút (ngập) nhà tới chừng ni đây, bàn tủ, phảng ngồi chi cũng ngập hết. Nhà cũng đã mấy lần tu bổ, con cháu làm ăn được tích cóp sửa nhà, giữ chung nguyên tắc làm nguyên lại như cũ. Mà chi thì chi chứ công nhận gỗ mít thiệt bền, lụt ngấm năm ni qua năm khác mà ít thấy hư hại.
  7. Giống như cái nền nhà đây, chắc lắm. Hồi trước là nền đất, lấy lá nhớt, vôi, mật mía…trộn lại đắp nền chắc lắm. Về sau thì lát đá phủ lên trên”. Chuyện trò với khách, bà Huệ sực nhớ ra việc đang dở. Bà lại lụi cụi tìm chậu thóc mang ra trước sân nhà rải quanh. Thoáng chốc đã thấy một đàn bồ câu sà xuống, nhẩn nha từng hạt mồi, rồi bay lượn khắp sân vườn. Khung cảnh bình yên đó là ấn tượng đẹp nhất khi chúng tôi rời ngôi nhà cổ vẫn còn vẹn nguyên nhất Túy Loan.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2