intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chứng Rối loạn ăn uống: cuộc chiến của một phụ nữ

Chia sẻ: Nguyen Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

70
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nói đến chứng biếng ăn, hầu hết mọi người đều hình dung ra một thiếu nữ gầy gò hốc hác. Heather Thompson biết rằng thực ra bệnh có thể bắt đầu ở lứa tuổi nhỏ hơn. Lần đầu tiên cô bỏ ăn là vào năm 7 tuổi, khi người bạn thân nhất của cô đi xa. Ban đầu các bác sỹ an ủi cha mẹ cô, nói rằng Thompson chỉ "đang trải qua một thời kỳ đặc biệt". Song cô vẫn khăng khăng không chịu ăn, và cuối cùng phải vào viện. Việc điều trị, bao gồm cả điều...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chứng Rối loạn ăn uống: cuộc chiến của một phụ nữ

  1. Rối loạn ăn uống: cuộc chiến của một phụ nữ Nói đến chứng biếng ăn, hầu hết mọi người đều hình dung ra một thiếu nữ gầy gò hốc hác. Heather Thompson biết rằng thực ra bệnh có thể bắt đầu ở lứa tuổi nhỏ hơn. Lần đầu tiên cô bỏ ăn là vào năm 7 tuổi, khi người bạn thân nhất của cô đi xa. Ban đầu các bác sỹ an ủi cha mẹ cô, nói rằng Thompson chỉ "đang trải qua một thời kỳ đặc biệt". Song cô vẫn khăng khăng không chịu ăn, và cuối cùng phải vào viện. Việc điều trị, bao gồm cả điều trị ngoại trú, đã giúp cô bắt đầu ăn trở lại. Nhưng cuộc chiến của cô chưa kết thúc, và các triệu chứng tiếp tục diễn ra trong nhiều năm. Ðến năm lớp 8, Thompson không chịu ăn c ùng với gia đình. Thay vì thế, cô thường ngồi một mình với một ít ngũ cốc và kem hoặc bánh mì nướng và mứt sau khi cả nhà đã ăn xong bữa tối. Cố gắng để được hoàn hảo
  2. Cô cũng tốn khá nhiều thời gian để bổ sung calo. Thompson giờ đã ngoài 20 tuổi cho biết. "Tôi tập trung vào đó quá nhiều trong ngày, thật là mệt mỏi." và "Tôi làm bài tập lâu gấp 3 lần vì tôi quá lo lắng." Nhưng Thompson đảm bảo là cô đã làm được bài tập. Cô không chấp nhận số điểm dưới 100 cho các bài thi. Cô cũng là một vận động viên bóng chuyền và chạy. Vào mùa hè trước năm cuối trung học, cân nặng của cô tụt xuống chỉ còn 30kg. Trong một buổi kiểm tra sức khỏe, cô đã nổi xung khi bác sỹ nói rằng với chiều cao 1m45, cô cần tăng chừng 15 - 20kg. Huấn luyện viên bóng chuyền lo cô sẽ bị gãy xương. Huấn luyện viên chạy thấy cô bị kiệt sức và đã lập cho cô một kế hoạch tăng cân dần dần, có hiệu quả với một số người. Ở trường, Thompson cố gắng ăn đủ để được chạy. Nhưng những thói quen ăn uống xấu của cô vẫn tiếp diễn, và cô gắn ăn uống với việc chạy. Thompson nói "Tôi luôn theo dõi," "Nếu tôi không chạy, tôi không đáng được ăn vì tôi không tiêu tốn năng lượng. Nó trở thành một kiểu nghiện - chạy để ăn." Cô tự nhủ rằng mình vẫn ổn vì cô luôn qua được các đợt khám sức khỏe. "Tôi có thói quen ăn uống kỳ cục, nhưng không phải là tôi không khỏe," cô
  3. nghĩ. "Nếu không thì tại sao bác sỹ lại ký giấy nói rằng tôi có thể chạy maratông?" Lờ đi các dấu hiệu Song, các dấu hiệu của bệnh vẫn còn đó. Ví dụ, Thompson không có kinh trong những năm tuổi dậy thì. Nhưng vì cô là một vận động viên, nên điều đó không làm cô bận tâm lắm. Trên thực tế, cô còn thấy nhẹ nhõm vì không bị những cơn đau bụng mà nhiều cô gái khác hay phàn nàn. Ngoài ra, Thompson luôn lo sợ khi ở cùng bạn bè, và cô tránh những cuộc tụ tập ăn uống. Từ trong sâu thẳm, cô biết rằng mình đang tự làm hại bản thân, nhưng mọi nỗ lực để thay đổi đều gây quá nhiều sợ hãi. Cho mãi đến khi cô tham gia một chương trình điều trị rối loạn ăn uống mà ở đó cô phải đối mặt với thách thức của việc tổ chức lại cuộc sống. "Một phần con người tôi quá mệt mỏi vì phải làm mọi thứ theo cách như vậy, nhưng tôi lại quá sợ sự thay đổi," Thompson nói. "Chứng biếng ăn có cuộc sống của chính nó. Bạn thường không tự nhìn nhận được mình một cách đúng đắn. Nó chiếm lấy bạn. Nó chính là bạn. Nó tác động đến sức khỏe, tính cách và các hóa chất trong não bạn. Nó là tất cả những gì bạn biết. Bạn không bận tâm đến việc bạn đang làm hại chính mình."
  4. Các loại rối loạn ăn uống Cuộc chiến của Thompson là điển hình cho những người bị rối loạn ăn uống. Rối loạn ăn uống là những chứng bệnh đặc trưng bởi sự ám ảnh về cân nặng và thức ăn, gây ra những rối nhiễu nghiêm trọng và có thể nguy hiểm tính mạng trong hành vi ăn uống. Có nhiều loại rối loạn ăn uống Chứng biếng ăn. Ðây là tình trạng trong đó người bệnh sợ tăng cân và bắt mình nhịn đói. Có tới 3,7% số phụ nữ Mỹ bị chứng chán ăn vào một thời điểm nào đó trong đời. Những người bị chứng biếng ăn có thể chia thành 2 nhóm: Hạn chế. Người bệnh thuộc nhóm này giảm cân bằng cách hạn chế lượng thức ăn ăn vào, chủ yếu bằng ăn kiêng và nhịn đói. Ăn vô độ và tống thức ăn ra khỏi cơ thể. Người bệnh thuộc nhóm này thường ăn uống vô độ và tống thức ăn ra khỏi cơ thể, hoặc cả hai. Hầu hết là ăn vô độ sau đó tống thức ăn ra khỏi cơ thể để bù lại bằng cách gây nôn hoặc dùng thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu hoặc thụt tháo. Chứng cuồng ăn. Ðây là tình trạng trong đó người bệnh ăn vô độ và sau đó bù lại bằng nhiều cách, gồm gây nôn hoặc dùng thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu hoặc thụt tháo. Một số người khác bù bằng cách nhịn đói hoặc tập quá
  5. mức. Ước tính 1 - 4% số phụ nữ sẽ bị chứng cuồng ăn ở một thời điểm nào đó. Chứng cuồng ăn khó phát hiện hơn chán ăn vì người bệnh thường có cân nặng bình thường, mặc dù họ có thể muốn mình cực kỳ mảnh mai. Rối loạn ăn uống vô độ. Ðây là tình trạng trong đó người bệnh - thường là những người hơi béo - thường xuyên và nhanh chóng ăn được một lượng thức ăn quá lớn, thường cho đến khi họ no đến tức cả bụng. Khoảng 2 - 5% người Mỹ bị rối loạn này, mặc dù tỷ lệ cao hơn ở những người béo phì. Rối loạn này chưa được chính thức phân loại thành một chẩn đoán bệnh tâm thần. Chán ăn, cuồng ăn và ăn uống vô độ có thể gây những rối loạn thực thể khác nhau, thậm chí tử vong. Rối loạn ăn uống có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa và sản sinh hormon. Chúng làm chậm tăng trưởng và tăng nguy cơ bệnh loãng xương, thường xảy ra ở người già. Các thiếu nữ có thể chậm có kinh hoặc mất kinh nếu đã có kinh. Ngoài ra, rối loạn ăn uống cũng có thể gây mất nước, yếu, mệt mỏi và thậm chí đau tim. Ở người bị chứng cuồng ăn, thực quản có thể vỡ hoặc rách. Người bị rối loạn ăn uống vô độ có thể bị cao huyết áp, đái đường và nhiều
  6. vấn đề khác liên quan với béo phì. Khoảng 10% số người bị chứng biếng ăn chết vì đói, tự sát hoặc các biến chứng khác. Người bị rối loạn ăn uống cũng dễ mắc các rối loạn tâm thần khác, như trầm cảm, lo âu và nghiện ma túy. Mặc dù chưa rõ liệu rối loạn ăn uống là triệu chứng của các bệnh này hay các bệnh này xảy ra do sự cô lập, định kiến và những thay đổi sinh lý gây bởi rối loạn ăn uống. Một số đặc điểm tính cách hay gặp ở người bị rối loạn ăn uống. Người bị chứng biếng ăn thường là người cầu toàn, tuân thủ và bị ám ảnh. Họ nén chặt những cảm xúc của mình. Họ có vẻ tự chủ, nhưng thực ra họ rất thiếu tự tin và tự chỉ trích mình gay gắt. Người bị chứng cuồng ăn rất khó kiềm chế và khó đối phó với stress và lo âu. Họ cũng có những vấn đề về lạm dụng thuốc. Những người có nguy cơ Như với Thompson, rối loạn ăn uống có thể bắt đầu từ rất sớm. Một nghiên cứu của Trường Ðại học Havard trên trẻ em 8-10 tuổi thấy rằng một nửa số bé gái và 1/3 số bé trai không hài lòng với dáng vóc của mình. Trong đó phần lớn các bé gái muốn thanh mảnh hơn và khoảng một nửa số bé trai muốn mình nặng cân hơn hoặc vạm vỡ hơn.
  7. Mặc dù thông thường các rối loạn ăn uống bắt đầu từ giữa tuổi vị thành niên, khoảng 14 - 18 tuổi. Và mặc dù rối loạn ăn uống thường đặc trưng là vấn đề của các thiếu nữ, song nam giới không phải là không bị bệnh. Từ 10-15% số bệnh rối loạn ăn uống là nam. Tỷ lệ thậm chí có thể còn cao hơn vì các bác sỹ ít thừa nhận rối loạn ăn uống ở nam. Ðó là vì triệu chứng thường khác. Ví dụ, các nam thiếu niên thường ít có ý nghĩ phi thực tế là mình bị thừa cân như nữ. Hơn thế, những người bắt đầu ăn ít đi thường là bị thừa cân nhẹ hoặc vừa. Họ hay có liên quan với tập luyện, tập tạ, tập cơ bắp và có nguy cơ lạm dụng steroid. Rối loạn ăn uống cũng có thể xảy ra ở người lớn. Nhưng hầu hết phụ nữ bị rối loạn ăn uống ở tuổi trung niên thực ra đã có bệnh từ khi còn trẻ và bị tái phát hoặc chưa bao giờ đi điều trị bệnh. Rối loạn ăn uống không phân biệt ai. Người thuộc mọi chủng tộc, dân tộc và đẳng cấp đều có thể bị. ở Mỹ, các nhà nghiên cứu thấy rằng rối loạn ăn uống được chẩn đoán ở người gốc Tây Ban Nha với tỷ lệ như ở người da trắng, trong khi tỷ lệ hơi cao hơnở người da đỏ. Mặc dù bệnh ít gặp hơn ở người gốc á và người da đen, có bằng chứng cho thấy người da đen dễ bị chứng cuồng ăn hơn chứng chán ăn.
  8. Các báo cáo về rối loạn ăn uống xuất hiện trên khắp thế giới. ở Nhật, rối loạn ăn uống xảy ra với tỷ lệ tương đường ở Mỹ, và chúng cũng được ghi nhận ở Tây Ban Nha, Argentina và Quần đảo Fiji. Hiểu về nguyên nhân Rối loạn ăn uống không phải là một hiện tượng mới có được kích động bởi hình ảnh của những người mẫu và diễn viên mảnh mai và những vận động viên cuồn cuộn cơ bắp. Y văn của người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã đề cập tới các rối loạn ăn uống. Và một số chuyên gia khảo cổ đã xác định niên đại của chúng là từ thế kỷ 12. Các chuẩn mực sắc đẹp thịnh hành chỉ là một phần của bức tranh. Di truyền, sinh học và các vấn đề tâm lý xã hội cũng ảnh hưởng đến rối loạn ăn uống. Các nhà nghiên cứu chưa xác định được gen đặc trưng khiến một số người dễ bị rối loạn ăn uống. Nhưng di truyền có vẻ đóng một vai trò. Người có cha mẹ hoặc anh chị em ruột bị rối loạn ăn uống cũng dễ bị bệnh. Ngoài ra, anh chị em sinh đôi cùng trứng cũng dễ bị bệnh cả hai hơn anh chị em sinh đôi khác trứng, có thấy có thể có mối liên quan di truyền. Sinh học cũng giúp xác định giai đoạn bị rối loạn ăn uống. Ví dụ, khi trẻ em tới tuổi dậy thì, chúng thường ăn ngon miệng hơn, nhưng chúng có thể
  9. không thấy thoải mái khi ăn nhiều hơn. Chúng cũng không hài lòng với những thay đổi của cơ thể, nhất là khi hông và ngực nở. Sinh hóa cũng đóng một vai trò, và nó giải thích làm thế nào mà người đang nhịn đói có thể soi gương để chẳng thấy gì ngoài hình ảnh một bộ xương di động. Các nhà nghiên cứu thấy rằng não của một số người bị rối loạn ăn uống có nồng độ hormon và chất dẫn truyền thần kinh bất thường, mặc d ù chưa rõ liệu sự mất cân bằng này nảy sinh trước hay sau khi rối loạn ăn uống đã xảy ra. Sự mất cân bằng hóa chất có thể đóng vai trò trong nhận thức và tâm trạng lệch lạc gây ra kiểu ăn uống bất thường. Sự mất cân bằng này có thể tồn tại thậm chí sau khi cân nặng đã trở lại bình thường. Các bằng chứng chỉ ra rằng người bị rối loạn ăn uống có nồng độ serotonin bất thường trong não, là chất có vai trò trong một số rối loạn tâm thần khác. Rối loạn trong các chu trình thần kinh sử dụng serotonin có liên quan với các hành vi ám ảnh và làm giảm sự điều hòa ăn uống, tâm trạng và sự thôi thúc. Các yếu tố tâm lý xã hội Nhiều vấn đề tâm lý và xã hội cũng góp phần gây rối loạn ăn uống. Các vận động viên trẻ đặc biệt dễ bị, nhất là những vận động viên trong các môn thể thao chú trọng dáng vóc mảnh mai, như thể dục dụng cụ, ba lê,
  10. trượt băng nghệ thuật và chạy nước rút. Ngay cả hình ảnh của những vận động viên mạnh mẽ và cơ bắp như hai ngôi sao quần vợt Venus và Serena William hay ngôi sao chạy nước rút Marion Jones cũng làm tăng thêm những nỗ lực giảm cân và sự ganh đua nghề nghiệp. Nhiều người có nguy cơ bị biếng ăn lại là những sinh viên cực kỳ xuất sắc trong các môn thể thao. Họ hướng tất cả năng lực vào việc giảm cân, và họ thành công ở chỗ mà nhiều người trong chúng ta không thể. Họ giữ không để tăng cân, và rồi cái đuôi bắt đầu chỉ huy cái đầu. Nguồn gốc của chứng biếng ăn có thể nằm ở những lời b ình phẩm ngẫu nhiên. Một thiếu nữ trẻ có thể để ý đến lời gợi ý của bạn trai, huấn luyện viên hoặc một người có ảnh hưởng khác về chuyện giảm cân và bắt đầu ngày càng bị ám ảnh bởi thức ăn. Cô có thể nghĩ ra những nghi thức tinh vi với thức ăn, như đẩy thức ăn quanh đĩa hoặc cắt thành từng miếng nhỏ để khỏi phải ăn hoặc để ngồi ở bàn rất lâu nhưng chỉ ăn rất ít. Ðiều trị rối loạn ăn uống Ðiều trị rối loạn ăn uống thường cần sự tiếp cận từ nhiều hướng, bao gồm thuốc, tư vấn, lời khuyên dinh dưỡng và kể cả vào viện. Và đôi khi phải mất nhiều năm.
  11. Mục tiêu đầu tiên là ngừng hoặc đẩy lùi các rối loạn thực thể liên quan với rối loạn ăn uống. Nếu bạn bị nhẹ cân, điều này có nghĩa là triển khai một kế hoạch để ăn uống và tăng cân. Nếu bạn thừa cân - như nhiều người bị chứng ăn vô độ - bác sỹ sẽ giúp bạn vạch kế hoạch giảm cân hợp lý. Bác sỹ tâm lý hoặc bác sỹ chuyên khoa khác có thể thiết lập một hệ thống hành vi tưởng thưởng dựa trên những mục tiêu này. Việc ra lệnh hoặc tối hậu thư, dù mang nghĩa tốt, thường không có tác dụng, nhất là khi đòi hỏi một người bị chứng biếng ăn phải ăn. Ở đây có cái gì đó tựa như chiến thuật "cây gậy và củ cà rốt". Ví dụ, nếu cô gái đó chạy việt dã, hãy nhắc nhở rằng cô ta phải giữ được cân nặng để thi đấu. Một khi bạn đã tăng cân trở lại, mục tiêu của liệu pháp cá nhân, nhóm hoặc gia đình ngày càng hướng vào các vấn đề tâm lý, như kém tự tin hoặc nhu cầu tự chủ bằng cách giảm cân. Hiện có nhiều kiểu liệu pháp, và bác sỹ có thể giúp tìm ra liệu pháp phù hợp nhất với nhu cầu của bạn. Một loại liệu pháp có tên là liệu pháp hành vi ý thức là một cách truyền thống để điều trị rối loạn ăn vô độ. Nó nhằm thay đổi những hành vi không mong muốn và những ý nghĩ liên quan với chúng. Nhưng một nghiên cứu công bố trên tạp chí Archives of General Psychiatry số tháng 8/2002 cho thấy liệu pháp giữa các cá nhân có thể hiệu quả tương đương. Liệu pháp
  12. giữa các cá nhân là một loại tâm lý trị liệu ngắn có cấu trúc trong đó bạn tìm hiểu các vấn đề xã hội và giữa các cá nhân. Thuốc chống trầm cảm cũng có ích, nhất là nếu bạn bị cuồng ăn hoặc ăn vô độ. Nói chung, thuốc chống trầm cảm bị coi là ít hiệu quả ở người bị chứng biếng ăn. Tốn công sức để bình phục Việc bình phục có thể rất tốn thời gian và buồn chán. Ngay cả sau khi bình phục, một số người bị rối loạn ăn uống vẫn rất cầu toàn, quá để ý đến hình thể, dễ bị trầm cảm và lo âu. Tuy nhiên, đa số sẽ tốt, và sự tiến bộ trong việc nhìn xa trông rộng, tự đánh giá và khôn ngoan là đáng hài lòng. Bệnh tật buộc những người dù tuổi còn trẻ đã phải nghiền ngẫm một số vấn đề khá cơ bản khiến họ vượt trước bạn bè cùng lứa trong việc hiểu thấu đáo điều gì là quan trọng. Trong 3 tháng, Thompson dành hầu hết thời gian trong ngày cho chương trình điều trị rối loạn ăn uống. ở đó, cô đã đồng ý ăn 3000 calo thức ăn, gồm 3 bữa mỗi ngày. Cô cũng tham gia các buổi trị liệu cá nhân và theo nhóm. Ðây là một quá trình khó khăn. Thompson lo rằng cá tính của cô đã mất, rằng cô đã mất đi sức mạnh chiến thắng và trở nên tùy tiện, lười biếng và vô tổ chức.
  13. "Ðiều đó đi ngược lại cách làm việc của tôi," cô nói. "Như thể tôi đã để mất mọi thứ. Tôi để cho người khác quyết định hộ mình. Họ đã cho tôi một môi trường thuận lợi để làm như vậy." Khi hồi phục, trong những buổi đi khám bác sỹ, Thompson cố tìm lại cảm giác bình thường của cuộc sống. Cô theo học nghiên cứu sinh tại khoa sinh hóa ở Myo Clinic và đã tìm được chỗ của mình trong cuộc đời. Cô đặt mục tiêu cân nặng 45kg. Cô bắt đầu ăn 3 bữa/ngày thay vì chỉ ăn bữa tối. Cô cũng bắt đầu hòa nhập với mọi người, thậm chí đi ăn ở ngoài. Cô cũng tình nguyện làm việc với trẻ em ở một bệnh viện địa phương. "Tôi gần như cảm thấy mình được sống lại thời thiếu nữ," Thompson nói. "Trước khi tôi bị ám ảnh bởi thực phẩm, ăn uống và luyện tập. Nhưng giờ đây tôi lại tìm thấy niềm vui." Thompson vẫn phải cảnh giác với sự trở lại của những thói quen cũ. Sự thoái lui và thất bại có thể làm nảy sinh ý nghĩ là cô không xứng đáng đuợc ăn. "Việc phải tin vào cảm giác đói của bạn gần như là một nỗi sợ," Thompson nói. "Tôi biết tôi cần làm gì, nhưng đó vẫn là một cuộc chiến đấu. Có những ngày tôi buộc mình phải ăn nhiều hơn. Bạn phải học cách hòa nhập và cách để bắt mình hòa nhập."
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2