intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của các đặc điểm nhân khẩu học đến phát triển du lịch bền vững: Trường hợp huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Ảnh hưởng của các đặc điểm nhân khẩu học đến phát triển du lịch bền vững: Trường hợp huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu" nhằm mục đích điều tra tác động của các đặc điểm nhân khẩu học của cư dân địa phương đối với phát triển du lịch bền vững. Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng cộng có 300 người tham gia khảo sát. Kết quả cho thấy rằng giới tính và độ tuổi có ảnh hưởng một phần đến phát triển du lịch bền vững trong khi trình độ học vấn cho thấy đây là yếu tố quan trọng nhất tác động đến tất cả các khía cạnh của phát triển du lịch bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của các đặc điểm nhân khẩu học đến phát triển du lịch bền vững: Trường hợp huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

  1. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG: TRƯỜNG HỢP HUYỆN LONG ĐIỀN, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU Nguyễn Đình Uông1 Tóm tắt: Cư dân đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển du lịch bền vững, nhưng sự hỗ trợ của cư dân đối với phát triển du lịch bền vững là chìa khóa quyết định đến thành công của điểm đến du lịch. Nhiều tác giả đã nghiên cứu những đặc điểm nhân khẩu học của cư dân đối với tác động của phát triển du lịch bền vững từ các góc độ khác nhau. Bài nghiên cứu này nhằm mục đích điều tra tác động của các đặc điểm nhân khẩu học của cư dân địa phương đối với phát triển du lịch bền vững. Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng cộng có 300 người tham gia khảo sát. Kết quả cho thấy rằng giới tính và độ tuổi có ảnh hưởng một phần đến phát triển du lịch bền vững trong khi trình độ học vấn cho thấy đây là yếu tố quan trọng nhất tác động đến tất cả các khía cạnh của phát triển du lịch bền vững. Sự hài lòng của cư dân chịu ảnh hưởng của ba khía cạnh trong phát triển du lịch bền vững gồm Văn hóa- Xã hội, Kinh tế và Thể chế. Từ khóa: Đặc điểm nhân khẩu học, Phát triển du lịch bền vững, Du lịch bền vững, Sự hài lòng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã đề cập rõ đến chiến lược biến du lịch thành ngành kinh tế chính, với đóng góp ngày càng lớn vào cơ cấu GDP. Chiến lược này nhấn mạnh việc phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm và điểm mạnh, đồng thời khuyến khích phát triển du lịch bền vững liên kết chặt chẽ với bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, dân tộc; duy trì cảnh quan, bảo vệ môi trường; thúc đẩy xã hội hóa, huy động tất cả nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch; và khai thác tối đa tiềm năng và điểm mạnh đặc trưng của từng vùng, miền trong cả nước. Du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nhiều lợi ích cho đất nước, có thể đóng góp đặc biệt quan trọng cho việc đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ mà Liên hợp quốc đã đề ra từ năm 2000. Mặt khác du lịch được xem là một trụ cột quan trọng của nền kinh tế góp phần đạt được các mục tiêu bền vững, từ đó thúc đẩy du lịch bền vững trở thành ưu tiên của nhiều tổ chức và quốc gia, đặc biệt ở các nước đang phát triển (Trupp và Dolezal, 2020). Bên cạnh đó mặc dù ngành công nghiệp du lịch phụ thuộc vào môi trường nhưng nó cũng là một trong những ngành công nghiệp phá hủy môi trường tự nhiên (Sarac, Batman và Kiper, 2019). Vì mọi người tiếp xúc với tiêu thụ 1 Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh.
  2. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 433 trong mọi lĩnh vực, họ được định hình để tiêu thụ mà không suy nghĩ đồng nghĩa với văn hóa tiêu thụ đã trở nên phổ biến trong các hoạt động du lịch (Çakmak và Sevinç, 2018). Đại dịch COVID-19 có thể được xem xét như một cảnh báo và một cơ hội; đó là một lời kêu gọi đối với các quốc gia và khách du lịch hưởng ứng một phong trào nhận thức, nhấn mạnh các vấn đề hiện tại trong ngành du lịch và mở đường cho một hướng mới hướng tới du lịch có tâm hơn và ý nghĩa hơn (Stankov, Filimonau và Vujičić, 2020). Do đó, du lịch bền vững được coi là một phần quan trọng của phát triển bền vững theo quan điểm của Liên hợp quốc và theo hướng của Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam, như được thể hiện trong Chương trình Nghị sự 21 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Phát triển du lịch bền vững (PTDLBV) được coi là một mục tiêu quan trọng, như Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ trong Quyết định số 432/ QĐ-TTg ngày 12/04/2012, với yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; đồng thời, đảm bảo sự cân bằng hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. PTDLBV được xem là một trong những khía cạnh quan trọng của phát triển kinh tế bền vững, tạo việc làm và giúp giảm nghèo. Đóng vai trò như một nhân tố kích thích cho sự phát triển kinh tế - xã hội, PTDLBV có ảnh hưởng đáng kể đến các lĩnh vực chính của các quốc gia đang phát triển như giao thông, truyền thông, cơ sở hạ tầng, xây dựng, nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng,… (Humeniuk và cộng sự, 2021). Sự nhận thức của cư dân địa phương qua các đặc điểm về nhân khẩu học đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong PTDLBV bởi những lợi ích mà du lịch bền vững mang lại (McCabe và Johnson, 2013). Bên cạnh đó với sự đa dạng về nhân khẩu học như trình độ học vấn, giới tính, độ tuổi và thu nhập của cư dân đã làm cho ngành du lịch có sự phát triển một cách vượt bậc với tổng thu trước đại dịch Covid-19 chiếm gần 9,2% GDP (Tổng cục Du lịch, 2019). Hiểu rõ về ảnh hưởng của các đặc điểm nhân khẩu học của cư dân có ảnh hưởng như thế nào đến PTDLBV là một đòi hỏi hết sức cấp thiết không chỉ góp phần PTDLBV mà còn giúp ích cho việc xây dựng các chính sách cũng như kế hoạch quản lý du lịch bền vững một cách phù hợp (Lee và cộng sự, 2009, 2018). Trong bối cảnh này, huyện Long Điền thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, giáp ranh với huyện Đất Đỏ, nằm ở vị trí đồng bằng ven biển, được xem là có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch bền vững. Huyện có bốn không gian chính để phát triển du lịch bao gồm không gian văn hoá Long Điền, không gian sông Cửa Lấp, không gian biển Long Hải - Phước Tỉnh và không gian núi Châu Viên, cùng với các di tích lịch sử và nghề truyền thống như nghề đúc đồng, làm bánh tránh, bánh hỏi. Mặc dù huyện có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, nhưng việc khai thác hiệu quả và phát triển du lịch bền vững đòi hỏi một quan điểm khác biệt. Phát triển du lịch bền vững không chỉ là vấn đề thu hút tài nguyên du lịch để tạo ra lợi ích kinh tế, mà còn phải đảm bảo tính thân thiện với môi trường, duy trì và bảo tồn giá trị văn hoá-xã hội của địa phương đi kèm với một chính sách
  3. 434 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... quản lý phù hợp với PTDLBV (Ma và cộng sự, 2018). Bên cạnh đó việc tích hợp các đặc điểm nhân khẩu học của cư dân nếu thực sự có ảnh hưởng đến PTDLBV sẽ giúp tận dụng tối đa nguồn lực có sẵn của địa phương đảm bảo phát triển kinh tế bền vững của địa phương (Humeniuk và cộng sự, 2021). Dựa vào các nghiên cứu trước đây, có thể thấy rằng đặc điểm nhân khẩu học của cư dân địa phương như trình độ học vấn, giới tính, độ tuổi và thu nhập có ảnh hưởng đáng kể đến việc phát triển du lịch bền vững. Điều này không chỉ đóng góp vào việc phát triển kinh tế mà còn hỗ trợ trong việc xây dựng các chính sách và kế hoạch quản lý du lịch một cách hiệu quả. Đặc biệt, trong bối cảnh của huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, việc khai thác và phát triển du lịch bền vững yêu cầu một quan điểm khác biệt, tôn trọng môi trường và bảo tồn giá trị văn hoá. Nghiên cứu tiếp tục khám phá ảnh hưởng của phát triển du lịch bền vững đến sự hài lòng của cư dân dựa trên mô hình PLS-SEM, cung cấp cái nhìn mới về các yếu tố quan trọng cần được cải thiện để nâng cao sự hài lòng và chất lượng cuộc sống của người dân địa phương. Cuối cùng, nghiên cứu này không chỉ góp phần vào việc nâng cao hiểu biết về tác động của các yếu tố bền vững đến sự hài lòng của cư dân mà còn đề xuất các khuyến nghị cho các nhà hoạch định chính sách và quản lý, nhằm xây dựng một cơ chế quản lý du lịch bền vững phù hợp và hiệu quả. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Lý thuyết Phát triển bền vững Theo Ủy ban Liên hiệp quốc về phát triển bền vững (UNDPCSD, 1996a, 1996b), Phát triển Bền vững (PTBV) bắt nguồn từ giả thuyết rằng loài người cần phải tôn trọng và bảo toàn môi trường - môi sinh, vì khi thiên nhiên bị hủy hoại, hệ sinh thái mất cân bằng, di sản môi trường - môi sinh suy thoái, con người sẽ đối mặt với đe dọa, tình trạng đói nghèo toàn cầu trở nên nghiêm trọng, chênh lệch giàu nghèo giữa các quốc gia tăng lên, tài nguyên thiên nhiên giảm sút và khan hiếm. Vấn đề quan trọng là làm thế nào để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người, đảm bảo tương lai và an sinh cho các thế hệ sau mà vẫn bảo toàn môi trường - môi sinh. Phương cách để giải quyết những thách thức này là thông qua PTBV, một hệ thống phát triển tổng hợp và toàn diện, bao gồm tất cả các khía cạnh của môi trường, kinh tế, xã hội và tổ chức. Điều này là vì không thể có sự bền vững về môi trường - môi sinh nếu thiếu một tổ chức thích hợp để bảo vệ hệ sinh thái. Cũng không thể có công bằng xã hội nếu không đảm bảo được sự bền vững và cân bằng sinh thái cần thiết để đảm bảo sự tồn tại của loài người. PTBV bác bỏ các quan niệm về thị trường tự điều hoà và quan niệm về nhu cầu
  4. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 435 không giới hạn của con người. PTBV chống lại xu hướng tiêu thụ không kiểm soát và đề xuất loài người cần xem xét lại quan điểm về an sinh, phúc lợi và chất lượng cuộc sống. Cần giảm việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, ngăn chặn ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải. PTBV nhận thức nhu cầu gia tăng tiêu thụ và sản xuất để đáp ứng yêu cầu cơ bản của những người nghèo đói trên thế giới, đồng thời nhấn mạnh cần thiết phải có sự công bằng trong phân phối hàng hoá và dịch vụ. PTBV nhận thức rằng tăng trưởng kinh tế là quan trọng, nhưng chỉ là điều kiện cần và không phải là điều kiện đủ cho sự phát triển. Kinh tế và xã hội cần phải hoạt động cùng nhau và bổ sung lẫn nhau. Nhu cầu của con người cần phải được đáp ứng, và hàng hoá cũng như dịch vụ phải được cung cấp và phân phối một cách công bằng. PTBV ủng hộ sự can thiệp vào kinh tế - xã hội để đề xuất chính sách và đường lối để thực hiện những thay đổi mong muốn, tạo điều kiện cho tiến bộ của con người. PTBV nhận thức rằng mỗi xã hội và mỗi dân tộc đều có yêu cầu và lý do để hình thành hướng phát triển và lựa chọn cách thức hành động riêng biệt. Mục tiêu cuối cùng của PTBV là đáp ứng các yêu cầu cơ bản của con người, cải thiện cuộc sống của tất cả mọi người một cách song hành với việc bảo toàn và quản lý hiệu quả hệ sinh thái, nhằm đảm bảo một tương lai ổn định. 2.1.2. Lý thuyết Du lịch bền vững và Phát triển du lịch bền vững Du lịch Bền vững (DLBV) được định nghĩa là sự phát triển du lịch đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không gây tổn hại cho khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của thế hệ tương lai (WCED, 1987). Bộ công cụ du lịch tại Việt Nam, xuất bản tháng 8 năm 2013, đã nêu rõ DLBV là phương thức tốt nhất để Chính phủ đảm bảo phát triển du lịch mà không đánh đổi lợi ích lâu dài của người dân địa phương, văn hóa và môi trường. DLBV có thể đạt được cả ba mục tiêu của Chính phủ: phát triển kinh tế, bảo tồn văn hoá địa phương và bảo vệ môi trường. Đến năm 2017, Luật Du lịch được bổ sung và rõ ràng hơn về hướng phát triển du lịch theo hướng bền vững, quy định tại Điều 3, mục 14. Điều này xác định rằng Phát triển Du lịch Bền vững (PTDLBV) là sự phát triển du lịch đồng thời đáp ứng các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường. PTDLBV đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không gây tổn hại cho khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai. Như vậy, PTDLBV là sự phát triển toàn diện trên cả ba khía cạnh gồm: Về kinh tế: PTDLBV đẩy mạnh những lợi ích kinh tế lâu dài và công bằng cho tất cả các đối tượng hưởng lợi. Nó không chỉ đảm bảo sự sống động và bền vững của hoạt động kinh tế, mà còn tạo ra sự thịnh vượng cho mọi tầng lớp xã hội và mang lại giá trị hiệu quả cho toàn bộ hoạt động kinh tế. Về văn hóa - xã hội: PTDLBV tối ưu hóa sử dụng các nguồn tài nguyên tự nhiên và văn hóa, đồng thời bảo tồn và tôn trọng đặc điểm văn hóa - xã hội của cộng đồng tại các điểm đến. Nó giữ gìn di sản văn hóa và giá trị truyền thống, tham gia vào việc
  5. 436 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... hiểu biết và chấp thuận các nền văn hóa khác nhau. PTDLBV mang lại lợi ích xã hội cho mọi thành viên, bao gồm cả những người có thu nhập thấp, đồng thời góp phần vào việc giảm nghèo ở địa phương. Về môi trường: PTDLBV tạo ra các điểm đến hấp dẫn về môi trường, thu hút một lượng khách du lịch ổn định hơn. Đồng thời, nó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế địa phương và đóng góp vào việc xây dựng một xã hội hạnh phúc hơn. PTDLBV giúp tối ưu hóa sử dụng tài nguyên môi trường, giữ cho chúng trở thành một yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch, duy trì các quá trình sinh thái quan trọng và hỗ trợ bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học. 2.1.3. Khung phát triển du lịch bền vững mở rộng Để đạt được sự cân bằng giữa ba chiều chiến lược của du lịch bền vững (kinh tế, xã hội - văn hóa, môi trường), cần phải có thể chế để quản lý, điều tiết, và hỗ trợ sự phát triển. Hình 1, được lý thuyết hóa bởi Spangenberg và Valentin (1999, 2000) tổng hợp bốn chiều chiến lược này thành một khung, trong đó có các liên kết rõ ràng giữa các chiều chiến lược. Hình 1. Các chiều của PTDLBV Để đánh giá và thực hiện các khái niệm phức tạp như bền vững và phát triển bền vững, việc sử dụng các khung thống nhất như “khung phát triển du lịch bền vững - prism of sustainability” là hữu ích. Khung này được thiết kế để mô phỏng định nghĩa của Báo cáo Brundtland về phát triển bền vững (Spangenberg và Valentin, 1999). Để tạo ra một mô hình toàn diện hơn, “khung PTDLBV” được xây dựng xung quanh bốn chiều liên quan đến nhau: bền vững môi trường, bền vững kinh tế, bền vững xã hội - văn hóa, và bền vững tổ chức. Các vấn đề liên quan đến môi trường bền vững nói về vốn tự nhiên và tình trạng của nguồn lực tái tạo và không tái tạo. Khi nói về bền vững kinh tế, chúng ta đề cập đến vốn nhân tạo, bao gồm cơ sở hạ tầng và việc thúc đẩy
  6. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 437 phúc lợi vật chất của con người, việc làm và sinh kế. Chiều bền vững xã hội - văn hóa bao gồm vốn nhân tài và tích hợp các quyền cơ bản của con người. Cuối cùng, chiều bền vững thể chế tập trung vào vốn xã hội, bao gồm các tổ chức xã hội, tổ chức chính phủ, mối quan hệ giữa cá nhân, quy trình lập kế hoạch tham gia, các đối tác/hợp tác và mối quan hệ quyền lực. PTDLBV đòi hỏi các doanh nghiệp du lịch cần tôn trọng, có sự hỗ trợ tích cực cho cộng đồng và môi trường địa phương. Bên cạnh đó vai trò của Chính phủ đặc biệt là chính quyền địa phương của điểm đến được xem như là một cầu nối quan trọng để giúp các mục tiêu trên của DLBV có thể đạt được. 2.2. Ảnh hưởng của các đặc điểm nhân khẩu học đến PTDLBV Cư dân địa phương đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển và thành công của các điểm đến du lịch. Duy trì một quan điểm tích cực về sự phát triển du lịch từ cư dân có thể đóng góp vào sự phát triển du lịch của cộng đồng (Kihima và Musila, 2019), cũng như các quốc gia đang phát triển (Castela, 2018). Mason và Cheyne (2000) chỉ ra rằng với các đặc điểm nhân khẩu học đa dạng của cư dân địa phương sẽ có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển du lịch tại khu vực của họ. Theo thời gian, các đặc điểm nhân khẩu học của cư dân địa phương có thể thay đổi và tác động đến sự phát triển của du lịch (Brida và cộng sự, 2010), với các ảnh hưởng cụ thể đến các khía cạnh văn hóa- xã hội, kinh tế, môi trường và thể chế của du lịch (Andersson và cộng sự, 2016). Sự phát triển du lịch có thể tác động tiêu cực đối với cộng đồng cư dân địa phương do chi phí về môi trường, sự thay đổi văn hóa - xã hội (Naidoo và Sharpley, 2015). Tuy nhiên việc đầu tư vào cộng đồng cư dân địa phương có thể làm giảm sự rời bỏ địa phương của trí thức và thanh niên, giảm nghèo, tăng việc làm, khuyến khích mở các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Lyons, 2015). Một số nghiên cứu nước ngoài đã tìm hiểu về tác động của nhận thức của cư dân qua các đặc điểm nhân khẩu học của họ đến phát triển du lịch bền vững (Eslami và cộng sự, 2019; Gursoy và cộng sự, 2018; Humeniuk và cộng sự, 2021; Stojković và cộng sự, 2020; Uçgun và Narci, 2022). Tuy nhiên có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các đặc điểm nhân khẩu học không có ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch bền vững (Cui và Ryan, 2011; Nunkoo và Ramkissoon, 2010), nhưng nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra mối liên hệ giữa các đặc điểm nhân khẩu học với phát triển du lịch bền vững (Humeniuk và cộng sự, 2021; Stojković và cộng sự, 2020; Uçgun và Narci, 2022; Ma và cộng sự, 2018; Khoshkam và cộng sự, 2016). Nghiên cứu của Khoshkam và cộng sự (2016) gợi ý rằng sự gia tăng thời gian sống của cư dân địa phương qua độ tuổi có ảnh hưởng tích cực đối với phát triển du lịch bền vững.
  7. 438 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... Huyện Long Điền, với bờ biển dài hơn 11km, nổi tiếng với những bãi biển tuyệt vời như Long Hải và Phước Tỉnh, giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ và chưa khai thác nhiều. Các bãi biển này không chỉ có cát trắng mịn màng mà còn đa dạng hải sản, tăng thêm sức hút cho du khách. Nơi đây còn lưu giữ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh như minh chứng cho lịch sử và truyền thống văn hóa của cư dân địa phương. Với 09 di tích lịch sử cấp quốc gia và tỉnh, huyện Long Điền là điểm đến không chỉ thuận lợi cho du lịch mà còn giới thiệu về ngành nghề truyền thống, nghệ thuật ẩm thực, và các sinh hoạt văn hóa dân tộc. Những điều này đồng thời tạo nên sự hấp dẫn cho du khách muốn khám phá vẻ đẹp và bản sắc văn hóa độc đáo của vùng này. Với lượng khách du lịch tăng dần qua các năm thì theo vòng đời du lịch của Butler (Butler, 1980) có thể xem du lịch của huyện Long Điền đang ở giai đoạn bắt đầu phát triển. Giai đoạn phát triển được xem là yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến sự tương tác giữa du khách và cư dân địa phương (Butler, 1980). Theo Doxey (1975) cư dân địa phương ở giai đoạn này nhận thức du lịch là cơ hội cho sự phồn thịnh kinh tế của cá nhân và mong đợi du khách đến du lịch tại địa phương. Đây là dấu hiệu cho thấy sự ảnh hưởng của các đặc điểm nhân khẩu học của cư dân địa phương sẽ tác động đến PTDLBV. 2.3. Giả thuyết nghiên cứu Về các nghiên cứu liên quan đến đặc điểm nhân khẩu học của cư dân địa phương đến PTDLBV cụ thể như về giới tính (Janta và Christou, 2019; Alrwajfah và cộng sự, 2020; Khoshkam và cộng sự, 2016), tuổi (Khoshkam và cộng sự, 2016; Humeniuk và cộng sự, 2021; Stojković và cộng sự, 2020; Uçgun và Narci, 2022), trình độ giáo dục (Pavlić và cộng sự, 2019; Khoshkam và cộng sự, 2016; Humeniuk và cộng sự, 2021). Theo Yen và Kerstetter (2009), các đặc điểm nhân khẩu học đa dạng của cư dân phản ánh nhận thức của họ với PTDLBV. Lý thuyết trao đổi xã hội chỉ ra rằng khi cư dân địa phương nhận thức được PTDLBV có thể mang lại rất nhiều lợi ích không chỉ cho cá nhân mà còn cho cả gia đình và địa phương họ sẽ cố gắng để bảo tồn, phát huy các tài nguyên thiên nhiên và văn hóa địa phương và ngược lại (Ap, 1992). Du lịch ảnh hưởng đến các đặc điểm nhân khẩu học của cư dân theo các cách khác nhau. Brida, Osti, và Barquet (2010) lập luận rằng phân tích các đặc điểm nhân khẩu học với PTDLBV là một đặc điểm chính của các nghiên cứu liên quan đến du lịch. Có khá nhiều nghiên cứu của nước ngoài cho thấy PTDLBV ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân địa phương (Khoshkam và cộng sự, 2016; Humeniuk và cộng sự, 2021; Stojković và cộng sự, 2020; Uçgun và Narci, 2022) nhưng lại có khá ít nghiên cứu và hầu như chưa có nghiên cứu nào trong nước tìm hiểu về các đặc điểm nhân khẩu học ảnh hưởng đến PTDLBV. Ảnh hưởng của giới tính đến phát triển du lịch bền vững Nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu về vai trò của giới tính trong quan điểm của cư dân với PTDLBV (Khoshkam và cộng sự, 2016; Humeniuk và cộng sự, 2021). Trong
  8. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 439 nghiên cứu của Khoshkam và cộng sự (2016) đã xác định nam giới có ảnh hưởng tích cực hơn so với nữ giới trong PTDLBV. Ngược lại nghiên cứu của Nunko và Gursoy (2012) lại chỉ ra sự ảnh hưởng tiêu cực của nam giới so với nữ giới trong PTDLBV. Tuy nhiên một số nghiên cứu lại không cho thấy ảnh hưởng của giới tính đến PTDLBV (Almeida-Garcia và cộng sự, 2016; Stojković và cộng sự, 2020). Từ đây, nghiên cứu đề xuất giả thuyết H1 sau: H1. Giới tính là một chỉ số cho thấy sự khác biệt trong các đặc điểm nhân khẩu học ảnh hưởng đến PTDLBV. Ảnh hưởng của độ tuổi đến phát triển du lịch bền vững Nghiên cứu của Stojković và cộng sự (2020) đã làm sáng tỏ rằng cư dân lớn tuổi thường có xu hướng tích cực hơn đến PTDLBV, trong khi cư dân trẻ thì thường nhận thức tốt hơn về các tác động tiêu cực của PTDLBV. Rasoolimanesh và cộng sự (2015) tiến xa hơn bằng việc chỉ ra rằng cư dân lớn tuổi thường có thái độ tích cực hơn đối với PTDLBV do họ có khả năng hưởng nhiều lợi ích hơn. Bagri và Kala (2016) cũng tiếp tục nghiên cứu trong bối cảnh Ấn Độ, kết luận rằng cư dân lớn tuổi thường có nhận thức tích cực thấp hơn về sự PTDLBV so với nhóm cư dân trẻ tuổi. Trong tình huống này, Cavus và Tanrisevdi (2002) cũng phát hiện rằng thành viên già hơn trong cộng đồng thường có sự hỗ trợ ít hơn cho PTDLBV so với nhóm người trẻ tuổi. Nghiên cứu của Almeida-García và đồng nghiệp (2016) xác định rằng tuổi tác của cư dân địa phương tác động chủ yếu đến nhận thức về ảnh hưởng môi trường và kinh tế từ du lịch, trong khi không có ảnh hưởng đáng kể nào đối với ảnh hưởng xã hội văn hóa và thái độ tổng thể về sự phát triển du lịch. Các nghiên cứu khác của Humeniuk và cộng sự, 2021; Stojković và cộng sự, 2020; Uçgun và Narci, 2022 cũng chỉ ra sự chênh lệch trong nhận thức về ảnh hưởng của PTDLBV dựa trên độ tuổi, với nhóm cư dân trẻ có nhận thức thấp hơn về các tác động của PTDLBV so với nhóm cư dân lớn tuổi. Sinclair-Maragh (2017) nói rõ rằng cư dân trẻ (18-25 tuổi) thường có xu hướng ủng hộ PTDLBV hơn so với nhóm cư dân lớn tuổi. Những kết quả này cung cấp cái nhìn sâu sắc về ảnh hưởng của tuổi tác đến thái độ của cư dân địa phương đối với phát triển du lịch. Từ đây, nghiên cứu đề xuất giả thuyết H2 sau: H2. Tuổi là một chỉ số cho thấy sự khác biệt trong các đặc điểm nhân khẩu học ảnh hưởng đến PTDLBV. Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến phát triển du lịch bền vững Các nghiên cứu đi trước đã chỉ ra rằng trình độ học vấn đóng vai trò quan trọng nhất trong việc ảnh hưởng đến quan điểm của cư dân về ngành du lịch. Trình độ học vấn không chỉ có thể nâng cao kỹ năng giao tiếp của các thành viên trong cộng đồng cư dân địa phương mà còn tăng cường nhận thức của họ về các vấn đề liên quan đến du
  9. 440 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... lịch (Sinclair-Maragh, 2017). Trong nghiên cứu của Stojković và cộng sự (2020) chỉ ra sự chênh lệch trong cách nhìn nhận về ảnh hưởng của PTDLBV tùy thuộc vào trình độ học vấn. Họ phát hiện rằng trình độ học vấn cao của cư dân có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đối với nhận thức về ảnh hưởng văn hóa, xã hội và môi trường cũng như thể chế trong PTDLBV. Ngược lại, cư dân với trình độ học vấn thấp có nhận thức mạnh mẽ hơn về ảnh hưởng kinh tế của PTDLBV. Pham và Kayat (2011) chỉ ra sự chênh lệch giữa cư dân, tùy thuộc vào trình độ học vấn của họ. Họ phát hiện rằng cư dân với trình độ học vấn thấp hơn thường phê phán về các tác động của PTDLBV so với những cư dân có trình độ học vấn cao, người ủng hộ tích cực cho PTDLBV. Humeniuk và cộng sự (2021) xác định rằng cư dân có trình độ học vấn thấp hơn thường thể hiện thái độ phê phán hơn đối với sự phát triển du lịch so với những cư dân có trình độ học vấn cao hơn. Trong nghiên cứu của Vareiro và cộng sự (2013), họ phát hiện rằng cư dân điểm đến du lịch với bằng tốt nghiệp trung học đã thể hiện nhiều kỳ vọng hơn về các tác động tích cực của PTDLBV, mặc dù họ cũng thể hiện lo ngại thấp về các ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra. Almeida-García và cộng sự (2016) báo cáo về tác động quan trọng của trình độ học vấn đối với sự chấp nhận của các ảnh hưởng về môi trường, xã hội - văn hóa, kinh tế và thể chế trong PTDLBV. Họ phát hiện rằng khi trình độ học vấn của cư dân tăng lên, nhận thức về các ảnh hưởng của PTDLBV cũng tăng lên. Tepavčević và cộng sự (2019) chỉ ra rằng cư dân có trình độ học vấn cao thường có nhận thức cao về mọi loại ảnh hưởng của PTDLBV. Họ cũng phát hiện rằng cư dân có trình độ học vấn thấp nhất thường có nhận thức thấp nhất về tất cả các tác động của du lịch và họ hỗ trợ cho PTDLBV thấp. Từ đây, nghiên cứu đề xuất giả thuyết H3 sau: H3. Trình độ học vấn là một chỉ số cho thấy sự khác biệt trong các đặc điểm nhân khẩu học ảnh hưởng đến PTDLBV. Tại Vườn quốc gia Hoge Veluwe ở Hà Lan, Cottrell và Cutumisu (2006) thực hiện một nghiên cứu về mối liên kết giữa các chiều của PTDLBV và sự hài lòng của cư dân. Kết quả nghiên cứu này cho thấy rằng tất cả các chiều của PTDLBV đều đóng vai trò quan trọng như là các chỉ số quyết định sự hài lòng của cư dân. Ngược lại, nghiên cứu của Shen và cộng sự (2009) tập trung vào du lịch nông nghiệp ở làng Chongdugou, Trung Quốc. Trong nghiên cứu này, ba chiều của PTDLBV được xác định là những yếu tố dự đoán quan trọng đối với sự hài lòng của cư dân. Huayhuaca và cộng sự (2010) đưa ra một góc nhìn từ Bulgaria tại Vườn quốc gia Trung Balkan, xác nhận rằng chiều xã hội và tổ chức có tác động lớn đến sự hài lòng của cư dân địa phương. Cottrell và cộng sự (2013) trong nghiên cứu tại Khu du lịch thiên nhiên Frankenwald ở Đức, sử dụng khung PTDLBV và kết luận rằng chiều kinh tế là chỉ số
  10. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 441 đáng tin cậy nhất để đo lường sự hài lòng của cư dân. Họ cũng nhấn mạnh việc tích hợp tất cả các sáng kiến môi trường vào quá trình chuẩn bị và theo dõi sự phát triển du lịch bền vững. Nair và cộng sự (2015b) triển khai khung PTDLBV tại Jammu và Kashmir, Ấn Độ, và phát hiện rằng tất cả các chiều của PTDLBV đều là yếu tố dự đoán tốt nhất cho sự hài lòng của cư dân. Nhìn chung, nghiên cứu này hỗ trợ quan điểm được ủng hộ trước đó bởi Nair và cộng sự (2015a), Spangenberg (2002), Valentin và Spangenberg (1999) rằng tất cả các khía cạnh của PTDLBV có thể được tổng quát hóa và ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân với du lịch theo cách khác nhau. Để phân tích về tác động của các chiều của PTDLBV đối với sự hài lòng của cư dân, các giả định sau đây đã được đưa ra: Môi trường: Lợi ích của cộng đồng từ việc bảo vệ môi trường, giảm ô nhiễm không khí, đất và nước, cũng như bảo tồn đa dạng sinh học, đó là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ tham gia của cư dân trong PTDLBV. Lý thuyết về DLBV và PTDLBV đặt môi trường là một khía cạnh quan trọng để phát triển du lịch. Duy trì và bảo tồn môi trường du lịch ở điểm đến giúp thúc đẩy PTDLBV, phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tham gia của cư dân địa phương (Cottrell và cộng sự, 2013; Khan và cộng sự, 2022 ). Từ đây, nghiên cứu đề xuất giả thuyết H4 như sau: H4. Môi trường có tác động tích cực đến sự hài lòng của cư dân trong việc tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền theo hướng bền vững. Văn hóa - xã hội: PTDLBV không chỉ giúp cư dân duy trì và bảo tồn bản sắc văn hóa - xã hội mà còn tăng chất lượng dịch vụ công và tổ chức nhiều sự kiện văn hóa - xã hội (Üzülmez và cộng sự, 2023). Tuy nhiên, cũng có sự tăng cường về tội phạm và tệ nạn xã hội, gia tăng chi phí sinh hoạt cho cư dân. Phát triển du lịch cũng tạo ra việc làm và cơ hội kinh doanh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Lý thuyết về PTDLBV đã nhấn mạnh sự quan trọng của sự phát triển văn hóa - xã hội của cư dân địa phương (Cottrell và cộng sự, 2013). Từ đây, nghiên cứu đề xuất giả thuyết H5 như sau: H5. Văn hóa - xã hội có tác động tích cực đến sự hài lòng của cư dân trong việc tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền theo hướng bền vững. Kinh tế: Lý thuyết trao đổi xã hội chỉ ra rằng, càng nhiều lợi ích kinh tế cư dân địa phương nhận được từ du lịch, họ sẽ tham gia phát triển du lịch nhiều hơn (Khan và cộng sự, 2022). Cư dân tin rằng phát triển du lịch sẽ thúc đẩy kinh tế địa phương và gia tăng thu nhập cho cư dân địa phương. Khi lợi ích kinh tế tăng, mức độ tham gia của cư dân cũng tăng theo (Chang và cộng sự, 2020). Từ đây, nghiên cứu đề xuất giả thuyết H6 như sau: H6. Kinh tế có tác động tích cực đến sự hài lòng của cư dân trong việc tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền theo hướng bền vững.
  11. 442 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... Thể chế: Lý thuyết PTDLBV nêu rõ tầm quan trọng của sự tham gia của cư dân, cũng như của các thể chế như chính phủ và doanh nghiệp du lịch, để tối đa hóa lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường, và giảm thiểu tác động tiêu cực. Thể chế đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh địa phương, đào tạo hướng dẫn viên, và kết hợp cư dân và doanh nghiệp du lịch để tăng cường mức độ tham gia của cư dân (Cottrell và cộng sự, 2013; Khan và cộng sự, 2022). Từ đây, nghiên cứu đề xuất giả thuyết H7 như sau: H7. Thể chế có tác động tích cực đến sự hài lòng của cư dân trong việc tham gia phát triển du lịch huyện Long Điền theo hướng bền vững. 3. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mô hình nghiên cứu Trong nghiên cứu của Gursoy và đồng nghiệp (2009) cũng như Nunkoo và Ramkissoon (2011), áp dụng lý thuyết trao đổi xã hội trong lĩnh vực du lịch, đã chỉ ra rằng cư dân địa phương thường tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch khi họ nhận được những phần thưởng và lợi ích lớn hơn so với chi phí mà họ phải bỏ ra (Khan và cộng sự, 2022). Để duy trì ngành du lịch trong một cộng đồng, các trao đổi cụ thể phải xảy ra (App, 1992). Sự tham gia của cư dân địa phương trong việc phát triển và thu hút du lịch đến khu vực của họ thường được thúc đẩy bởi mong muốn của một số thành viên trong cộng đồng nhằm cải thiện kinh tế và xã hội của khu vực mình sinh sống (Chang và cộng sự, 2020). Cư dân địa phương đóng một vai trò quan trọng có thể ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của ngành du lịch tại địa phương. Sự đóng góp của cư dân có thể thấy rõ trong việc lập kế hoạch, phát triển, và vận hành các điểm du lịch, hoặc thông qua việc mở rộng sự hiếu khách của họ đối với du khách để đổi lấy những lợi ích từ du lịch. Ngược lại, cư dân cũng có thể ngăn cản sự phát triển của du lịch bằng cách chống lại hoặc thể hiện hành vi thù địch đối với những người ủng hộ và/hoặc khách du lịch. Nhu cầu của du khách được đáp ứng thông qua việc cung cấp trải nghiệm du lịch chất lượng bởi cư dân địa phương, điều này làm tăng mong muốn tương tác giữa cư dân và du khách (Nair và cộng sự, 2015b). Trong quá trình phát triển và thu hút khách du lịch, mục tiêu là đạt được sự cân bằng tốt nhất về lợi ích và chi phí cho cả cư dân và hướng dẫn viên du lịch. Lý thuyết trao đổi xã hội chỉ ra rằng cư dân càng nhận được nhiều lợi ích từ du lịch, họ càng mong muốn hỗ trợ và phát triển du lịch, tương đương với sự hài lòng của họ tăng lên đối với những lợi ích thu được. Lợi ích của cư dân trong phát triển du lịch được thể hiện trên cả bốn khía cạnh: Kinh tế, Môi trường, Văn hóa-Xã hội, và Thể chế (Spangenberg và Valentin, 1999; Valentin và Spangenberg, 2000; Cot- trell và cộng sự, 2013; Khan và cộng sự, 2022).
  12. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 443 Hình 2. Mô hình nghiên cứu đề xuất 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu của tác giả được thực hiện qua 2 bước gồm nghiên cứu định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua thảo luận nhóm tập trung vào 10 cư dân đang tham gia PTDLBV nhằm điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp 340 cư dân theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện bằng bảng câu hỏi chi tiết để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Sau khi loại bỏ các bảng hỏi không hợp lệ do trả lời sai, thiếu câu trả lời thì nghiên cứu thu được 300 bảng hỏi hợp lệ. 3.2.2. Thang đo Thang đo về PTDLBV gồm 20 biến quan sát được dùng để đo lường 4 thành phần của PTDLBV gồm: (1) Môi trường; (2) Kinh tế; (3) Văn hóa - Xã hội; (4) Thể chế được đề xuất bởi các nghiên cứu của Spangenberg (2002); Spangenberg và Valentin (1999); Cottrell và cộng sự (2013) trong khi Sự hài lòng của cư dân gồm 5 biến quan sát được đề xuất bởi nghiên cứu của Cottrell và cộng sự (2013); Khan và cộng sự, 2022.
  13. 444 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thống kê mô tả Thông tin cơ bản về mẫu điều tra được thống kê theo các tiêu chí về nhân khẩu học của cư dân tham gia các hoạt động du lịch gồm: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập, tình trạng hôn nhân qua bảng sau: Bảng 1. Thống kê mô tả mẫu theo các đặc điểm nhân khẩu học Đặc điểm Số lượng Tỉ lệ (%) Giới tính Nam 130 43,333% Nữ 170 56,667% Tuổi Từ 35 trở xuống 90 30% Từ 36 - 55 156 52% Trên 55 54 18% Trình độ học vấn Trung học phổ thông 180 60,000% Cao đẳng/ Đại học 100 33,333% Sau đại học 5 1,667% Khác 15 5,000% Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu khảo sát Kết quả thống kê từ mẫu nghiên cứu cho thấy: Tỉ lệ nữ trong mẫu điều tra là 56,667%; cư dân có tuổi đời trong khoảng 36-55 và từ 35 trở xuống chiếm đa số với tỉ lệ lần lượt là 52% và 30%; Trình độ học vấn của cư dân tham gia các hoạt động du lịch vẫn tập trung chủ yếu là Trung học phổ thông chiếm tỉ lệ 60%. 4.2. Kết quả nghiên cứu • Kiểm định mô hình đo lường Saunders và cộng sự (2009) mô tả tính chính xác như “mức độ mà các phương pháp thu thập dữ liệu xác định đúng những gì được đo lường”. Mô hình nghiên cứu đề xuất được đánh giá bằng cách sử dụng phân tích nhân tố khám phá (CFA) (Hair và cộng sự, 1998a). Để phân tích mức độ tin cậy nhất quán nội bộ mô hình nghiên cứu đã sử dụng các chỉ số cụ thể là hệ số tin cậy tổng hợp (CR) với điều kiện ≥0.7 (Nunnally và Bernstein, 1978b); tổng phương sai trích (AVE) phải lớn hơn 0.5 và hệ số tải nhân tố đơn lẻ (outer loading) phải lớn hơn 0.4 (Hair và cộng sự, 2014, 2016). Bảng 2 làm nổi bật kết quả về hệ số CR, AVE, Outer loading và Cronbach’s Alpha, cụ thể CR đã vượt qua ngưỡng khuyến nghị là 0.7, AVE vượt qua ngưỡng 0.5 và Outer loading vượt qua ngưỡng 0.4 (Hair và cộng sự, 2016, 2014).
  14. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 445 Bảng 2. Kết quả độ tin cậy và giá trị hội tụ của thang đo Mã hóa Biến λ Cronbach’s Alpha CR AVE 1. Môi trường 0.927 0.810 0.927 Dựa vào du lịch, nhận thức của Anh/Chị (A/C) về bảo vệ Moitruong_1 0.891 môi trường đã được cải thiện. Du lịch huyện Long Điền được phát triển theo hướng thân Moitruong_2 0.875 thiện với môi trường. Du lịch huyện Long Điền hướng đến những địa điểm Moitruong_3 (danh lam, thắng cảnh) du lịch có những tiện ích thân 0.933 thiện với môi trường. 2. Văn hóa- Xã hội 0.919 0.933 0.670 Vanhoa_xahoi1 Nhờ vào du lịch, có nhiều du khách đến với huyện Long Điền. 0.844 Du lịch giúp giữ gìn nét văn hoá truyền thống của địa Vanhoa_xahoi2 0.820 phương. Các giá trị truyền thống của địa phương được giữ gìn và Vanhoa_xahoi3 0.840 phát huy nhờ vào du lịch. Du khách đến với huyện Long Điền được khuyến khích tìm Vanhoa_xahoi4 0.768 hiểu về văn hoá địa phương. Du lịch góp phần bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, lễ hội Vanhoa_xahoi5 0.880 truyền thống của địa phương. Vanhoa_xahoi6 Du lịch thúc đẩy việc trùng tu các khu di tích lịch sử. 0.750 Du khách và cư dân cùng tham gia vào các hoạt động văn hoá- Vanhoa_xahoi7 0.821 xã hội được tổ chức bởi huyện Long Điền. 3. Thể chế 0.934 0.951 0.830 Theche_1 Hướng dẫn viên du lịch được đào tạo bài bản. 0.866 Các cơ sở du lịch phát triển dựa trên sự hợp tác với doanh Theche_2 0.902 nghiệp, chính quyền địa phương. Các dịch vụ du lịch phát triển dựa trên sự hợp tác với Theche_3 0.932 doanh nghiệp, chính quyền địa phương. Thông tin về các điểm đến (danh lam, thắng cảnh) tại huyện Theche_4 Long Điền được cung cấp bởi các ban ngành có liên quan phản 0.943 ánh một cách đầy đủ và chính xác lịch sử điểm đến. 4. Kinh tế 0.904 0.920 0.659 kinhte_1 Du lịch mang lại nguồn thu nhập mới cho A/C. 0.797 kinhte_2 Du lịch giúp đa dạng hoá nền kinh tế địa phương. 0.717 kinhte_3 Du lịch tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho A/C. 0.855 kinhte_4 Các sản phẩm phục vụ du lịch nên sẵn có và đa dạng hơn. 0.813 Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nên thuê/mướn ít kinhte_5 0.859 nhất một nửa lao động là người địa phương. kinhte_6 Du lịch tạo ra thị trường mới cho các sản phẩm địa phương. 0.822
  15. 446 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... 5. Sự hài lòng 0.779 0.848 0.531 A/C có thể góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch của Hailong_1 0.565 huyện Long Điền. Hailong_2 Du lịch mang lại lợi nhuận cho A/C. 0.789 Sự hài lòng của A/C là điều quan trọng để góp phần phát Hailong_3 0.713 triển du lịch bền vững của huyện Long Điền. Các điểm đến (danh lam, thắng cảnh) trở nên hấp dẫn hơn Hailong_4 0.828 nhờ vào du lịch. Hailong_5 Chất lượng cuộc sống của A/C được cải thiện nhờ vào du lịch. 0.722 Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu khảo sát Kết quả CFA tiết lộ rằng mỗi biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.7. Như thể hiện trong Bảng 2, kết quả CFA qua các đại lượng CA, CR và AVE, lần lượt, đều lớn hơn 0.7, 0.7 và 0.5, cho thấy kết quả khá tốt (Fornell và Larcker, 1981; Hair và cộng sự, 1998a, 1998b; Nunnally và Bernstein, 1978a). • Kiểm định giá trị phân biệt Cuối cùng, giá trị phân biệt (DV) như Fornell và Larcker (1981) đề xuất, nghiên cứu tính toán DV bằng cách so sánh mối quan hệ giữa các biến quan sát và AVE của tất cả các nhân tố. Bảng 3 xác nhận rằng căn bậc hai của AVE cho tất cả các nhân tố xây dựng đều lớn hơn giá trị tương quan và thể hiện tính phân biệt. Bảng 3. Kết quả đánh giá tính phân biệt sử dụng hệ số   Kinh tế Môi trường Sự hài lòng Thể chế Văn hóa - Xã hội Kinh tế 0.812         Môi trường 0.420 0.900       Sự hài lòng 0.336 0.392 0.729     Thể chế -0.082 0.314 0.313 0.911   Văn hóa - Xã hội 0.194 0.456 0.449 0.321 0.819 Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu khảo sát • Kiểm định mô hình cấu trúc Việc ước lượng hệ số đường dẫn dựa trên hồi quy của từng biến phụ thuộc và biến dự báo (Hair và cộng sự, 2014). Kết quả phân tích VIF của các biến cho thấy biến Môi trường có giá trị VIF cao nhất là 1.602 và giá trị VIF thấp nhất là biến Thể chế 1.229, thống nhất đều dưới ngưỡng giá trị 5. Do vậy, chúng ta kết luận, đa cộng tuyến không đạt mức độ tới hạn trong bất kỳ khái niệm nghiên cứu nguyên nhân nào và không thành vấn đề đối với ước lượng của mô hình đường dẫn trong nghiên cứu này. Trong phân tích PLS-SEM, khả năng giải thích của mô hình cấu trúc được đánh giá bởi đường dẫn cấu trúc và hệ số R2 của biến phụ thuộc. Sử dụng phân tích phi tham số bằng kỹ thuật bootstrapping lặp lại 2.000 lần kết quả. Theo Hair và cộng sự
  16. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 447 (2014), giá trị R2 là 0.25 thể hiện cấu trúc nội sinh yếu, mức 0.5 thì tương đối và 0.75 thì ở mức cao. Kết quả phân tích từ hình 3 cho thấy, giá trị R2 của mô hình 0.318 ở mức tương đối chấp nhận được. Hình 3. Kết quả mô hình PLS-SEM Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu khảo sát Thông qua phân tích các yếu tố đại diện cho PTDLBV ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân cho thấy các yếu tố như Kinh tế, Văn hóa - Xã hội, Thể chế và Môi trường giải thích được 31,8% sự thay đổi của Sự hài lòng của cư dân. Để ước lượng tính có ý nghĩa của các hệ số đứng trước các biến tiềm ẩn, nghiên cứu đã thực hiện bootstrap (Hair và cộng sự, 2014). Kết quả thể hiện ở bảng 4: Bảng 4. Kết quả kiểm định tính có ý nghĩa của các hệ số   Hệ số Độ lệch chuẩn t P_values Tình trạng Age → Kinh tế 0.063 0.063 0.996 0.319 Từ chối Age → Môi trường 0.154 0.049 3.122 0.002 Ủng hộ Age → Thể chế -0.018 0.055 0.325 0.745 Từ chối Age → Văn hóa - Xã hội 0.015 0.051 0.305 0.760 Từ chối Edu → Kinh tế 0.237 0.047 4.994 0.000 Ủng hộ Edu → Môi trường 0.239 0.054 4.418 0.000 Ủng hộ Edu → Thể chế 0.220 0.055 4.017 0.000 Ủng hộ
  17. 448 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... Edu → Văn hóa - Xã hội 0.241 0.054 4.419 0.000 Ủng hộ Kinh tế → Sự hài lòng 0.262 0.051 5.174 0.000 Ủng hộ Môi trường → Sự hài lòng 0.081 0.065 1.244 0.213 Từ chối Sex → Kinh tế 0.016 0.061 0.257 0.797 Từ chối Sex → Môi trường 0.049 0.056 0.878 0.380 Từ chối Sex → Thể chế -0.025 0.059 0.416 0.677 Từ chối Sex → Văn hóa - Xã hội 0.115 0.055 2.103 0.036 Ủng hộ Thể chế → Sự hài lòng 0.215 0.053 4.078 0.000 Ủng hộ Văn hóa - Xã hội → Sự hài lòng 0.292 0.055 5.326 0.000 Ủng hộ Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu khảo sát 4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy các đặc điểm nhân khẩu học của cư dân đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến PTDLBV. PTDLBV mang đến nhiều ảnh hưởng cho cư dân, cả tích cực lẫn tiêu cực, phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của huyện Long Điền. Trong các yếu tố của PTDLBV ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân thì Văn hóa - Xã hội có tác động mạnh nhất đến PTDLBV, tiếp theo là Kinh tế và cuối cùng là Thể chế. Tuy nhiên tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển du lịch của huyện Long Điền và giai đoạn tương tác giữa cư dân và du khách, các yếu tố này có thể có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực. Trong nghiên cứu này, các yếu tố này có ảnh hưởng tích cực đến PTDLBV do PTDLBV không kiểm soát vẫn chưa xảy ra (Humeniuk và cộng sự, 2021; Stojković và cộng sự, 2020; Uçgun và Narci, 2022). Khía cạnh Môi trường không cho thấy ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân bởi nhiều lý do cụ thể như: - Trình độ văn hóa của người dân huyện Long Điền chưa cao và nhận thức chưa thật sự đầy đủ về vai trò của Môi trường trong PTDLBV; - Thu nhập của cư dân phụ thuộc vào du lịch nhưng các hoạt động này không diễn ra thường xuyên suốt năm và cũng chỉ một số khách sạn, resort hoạt động hiệu quả dẫn đến rất nhiều cư dân làm du lịch chỉ quan tâm đến việc khai thác các sản phẩm du lịch có sẵn mà bỏ qua khía cạnh Môi trường; - Khía cạnh Môi trường trong các nghiên cứu đi trước có nghiên cứu ủng hộ như một khía cạnh quan trọng của PTDLBV đến sự hài lòng của cư dân (Cottrell và cộng sự, 2013; Khan và cộng sự, 2022) do đây là các nghiên cứu về PTDLBV với địa điểm nghiên cứu khá đặc thù là các Khu rừng sinh thái đã có sẵn yếu tố Môi trường. Ngược lại cũng có những nghiên cứu khi thực hiện ở các nước đang phát triển với trình độ dân trí, thu nhập của cư dân chưa cao thì việc đòi hỏi khía cạnh Môi trường có tác động đến sự hài lòng cư dân không tìm thấy mối liên hệ mà chỉ dừng lại ở mức tìm hiểu về nhận thức với môi trường (Üzülmez và cộng sự, 2023) hoặc chỉ mang tính gợi mở đây
  18. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 449 là khía cạnh quan trọng chứ không cho thấy mối liên hệ về mặt mô hình nghiên cứu (Bùi Thị Như Hiền, 2023; Nguyễn Mạnh Hùng, 2023). Về các đặc điểm nhân khẩu học của cư dân, kết quả thực nghiệm của nghiên cứu cho thấy chúng có ảnh hưởng đến PTDLBV. Thứ nhất, trái một phần với giả thuyết đề xuất, giới tính không tìm thấy bằng chứng hoàn toàn về sự khác biệt trong quan điểm của cư dân với PTDLBV, kết quả này được sự ủng hộ từ nghiên cứu của Almeida-García và cộng sự (2016); Humeniuk và cộng sự (2021). Tuy nhiên giới tính vẫn có sự khác biệt về quan điểm khi tác động đến khía cạnh Văn hóa - Xã hội của PTDLBV (Stojković và cộng sự, 2020). Thứ hai, tuổi cũng không có sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng trên tất cả các khía cạnh của PTDLBV nhưng vẫn cho thấy sự ảnh hưởng của các nhóm tuổi trên khía cạnh Môi trường (Humeniuk và cộng sự, 2021). Kết quả chỉ ra cư dân có độ tuổi càng cao thì càng nhận thấy tầm quan trọng của PTDLBV so với các cư dân có độ tuổi trẻ hơn (Khoshkam và cộng sự, 2016). Cuối cùng, trình độ học vấn như giả thuyết đã đề xuất là quan trọng nhất trong các đặc điểm nhân khẩu học có ảnh hưởng đến PTDLBV trên tất cả các khía cạnh Kinh tế, Văn hóa - Xã hội, Môi trường và Thể chế (Humeniuk và cộng sự, 2021; Khoshkam và cộng sự, 2016; Tepavčević và cộng sự, 2019; Stojković và cộng sự 2020). PTDLBV đòi hỏi cư dân phải am hiểu và cần có trình độ học vấn tốt để cân nhắc những lợi ích ngắn hạn và dài hạn mà PTDLBV mang lại, từ đó sẽ mạnh dạn hy sinh những lợi ích vật chất ngắn hạn như thu nhập, chi phí bảo vệ môi trường, tôn tạo các di tích,… cũng như tham gia sâu và rộng vào tất cả các hoạt động của chính quyền, doanh nghiệp du lịch để tạo dựng một môi trường du lịch bền vững góp phần giảm nghèo, bảo tồn các di tích cũng như môi trường, văn hóa - xã hội của huyện Long Điền. 5. KẾT LUẬN Nghiên cứu này tập trung vào vai trò của các yếu tố nhân khẩu học trong ảnh hưởng đến Phát triển Du lịch Bền vững (PTDLBV) ở huyện Long Điền. Kết quả cho thấy PTDLBV có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đối với cư dân, phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của huyện. Trong PTDLBV, yếu tố Văn hóa - Xã hội có tác động mạnh nhất, tiếp theo là Kinh tế và cuối cùng là Thể chế. Tuy nhiên, tùy thuộc vào giai đoạn phát triển và tương tác giữa cư dân và du khách, các yếu tố này có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực. Mặc dù Môi trường không có ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng của cư dân, điều này có thể giải thích bởi trình độ văn hóa thấp, nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của Môi trường trong PTDLBV và thu nhập phụ thuộc vào du lịch không ổn định. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trong môi trường những địa điểm có sẵn yếu tố Môi trường, quan điểm của cư dân thường phản ánh tính đặc thù địa phương.
  19. 450 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... Đối với các đặc điểm nhân khẩu học, giới tính không tìm thấy sự khác biệt đáng kể, nhưng có ảnh hưởng đối với khía cạnh Văn hóa-Xã hội. Tuổi cũng không tạo ra sự chênh lệch đáng kể trên tất cả các khía cạnh PTDLBV, tuy nhiên, có tác động đối với khía cạnh Môi trường. Trình độ học vấn, theo kết quả, là yếu tố quan trọng nhất đối với tất cả các khía cạnh PTDLBV. PTDLBV đòi hỏi sự am hiểu và trình độ học vấn để cư dân có thể cân nhắc lợi ích ngắn hạn và dài hạn, tham gia vào các hoạt động du lịch và hỗ trợ xây dựng một môi trường du lịch bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Andersson, T. D., Armbrecht, J., & Lundberg, E. (2017). Triple impact assessments of the 2013 European athletics indoor championship in Gothenburg. In Event Impact (pp. 48-69). Routledge. 2. Brida, J. G., Disegna, M., & Osti, L. (2011). Residents’ perceptions of tourism impacts and attitudes towards tourism policies in a small mountain community. Benchmarking: An International Journal, Forthcoming. 3. Bùi Thị Như Hiền. (2023). “Giải pháp phát triển du lịch bền vững Việt Nam”, Tạp Chí Công Thương, Số 3, tháng 2 năm 2023. 4. Çakmak, T. F., & Sevi̇nç, F. (2018). A conceptual framework of raw food diet and living foods in consumption culture. Journal of Tourismology, 4(2), 83-92. 5. Castela, A. (2018). Impacts of tourism in an urban community: The case of Alfama. Athens Journal of Tourism, 5(2), 133-148. 6. Chang, C. L., McAleer, M., & Ramos, V. (2020). A charter for sustainable tourism after COVID-19. Sustainability, 12(9), 3671. 7. Cottrell, S. P., & Vaske, J. J. (2006). A framework for monitoring and modeling sustainable tourism. E-review of Tourism Research, 4(4), 74-84. 8. Cottrell, S. P., Vaske, J. J., & Roemer, J. M. (2013). Resident satisfaction with sustainable tourism: The case of Frankenwald Nature Park, Germany.  Tourism Management Perspectives, 8, 42-48. 9. Cottrell, S. P., Vaske, J. J., & Shen, F. (2007). “Modeling resident perceptions of sustainable tourism development: Applications in Holland and China”. China Tourism Research, 3(2), 219-234. 10. Cottrell, S. P., Vaske, J. J., Shen, F., & Ritter, P. (2007). “Resident perceptions of sustainable tourism in Chongdugou, China”. Society and Natural Resources, 20(6), 511-525. 11. Eslami, S., Khalifah, Z., Mardani, A., Streimikiene, D., & Han, H. (2019). Community attachment, tourism impacts, quality of life and residents’ support for sustainable tourism development. Journal of Travel & Tourism Marketing, 36(9), 1061-1079. 12. Fornell, C. and Larcker, D.F. (1981). “Evaluating structural equation models with unobservable variables and measurement error”, Journal of Marketing Research, Vol. 18 No. 1, pp. 39-50. 13. Gursoy, D., Chi, C. G., & Dyer, P. (2009). “An Examination of Locals’ Attitudes “. Annals of Tourism Research, 36(4), 723-726.
  20. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 451 14. Gursoy, D., Ouyang, Z., Nunkoo, R., & Wei, W. (2019). Residents’ impact perceptions of and attitudes towards tourism development: A meta-analysis. Journal of Hospitality Marketing & Management, 28(3), 306-333. 15. Hair, J., Anderson, R., Tatham, R. and Black, W. (1998a). Multivariate Data Analysis, Prentice-Hall: Upper Saddle River, NJ. 16. Hair, J.F., Black, W.C., Babin, B.J., Anderson, R.E. and Tatham, R.L. (1998b). Multivariate Data Analysis, (Vol. 5), Prentice hall, Upper Saddle River, NJ. 17. Hair, J.F., Jr, Hult, G.T.M., Ringle, C. and Sarstedt, M. (2016). A Primer on Partial Least Squares Structural Equation Modeling (PLS-SEM), Sage publications, Thousand Oaks, CA. 18. Hair, J.F., Jr, Sarstedt, M., Hopkins, L. and Kuppelwieser, V.G. (2014). “Partial least squares structural equation modeling (PLS-SEM): an emerging tool in business research”, European Business Review. 19. Huayhuaca, C.A., Cottrell, S., Raadik, J. and Gradl, S. (2010). “Resident perceptions of sustainable tourism development: Frankenwald Nature Park, Germany”, International Journal of Tourism Policy, Vol. 3 No. 2, pp. 125-141. 20. Humeniuk, V., Kaziuka, N., & Sheketa, Y. (2021). Socio-Demographic Factors influencing the Sustainable Development of Carpathian Euroregion: Case of Tourism Development.  Humeniuk, V., Kaziuka, N. and Sheketa, Y.(2021). Socio-Demographic Factors influencing the Sustainable Development of Carpathian Euroregion: Case of Tourism Development. Grassroots Journal of Natural Resources, 4(1), 106-122. 21. Khan, I. U., Khan, S. U., & Khan, S. (2022). Residents’ satisfaction with sustainable tourism: The moderating role of environmental awareness. Tourism Critiques: Practice and Theory, 3(1), 72-87. 22. Khoshkam, M., Marzuki, A., & Al-Mulali, U. (2016). Socio-demographic effects on Anzali wetland tourism development. Tourism Management, 54, 96-106. 23. Kihima, B., & Musila, P. (2019). Extent of local community participation in tourism development in conservation areas: A case study of Mwaluganje conservancy. Parks, 25(25.2), 47-56. 24. Lee, T.H. A structural model to examine how destination image, attitude, and motivation affect the future behavior of tourists. Leis. Sci. 2009, 31, 215-236. Lee, A.K.; Abrahams, R.A. Naturalizing people, ethnicizing landscape: Promoting tourism in China’s rural periphery. Asian Geogr. 2018. 25. Lyons, T. S. (2015). Entrepreneurship and community development: what matters and why?. Community Development, 46(5), 456-460. 26. Ma, A. T., Chow, A. S., Cheung, L. T., Lee, K. M., & Liu, S. (2018). Impacts of tourists’ sociodemographic characteristics on the travel motivation and satisfaction: The case of protected areas in South China. Sustainability, 10(10), 3388. 27. Mason, P., & Cheyne, J. (2000). Residents’ attitudes to proposed tourism development. Annals of tourism research, 27(2), 391-411. 28. McCabe, S., & Johnson, S. (2013). The happiness factor in tourism: Subjective well-being and social tourism. Annals of Tourism Research, 41, 42-65.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2