intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ăn uống ở tuổi học đường

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

100
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đối với số trẻ vốn khảnh ăn, không thích thú mấy chuyện ẩm thực, thì học là lý do tốt nhất để… không phải ăn. Những trẻ hiếu động, ham học hỏi đôi khi cũng mải mê học những điều mới lạ mà… quên mất ăn uống. Tuổi học đường được tính từ khi bắt đầu được gọi là học sinh cho đến khi rời khỏi ghế nhà trường. Thời gian này kéo dài khoảng trên dưới 15 năm. Đây là thời gian quyết định sự phát triển tối đa các tiềm năng di truyền liên quan đến tầm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ăn uống ở tuổi học đường

  1. Ăn uống ở tuổi học đường Đối với số trẻ vốn khảnh ăn, không thích thú mấy chuyện ẩm thực, thì học là lý do tốt nhất để… không phải ăn. Những trẻ hiếu động, ham học hỏi đôi khi cũng mải mê học những điều mới lạ mà… quên mất ăn uống. Tuổi học đường được tính từ khi bắt đầu được gọi là học sinh cho đến khi rời khỏi ghế nhà trường. Thời gian này kéo dài khoảng trên dưới 15 năm. Đây là thời gian quyết định sự phát triển tối đa các tiềm năng di truyền liên quan đến tầm vóc, thể lực, trí tuệ, hình thành các thói quen hầu như sẽ lưu giữ suốt cuộc đời trong chuyện ăn uống, vận động, lối sống… Tuỳ theo cách suy nghĩ và điều kiện cụ thể của từng gia đình, chuyện chăm
  2. sóc ăn uống của trẻ sẽ diễn ra theo nhiều "trường phái" khác nhau. Ăn thiếu Trẻ ăn ít có thể do khảnh, do quá mải mê những điều mới lạ. Chương trình và thời gian học tăng dần cũng làm trẻ đôi khi ăn ít vì… không có thời gian dành cho việc ăn uống. Đối với các trẻ học các lớp lớn, kiến thức và khuynh hướng về dinh dưỡng đôi khi phụ thuộc vào phim ảnh, vào các thần tượng điện ảnh hay ca nhạc nhiều hơn là các vấn đề liên quan đến sức khỏe. Trong khi đó, nhu cầu về dinh dưỡng đã tăng lên do trẻ ngày càng lớn, cần nhiều năng lượng đáp ứng cho việc gia tăng hoạt động về trí não. Vì vậy, nguy cơ suy dinh dưỡng cũng sẽ tăng nếu trẻ không được theo dõi và chăm sóc đầy đủ về dinh dưỡng. Theo điều tra của Trung tâm dinh dưỡng TP HCM, tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất trong tuổi học đường tập trung ở nhóm học sinh cấp 3 (trên 26%). Ở các lớp bé, tỷ lệ này thấp hơn (13%) và đang có khuynh hướng giảm dần.
  3. Ǎn thừa Với những trẻ được cưng chiều, được sự lo lắng chăm sóc quá mức của gia đình, có "tâm hồn ăn uống" và điều kiện thừa thãi về thực phẩm thì nguy cơ béo phì là vấn đề cần chú ý. Trẻ đã lớn nên thường thích tự chọn các loại thức ăn theo ý mình, mà ở độ tuổi này đa số trẻ có khuynh hướng ưa Ảnh: Inmagine thích thực phẩm có năng lượng cao. Nguy cơ béo phì càng cao hơn ở trẻ học bán trú do thời gian ngồi học nhiều hơn thời gian vận động. Không gian dành cho vận động cũng không có. Về đến nhà thì đã tối, trẻ chỉ kịp ăn tối, xem tivi và ngủ. Tâm lý bố mẹ ông bà lại rất thương vì xa trẻ suốt ngày nên có miếng ngon nào cũng để dành cho. Béo phì tập trung ở học sinh các lớp nhỏ và có khuynh hướng gia tăng ngày càng nhanh hơn. Ở các trường bán trú, tỷ lệ béo phì cao gấp đôi so với tỷ lệ suy dinh
  4. dưỡng. Thực trạng này thật ra cũng đáng bi quan chẳng kém gì so với trước đây, khi cứ hai đứa trẻ thì có một bị suy dinh dưỡng; thậm chí còn nguy hiểm hơn, vì béo phì ở trẻ em dẫn đến hàng loạt các nguy cơ về sức khỏe sau này. Thế nào là ăn đủ? Chuyện ăn uống của bọn trẻ thật ra không dễ nhưng cũng chẳng khó. Chúng chỉ cần ăn một cách bình thường, tức là không chăm sóc quá đáng, cũng không thờ ơ quá đáng. Với những trẻ biếng ăn, kém ăn, nên bố trí thêm bữa phụ vào lúc giải lao giữa các giờ học bằng bất kỳ loại thực phẩm nào trẻ ưa thích như sữa, chuối, khoai, bánh…. Bữa chính nên gộp nhiều loại thức ăn và nên cho trẻ ăn theo ý thích của mình thay vì theo ý bố mẹ. Một tô mì gói có thêm ít thịt và rau hay một cái bánh chưng nhỏ hoàn toàn có thể thay thế một bát cơm với đủ thứ thịt cá, canh rau trong bữa ăn chính. Cơm với muối vừng, muối lạc thì cũng bổ không kém cơm với thịt bò… Còn với những trẻ có nguy cơ thừa cân, béo phì, hãy thay sữa béo bằng sữa
  5. gầy, thay bánh ngọt bằng trái cây, thức ăn đừng chiên xào nhiều dầu mỡ mà đem hấp, luộc, nướng… Vận động luôn tốt cho mọi đứa trẻ. Nên dành thời gian cho trẻ vui chơi, tập thể dục thể thao, sinh hoạt đội nhóm để tập giao tiếp với xã hội. Chuyện dinh dưỡng và học tập là chuyện lâu dài, phải tập cho trẻ cách ăn uống và thói quen học tập trong suốt cả năm, tránh sự thay đổi đột xuất vào mùa thi cử. Mùa thi trẻ vẫn ăn như bình thường, nếu thời gian học có tăng lên thì thêm cho trẻ một vài bữa phụ là đủ. Trước buổi thi, nếu quá căng thẳng không ăn được thì cũng đừng cố ép trẻ. Cho trẻ ăn nhẹ, lỏng, dễ nuốt là tốt nhất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2