Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2014<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU<br />
LÊN TỐC ĐỘ SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ BỐNG BỚP<br />
(Bostrichthys sinensis Lacepede, 1881) GIAI ĐOẠN 5 - 6 cm<br />
TẠI ĐỒ SƠN, HẢI PHÒNG<br />
EFFECT OF DIFFERENT ARTIFICIAL FEED ON GROWTH AND SURVIVAL RATE<br />
OF BLACK SLEEPER (Bostrichthys sinensis Lacepede, 1881) 5 - 6 cm<br />
AT DO SON, HAI PHONG PROVINCE<br />
Hà Tân1, Phạm Quốc Hùng2<br />
Ngày nhận bài: 16/8/2013; Ngày phản biện thông qua: 14/9/2013; Ngày duyệt đăng: 02/6/2014<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá trong suốt quá<br />
trình ương nuôi. Thí nghiệm nhằm đánh giá ảnh hưởng của 3 loại thức ăn khác nhau (CP T503, Cargill Aquaxcel-7424 và<br />
VHS: Viện Hải sản) đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá bống bớp Bostrichthys sinensis giai đoạn giống 5 - 6 cm.<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy khi sử dụng thức ăn CP T503 cá đạt tốc độ sinh trưởng cao nhất (SGRL: 1,19 ± 0,02 %/ngày<br />
và SGRW: 2,42 ± 0,03%/ngày) và sai khác có ý nghĩa với cá sử dụng thức ăn Cargill (P < 0,05), tuy nhiên không có sự sai<br />
khác với thức ăn của Viện Hải sản. Nhìn chung, việc sử dụng các loại thức ăn khác nhau trong quá trình ương nuôi không<br />
ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá (79 - 82%) (P > 0,05). Nghiên cứu trên có thể nhận thấy việc sử dụng thức ăn CP là tốt<br />
nhất cho cá bống bớp sinh trưởng, giúp nâng cao chất lượng con giống đáp ứng nhu cầu của thị trường.<br />
Từ khóa: tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, cá bống bớp, Bostrichthys sinensis<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Feed is one of the most important factors deciding to growth and survival rate of fish in reared process. The objective<br />
of this study was to evaluate effective of 3 commercial feeds (CP T503, Cargill Aquaxcel-7424 and VHS: Institute marine<br />
fishery) for growth and survival rate of black sleeper Bostrichthys sinensis. The results showed that fish fed CP which<br />
reached the highest specific growth rates (SGRL: 1,19 ± 0,02%/day and SGRW: 2,42 ± 0,03%/day) and had significant<br />
difference with Cargill feed (P < 0,05) but no significant difference with VHS feed (P > 0,05). Similarly, different feeds did<br />
not have significant differences effects on survival rate of the fish ranging from 79 to 82% among treatments (P > 0,05).<br />
From this study, it can be suggested the CP feed is the most optimal for growth and survival rate of black sleeper and helped<br />
enhance seed quality to meet demand of market.<br />
Keywords: growth rate, survival rate, black sleeper, Bostrichthys sinensis<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hải Phòng là một trong những tỉnh có tiềm năng<br />
và lợi thế phát triển nuôi trồng thủy sản ở cả ba vùng<br />
nước ngọt, mặn, lợ, đặc biệt là khu vực nước lợ.<br />
Năm 2011, diện tích nuôi tôm nước lợ của Tỉnh đạt<br />
trên 3000 ha. Tuy nhiên diện tích này đang dần bị<br />
thu hẹp do nhiều nguyên nhân như quy hoạch nuôi<br />
trồng thủy sản thường xuyên bị phá vỡ do tác động<br />
1<br />
2<br />
<br />
của phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng chưa<br />
đồng bộ, môi trường ô nhiễm, dịch bệnh thường<br />
xuyên xảy ra… do đó việc đa dạng hóa đối tượng<br />
nuôi, đưa các đối tượng nuôi mới có khả năng thích<br />
nghi cao với môi trường, phù hợp với khu vực nước<br />
lợ đang ngày trở nên cấp thiết.<br />
Cá bống bớp là loài được nuôi ở nước lợ, có khả<br />
năng thích nghi tốt với môi trường, thịt thơm ngon,<br />
<br />
Hà Tân: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2010 – Trường Đại học Nha Trang<br />
TS. Phạm Quốc Hùng: Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 151<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
bổ dưỡng, có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ<br />
rộng không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu sang<br />
các nước khác [2]. Do lợi nhuận mà chúng đem lại<br />
khá cao nên nguồn lợi cá ngoài tự nhiên đang bị<br />
khai thác triệt để. Trước đây quy mô sản xuất còn<br />
nhỏ lẻ, con giống chủ yếu là thu gom ngoài tự nhiên,<br />
kích cỡ trung bình từ 5 - 6 cm nên nguồn giống luôn<br />
thụ động [4]. Ngoài ra, cá bống bớp còn là một loài<br />
thủy sản quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt<br />
Nam [1]. Từ năm 1998 - 2002, Trần Văn Đan [3], [4]<br />
đã hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá bống bớp<br />
và đưa vào ứng dụng thực tiễn. Hải Phòng là một<br />
trong số những tỉnh thành đầu tiên tiếp nhận, đưa<br />
cá bống bớp vào sản xuất giống đại trà và chuyển<br />
giao cho các tỉnh lân cận. Nghề nuôi cá bống bớp<br />
đã dần được hình thành và từng bước chuyển dịch<br />
theo hướng chuyên nuôi đơn. Năm 2003, Viện<br />
Nghiên cứu Hải sản đã nghiên cứu thành công cho<br />
sinh sản nhân tạo cá bống bớp và chuyển giao công<br />
nghệ này đến nhiều nơi, tạo ra nguồn con giống<br />
đảm bảo chất lượng, chủ động trong việc triển khai<br />
mô hình nuôi thâm canh cá bống bớp trên diện rộng.<br />
Tuy nhiên, cá bống bớp là đối tượng ăn tạp nghiêng<br />
về động vật, thức ăn chủ yếu được sử dụng là tép<br />
moi tươi, vẫn chưa có thức ăn công nghiệp phù hợp<br />
để thay thế cho nguồn thức ăn truyền thống đang<br />
được sử dụng. Hiện nay, người nuôi chủ yếu dựa<br />
theo kinh nghiệm truyền thống chưa phổ biến rộng<br />
rãi vi yếu tố phân bố địa lý, gặp khó khăn về nguồn<br />
thức ăn, chất lượng môi trường nước không ổn định<br />
[2]. Việc sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên dẫn đến<br />
năng suất nuôi thấp (1,5 - 2 tấn/ha), thức ăn thừa<br />
dễ gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh cho cá<br />
nuôi. Xu hướng tiếp cận hiện nay là chuyển sang<br />
sử dụng thức ăn công nghiệp để hạ giá thành, giảm<br />
thiểu ô nhiễm môi trường và gia tăng hiệu quả sản<br />
xuất trên một đơn vị diện tích nuôi. Chính vì thế việc<br />
nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại thức ăn công<br />
nghiệp lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá bồng<br />
bớp (Bostrichthys sinensis Lacepede, 1881) giai<br />
đoạn 5 - 6 cm tại Đồ Sơn - Hải Phòng là rất cần thiết,<br />
nhằm góp phần cải thiện và nâng cao tỷ lệ sống của<br />
cá ở giai đoạn giống cung cấp nhu cầu con giống<br />
của thị trường.<br />
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu<br />
Nghiên cứu được thực hiện tại Trại sản xuất<br />
Giống thủy sản Bàng La, Đồ Sơn, Hải Phòng từ<br />
tháng 03 - 08/2012 trên đối tượng nghiên cứu là cá<br />
bống bớp giai đoạn giống 5 - 6 cm.<br />
<br />
152 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 2/2014<br />
Nguồn cá giống: Cá bống bớp được mua từ<br />
một trại sản xuất gần đó và được thuần dưỡng cho<br />
ăn bằng thức ăn công nghiệp trước khi đưa vào<br />
thí nghiệm. Cá có kích cỡ 5 - 6 cm, đồng đều, có<br />
màu sắc tự nhiên, khỏe mạnh, không có dấu hiệu<br />
bệnh lý.<br />
2. Bố trí thí nghiệm<br />
Thí nghiệm tiến hành bố trí trong 9 giai (2x1x0,7<br />
m/giai), các giai được bố trí trong ao nuôi với diện<br />
tích 2500 m2/ao. Mật độ nuôi 12 con/m2. Mỗi thí<br />
nghiệm được lặp lại 3 lần. Đảm bảo các yếu tố<br />
môi trường nước có độ mặn 14 - 15‰, nhiệt độ<br />
nước phù hợp 22 - 300C, hàm lượng oxy hòa tan<br />
4,5 - 6 mg/l.<br />
Thức ăn được sử dụng là 3 loại thức ăn khác<br />
nhau CP (T503), Cargill Aquaxcel-7424 và thức ăn<br />
của Viện Hải sản (VHS) với thành phần dinh dưỡng<br />
như trong bảng 1.<br />
Bảng 1. Thành phần dinh dưỡng của 3 loại<br />
thức ăn được sử dụng thí nghiệm<br />
Tên thức ăn<br />
<br />
Protein<br />
(%)<br />
<br />
Lipid<br />
(%)<br />
<br />
Độ ẩm<br />
(%)<br />
<br />
Tro<br />
(%)<br />
<br />
CP (T503)<br />
<br />
40<br />
<br />
4<br />
<br />
10<br />
<br />
12<br />
<br />
Cargill Aquaxcel-7424<br />
<br />
40<br />
<br />
8<br />
<br />
11<br />
<br />
8,5<br />
<br />
VHS<br />
<br />
40<br />
<br />
12<br />
<br />
3<br />
<br />
11,5<br />
<br />
Cá thí nghiệm được thả vào giai vào lúc sáng<br />
sớm và được tắm nước ngọt 10 phút để loại bớt<br />
mầm bệnh từ bể thuần dưỡng.<br />
Chế độ và phương pháp cho ăn: Cá được cho<br />
ăn theo tỷ lệ 5 - 7% khối lượng thân, cho ăn ngày<br />
2 lần vào lúc sáng sớm và chiều tối. Thức ăn được<br />
rải đều khắp giai, sử dụng sàng ăn để kiểm tra thức<br />
ăn. Sàng được đặt ở 4 góc giai, trước mỗi lần cho<br />
ăn tiến hành kiểm tra sàng ăn để có sự điều chỉnh<br />
lượng thức ăn cho phù hợp.<br />
Hàng ngày theo dõi hoạt động của cá và kiểm tra<br />
các yếu tố môi trường: pH, nhiệt độ, oxy 2 lần/ngày<br />
vào 6 và 14 giờ. Kiểm tra độ mặn định kỳ 10 ngày/lần<br />
và sau khi có mưa. Thay nước theo định kỳ theo<br />
thủy triều, thay 20 - 40% lượng nước trong ao cho<br />
mỗi lần thay.<br />
3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu<br />
Các mẫu cá được phân tích theo phương pháp<br />
của Dogiel (1993). Chiều dài và khối lượng của cá<br />
được xác định 15 ngày/lần, mỗi lần tiến hành đo<br />
30 mẫu.<br />
- Tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài<br />
(SGRL)<br />
<br />
SGRL (%/ngày) =<br />
<br />
Ln(L2) – Ln(L1)<br />
t2 – t1<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
- Tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng<br />
(SGRW)<br />
<br />
SGR (%/ngày) =<br />
- Tỷ lệ sống (%)<br />
<br />
TLS (%/) =<br />
<br />
Ln(W2) – Ln(W1)<br />
t2 – t1<br />
X<br />
Y<br />
<br />
x 100<br />
<br />
Trong đó:<br />
- X: Số lượng cá tại thời điểm kết thúc thí nghiệm;<br />
- Y: Số lượng cá thả ban đầu.<br />
3. Phương pháp xử lý số liệu<br />
Các số liệu sau khi thu thập được phân tích bằng<br />
phép phân tích phương sai một yếu tố (ANOVA)<br />
trên phần mềm SPSS 16.0. Sử dụng phép kiểm<br />
định thống kê Ducan để xác định sự khác biệt<br />
có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa P 0,05).<br />
Tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng (SGRW)<br />
<br />
Hình 2. Ảnh hưởng của 3 loại thức ăn công nghiệp lên SGRW (%/ngày)<br />
<br />
CP: CP T 503; VHS: Viện Hải sản; CG: Cargill Aquaxcel-7424<br />
Các ký tự a, b, c khác nhau trên các cột thể hiện sự khác biệt thống kê (P < 0,05)<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 153<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2014<br />
<br />
Qua hình 2 ta thấy thức ăn có ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng của cá bống<br />
bớp. Cá được cho ăn thức ăn CP có tốc độ tăng trưởng đặc trưng về khối lượng cao nhất (2,42 ± 0,03%/ngày)<br />
và sai khác với thức ăn CG (2,24 ± 0,03%/ngày) (P < 0,05). Không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa<br />
tốc độ tăng trưởng đặc trưng về khối lượng giữa cá được cho ăn thức ăn CP và VHS (2,37 ± 0,05%/ngày)<br />
(P > 0,05).<br />
3. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống của cá bống bớp<br />
<br />
Hình 3. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống của cá bống bớp<br />
<br />
CP: CP T 503; VHS: Viện Hải sản; CG: Cargill Aquaxcel-7424<br />
Ký tự a trên các cột thể hiện không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P > 0,05)<br />
<br />
Sau 60 ngày nuôi, ta thấy tỷ lệ sống của cá<br />
bống bớp không bị ảnh hưởng bởi các loại thức ăn<br />
khác nhau. Tỷ lệ sống của cá đạt cao nhất khi sử<br />
dụng thức ăn CP (82 ± 3,79%), tiếp đến là thức ăn<br />
VHS (80 ± 2,89%) và thấp nhất đối với cá sử dụng<br />
thức ăn CG (79 ± 2,65%). Không có sự khác biệt<br />
về tỷ lệ sống của cá khi sử dụng 3 loại thức ăn trên<br />
(P > 0,05).<br />
Theo Ngô Văn Mạnh [6] nghiên cứu ảnh<br />
hưởng của một số loại thức ăn đến sinh trưởng<br />
và tỷ lệ sống của cá chẽm (Lates calcarifer Bloch<br />
1790) cho thấy cá chẽm giống kích thước từ<br />
5,2 - 6 cm được cho ăn thức ăn INVE có tốc độ<br />
tăng trưởng đặc trưng cao và sai khác có ý nghĩa<br />
so với cá ăn thức ăn Grobest (13,6%/ngày và<br />
12,5%/ngày) (P < 0,05).<br />
Sau 45 ngày nuôi, tốc độ tăng trưởng đặc trưng<br />
về chiều dài và khối lượng của cá chim vây vàng<br />
(Trachinotus blochii) giống giai đoạn 4 - 6 cm khi<br />
sử dụng 3 loại thức ăn công nghiệp INVE, UP (thức<br />
ăn của Công ty Uni - President và NTU (thức ăn do<br />
Trường Đại học Nha Trang sản xuất) là khác nhau.<br />
Trong đó. Cá được cho ăn thức ăn INVE cho tốc độ<br />
tăng trưởng đặc trưng về chiều dài và khối lượng cao<br />
nhất (SGRL: 1,50%/ngày và SGRw: 3,759%/ngày)<br />
và sai khác có ý nghĩa với 2 loại thức ăn trên. Cá<br />
sử dụng thức ăn của UP cho tốc độ tăng trưởng<br />
đặc trưng thấp nhất (SGRL: 1,26%/ngày và SGRw:<br />
<br />
154 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
3,061%/ngày). Tỷ lệ sống của cá chim vây vàng<br />
giống cao nhất khi sử dụng thức ăn INVE (99%) và<br />
thấp nhất khi cho ăn thức ăn UP (89,33%) [7].<br />
Qua đó ta thấy rằng có thể sử dụng thức ăn<br />
công nghiệp cho ương nuôi cá giống, tuy nhiên cần<br />
chú ý đến hàm lượng protein, lipid, vitamin… của<br />
thức ăn cần đảm bảo phù hợp cho sự sinh trưởng<br />
và phát triển từng giai đoạn của cá nhằm đạt được<br />
kết quả tốt nhất. Ngoài ra, chế độ cho ăn hàng ngày<br />
và mật độ nuôi cũng ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng<br />
trưởng của cá, cá chim vây vàng cỡ cá 3 – 4 cm<br />
ương bằng giai trong ao đất với các chế độ cho ăn<br />
2,4,6 lần/ngày cho kết quả là tăng trưởng về chiều<br />
cao khi cho ăn hai lần/ngày nhưng hệ số phân đàn<br />
lại cao nhất, kết quả khuyến cáo là nên cho cá ăn<br />
2 - 4 lần/ ngày trong giai đoạn này để đảm bảo tốc<br />
độ sinh trưởng, tỉ lệ sống và hệ số phân đàn. Và khi<br />
nghiên cứu tác động đồng thời của hai yếu tố thức ăn<br />
(INVE và UP) và khẩu phần cho ăn là 4,6,8,10 % BW<br />
lên sinh trưởng, tỉ lệ sống, mức độ phân đàn của cá<br />
chim vây vàng cỡ giống 2 – 3 cm [5].<br />
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi<br />
được duy trì nằm trong khoảng thích hợp cho cá<br />
tăng trưởng và phát triển: nhiệt độ (23 - 300C),<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
hàm lượng oxy hòa tan dao động từ 4,24 - 6,25 mg/l;<br />
độ mặn (14‰), pH trong ao nuôi (7,2 - 7,8).<br />
Thức ăn có ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng<br />
đặc trưng về chiều dài và khối lượng của cá bống<br />
bớp. Trong đó, cá được cho ăn thức ăn CP có tốc độ<br />
sinh trưởng đặc trưng cao nhất (SGRL: 1,19±0,02<br />
%/ngày và SGRW: 2,42 ± 0,03%/ngày). Tuy nhiên<br />
không có sự sai khác về mặt thống kê với thức ăn<br />
VHS (SGRL: 1,17 ± 0,01 %/ngày, SGRW: 2,37 ±<br />
0,05%/ngày và tỷ lệ sống: 80 ± 2,89%). Tốc độ sinh<br />
trưởng đặc trưng của cá bống bớp thấp nhất khi sử<br />
dụng thức ăn Cargill Aquaxcel-7424 (SGRL: 1,14 ±<br />
0,01%/ngày và SGRW: 2,24 ± 0,03%/ngày).<br />
<br />
Số 2/2014<br />
Tỷ lệ sống của cá cao nhất khi sử dụng thức ăn<br />
CP T503 (82%) và thấp nhất đối với thức ăn Cargill<br />
Aquaxcel 7424 (79%).<br />
2. Kiến nghị<br />
Cần tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng đồng thời<br />
của hàm lượng lipid và protein trong thức ăn, các<br />
axit béo thiết yếu và vitamin lên sinh trưởng, hệ số<br />
chuyển đổi thức ăn và tỷ lệ sống của cá bống bớp<br />
cũng như hiệu quả sử dụng thức ăn, thành phần<br />
sinh hóa... trên đối tượng này.<br />
Bên cạnh đó, có thể nghiên cứu thêm về ảnh<br />
hưởng của thức ăn và mật độ nuôi lên tốc độ sinh<br />
trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và tỷ lệ sống của<br />
cá bống bớp.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
Tiếng Việt<br />
1.<br />
<br />
Sách đỏ Việt Nam, 2007. Phần I. Động vật. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ: 364-366.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Trần Văn Đan, 1998. Một số đặc điểm sinh học của cá bống bớp (Bostrichthys sinensis Lacepede, 1801) ở Hải Phòng. Tuyển<br />
tập các công trình nghiên cứu nghề cá biến, tập 1. NXB Nông nghiệp: 359.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Trần Văn Đan và Từ Minh Hà, 1998. Kết quả bước đầu tìm hiểu khả năng sử dụng thức ăn tổng hợp của cá bống bớp<br />
(Bostrichthys sinensis Lacepede, 1801). Tuyển tập báo cáo khoa học tại Hội thảo khoa học toàn quốc về Nuôi trồng thủy sản,<br />
ngày 29-30/ 9/ 1998: 260-262.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Trần Văn Đan, 2002. Nghiên cứu cơ sở khoa học cho sản xuất giống và nuôi cá bống bớp (Bostrichthys sinensis Lacepede,<br />
1801) ở ven biển miền Bắc Việt Nam. Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Thủy sinh vật. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Thân Thị Hằng, 2011. Ảnh hưởng của mật độ nuôi, loại thức ăn khẩu phần và chế độ cho ăn lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của<br />
cá chim vây vàng. Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật. Trường Đại học Nha Trang, 49.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Ngô Văn Mạnh, 2008. Ảnh hưởng của mật độ nuôi, cỡ cá thả, loại thức ăn và chế độ cho ăn lên cá chẽm (Lates calcarier<br />
Bloch, 1790) giống ương trong ao bằng mương nổi. Kỷ yếu Hội nghị khoa học trẻ toàn quốc về Nuôi trồng thủy sản, 12/2008.<br />
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, 84.<br />
<br />
7.<br />
<br />
Dương Thị Thúy Quỳnh, 2013. Tìm hiểu quy trình sản xuất và đánh giá chất lượng thức ăn công nghiệp dạng viên cho cá chim<br />
vây vàng Trachinotus blochii. Luận văn Tốt nghiệp. Trường Đại học Nha Trang, 48.<br />
<br />
8.<br />
<br />
Zar JH., 1999. Biostatistical Analysis. Upper Saddle River. Prentice Hall, New Jersey. 4th Edition. Cap 12: 231-272.<br />
<br />
Tiếng Anh<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 155<br />
<br />