Ảnh hưởng Chăm trong mỹ thuật và tín ngưỡng Việt
lượt xem 5
download
Thường người ta hay nghĩ dân tộc thống trị sẽ đồng hóa dân tộc bị trị, nhưng thực tế có khi ngược lại: dòngvăn hóa dân tộc bị trị du nhập và ảnh hưởng đến nền văn hóa của quốc gia thống trị nó. Thực tế này không phải là hiếm hoi trên thế giới, chẳng hạn hệ thần thoại La Mã có nguồn gốc từ thần thoại Hy Lạp khi quân La Mã đô hộ xứ này. Trong chừng mực nào đó, nếu nền văn hóa của dân tộc bị trị có nền tảng vững chắc và truyền thống...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ảnh hưởng Chăm trong mỹ thuật và tín ngưỡng Việt
- Ảnh hưởng Chăm trong mỹ thuật và tín ngưỡng Việt Thường người ta hay nghĩ dân tộc thống trị sẽ đồng hóa dân tộc bị trị, nhưng thực tế có khi ngược lại: dòngvăn hóa dân tộc bị trị du nhập và ảnh hưởng đến nền văn hóa của quốc gia thống trị nó. Thực tế này không phải là hiếm hoi trên thế giới, chẳng hạn hệ thần thoại La Mã có nguồn gốc từ thần thoại Hy Lạp khi quân La Mã đô hộ xứ này. Trong chừng mực nào đó, nếu nền văn hóa của dân tộc bị trị có nền tảng vững chắc và truyền thống lâu đời thì dân tộc thống trị bị đồng hóa ngược lại. Ví dụ lịch sử điển hình nhất là người Mãn. Khi chiếm được Trung Hoa chính sách đồng hóa của nhà Thanh hết sức công khai như bắt toàn Trung Hoa róc tóc và mặc y phục người Mãn. Dĩ nhiên trong một thời gian ban đầu điều này thực hiện được dưới áp lực hành chánh cai trị, nhưng với dân số đông đảo người Hán và nền văn hóa truyền thống lâu đời của họ dần dà đồng hóa ngược lại người Mãn. Để duy trì được ngôi báu, các hoàng đế nhà Thanh dần dần chuyển dịch theo khuôn phép Hán tộc nếu không muốn bị những sự phản kháng ngấm ngầm và sự trì trệ trong điều hành đất nước. Cho nên nền văn hóa triều Thanh khó mà phát hiện yếu tố Mãn, trong khi đó ngập tràn yếu tố Hán. Dân tộc Việt không phải là ngoại lệ. Từ thời Lý-Trần nền văn hóa Chăm đã có những tác động mạnh mẽ và sâu đậm đối với mỹ thuật tôn giáo của Đại Việt thời ấy rồi. Theo thời gian dòng ảnh hưởng đó được Việt hóa một phần, nhưng dấu vết căn bản của nó hiện nay vẫn nhận ra Nền văn hóa chịu ảnh hưởng đầu tiên là nền văn hóa Phật giáo: chúng ta có thể thấy mỹ thuật Phật giáo Đại Việt có nhiều thành tố xa lạ với truyền thống nguyên sơ của Phật giáo, nó mang một số hình ảnh của Tháp- bà giáo (Shivaism) từ Chiêm Thành mang về.
- Sự du nhập đó là một thực tế lịch sử có ghi chép rất rõ ràng. Đời vua Lý Thánh Tông “Mùa thu, tháng 7 (Giáp Thân- 1044), vua đem quân vào thành Phật Thệ bắt vợ cả, vợ lẽ của Sạ Đẩu và các cung nữ giỏi hát múa khúc điệu Tây Thiên. ” và sau đó “Dựng cung riêng cho các cung nữ Chiêm Thành [Bính Tuất - 1046]” [Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Bản kỷ 2] và vũ nhạc Chăm bắt đầu ảnh hưởng đến Đại Việt từ nguồn nhân lực này. . Ảnh hưởng đối với kiến trúc và mỹ thuật thời Lý-Trần Một yếu tố Chăm ít người chú ý nhất là bình đồ chùa và tháp thời Lý. Chùa đời Lý thường có hình vuông, loại bình đồ này là khuôn mẫu của các tháp Chăm (Kalan). Thấp-bà giáo của người Chăm quan niệm. Tháp Chăm (Kalan) được kiến trúc dựa theo núi Tu-di trong thần thoại Ấn Độ. Nền vuông (Bhurloka): tượng trưng cho trần thế tức cõi dục, Thân tháp (Bhurvaloka): là phần lưng chừng tượng trưng cho cõi tánh linh , mái tháp (Suarloka): là ngon núi tượng trưng cho cõi tâm linh và là cõi của thần linh, và trên cùng hết là đỉnh tháp tượng trưng cho cung trời Kailasa, chốn của thần Shiva, thường bằng vàng hay bạc.
- Chùa Một Cột – Diên Hựu Quan sát ngôi chùa Diên Hựu (Một Cột) đời Lý chúng ta thấy ngay bình đồ hình vuông của ngôi chùa này. Theo mô tả, chùa Diên Hựu nhỏ, chỉ có một gian chính điện vuông vức 3m, trên một cột duy nhất cao 4m tính từ mặt nước và đường kính 1,2 m. Dù theo sử sách nói việc xây chùa do giấc mơ Phật bà Quan Âm dắt vua Lý Thái Tông lên tòa sen, nhưng có sự trùng hợp là các tháp Chăm nhìn từ xa có dáng dấp một hoa sen. Dáng dấp hoa sen đó không thuần túy ở góc độ nghệ thuật, mà là
- một yếu tố tâm linh của Ấn Giáo. Người Việt quen có nếp suy nghĩ hoa sen tượng trưng cho Phật giáo, nhưng thực ra hoa sen vốn là loài hoa thiêng của Bà-la-môn giáo mà sai này Phật giáo kế thừa. Trong Bà-la-môn giáo rất nhiều đoạn kinh thư nói đến hoa sen và hoa sen được gắn liền với nhiều vị thần. Tôn giáo này cho rằng hoa sen là biểu tượng của sự khai thiên lập địa (hoa sen được hình dung như bộ phận sinh dục nữ), sự hợp nhất của Tứ đại (đất, gió hay không khí, lửa, nước). Quan niệm hợp nhất tứ đại trong hoa sen của Ấn Độ được giải thích như sau: Rễ ăn sâu vào đất, sinh trưởng trong và bởi nước, lá sống nhờ không khí và hoa hấp thụ lửa của mặt trời. Thứ đến, tháp Chăm (tức Kalan) chỉ có một cửa ra vào, chùa Diên Hựu cũng có một cửa (các chùa đời sau đó rất nhiều cửa). Có thể đó là những ngẫu nhiên, nhưng trong ngẫu nhiên đó thấp thoáng thấy bóng dáng sự tất nhiên: do nghệ nhân tù binh Chăm xây dựng. Lưu ý: Không phải chỉ đời Lý Thánh Tông mới có tù binh nghệ nhân Chiêm Thành, từ thời Lê Hoàn và trước đó nữa đã có nhiều lần chinh phạt Chiêm Thành, mang về nhiều chiến lợi phẩm trong đó có tù binh (dĩ nhiên chưa nhiều và chưa đủ thời gian ảnh hưởng như thời Lý-Trần). Không chỉ chùa Một Cột vuông vức, khá nhiều chùa xây thời Lý có bình đồ vuông, phong cách vẫn đơn giản hơn so với cấu trúc các đời sau. Tuy nhiên sau nhiều lần trùng tu không còn nguyên dạng nữa và mang phong cách thời đại sau. Hình tượng thú vị khác là hình tượng rồng. Thời Lý-Trần hình tượng con rồng đều mang dáng dấp con rắn: dài và uốn lượn. So với con rồng thời Lê-Nguyễn thì rồng thời Lý-Trần gần gũi với rắn thần Nagar của Ấn Giáo hơn. Mặt khác, quá trình diễn biến hình tượng rồng của người Việt cũng cho thấy có sự du nhập của nghệ nhân tù binh Chăm trong chế tác các tác phẩm rồng. Ban đầu thời Đinh-Tiền Lê con rồng mang dáng dấp cá sấu (còn gọi là thuồng luồng hay giao long: rồng không sừng). Chuyển biến qua thời nhà lý là con rồng-rắn uốn lượn. Hình dưới đây cho sự so sánh đó:
- Dễ dàng thấy hình tượng rồng thời Lý có dạng di chuyển uốn ngang (từ trái qua phải và ngược lại) kiểu rắn bò, còn rồng thời Nguyễn có dạng uốn dọc (từ trên xuống dưới và ngược lại) đặc trưng của con rồng Trung Hoa. Còn rồng trước thời Lý-Trần là con rồng sấu, gắn bó với dân tộc miền sông nước như người Việt. Điều
- này cho thấy những lần chinh phạt Chiêm Thành của các vua đời Lý-Trần đã du nhập văn hóa miền đất phía Nam, đến mức át cả ảnh hưởng của Trung Hoa từ phương Bắc tràn xuống. Hình tượng rồng là một tiêu biểu vì rồng trong Phật giáo chính là con rắn thần. Kinh sách Phật giáo chứng minh điều này: từ Nagar được người Trung Hoa dịch là “long”, ví dụ bồ tát nāgārjunađược dịch là bồ tát Long Thọ (tiếng Phạn nāgar= Long; arjuna = màu trắng, thanh tịnh; nhưng sự phiên dịch của Trung quốc có sai lệch là Long Thụ:Cây Rồng) Nhưng thực ra rắn thần Nagar vốn của Ấn Giáo được Phật giáo du nhập vào siêu hình học của mình. Theo thần thoại Ấn Độ, long thần Naga chủ về mùa xuân và cai quản sông ngòi; thần coi việc làm mưa và là vị gieo thảm họa lụt lội. Chính vì những đặc điểm tương tự như quan niệm rồng của người Trung Hoa nên “nagar” được dịch thành rồng; hoặc cũng có thể người Trung Hoa du nhập rắn thần nagar vào nước mình rồi biến thể qua nhiều đời thành con rồng như chúng ta biết hiện nay. Và như chúng ta đã biết Chiêm Thành là cái nôi văn hóa Ấn Giáo truyền vào Việt Nam.
- Rồng trên cột đá chùa Dạm – đời Lý cột đá này mang dấu ấn một Linga Trở lại vấn đề. Chính vì sự du nhập các nghệ nhân tù binh mà nền văn hóa Chăm đã mang rắn thần Nagar cách điệu dần con rồng thời Đinh-Ngô. Đó là lý do vì sao tiếp nối rồng sấu và rồng mèo thời Ngô-Đinh là con rồng rắn thời Lý-trần mà không có thể dạng chuyển tiếp từ hai dạng rất khác biệt nhau về phong cách này. Bên cạnh đó chúng ta còn thấy các đền chùa thời Lý trần rất nhiều tác phẩm điêu khắc mang hình tượng thần thoại của Ấn giao (Phật giáo có kế thừa nhưng không có tính đậm nét) như Kim Sí Điểu (Garuda),Nhạc công (Kinnara), … - Kim Sí Điểu tiếng Phạn là Garuda nên còn phiên âm là Câu-lâu-na, là vật cưỡi của thần Visnu, sai này Phật giáo quy vào Bát bộ chúng. Loài này mình chim đầu người: mình vàng, mặt trắng, cánh màu đỏ, mỏ diều hâu, thân hình vạm vỡ và trên đầu đội mũ ngù - Nhạc công chính là Nhạc thần Khẩn-na-la (Kinnara) phục vụ sự ca hát cho Đế Thích. Hình các phù điêu ở đời Lý không châm khác rõ phần dưới, chứ theo truyền thống Ấn giáo thù phần dưới thân là hình chim. Khẩn-na-la nam đàn hát hay còn nữ múa giỏi, nên loài này được lo việc âm nhạc ở cung trời Đế Thích. Phù điêu ở những chùa đời Lý mà người Việt quen gọi là tiên chính là các Khẩn-la-na nữ. Những tác phẩm điêu khắc này chúng ta thấy đầy rẫy ở các tháp Chăm có niên đại xưa hơn chùa chiềng đời Lý. Bên cạnh còn có những tượng thú cũng hay gặp ở các công trình công giáo Chiêm Thành: sư tử, voi, bò (trâu), … Tượng bò (trâu) tuy hiếm nhưng đó là vết tích của bò thần Nandin thường thấy ở các tháp Chăm. Dấu ấn văn hóa Chăm trong Đạo Mẫu
- Hầu bóng hay lên đồng là một hình thái đặc trưng của Đạo Mẫu. Dạng thông linh này hiếm thấy ở nền văn hóa Trung Hoa. Chúng ta dễ dàng tìm thấy nhiều tư liệu sách cổ chữ Hán những hình thức thông linh như cầu mộng, bút tiên, … Trong khi hầu bóng là một dạng thức thông linh trực tiếp có nét khác, và nó có thể tìm thấy trong nền văn hóa Chăm. Cụ thể ở gần Nha Trang trước năm 1975 có một làng gọi là Xóm Bóng (sau người Việt đến ở đông nên không còn nữa, và đổi là xóm Chài) chuyên làm nghề bóng rỗi. Theo tín ngưỡng Chăm: “Bà bóng Pajao có nhiệm vụ nhảy múa, dâng lễ vật mời thần linh, nhập đồng tiên tri mọi việc vì hàng năm bà bóng vẫn có dịp giao cảm với thần linh trong một giấc ngủ triền miên” (Nguyễn Văn Luận. Người Chăm Hồi Giáo Miền Tây Nam Phần,. Sài Gòn 1974, tr 50)..Một trong những màn nổi cộm nhất trong lễ hầu bóng là xiên lình Khi xiên lình con nhang ở trạng thái xuất thần và âm nhạc của cung văn dùng làn điệu ‘đảo phách’ pha trộn tiếng nhạc khí gõ tạo một trạng thái âm thanh huyền ảo. Sau khi ‘thăng đồng’, người xiên lình không hề có cảm giác đau và chảy máu nơi đó. Nghi lễ này có nguồn gốc Bà-la-môn giáo vùng Nam Ấn, cũng thấy ở nhiều lễ hội vùng phía Nam Đông Nam Á, đặc biệt ở Mã Lai. Người Mã Lai xiên lình trong dịp lễ có tên là Thaipusam. Nguồn gốc lễ hội này từ Nam Ấn du nhập sang Mã Lai cách nay hàng trăm năm, hàng năm được tổ chức tại đền Batu Caves (thờ thần Murugan) ở ngoại ô thủ đô Kuala Lumpur. Nghi lễ xiên lình này nhằm tưởng nhớ thần Murugan dùng thanh sắt của thần Parvati (mẹ của thần Murugan) trao cho đánh thắng loài quỷ dữ Quay trở lại dân tộc Việt, những tập tục cổ xưa trước khi có Đạo Mẫu không hề thấy có tư liệu hay vết tích khảo cổ chứng minh được nghi thức tế lễ này và nhiều cơ
- sở cho thấy nó xuất hiện từ thời Hậu Lê cùng với truyền thuyết Mẫu Thượng Thiên Liễu Hạnh. Do vậy nhiều xác tín đây là nghi lễ du nhập từ Chiêm Thành vào và Việt hóa dần. Quá trình lên đồng luôn luôn có đi kèm một dàn bát âm chầu văn, trong đó cung văn là vị trí không thể thiếu Có nhà nghiên cứu cho rằng lối hát chầu văn khi hầu bóng là sự du nhập và biến thể lối hát “giàn” của người Chăm. Lối hát giàn này hiện vẫn còn trong các lễ hội của người Chăm. Khởi nguyên là sự du nhập nhạc chiêm Thành của các vua đời Lý-Trần, những khúc nhạc này lan truyền ra dân gian và áp dụng vào nhạc lễ của Đạo Mẫu. Về sau âm nhạc chầu văn được Việt hóa bằng những nhạc cụ có gốc Việt nam, hiện nay một nhạc chầu văn có đầy đủ nhạc khí sẽ gồm một đàn nguyệt, một đàn nhị, một sáo, một trống lớn, một trống nhỏ, một cảnh đôi, một phách (của người Chăm gồm đàn Kanhi, trống Gi-năng, kèn Sa-rai-nai, ….) nhưng giai điệu mang máng có những nét trầm bổng giống nhau, nhất là nhịp phách của bộ gõ. Bộ gõ tạo nên một không khí phấn hứng cao, góp phần giúp người ngồi đồng có cảm giác thoát xác để nhập thân với các vị Thánh (dĩ nhiên kết hợp với
- yếu tố tâm linh} tạo nên một trạng thái tinh thần đặc biệt khiến người ta làm những việc mà ở trạng thái bình thường khó làm nổi. Không khí này dễ dàng bắt gặp ở lễ hội Ka-tê của người Chăm hàng năm tổ chức ở tháp Pô Kluang Garai (Phan Rang, mà người Việt quen gọi Tháp Chàm nên ga xe lửa gần đó gọi là ga Tháp Chàm). Lễ hội này sẽ kết thúc bằng điệu múa thiêng của bà đồng bên trong tháp kèm theo những tiếng nhạc gây cảm giác của một buổi hầu đồng. Hình ảnh kế tiếp là ông Lốt chạm khắc trên các cột đền phủ của Đạo Mẫu. Ông Lốt chính là hai con rắn quấn trên cột. Chúng ta lần về quá khứ trước thời Đạo Mẫu ra đời thì dân Việt không có tục thờ rắn, ngược lại hình tượng rồng rất phổ biến do ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa. Nhiều người nói rằng ông Lốt chính là Thanh Xà và Bạch Xà trong chuyện thần thoại Trung Hoa. Nhưng xét màu sắc trang trí ông Lốt thì rõ ràng không phù hợp, hơn nữa một tôn giáo khó lấy hình tượng “yêu quái” để thờ. Rất nhiều khả năng đó là rắn thần Nagar của Ấn Giáo mà Phật giáo hay gọi là rồng. Trên các bức phù điêu của những tháp Chăm hiện diện rất nhiều hình ảnh rắn thần Nagar với những nét mỹ thuật khá trùng hợp với ông Lốt trong Đạo Mẫu. Vì thế, rất có thể Đạo Mẫu là dòng tín ngưỡng du nhập từ Chiêm Thành vào Việt Nam rồi Việt hóa dần. Sự du nhập đó mang tính rất tự nhiên của con người khi khai phá vùng đất mới đầy hiểm nguy rình rập. Tâm trạng sợ hãi đó được trấn an bằng sự tiếp nhận thần linh nơi vùng đất mới làm sức mạnh thiêng liêng phù trợ cho mình. Chúng ta có thể hiểu được tâm trạng này qua hình ảnh Chúa Tiên Nguyễn Hoàng dễ dàng thừa nhận Bà Thiên Mụ áo đỏ của người Chăm làm vị thần bảo vệ đất Thuận Hóa của Chúa. Nhiều bài nghiên cứu trên Tạp Chí Những Người Bạn Huế Cũ và của Trường Viễn Đông Bác Cổ cũng chứng minh nhiều pho tượng Chăm được người Việt đem thờ mà chẳng cần biết gốc gác thần tích. Liệu thời cổ xưa hơn nữa có mối giao lưu Việt-Chăm hay không? Một vài chứng cứ sử liệu cho thấy có. Đề tài này sẽ bàn trong bài viết sau này, nếu có thể.
- Kim Sí Điểu (Garuda)đời Lý Chùa Phật Tích – Bắc Ninh Kim Sí Điểu (Garuda) đời Trần Chùa Thái Lạc
- phù điêu Nhạc công -đời Lý chùa Phật Tích
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC
16 p | 364 | 109
-
Nghệ Thuật Điêu Khắc Thời Lý
5 p | 436 | 49
-
TÌM HIỂU HÌNH TƯỢNG THẦN CIVA TRONG NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC ĐÁ CHAMPA
16 p | 208 | 33
-
Giáo án Mỹ Thuật lớp 8: Đề tài ước mơ của em
6 p | 605 | 17
-
Thói quen xấu khi ngủ đẩy nhanh quá trình lão hoá
3 p | 132 | 16
-
Những thói quen ảnh hưởng đến làn da
6 p | 138 | 13
-
Ai sẽ đặt dấu chấm hết cho giai đoạn nghệ thuật đáng thất vọng hiện nay?
41 p | 106 | 11
-
Bảng màu theo chữ cái – C
7 p | 134 | 9
-
SHIN YUN BOK - CÁI NHÌN TRÀO PHÚNG VỀ THẾ GIỚI PHÙ HOA
8 p | 83 | 8
-
CON MÈO TRÊN GỐM CỔ
3 p | 69 | 6
-
Gửi Trần Tuấn, giống hay không giống…
5 p | 52 | 5
-
Để trở nên hoàn hảo trong ngày cưới
5 p | 54 | 4
-
5 mẹo giảm nguy cơ dị ứng mỹ phẩm
7 p | 65 | 4
-
Đi xem NGÀY THỨ BA QUỐC TẾ cho yêu đời nào
25 p | 53 | 3
-
Từ giã gàu
3 p | 48 | 3
-
Mascara và những ảnh hưởng khôn lường đến sức khỏe
6 p | 51 | 3
-
TRANG SỨC SỐNG với Đinh Công Đạt làm giám tuyển
13 p | 53 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn