Ảnh hưởng của các loại thức ăn lên năng suất trứng bào xác Artemia franciscana dòng Vĩnh Châu
lượt xem 5
download
Bài viết Ảnh hưởng của các loại thức ăn lên năng suất trứng bào xác Artemia franciscana dòng Vĩnh Châu đánh giá thức ăn Ami-Ami (từ phế phụ phẩm trong sản xuất bột ngọt) và hỗn hợp tảo tươi (Chaetoceros muelleri), tảo khô Nannochloropsis oculata, Isochrysis galbana đến tăng trưởng về chiều dài, mật độ quần thể, sức sinh sản, phương thức sinh sản, năng suất trứng và đánh giá chất lượng trứng thông quả tỷ lệ nở.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ảnh hưởng của các loại thức ăn lên năng suất trứng bào xác Artemia franciscana dòng Vĩnh Châu
- VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN LÊN NĂNG SUẤT TRỨNG BÀO XÁC Artemia franciscana DÒNG VĨNH CHÂU Nguyễn Văn Sáng1, Võ Minh Sơn1* TÓM TẮT Trong nghiên cứu này, Artemia được cho ăn với thức ăn Ami-Ami từ phế phụ phẩm trong quy trình sản xuất bột ngọt có và không kết hợp với tảo nhằm mục đích tìm ra công thức thức ăn thích hợp có thể thay thế một phần thức ăn Artemia truyền thống. Thí nghiệm bao gồm Nghiệm thức tảo (AL) (Tảo tươi Chaeotoceros mulleri, tảo khô Nannochloropsis oculata và Isochrysis galbana), Ami-Ami (AA), Ami-Ami và vi tảo (AA+AL), Ami-Ami lên men (FA), Ami-Ami lên men và vi tảo (FA+AL). Thí nghiệm được tiến hành trên bể 500 L ở độ mặn 70-82 ppt. Mỗi nghiệm thức có 3 bể, thời gian nuôi 8 tuần. Kết quả cho thấy nghiệm thức thức ăn kết hợp giữa Ami-Ami + vi tảo (FA +AL) cho kết quả tốt nhất về tỉ lệ cá thể mang trứng đạt 40,0% sau 4 tuần nuôi, sức sinh sản trứng trên buồng trứng đạt 49,6±5,50 trứng/cá thể sau 3 tuần nuôi, năng suất thu hoạch đạt 8,4 trứng khô/ m3 trong 8 tuần và tỉ lệ nở đạt 95%. Từ khóa: Ami-Ami, Artemia, năng suất trứng, vi tảo. I. GIỚI THIỆU chủ yếu là phân heo và gà, ngoài ra còn bổ sung Trứng bào xác Artemia là một trong những thêm phân vô cơ, thức ăn tôm và bột thức ăn nguồn thức ăn tự nhiên tươi sống quan trọng bật cho nuôi Artemia do Đại học Cần Thơ sản xuất nhất cho sự phát triển của các ấu trùng/cá bột (Nguyen Thi Ngoc Anh và ctv., 2010). trong sản xuất giống các loài động vật thuỷ sản. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá Lượng trứng Artemia tiêu thụ trên toàn thế giới thức ăn Ami-Ami (từ phế phụ phẩm trong sản tăng dần từ vài tấn trong những năm của thế kỷ xuất bột ngọt) và hỗn hợp tảo tươi (Chaetoceros 17 cho đến 2.000 tấn trong năm 2001 (Lavens muelleri), tảo khô Nannochloropsis oculata, and Sorgeloos, 1996) và tăng lên 3.050-4.050 Isochrysis galbana đến tăng trưởng về chiều tấn (Nguyễn Văn Hòa, 2016). Từ năm 1986, dài, mật độ quần thể, sức sinh sản, phương thức Artemia được nuôi thử nghiệm thành công tại sinh sản, năng suất trứng và đánh giá chất lượng Vĩnh Châu (Rothuis, 1987). Đến năm 1990, trứng thông quả tỷ lệ nở. khoảng 1,4 tấn trứng Artemia thô được thu từ 16 II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ha ruộng muối và được thương mại hoá thành NGHIÊN CỨU công (Brands và ctv., 1995). Sản lượng trứng 2.1. Vật liệu bào xác Artemia tăng 20 tấn khô/1.000 ha ruộng Trứng Artemia Vĩnh Châu (Artemia muối ở Vĩnh Châu và có giá trị khoảng 60-80 tỷ franciscana) được cung cấp từ Trường Đại đồng/năm (Nguyễn Văn Hòa, 2016). học Cần Thơ. Ami-Ami được cung cấp từ nhà Hiện nay, Artemia được nuôi trên ruộng máy sản xuất bột ngọt Ajinomoto Việt Nam muối với độ mặn hơn 80 ppt, độ sâu từ 30-40 với thành phần bao gồm protein 70,3%, lipid cm, mật độ ấu trùng từ 60-100 con/L, thức ăn 4,5%, tro 5,2%, xơ 0,4%, độ ẩm 5%. Tảo khô 1 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản II * Email: vominhson@yahoo.com TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021 31
- VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II Nannochloropsis oculata và Isochrysis galbana ngày, mật độ đạt 1x107 tế bào/mL. (mật độ 2x1011 tế bào/g) được mua từ Công ty Trứng Artemia 1-5 g/L được ấp trong nước Proviron, Bỉ. biển 30-35 ppt, nhiệt độ 28-300C, ánh sáng 2.2. Phương pháp nghiên cứu 1.000 lux, sục khí liên tục 24 giờ. 2.2.1. Bố trí thí nghiệm 2.2.3. Thức ăn và quản lý Thí nghiệm bao gồm 5 nghiệm thức được Chuẩn bị thức ăn: Ami-Ami được lên men bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên (Bảng 1) được thực với liều lượng là Ami-Ami 10%, chế phẩm EM hiện trong bể compoiste 0,5 m3 với 3 lần lặp lại (effective microorganism) 5% từ một công ty cho mỗi nghiệm thức. Mật độ ấu trùng Artemia thương mại, nấm men 2,5%, mật rỉ đường 2,5% ban đầu là 200 con/lít. Độ mặn dao động từ 70- được hoà tan vào 80 L nước biển 15 ppt. Hỗn 82 ppt trong suốt quá trình nuôi. hợp lên men được lọc qua lưới 50 µm sau khi 2.2.2. Phương pháp nuôi tảo và ấp Artemia được ủ yếm khí 48 giờ. Dịch sau khi lọc được Tảo Chaeotoceros muelleri (nhận từ Đại dùng làm thức ăn cho Artemia (Bảng 1). học Gent, Bỉ) được nuôi trên môi trường F/2, Quản lý và chăm sóc: Artemia được cho nồng độ muối 80 ppt. Tảo được nuôi trong bể ăn 4 lần/ngày vào lúc 6:00, 10:00, 16:00, 20:00 composite 5 m3 ngoài trời. Thời gian nuôi 3-4 giờ. Bảng 1. Lượng thức ăn cho Artemia hàng ngày, lượng Ami-Ami được bổ sung theo độ trong (Nguyen Thi Ngoc Anh và ctv., 2014). Nghiệm thức Loại thức ăn và cách cho ăn Tảo tươi Chaetoceros muelleri: 1x105 tế bào/mL; 1 lần/ngày. Vi tảo (AL) Tảo khô Nannochloropsis oculata (Nanno) và Isochrysis galbana (Iso) (tỷ lệ 1:1); 1x105 tế bào/mL; 3 lần/ngày. AA: cho ăn 4 lần/ngày, lượng cho ăn được điều chỉnh dựa theo Ami-Ami (AA) độ trong khi >20 cm. Tảo tươi Chaetoceros muelleri: 1x105 tế bào/mL; tảo khô. Nannochloropsis oculata (Nanno) và Isochrysis galbana (Iso) Ami-Ami + tảo (AA+AL) (tỷ lệ 1:1); 1x105 tế bào/mL; 1 lần/ngày. Ami-Ami: 3 lần/ngày. Tảo tươi Chaetoceros muelleri: 1x105 tế bào/mL; tảo khô. Nannochloropsis oculata (Nanno) và Isochrysis galbana (Iso) Ami-Ami lên men + vi tảo (FA+AL) (tỷ lệ 1:1); 1x105 tế bào/mL; 1 lần/ngày. Ami-Ami lên men: 3 lần/ngày. Ami-Ami lên men (FA) FA: cho ăn 4 lần/ngày. 2.2.4. Thu thập số liệu Tăng trưởng theo chiều dài (mm) của Các thông số môi trường gồm nhiệt độ (0C), Artemia được đo ở tuần thứ 2. Mật độ và cấu độ mặn (%0), tổng nitơ dạng ammonia (TAN, trúc quần thể Artemia được kiểm tra vào tuần mg/L), nitrite (NO2−N, mg/L) được theo dõi hàng thứ 4 và thứ 8. Mẫu nước 500 mL được lọc và tuần. NO2−N được phân tích bằng phương pháp thu nhận Artemia. Cấu trúc quần thể Artemia sử dụng thuốc thử Gressi và TAN được phân tích gồm ấu trùng và trưởng thành (ấu niên + trưởng bằng phương pháp Nessler (ALPHA, 2005). thành). 32 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021
- VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II 2.2.5. Sức sinh sản và phương thức sinh sản 2.2.6. Xử lý số liệu 30 cá thể cái mang túi trứng được thu mẫu Số liệu của các nghiệm thức thức ăn được ngẫu nhiên trong bể nuôi. Túi trứng được mổ phân tích ANOVA một nhân tố để tìm sự khác để đếm trứng dưới kính hiển vi. Sức sinh sản biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức được biểu thị như là số trứng/cá thể cái. Thu và phép thử Tukey được sử dụng (P
- VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II Hình 2. Diễn biến hàm lượng nitrite tổng số (mg/L) trong 8 tuần nuôi. 3.3. Mật độ quần thể Artemia Hình 3. Mật độ và cấu trúc quần thể Artemia sau 4 tuần nuôi. Các chữ cái thường và hoa khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa (p
- VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II Sau 4 tuần nuôi, mật độ ấu trùng Artemia sau 4 tuần nuôi (Hình 3). Có thể nhận thấy rằng ở 2 nghiệm thức 390,0±40,4 cá thể/L [AL] và nghiệm thức có bổ sung tảo cho kết quả mật độ 360,0±30,6 cá thể/L [FA+AL] cao khác biệt có cao hơn khi không dùng tảo. ý nghĩa so với các nghiệm thức 276,7±14,5 cá Sau 8 tuần nuôi, mật độ ấu trùng Artemia thể/L [AA+AL], 193,3±6,7 cá thể/L [FA] và ở các nghiệm thức 513 cá thể/L [AA+AL], 480 123,3±14,5 cá thể/L [AA]; mật độ ấu niên & cá thể/L [FA+AL] và 413,3±67,7 cá thể/L [AA] trưởng thành ở 03 nghiệm thức 320,0±11,5 cá cao khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức còn thể/L [AL], 320 cá thể/L [FA+AL], 286 cá thể/L lại là 313 cá thể/L [AL] và 260 cá thể/L [FA]; [AA+AL] cao khác biệt có ý nghĩa so với 253 trong khi đó mật độ ấu niên & trưởng thành ở tất cá thể/L [AA] và 206 cá thể/L [FA]. Mặt khác, cả các nghiệm thức đều giảm mạnh, trong khi mật độ tổng số Artemia ở nghiệm thức 710±36,1 đó mật độ Artemia ở nghiệm thức cho ăn bằng cá thể/L [AL], 680,0±40,0 cá thể/L [FA + AL] tảo đạt 156 cá thể/L [AL] cao khác biệt so với và 563,3±27,3 cá thể/L [AA+AL] cao khác biệt các nghiệm thức còn lại, dao động từ 30-43 cá có ý nghĩa so với 2 nghiệm thức còn lại [FA] thể/L (Hình 4). 400,0±11,5 cá thể/L và [AA] 376,7±8,8 cá thể/L 3.4. Sức sinh sản Hình 5. Sức sinh sản (trứng/cá thể) của Artemia ở các nghiệm thức thức ăn trong 8 tuần nuôi. Sức sinh sản của Artemia ở các nghiệm ăn [FA], [FA+AL], [AL] đạt 51,8±3,07 trứng/ thức [FA], [FA+AL], [AL], [AA+AL] tăng cá thể, 49,6±5,50 trứng/cá thể và 44,4±4,31 cao vào tuần thứ 3 và 4, sau đó giảm dần vào trứng/cá thể cao khác biệt có ý nghĩa so với các tuần thứ 5 và 6. Kết quả cho thấy quần thể mẹ nghiệm thức còn lại [AA+AL] 35,8±5,06 trứng/ ban đầu sau 3-4 tuần cho sức sinh sản cao hơn cá thể và 0 trứng/cá thể [AA] (Hình 5). Điều quần thể con sau 7-8 tuần. Điều này có thể liên này chứng tỏ thức ăn có sự hiện diện của tảo quan về vấn đề dinh dưỡng và chất lượng môi giúp cho Artemia mang trứng nhiều hơn. trường kém. Sau 3 tuần, các nghiệm thức thức 3.5. Phương thức sinh sản Tỷ lệ cá thể đẻ trứng (oviparity) tăng mạnh trong khi đó thế hệ đàn con tăng nhẹ vào tuần vào tuần thứ 3 và 4 ở nhóm thế hệ bố mẹ, thứ 7 (Hình 6). Tuần thứ 3, các nghiệm thức TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021 35
- VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II thức ăn tảo và tảo kết hợp với Ami-Ami tăng cao khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức cao đạt [AL] 40,0% và [AA+AL] 33,3% hơn chỉ dùng Ami-Ami như 23,3% [FA] và 3,3% các nghiệm thức còn lại. Vào tuần thứ 4, các [AA]. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của nghiệm thức thức ăn kết hợp với tảo như 43,3% tảo và Ami-Ami có thể thay thế một phần vào [AL], 40,0% [FA+AL], 37,7% [AA+AL] tăng công thức thức ăn cho quy trình nuôi Artemia. Hình 6. Tỉ lệ cá thể Artemia đẻ trứng (oviparity) ở các nghiệm thức thức ăn. Đối với tỷ lệ cá thể đẻ con (ovoviviparity), tăng ở nghiệm thức [AA] 26,7% và [AA+AL] nhìn chung kiểu sinh sản này cũng có su hướng 16,7% tăng cao đáng kể so với các nghiệm thức tăng vào tuần thứ 3 và 4 thuộc thế hệ bố mẹ, còn lại từ 0-0,08%. So sánh 2 kiểu sinh sản trên tuần thứ 8 thuộc thế hệ đàn con (Hình 7). Tuần cho thấy nếu sử dụng bột Ami-Ami [AA] đơn thứ 3, tỷ lệ cá thể đẻ con ở các nghiệm thức và Ami-Ami lên men + tảo [FA+AL] cho tỷ lệ sử dụng thức ăn bột Ami-Ami [AA] 30%, bột đẻ con cao và nếu dùng tảo đơn [AL] và tảo kết Ami-Ami lên men + tảo [FA+AL] 26,7% cao hợp với bột Ami-Ami [AA+AL] và Ami-Ami khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức lên men [FA+AL] cho tỷ lệ cá thể Artemia đẻ [FA] 16,7%, [AL] 10% và [AA+AL] 6,7%. trứng cao. Đến tuần thứ 8, tỷ lệ cá thể đẻ con ở thế hệ con Hình 7. Tỉ lệ cá thể Artemia đẻ con (ovoviviparity) ở các nghiệm thức thức ăn. 36 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021
- VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II 3.6. Năng suất trứng bào xác Hình 8. Năng suất trứng bào xác khô (g/m3) sau 8 tuần nuôi. Lượng trứng bào xác khô trung bình thu với nghiệm thức [AA] là 4,5 g, [AA+AL] là 4,5 được ở nghiệm thức tảo [AL] đạt cao nhất 14 g và [FA] là 4,1 g (Hình 8). g/m3 và cao khác biệt có ý nghĩa (p
- VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II Tỉ lệ nở ở các nghiệm thức không khác này, tỷ lệ kiểu sinh sản đẻ con đạt từ 6,7%- biệt có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ nở ở các nghiệm 33,3% ở tuần thứ 2 đến thứ 4, thứ hạng cao thức [AL], [FA + AL], [FA], [AA], [AA+AL] cho nghiệm thức [FA+AL]. Tuy nhiên, kiểu lần lượt là 94,5%, 95,3%, 94,1%, 94,2%, 94,9% sinh sản đẻ trứng cũng tăng từ tuần thứ 2 đến (Hình 9). thứ 4. Riêng nghiệm thức thức ăn [AA] có IV. THẢO LUẬN kiểu sinh sản đẻ con cao ở tuần thứ 2 và giảm Theo Lavens và Sorgeloos (1996) cho rằng dần đến tuần thứ 5, trong khi đó kiểu sinh nồng độ ammonia tổng số 1.000 mg/L và nitrite sản đẻ trứng tăng từ tuần thứ 2 đến thứ 4 đạt 320 mg/L không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống ấu 30% [AA] ở tuần thứ 7. Điều này cho thấy trùng Artemia. Trong nghiên cứu này, nồng độ thức ăn chỉ có Ami-Ami chưa đủ cho Artemia ammonia tổng số (5,12 - 6,46 mg/L) và nitrite phát triển và thành thục tốt. Trong khi đó sử (1,13 - 1,55 mg/L). Do vậy hàm lượng nitrogen dụng thức ăn lên men và kết hợp với tảo như không phải là yếu tố chính gây ảnh hưởng đến [FA+AL] cho tỷ lệ kiểu sinh sản đẻ con và tăng trưởng Artemia (Lavens và Sorgeloos, đẻ trứng cao đáng kể so với các nghiệm thức 1996). thức ăn không lên men. Theo Moore (1986) Chiều dài Artemia phụ thuộc vào loài và thức ăn bổ sung trực tiếp vào ao nuôi sẽ hoạt loại thức ăn. Theo Evjemo và Olsen (1999) báo động theo 3 các là thức ăn trực tiếp, hoàn tan cáo rằng A. franciscana khi nuôi trong điều kiện trong cột nước và vi khuẩn bám vào và phân phòng thí nghiệm với thức ăn tối đa, trưởng hủy tạo ra các mùn bã hữu cơ như là thức ăn thành khi đạt chiều dài 10,4–11,6 mm sau 16 cho Artemia. Các chất mùn bã hữu cơ cũng ngày và (Anh và ctv., 2009) công bố chiều dài là nguồn dinh dưỡng để vi khuẩn và protozoa dưới 10 mm sau 3 tuần nuôi. Trong nghiên cứu phát triển, chúng cũng là nguồn dinh dưỡng này, chiều dài Artemia Vĩnh Châu đạt trung cao cho Artemia (Intriago và Jones, 1993). bình thấp hơn là 8,3 mm sau 4 tuần nuôi. Theo Wurtsbaugh và Maciej Gliwicz (2001) Trong nghiên cứu này, tỉ lệ cá thể có kiểu cho rằng, Artemia tăng trưởng và thành thục sinh sản đẻ trứng chiếm 43,3% ở nghiệm thức tốt khi ăn thức ăn có hỗn hợp tảo, vi khuẩn, [AL] và 40,0% ở nghiệm thức [FA+AL] ở tuần protozoa, hữu cơ. Trong nghiên cứu này, việc thứ 4. Một vài nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ sử dụng vi sinh có lợi để ủ thức ăn tổng hợp/ cá thể cái sinh sản đẻ trứng đạt 32,9% khi nuôi Ami-Ami có thể đã tạo ra hỗn hợp bao gồm vi trong ruộng muối (Hoa et al., 2007) và 80% khuẩn, protozoa, nấm men, thức ăn phân hủy và khi nuôi trong hệ thống tuần hoàn (Lavens và đó là nguồn thức ăn thích hợp cho Artemia. Sorgeloos, 1984). Sức sinh sản của Artemia ở V. KẾT LUẬN các nghiệm thức đạt từ 44,4-51,8 trứng/cá thể ở Sự kết hợp giữa thức ăn bột Ami-Ami lên các nghiệm thức [FA], [FA+AL], [AL] ở tuần men và tảo (FA+AL) cho kết quả tương đối đạt thứ 3. Sức sinh sản từ 20-50 trứng/cá thể cái so với các nghiệm thức khác, ngoại trừ nghiệm khi Artemia được nuôi trong ruộng muối ở Vĩnh thức cho ăn bằng 100% tảo [AL]. Sức sinh sản Châu (Hoa, 1990). Theo nghiên cứu của Anh và đạt 49,6±5,50 trứng/cá thể sau 3 tuần nuôi, tỷ ctv. (2009) đã sử dụng các loại thức ăn như tảo lệ kiểu sinh sản đẻ trứng đạt 40,0% sau 4 tuần xanh, cám gạo, đậu nành và phân heo. Kết quả nuôi, tỷ lệ kiểu sinh sản đẻ con đạt 33,3% sau 4 cho thấy ở các nghiệm thức có tỷ lệ cá thể cái đẻ tuần nuôi, năng suất thu hoạch trứng bào xác đạt con đạt 15,8-17,5% ở tuần thứ 2, sau đó chuyển 8,4 g trứng khô/m3 trong 8 tuần và tỉ lệ nở của sang kiểu sinh sản đẻ trứng. Trong nghiên cứu trứng đạt 95%. Bột Ami-Ami lên men có tiềm 38 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021
- VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II năng sử dụng như là thức ăn bổ sung cho nuôi Laboratory of Aquaculture and Artemia Artemia sản xuất trứng. Reference Center University of Ghent, Ghent, Belgium. FAO Fisheries Technical Paper 361. LỜI CẢM ƠN pp.: 295. Nghiên cứu này được tài trợ bởi tổ chức Moore, L. B., 1986. Input of organic materials into East Flanders và sự hợp tác với Đại học Gent, aquaculture systems: Emphasis on feeding semi- Bỉ và Đại Học Cần Thơ. Chúng tôi chân thành intensive systems. Aquacultural Engineering 5, 123-134. cảm ơn TS. Nguyễn Văn Hòa và GS. Gilbert Nguyen Thi Ngoc Anh, Hoa, N. V., and Sogeloos, Van Stappen đã tham gia thảo luận và thiết kế P., 2014. Optimisation of Artemia biomass thí nghiệm. production in salt ponds in Vietnam and use as TÀI LIỆU THAM KHẢO feed ingredient in local aquaculture. Thesis, ALPHA, 2005. Standard methods for the examination 213p. College of Aquaculture and Fisheries, Can of water and wastewater, 21st Edition, 2005 - Tho University, Vietnam Campus II, 3/2 street, APHA 4500-NH3 F. Can Tho University. Anh, N. T. N., Van Hoa, N., Van Stappen, G., Nguyen Thi Ngoc Anh, Van Hoa, N., Van Stappen, and Sorgeloos, P. (2009). Effect of different G., and Sorgeloos, P., 2010. Effect of partial supplemental feeds on proximate composition harvesting strategies on Artemia biomass and Artemia biomass production in salt ponds. production in Vietnamese salt works. Aquaculture Aquaculture 286, 217-225. Research 41, e289-e298. Evjemo, J. O., and Olsen, Y., 1999. Effect of food Wurtsbaugh, W. A., and Maciej Gliwicz, Z., 2001. concentration on the growth and production rate Limnological control of brine shrimp population of Artemia franciscana feeding on algae (T. iso). dynamics and cyst production in the Great Salt Journal of Experimental Marine Biology and Lake, Utah. Hydrobiologia 466, 119-132. Ecology 242, 273-296. Nguyễn Văn Hòa, 2016. Quản lý dinh dưỡng ao nuôi Hoa, N. V., 1990. Practical of cyst artemia production Artemia. https://caf.ctu.edu.vn/images/upload/ in Vinh Chau-Hau Giang. CTU. 49 pp. chuyende/NVHoa-Quan-ly-dinh-duong-ao- Hoa, N. V., Van, N. T. H., Anh, N. T. N., Ngan, P. nuoi-art-2016.pdf. T. T., Toi, H. T., and Le, T. H., 2007. Artemia: Rothuis, A., 1987. First report on the activities on research and application in aquaculture. the culture of Artemia salina and Macrobrachium Agriculture Publication. rosenbergii in Can Tho and Vinh Chau in southern Intriago, P., and Jones, D. A., 1993. Bacteria as food Vietnam. Dutch Committee for Science and for Artemia. Aquaculture 113, 115-127. Technology (KWT) and Institute of Agricultural Lavens, P., and Sorgeloos, P., 1984. Controlled Engineering, Wageningen, Netherlands, 80 pp. Production of Artemia Cysts Under Standard Brands, J.T., Quynh, V.D., Bosteels, T. and Baert, Conditions in a Recirculating Culture System. P., 1995. The potential of Artemia biomass in the Aquaculrural Engineering 3, 221-235. salinas of Southern Vietnam and its valorisation Lavens, P., and Sorgeloos, P., 1996. Manual on the in aquaculture, Final scientific report, DG XII production and use of live food for aquaculture. STD3 contract ERBTS3*CT 91 006, 71 pp. TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021 39
- VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II THE EFFECTS OF DIFFERENT FEEDS ON THE CYST YIELD OF Artemia franciscana, VINH CHAU STRAIN Nguyen Van Sang1, Vo Minh Son1* ABSTRACT In this study, the trial of Ami-Ami (AA) in combination with algae (fresh and dried algae) were perfomed with the aim to replace partly traditional feeds to culture Artemia. The trial included fresh algae (AL); fresh Chaeotoceros mulleri and power of Nannochloropsis oculata and Isochrysis galbana; Ami-Ami (AA); Ami-Ami and algae (FA+AL); fermented Ami-Ami (FA); and Ami-Ami and algae (AA+AL) treatments. The experients were conducted in 500-L tanks and water salinity of 70-82 ppt. There were three replicates for each treatment and the experiment period was 8 weeks. The result shows that the food combined between FA+AL is the potential feed combination for cultivation of Artemia for the oviparity rate of 40.0% at four-week age, female fecundity of 49.6±5.5 eggs/broodsize at three-week age, 8.4 g of dried cyst/m3 tank of 8-week age and hatching rate of cyst of 95%. Keywords: Algae, Ami-Ami, Artemia, cyst yield. Người phản biện: PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Anh Người phản biện: TS. Lục Minh Diệp Ngày nhận bài: 16/6/2020 Ngày nhận bài: 16/6/2020 Ngày thông qua phản biện: 10/10/2021 Ngày thông qua phản biện: 12/10/2021 Ngày duyệt đăng: 25/12/2021 Ngày duyệt đăng: 25/12/2021 1 Research Institute for Aquaculture No.2 * Email: vominhson@yahoo.com 40 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Ảnh hưởng của giống, loài gia súc đến tỷ lệ tiêu hóa và giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn thô dùng cho gia súc nhai lại
9 p | 143 | 7
-
Ảnh hưởng của thức ăn và mật độ ương cá song lai (♂ E. lanceolatus × ♀ E. fuscoguttatus) từ giai đoạn cá bột lên cá hương
11 p | 42 | 5
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại hom trong nhân giống cây cẩm nhuộm màu thực phẩm tại Thái Nguyên
6 p | 80 | 4
-
Ảnh hưởng của các loại phân viên nhả chậm đến sinh trưởng và năng suất giống ngô NK66 tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
7 p | 57 | 4
-
Ảnh hưởng của thức ăn khác nhau đến tỷ lệ sống và tỷ lệ lột vỏ của cua xanh (Scyllasp.) nuôi trong bể tuần hoàn
7 p | 67 | 4
-
Ảnh hưởng của thức ăn và tần suất cho ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số thức ăn của ốc nhảy Strombus canarium (Linnaeus, 1758)
8 p | 16 | 3
-
Ảnh hưởng của các loại thức ăn tự nhiên lên cá ngựa đen (Hippocampus kuda Bleeker, 1852) giai đoạn ương giống
6 p | 8 | 3
-
Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên sự thành thục của cá dày (Channa lucius, Cuvier, 1831) được nuôi trong ao
7 p | 6 | 3
-
Ảnh hưởng của các loại giá thể từ phụ phế phẩm hữu cơ trên cây carot baby
5 p | 14 | 3
-
Ảnh hưởng các loại thức ăn khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng Marphysa sanguinea trong 23 ngày nuôi
6 p | 44 | 3
-
Ảnh hưởng của các loại thức ăn làm giàu đến sự sinh trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng cá chẽm (Lates calcarifer bloch)
7 p | 121 | 3
-
Ảnh hưởng các loại thức ăn công nghiệp đến khả năng sinh trưởng gà Tre từ 4 đến 12 tuần tuổi
5 p | 7 | 3
-
Ảnh hưởng của các loại hóa chất đến sự ra hoa nghịch vụ của chanh không hạt limca
0 p | 69 | 2
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá tầm nga (Acipenser gueldenstaedtii Brandt, 1833) giai đoạn cá hương lên cá giống
6 p | 109 | 2
-
Ảnh hưởng của mật độ và thức ăn trong ương cá chành dục (channa gachua hamilton, 1822) giai đoạn cá bột
6 p | 62 | 2
-
Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ nuôi sống và hiệu quả chuyển đổi thức ăn của tôm càng nước ngọt Macrobrachium nipponensis
5 p | 20 | 1
-
Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá bống bớp (Bostrichthys sinensis Lacepede, 1881) giai đoạn 5 - 6 cm tại Đồ Sơn - Hải Phòng
5 p | 83 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn