TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 27, 2005<br />
<br />
<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG MO, MN VÀ CU<br />
ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ, SINH HÓA CÂY ĐẬU TƯƠNG <br />
TRỒNG TRÊN VÙNG ĐẤT SAVAN VEN BIỂN HUYỆN PHÚ LỘC, <br />
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ<br />
Tr ương Văn Lung, Bùi Trung<br />
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế <br />
Lê Thị Trĩ<br />
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế <br />
Vùng savan thuộc xã Lộc Tiến, Lộc Vĩnh và Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, tỉnh <br />
Thừa Thiên Huế có điều kiện ngoại cảnh rất khắc nghiệt (chua, mặn, phèn, khô hạn <br />
và ngập úng). Việc canh tác trên vùng đất cát pha này gặp nhiều khó khăn, năng suất <br />
thấp và đất ngày càng thoái hóa. Do đó, việc nghiên cứu cải tạo vùng đất này là cấp <br />
thiết không những nhằm nâng cao thu hoạch sản phẩm mà còn có tác dụng lớn trong <br />
cải tạo và bảo vệ môi trường.<br />
Trong cải tạo đất, biện pháp sinh học rất quan trọng bằng cách dùng thực vật <br />
mà các cây bộ Đậu có ý nghĩa lớn. <br />
Hạt Đậu tương có giá trị dinh dưỡng cao, cần thiết cho người và gia súc, chiếm <br />
địa vị lớn trong nền nông nghiệp thế giới, Đậu tương Việt Nam đã trở thành một <br />
nguồn hàng xuất khẩu khá quan trọng. Để tăng sản lượng, ngoài việc mở mang diện <br />
tích trồng tỉa, việc xử lí phân vi lượng có ý nghĩa lớn trong tăng cường tính chống <br />
chịu của thực vật với môi trường.<br />
I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU<br />
1. Nguồn gốc giống Đậu tương ĐH4 :<br />
Giống Đậu tương ĐH4 chọn từ giống Ngọc Lâm đại hoàn của Trung Quốc, đã <br />
được viện Cây công nghiệp tuyển chọn và mang tên ĐH4. Đậu tương này nổi bật <br />
trong các thí nghiệm khảo sát tập đoàn giống Đậu tương của viện Kĩ thuật nông <br />
nghiệp miền Đông Nam Bộ, trường Đại học Cần Thơ và trung tâm Nghiên cứu Khoa <br />
học Kĩ thuật nông nghiệp EakmatĐắc Lắc, đồng thời còn được trồng ở huyện Châu <br />
Thành, tỉnh Tiền Giang đạt năng suất cao và được nhân dân ưa chuộng.<br />
2. Đặc điểm sinh vật học cây Đậu tương ĐH4:<br />
Giống Đậu tương ĐH4 có nhiều ưu điểm:<br />
Thuộc dạng chín sớm.<br />
Thời gian sinh trưởng 90 ngày, vụ hè thu.<br />
<br />
1<br />
Thân cây thấp (3040cm), phân cành vừa phải, tán gọn nên có thể trồng dày, <br />
mỗi hốc từ 02 03 hạt.<br />
Dạng lá hơi dày, màu xanh thẫm, cây con phát triển nhanh và mạnh. Sau khi <br />
gieo 2328 ngày, cây ra hoa màu tím, hoa trỗ tương đối tập trung, lông tơ màu vàng, <br />
trái chín, hơi vàng, trung bình 25 30 trái/cây, mỗi trái có 03 hạt, hạt to, trọng lượng <br />
hạt từ 180 200g, năng suất đạt 2,5 03 tạ/ha.<br />
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Bố trí thí nghiệm:<br />
a. Trồng cây trong chậu:<br />
Trồng Đậu tương trong chậu theo phương pháp ở [8]. <br />
Mỗi đợt thí nghiệm sử dụng 24 chậu trên nền đất cát pha ở xã Lộc Tiến, <br />
huyện Phú Lộc, ứng với 04 công thức (mỗi công thức 06 lần lặp lại).<br />
Đất được phơi khô, trộn với 1,5 mùn cưa đã lọc để giữ độ ẩm cho đất. Nền <br />
phân N, P, K là phân chuồng cho mỗi chậu:<br />
+ Phân đạm: 0,6g (NH4)2 SO4. + Phân lân: 1,2g Ca(H2PO4)2. <br />
+ Phân kali: 0,6g KCl. + Phân chuồng: 100g.<br />
Mỗi chậu gieo 10 hạt ở độ sâu 2cm, mặt trên rắc một ít mùn cưa, các hạt này <br />
đã được xử lý với các nguyên tố vi lượng nghiên cứu.<br />
Tất cả 24 chậu được đặt nơi cao, hoàn toàn không có bóng cây che phủ, nhiệt <br />
độ trung bình 35370C. <br />
b. Xử lí hạt giống:<br />
Hạt giống chọn có kích thước đều nhau, các nguyên tố vi lượng Mo, Mn và <br />
Cu được chọn để xử lý hạt giống Đậu tương là các muối thuộc loại tinh khiết:<br />
M0: (NH4)6 Mo7024.4H20. Mn: MnS04..4 H20. Cu: CuS04. 5 H20.<br />
Nồng độ xử lý giống Đậu tương ĐH4 với các phân vi lượng: <br />
+ Mo ở nồng độ 10 ppm ứng với 18,40 mg (NH4)6 Mo7 024 . 4H20/ lít.<br />
+ Mn ở nồng độ 04 ppm ứng với 16,24 mg MnS04.. 4 H20/lít.<br />
+ Cu ở nồng độ 10 ppm ứng với 38,50 mg CuS04. 5 H20/ lít.<br />
Tất cả hóa chất sử dụng trong quá trình nghiên cứu đều được pha chế với nước <br />
cất.<br />
Hạt Đậu tương sau khi chọn và đếm theo yêu cầu cần xử lý, được ngâm vào <br />
cốc đốt 100ml với dung dịch formol 2% để trừ nhiễm khuẩn, lúc này vỏ hạt sẽ nhăn. <br />
Sau 3 phút, vớt hạt ra, dùng đĩa petri đựng dung dịch vi lượng với nồng độ đã thăm <br />
dò, dung dịch này được đổ ngập gấp 03 lần thể tích hạt đậu có trong đĩa và ngâm <br />
trong khoảng 02 giờ, lúc này độ trương nước vừa đủ làm hết phần nhăn ở vỏ hạt. <br />
Sau đó, các hạt Đậu tương này được gieo vào chậu đất đã chuẩn bị. Trong quá <br />
trình sinh trưởng và phát triển, đặc biệt giai đoạn 03 lá và 07 lá tiếp tục phun dung <br />
dịch vi lượng ứng cho mỗi công thức.<br />
2. Các chỉ tiêu nghiên cứu:<br />
<br />
2<br />
a. Chiều cao của cây: Xác định chiều cao của cây [1].<br />
b. Sức hút nước: Xác định sức hút nước theo phương pháp Sacdacov, dựa vào <br />
sự thay đổi nồng độ dung dịch ngâm mô lá để xác định sức hút nước của mô lá trên <br />
cơ sở quan sát sự di chuyển của giọt dung dịch màu [1].<br />
c. Hoạt độ enzyme catalase: Xác định hoạt độ enzyme hô hấp catalase theo <br />
phương pháp Ermacov (1973) bằng thể tích O2 thải ra khi cho 01g nguyên liệu tác <br />
dụng với H202 trong thời gian 03 phút. A= ml 02/01g/03 phút.[8]<br />
d. Hàm lượng acid hữu cơ tổng số: Xác định theo phương pháp A. I. Ermacov <br />
(1973) [8] dựa trên sự chuẩn độ của dịch chiết bằng dung dịch kiềm 0,1 N với sự có <br />
mặt của chất chỉ thị màu phenolphtalein. Trước khi chuẩn độ dịch chiết, cho trao đổi <br />
qua cột ion cationid. <br />
e. Xác định hàm lượng nitơ tổng số: Bằng phương pháp Kjeldhal [1].<br />
f. Xác định hàm lượng nitơphi protein: Theo phương pháp Plescov và <br />
Ermacov [8].<br />
g. Xác định hàm lượng nitơ protein: Theo cách %N2 protein=%N2 tổng số%N2 <br />
phi protein.<br />
h. Sản lượng: Theo phương pháp cân trọng lượng hạt/cây.<br />
3. Xử lý số liệu:<br />
Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê toán học [6]:<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Ảnh hưởng của Mo, Mn và Cu đến một số chỉ tiêu sinh lý cây Đậu <br />
tương:<br />
Kết quả một số chỉ tiêu sinh lý cây Đậu tương dưới ảnh hưởng của các nguyên <br />
tố vi lượng Mo, Mn và Cu qua giai đoạn 3 lá và 7 lá được thể hiện ở bảng 01.<br />
Qua bảng 01, ta nhận thấy:<br />
* Nguyên tố vi lượng Mo, Mn và Cu đã tăng chiều cao cây Đậu tương: Mo là <br />
11,65% <br />
(giai đoạn 3 lá) và 9,82% (giai đoạn 7 lá), Mn là 11,2% (giai đoạn 3 lá) và 6,14% (giai <br />
đoạn 7 lá), Cu là 06,39% (giai đoạn 3 lá) và 3,76% (giai đoạn 7 lá).<br />
Bảng 1: Một số chỉ tiêu sinh lí cây Đậu tương dưới ảnh hưởng của Mo, Mn và Cu.<br />
<br />
Chỉ Giai đoạn 3 lá Giai đoạn 7 lá<br />
Công <br />
tiêu % %<br />
thức x m CV% x m CV%<br />
n. cứu so Đc so Đc<br />
Chiều Đối chứng (Đc) 22,66 0,87 9,44 100,00 40,70 0,93 5,58 100,00<br />
cao Mo 25,30 0,30 2,85 111,65 44,70 0,86 4,74 109,82<br />
cây Mn 25,20 0,63 6,15 111,20 43,20 0,53 3,03 106,14<br />
<br />
3<br />
(cm) Cu 24,11 0,41 4,23 106,39 42,23 0,67 3,85 103,76<br />
Sức Đối chứng (Đc) 6,87 0,84 21,25 100,00<br />
hút Mo 9,63 0,53 9,44 140,17<br />
nước Mn 8,83 0,26 5,09 128,52<br />
(atm) Cu 8,68 0,68 13,59 126,34<br />
* Các nguyên tố vi lượng tác động mạnh mẽ đến quá trình hút nước, do đó ảnh <br />
hưởng đến cân bằng nước trong cây Đậu tương. So với đối chứng, ta nhận thấy:<br />
Mo làm tăng sức hút nước của Đậu tương lên 40,17%, Mn là 28,52% và Cu là <br />
26,34%.<br />
Mo thể hiện tác động nổi bật khi tăng sức hút nước của Đậu tương đến 09,63 <br />
atm, tiếp đó là Mn với 8,83 atm và Cu là 08,68 atm.<br />
2. Ảnh hưởng của Mo, Mn và Cu đến một số chỉ tiêu sinh hóa của Đậu <br />
tương<br />
Bảng 2: Một số chỉ tiêu sinh hóa của Đậu tương dưới ảnh hưởng của Mo, Mn và Cu<br />
<br />
Chỉ tiêu nghiên cứu Công thức x m<br />
CV% % So đối chứng<br />
Hàm lượng nitơ tổng Đối chứng 4,99 0,05 02,60 100,00<br />
số Mo 06,83 0,06 2,19 136,87<br />
(mg/g hạt) Mn 06,16 0,05 01,95 123,44<br />
Cu 06,08 0,05 01,97 121,84<br />
Hàm lượng nitơ Đối chứng 3,59 0,03 02,23 100,00<br />
protein Mo 05,24 0,04 01,90 145,96<br />
(mg/g hạt) Mn 04,62 0,03 01,73 128,69<br />
Cu 04,54 0,03 01,76 126,46<br />
Đối chứng 01,39 0,05 08,63 100,00<br />
Nitơ phi protein Mo 01,59 0,07 11,32 114,38<br />
(mg/g hạt) Mn 01,52 0,05 09,21 109,35<br />
Cu 01,54 0,06 11,00 111,51<br />
Đối chứng 25,42 0,16 01,57 100,00<br />
Hoạt độ catalase Mo 36,90 0,31 2,11 145,16<br />
(mlO2/ g lá/ 3/) Mn 31,36 0,13 01,02 123,36<br />
Cu 28,53 0,22 01,85 112,23<br />
Đối chứng 1,77 0,05 07,34 100,00<br />
Acid hữu cơ tổng số Mo 03,41 0,08 5,86 192,65<br />
( 01đl/g) Mn 02,77 0,05 04,69 156,49<br />
Cu 02,60 0,06 06,15 146,89<br />
<br />
<br />
4<br />
Kết quả sự biến thiên lượng đạm tổng số, lượng nitơ protein, lượng nitơ <br />
phiprotein cũng như hoạt độ catalase và acid hữu cơ tổng số được thể hiện ở bảng <br />
02 cho thấy hiệu lực của các nguyên tố vi lượng Mo, Mn và Cu trong sự trao đổi nitơ <br />
cao hơn đối chứng: <br />
* Hiệu lực của Mo: Hàm lượng nitơ tổng số tăng 36,87%. Nitơ protein tăng <br />
45,96%. Hàm lượng nitơ phiprotein tăng 14,38%.<br />
* Hiệu lực của Mn: Hàm lượng nitơ tổng số tăng 23,44%. Hàm lượng nitơ <br />
protein tăng 28,69%. Hàm lượng nitơ phiprotein tăng 09,35%.<br />
* Hiệu lực của Cu: Hàm lượng nitơ tổng số tăng 21,84%. Hàm lượng nitơ <br />
protein tăng 26,46%. Hàm lượng nitơ phiprotein tăng 11,51%.<br />
* Tăng hoạt độ enzyme catalase sẽ tăng cường độ hô hấp và làm tăng acid hữu <br />
cơ tổng số, là cơ sở của sự trao đổi chất và năng lượng.<br />
* Acid hữu cơ có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và năng lượng <br />
của thực vật, là sản phẩm của quá trình hô hấp yếm khí và hiếu khí, là chất nhận <br />
trực tiếp ammoniac trong quá trình amin hóa, chuyển vị amin để tạo thành acid amin <br />
và tổng hợp proteid. <br />
Kết quả thực nghiệm cho thấy sự tăng hàm lượng acid hữu cơ tổng số dưới tác <br />
động của các chất xử lý Mo, Mn và Cu đều có kết quả dương so với đối chứng: Mo <br />
tăng 92,65%, Mn tăng 56,49% và Cu tăng 46, 89%.<br />
Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy: Mo chiếm ưu thế nổi bật nhất, <br />
tiếp đó là Mn và sau đó là Cu.<br />
3. Ảnh hưởng của Mo, Mn và Cu đến sản lượng Đậu tương:<br />
Thí nghiệm với Đậu tương, đã thu được kết quả khả quan về sản lượng của <br />
Đậu tương khi xử lí Mo, Mn và Cu.<br />
Bảng 03: Sản lượng hạt (g hạt/ cây) của Đậu tương<br />
<br />
Công thức x m CV% % So đối chứng<br />
Đối chứng 04,32 0,16 09,49 100,00<br />
Mo 06,17 0,30 12,00 142,82<br />
Mn 05,27 0,38 17,83 121,99<br />
Cu 04,98 0,29 14,65 115,27<br />
Từ các số liệu trên, chúng tôi nhận thấy công thức xử lý Mo có chiều hướng <br />
tăng sản lượng khá rõ là 42,82%, Mn là 21,99% và Cu là 15,27%.<br />
IV. KẾT LUẬN<br />
Kết quả quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy: Mo với nồng độ 10ppm, Mn <br />
với nồng độ 04ppm và Cu với nồng độ 10ppm đã có ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu <br />
sinh lý, sinh hóa nghiên cứu.<br />
<br />
5<br />
1. Chiều cao cây Đậu tương ĐH4 ở giai đoạn 03 lá và 07 lá dưới tác động của <br />
Mo, Mn và Cu đều vượt xa so với đối chứng:<br />
* Giai đoạn 03 lá: Mo tăng 11,65% (x: 25,30), Mn tăng 11,20% (x: 25,20) và Cu <br />
tăng 06,39% (x: 24,11).<br />
* Giai đoạn 07 lá: Mo tăng 09,82% (x: 44,70), Mn tăng 06,14% (x: 43,20) và Cu <br />
tăng 03,76% (x: 42,23).<br />
2. Sức hút nước của Đậu tương ĐH4 dưới tác động các chất xử lý Mo, Mn và <br />
Cu đều có kết quả dương so với đối chứng: Mo tăng 40,17% (x: 09,63), Mn tăng <br />
28,52% (x: 08,83) và Cu tăng 26,34% (x: 08,68). Điều đó cho phép dùng các nguyên <br />
tố vi lượng trên để nâng cao tính chịu hạn của Đậu tương này trên vùng đất savan <br />
ven biển huyện Phú Lộc.<br />
3. Mo, Mn và Cu đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến trao đổi nitơ của Đậu tương:<br />
* Đối với hàm lượng nitơ tổng số: Mo tăng 36,87% (x: 06,83), Mn tăng 23,44% <br />
(x: 06,16) và Cu tăng 21,84% (x: 06,68).<br />
* Hàm lượng nitơ protein của Đậu tương dưới tác động của các chất xử lý Mo, <br />
Mn và Cu đều có kết quả dương so với đối chứng: Mo tăng 45,96% (x: 05,24), Mn <br />
tăng 28,69% (x: 04,62) và Cu tăng 26,46% (x: 04,54).<br />
* Mo, Mn và Cu cũng tác động mạnh đến hàm lượng nitơ phi protein của Đậu <br />
tương cao hơn so với đối chứng: Mo tăng 14,38% (x: 01,59), Mn tăng 09,35% (x: <br />
01,52) và Cu tăng 11,51% (x: 01,54).<br />
4. Hoạt độ enzyme catalase dưới ảnh hưởng của Mo, Mn và Cu đều tăng so với <br />
đối chứng:: Mo tăng 45,16% (x: 36,90), Mn tăng 23,36% (x: 31,36) và Cu tăng 12,23% <br />
(x: 28,53).<br />
5. Hàm lượng acid hữu cơ tổng số dưới tác động của các nguyên tố vi lượng <br />
Mo, Mn và Cu đều cao hơn so với đối chứng: Mo tăng 92,65% (x: 03,41), Mn tăng <br />
56,49% (x: 02,77) và Cu tăng 46,89% (x: 02,60).<br />
6. Sản lượng hạt của Đậu tương lúc được xử lý Mo, Mn và Cu đều vượt xa so <br />
với đối chứng: Mo tăng 42,82% (x: 06,17), Mn tăng 21,99% (x: 05,27) và Cu tăng <br />
15,27% (x: 04,98).<br />
7. Trong các chất xử lý Mo, Mn và Cu , chúng tôi nhận thấy Mo có chiều hướng <br />
tác động tốt hơn đến một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá nghiên cứu, tiếp theo là Mn và <br />
sau đó là Cu.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Lê Đức Diên. Thực tập sinh lý học thực vật. Nxb Giáo dục Hà Nội (1963)<br />
2. Nguyễn Danh Đông. Kỹ thuật trồng Đỗ tương. Nxb Nông thôn Hà Nội (1967) <br />
3. Lê Độ Hoàng. Tư liệu cây Đậu tương. Nxb Khoa học và Kĩ thuật Hà Nội (1977) <br />
4. Mộng Hùng. Đời sống cây Đậu tương. Nxb Khoa học và Kĩ thuật Hà Nội (1962)<br />
<br />
6<br />
5. Phạm Đình Thái. Kết quả bước đầu của việc nghiên cứu hiệu lực phân vi lượng đối <br />
với một số cây trồng, Nghiên cứu sinh lý thực vật, Nxb Khoa học và Kĩ thuật Hà Nội, <br />
(1969) 171, 206.<br />
6. Lê Khánh Trai, Hoàng Hữu Như. Ứng dụng xác suất thống kê trong y sinh học, Nxb <br />
Khoa học và Kĩ thuật Hà Nội (1979). <br />
7. Lê Thị Trĩ. Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của các nguyên tố vi lượng Mo, Mn và Cu <br />
và chất ức chế quang hô hấp Na 2S03 đến hoạt động quang hợp và trao đổi nitơ ở <br />
cây Đậu tương, Luận văn sau đại học, ĐHSP Hà Nội (1981).<br />
8. Klein R.M., Klein D.T. Phương pháp nghiên cứu thực vật Tập 1 (1974). Nguyễn <br />
Như Khanh, Phạm Đình Thái dịch. Nxb Khoa học và Kĩ thuật Hà Nội (1983).<br />
<br />
THE INFLUENCE OF MICROELEMENTS <br />
TO SOME PHYSICO BIOCHEMICAL CHARACTER<br />
OF THE SOY BEAN TREE WHICH PLANTS IN SAVAN AREA, <br />
BY THE SEA IN PHU LOC DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE<br />
Truong Van Lung, Bui Trung<br />
College of Sciences, Hue University<br />
Le Thi Tri<br />
College of Pedagogy, Hue University<br />
SUMMARY<br />
With the harsh of external condition in savan area where belongs to Loc Tien, Loc <br />
Vinh and Loc Thuy village, Phu Loc district, Thua ThienHue province, the result of the <br />
research shows that every microelements such as Mo, Mn and Cu have influence to some <br />
physicobiochemical character of the Soybean tree. Consequently, to grow the Soybean in <br />
this soil is not only solve the productivity of reaping but also, have a big meaning in the <br />
work of environmental improvement and protection.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />