HNUE JOURNAL OF SCIENCE<br />
Educational Sciences, 2018, Vol. 63, Iss. 3, pp. 27-39<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0003<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC ĐẾN MỘT<br />
SỐ CHIẾN LƯỢC HỌC CỦA SINH VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC<br />
<br />
Đặng Thị Diệu Hiền<br />
Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật thành phố Hồ Chí Minh<br />
Tóm tắt. Hiện nay rất nhiều trường cao đẳng và đại học tiến hành đổi mới phương pháp<br />
đánh giá kết quả học tập của sinh viên (SV) theo xu hướng tăng dần các bài kiểm tra yêu cầu<br />
SV phải sử dụng tư duy và yêu cầu sinh viên ứng dụng thực tế với mong muốn góp phần<br />
thay đổi phương pháp học của sinh viên theo xu hướng phù hợp. Tuy nhiên, tại Việt Nam,<br />
chưa có nghiên cứu nào được công bố về sự ảnh hưởng của các phương pháp đánh giá trong<br />
giáo dục đến phạm trù của phương pháp học nói chung và chiến lược học (CLH) của SV nói<br />
riêng. Bài báo này trình bày kết quả việc nghiên cứu cơ sở lí luận về các phương pháp đánh<br />
giá và CLH, phương pháp thiết kế công cụ khảo sát và đánh giá, phân tích sự ảnh hưởng của<br />
các phương pháp đánh giá đến các CLH của SV. Kết quả phân tích dữ liệu của 363 SV đến<br />
từ 32 trường cao đẳng và đại học cho thấy có sự ảnh hưởng của từng nhóm phương pháp và<br />
các phương pháp đánh giá cụ thể đến CLH của SV.<br />
Từ khóa: Chiến lược học, phương pháp kiểm tra đánh giá, đánh giá trong giáo dục.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Theo vòng tròn lí luận dạy học hiện đại, đánh giá là một thành tố không thể thiếu bên cạnh các<br />
thành tố khác của quá trình dạy học như người dạy, người học, đối tượng dạy học, mục tiêu, nội<br />
dung phương pháp,… Đánh giá được đặt ở vị trí cuối cùng trong chu trình nhằm mục đích xác<br />
định kết quả người học đạt được sau quá trình học tập và nó có sự tác động để điều chỉnh các<br />
thành tố khác trong quá trình dạy học [1]. Bên cạnh đó, mô hình điều chỉnh kiến tạo của Biggs và<br />
Tang đã làm rõ tiếp cận thiết kế hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của người học và<br />
hoạt động đánh giá để đạt mục tiêu. Nhóm tác giả cho rằng có sự khác nhau trong việc thiết kế<br />
các hoạt động dạy và hoạt động học, trong đó: giáo viên dựa vào mục tiêu hay chuẩn đầu ra để<br />
thiết kế hoạt động dạy và đánh giá trong khi đó sinh viên sẽ dựa vào hoạt động đánh giá để thiết<br />
kế hoạt động học để từ đó đạt được mục tiêu đề ra [2, tr.198]. Hiện nay, các nghiên cứu về đánh<br />
giá thiên về việc xác định kết quả người học, cụ thể các nghiên cứu tìm ra biện pháp hoặc phương<br />
pháp đánh giá sao cho đạt hiệu quả nhất, đánh giá chính xác nhất và đặc biệt các nghiên cứu tập<br />
trung vào đánh giá năng lực của người học [3, 4] hoặc đánh giá theo xu hướng hình thành và phát<br />
triển năng lực của người học [5, 6]. Xu hướng nghiên cứu sử dụng đánh giá để điều chỉnh hoạt<br />
động học của sinh viên đặc biệt là điều chỉnh chiến lược học của sinh viên dường như bị bỏ ngõ.<br />
Để góp phần làm rõ sự tác động của đánh giá đến việc học, cụ thể là CLH của sinh viên. Bài<br />
Ngày nhận bài: 23/8/2017. Ngày chỉnh sửa: 07/10/2017. Ngày nhận đăng: 12/10/2017.<br />
Tác giả liên hệ: Đặng Thị Diệu Hiền, e-mail: hiendtd@hcmute.edu.vn<br />
<br />
27<br />
<br />
Đặng Thị Diệu Hiền<br />
<br />
viết này sẽ tập đề cập đến sự tác động của các nhóm phương pháp và các phương pháp đánh giá<br />
cụ thể đến CLH của sinh viên, từ đó đề xuất những biện pháp giúp những người làm công tác<br />
đánh giá chọn lựa những phương pháp đánh giá phù hợp nhất để điều chỉnh CLH của sinh viên<br />
theo chiều hướng mong muốn.<br />
<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết, điều tra bằng bảng hỏi và xử lí thống kê là 3 phương pháp<br />
được sử dụng chủ yếu trong công trình nghiên cứu này. Trong đó:<br />
<br />
▪ Phương pháp nghiên cứu cơ sở lí luận được sử dụng để phân tích và tổng hợp cơ sở lí thuyết<br />
về các phương pháp đánh giá trong giáo dục và CLH của SV.<br />
▪ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được sử dụng chủ yếu để thu thập ý kiến của SV về sự<br />
ảnh hưởng của các phương pháp kiểm tra đánh giá đối với từng CLH của họ. Nội dung khảo sát<br />
gồm 3 phần chính: phần thứ nhất, những thông tin chung như trường, trình độ đang được đào tạo,<br />
ngành học, giới tính, năm học,…; phần thứ hai: gồm 50 câu hỏi sử dụng thang đo Likert với mục<br />
đích xác định về mức độ thể hiện của 10 chiến lược (đã được công bố tại [7]) và làm cơ sở trả lời<br />
cho phần thứ ba; phần thứ ba: chia thành 2 nội dung cần đánh giá. Nội dung thứ nhất: gồm 2 câu<br />
hỏi để thu thập ý kiến về mức độ ảnh hưởng chung của các phương pháp đánh giá và mức độ yêu<br />
cầu của của bài kiểm tra đến các CLH. Nội dung thứ 2: trong bảng hỏi liệt kê tên 10 CLH và 14<br />
phương pháp kiểm tra đánh giá thuộc 3 nhóm phương pháp kiểm tra, SV trả lời bằng cách lựa<br />
chọn và điền vào nhiều nhất 4 CLH mà bản thân thường sử dụng nhất cho từng phương pháp<br />
đánh giá. Mẫu khảo sát được chọn ngẫu nhiên từ SV của các trường cao đẳng và đại học.<br />
▪ Phương pháp thống kê được sử dụng để phân tích tần số và tỉ lệ lựa chọn của SV đối với<br />
từng câu hỏi. Đối với nội dung thứ 2 trong phần 3 của bảng hỏi thống kê bằng cách nhập số thứ<br />
tự của các CLH mà SV trả lời cho từng phương pháp kiểm tra, nếu SV lựa chọn ít hơn 4 CLH thì<br />
những chỗ SV không điền sẽ được mã hoá là 0. Từ đó thống kê theo tần số xuất hiện của các trả<br />
lời và thống kê theo tổng của từng phương pháp kiểm tra và từng CLH (kết quả được trình bày<br />
trong bảng 3).<br />
<br />
2.2. Khái niệm và phân loại kiểm tra đánh giá<br />
Kiểm tra đánh giá trong giáo dục là một thuật ngữ chung bao gồm tất cả các cách thức giáo<br />
viên thu thập và sử dụng thông tin trong lớp học, bao gồm thông tin định tính, thông tin định<br />
lượng thu thập được trong quá trình giảng dạy trên lớp nhằm đưa ra những phán xét, nhận định,<br />
quyết định. Các thông tin này giúp giáo viên hiểu học trò hơn, lên kế hoạch giảng dạy và theo dõi<br />
điều chỉnh việc giảng dạy, phân loại, xếp hạng và thiết lập môi trường tương tác văn hoá, xã hội<br />
để giúp học sinh học tập tiến bộ [8, tr.22].<br />
Về phương pháp đánh giá có rất nhiều cách phân loại như phân loại theo cách thức thực hiện<br />
việc đánh giá [9] [8, tr.62] [10, tr. 34], theo mục tiêu của việc đánh giá [9, tr.17] [10, tr. 35], theo<br />
phương hướng sử dụng kết quả đánh giá [9, tr.18] [11, tr.52] [8, tr.32] [10, tr.39]. Trong các phân<br />
loại trên, phân loại dựa theo cách thức thực hiện được giáo viên ưu tiên sử dụng để thiết kế các<br />
28<br />
<br />
Ảnh hưởng của các phương pháp đánh giá trong giáo dục đến một số chiến lược học của sinh viên…<br />
<br />
phương pháp đánh giá. Phân loại này chia các phương pháp đánh giá thành 3 nhóm chính là kiểm<br />
tra viết, kiểm tra vấn đáp và kiểm tra thông qua quan sát [8, tr. 62] [9, tr.16].<br />
<br />
▪ Nhóm phương pháp kiểm tra viết đề cập đến việc người học trả lời các câu hỏi bằng cách<br />
viết ra giấy. Đây là các phương pháp kiểm tra đánh giá theo truyền thống. Nhóm này gồm các<br />
phương pháp kiểm tra chính là kiểm tra viết loại câu hỏi ngắn, câu hỏi dạng luận đề, tiểu luận,<br />
trắc nghiệm, những bài tập vận dụng yêu cầu SV trình bày trên giấy...<br />
▪ Nhóm phương pháp kiểm tra vấn đáp có tác dụng tốt để đánh giá khả năng ứng đáp các câu<br />
hỏi được nêu một cách tự phát trong một tình huống cần kiểm tra, cũng thường được sử dụng khi<br />
sự tương tác giữa người hỏi và người đối thoại là quan trọng. Nhóm này được sử dụng trong quá<br />
trình học thông qua những câu hỏi để làm rõ nội dung học tập, sau khi SV trình bày báo cáo,<br />
trước khi làm thực hành thí nghiệm, kết thúc môn học… Ở trình độ cao đẳng và đại học phương<br />
pháp này thường được áp dụng thông qua phương pháp đánh giá thường xuyên trong lớp học<br />
bằng các câu hỏi vấn đáp. Mục đích đánh giá chủ yếu để phản hồi cho SV biết những nội dung<br />
học tập đã đạt và những nội dung chưa đạt.<br />
▪ Nhóm phương pháp quan sát giúp đánh giá các thao tác, các hành vi, các phản ứng, các kĩ<br />
năng thực hành, và cả một số kĩ năng về nhận thức, chẳng hạn các giải quyết vấn đề trong một<br />
tình huống được nghiên cứu. Các phương pháp kiểm tra thường được sử dụng trong nhóm này<br />
gồm chuẩn bị nội dung theo nhóm và báo cáo trước lớp, bài tập vận dụng, kiểm tra thực hành,<br />
kiểm tra việc giải quyết vấn, các dự án học tập.<br />
2.3.<br />
<br />
Khái niệm và phân loại chiến lược học<br />
<br />
Thuật ngữ chiến lược học có nguồn gốc từ thuật ngữ chiến lược (strategy) được cho là sử<br />
dụng đầu tiên từ quân đội để chỉ tiến trình thi hành kế hoạch của một chiến dịch quân sự trên qui<br />
mô lớn. Nó bao gồm nhiều bước cụ thể hay còn gọi là chiến thuật trong việc thực hiện kế hoạch.<br />
Hiểu một cách tổng quát thuật ngữ chiến lược đề cập đến việc thực hiện các chiến thuật để hoàn<br />
thành một cái gì đó [12, tr.5]. Chiến lược được sử dụng trong lĩnh vực giáo dục được gọi là CLH<br />
(learning strategy). Thuật ngữ này có nhiều cách định nghĩa khác nhau trên những bình diện<br />
rộng, hẹp khác nhau. Ở bình diện rộng J. Lompscher (1996) phát biểu: CLH là những phương<br />
thức ít hoặc nhiều phức hợp, với mức độ khái quát khác nhau, được sử dụng một cách có ý thức<br />
hoặc không có ý thức để đạt được các mục tiêu học tập, giải quyết các nhiệm vụ học tập [1,<br />
tr.37]. Cũng ở bình diện này Anderson và Weinstein & Mayer (1985) định nghĩa: CLH là những<br />
suy nghĩ và những hành vi góp phần lên kế hoạch tổ chức những hành động học tập đã được thiết<br />
kế để đạt mục tiêu [12, tr. 291]. Ở bình hẹp Wenden and Rubin (1987) phát biểu: CLH như bất kỳ<br />
các hoạt động, các bước, các kế hoạch, hay là các thói quen học tập được người học sử dụng<br />
như là điều kiện để đạt được, để lưu giữ được, để gợi nhớ và để sử dụng thông tin [13, tr.163].<br />
Từ những định nghĩa trên có thể thấy rằng CLH bao gồm 2 mặt cơ bản là nhận thức và hành vi để<br />
giải quyết các nhiệm vụ học tập đạt mục tiêu học tập. Trong đó, mặt nhận thức là những suy nghĩ,<br />
những định hướng diễn ra trước khi thực hiện các hoạt động học tập như nhận thức về giá trị của<br />
việc học, về mục tiêu học tập, về niềm tin của cá nhân. Mặt hành vi thể hiện những hành động cụ<br />
thể thông qua các thói quen học tập, việc lên kế hoạch học tập, các hoạt động liên quan đến việc<br />
xử lí, lưu giữ và vận dụng thông tin, việc sử dụng các yếu tố bên trong cũng như các yếu tố bên<br />
ngoài… để giải quyết các nhiệm vụ học tập nhằm đạt mục tiêu đề ra.<br />
29<br />
<br />
Đặng Thị Diệu Hiền<br />
<br />
CLH được các nhà nghiên cứu phân loại thành nhiều cách khác nhau. Theo thống kê từ các<br />
công trình nghiên cứu về CLH của Claire Ellen Weistein (2002, 2016) [14, 15]; Pintrich, Paul R.<br />
(1991) [16]; Gargallo và các cộng sự (2009) [17]; Carolyn H. Hopper (2010) [18]; và Ernesto<br />
Macaro (2001) [19], cho thấy có 27 CLH khác nhau được các tác giả sử dụng. Vì sự đa dạng của<br />
CLH nên dựa vào khái niệm CLH, phỏng vấn thăm dò một số SV, và tham khảo các CLH của các<br />
công trình nêu trên người nghiên cứu lựa chọn 16 CLH cụ thể chia thành 5 nhóm theo bảng 1 [20]:<br />
<br />
Bảng 1. Các chiến lược học<br />
CLH cụ thể<br />
1.1. CLH sử dụng nhận thức về giá trị của việc học<br />
Nhóm 1: CLH nhận thức hay suy<br />
1.2. CLH sử dụng niềm tin và sự kỳ vọng để đạt kết<br />
nghĩ cá nhân<br />
quả cao nhất<br />
Nhóm 2: CLH liên quan đến việc sử 2.1. CLH sử dụng và phát huy động cơ học tập<br />
dụng và phát huy các tiềm lực sẵn có<br />
2.2. CLH kiên trì trong học tập<br />
của cá nhân<br />
Nhóm 3: CLH liên quan đến việc sử 3.1. CLH kết hợp với bạn bè và sự hỗ trợ của giáo viên<br />
dụng các yếu tố bên ngoài để đạt kết 3.2. CLH lựa chọn hay điều chỉnh môi trường học tập<br />
quả<br />
3.3. CLH dựa trên yêu cầu của kiểm tra đánh giá<br />
4.1. CLH tìm kiếm và chọn lọc thông tin<br />
4.2. CLH liên quan đến xử lí thông tin<br />
4.2.1 Chiến lược đọc thông tin<br />
Nhóm 4: CLH liên quan đến việc tìm<br />
4.2.2 Chiến lược lưu giữ thông tin<br />
kiếm và xử lí thông tin<br />
4.2.3 Chiến lược liên kết thông tin<br />
4.2.4 Chiến lược cấu trúc thông tin<br />
4.3. Chiến lược vận dụng thông tin<br />
5.1. CL xác định mục tiêu học tập<br />
5.2. CL lên kế hoạch<br />
Nhóm 5: CLH siêu nhận thức<br />
5.3. CL theo dõi và điều chỉnh hoạt động học tập để đạt<br />
mục tiêu<br />
Nhóm CLH chính<br />
<br />
Trong bài viết này người nghiên cứu không đề cập đến các nhóm CLH về nhận thức và các<br />
CLH sử dụng và phát huy các yếu tố sẵn có của cá nhân mà chỉ tập trung đánh giá 10 CLH cụ thể<br />
thuộc 3 nhóm mà các biểu hiện có thể nhận biết thông qua hành động: nhóm 1: CLH liên quan<br />
đến yếu tố bên ngoài để đạt kết quả, nhóm 2: CLH liên quan đến việc tìm kiếm và xử lí thông tin,<br />
nhóm 3: CLH siêu nhận thức. Các nhóm CLH và ý nghĩa của từng CLH cụ thể như sau:<br />
Nhóm 1: CLH liên quan đến việc sử dụng các yếu tố bên ngoài để đạt kết quả (nhóm 1),<br />
nhóm này gồm 2 CLH sau:<br />
▪ CLH kết hợp với bạn bè và sự hỗ trợ của giáo viên (1.1): SV tham gia những bài giảng và trao<br />
đổi với giảng viên nếu cần. Ngoài ra SV còn trao đổi với bạn bè để làm rõ những vấn đề chưa hiểu,<br />
hướng dẫn bạn bè để đào sâu thêm kiến thức, học chung với bạn để giải quyết những vấn đề học tập.<br />
▪ CL lựa chọn hay điều chỉnh môi trường học tập (1.2): SV lựa chọn môi trường học tập phù<br />
hợp đối với bản thân như chọn nơi có đầy đủ ánh sáng, ít tiếng ồn, có mạng internet hay nơi dễ<br />
dàng tìm kiếm và sử dụng tài liệu học tập, nơi mà bản thân thấy thoải mái nhất để học tập.<br />
Nhóm 2: CLH liên quan đến tìm kiếm và xử lí thông tin (nhóm 2), nhóm này gồm 5 CLH cụ<br />
thể sau:<br />
30<br />
<br />
Ảnh hưởng của các phương pháp đánh giá trong giáo dục đến một số chiến lược học của sinh viên…<br />
<br />
▪ CLH liên quan đến việc tìm kiếm và chọn lọc thông tin (2.1): SV tìm kiếm, lựa chọn, phân<br />
loại được những tài liệu học tập phù hợp.<br />
▪ CLH lưu giữ thông tin (2.2): SV lặp lại hoặc bằng cách riêng của mình để ghi nhớ những nội<br />
dung tổng quát hoặc/ và những nội dung chi tiết.<br />
▪ CLH liên kết và cấu trúc lại thông tin (2.3): SV tái cấu trúc và liên kết các nội dung trong<br />
cùng tài liệu hoặc nhiều nguồn tài liệu khác nhau theo từng chủ đề, theo mối quan hệ giữa các<br />
chủ đề.<br />
▪ CLH sử dụng tư duy phê phán, phân tích và sáng tạo (2.4): SV phân tích vấn đề và đánh giá<br />
những mặt tốt, mặt tồn tại của vấn đề từ đó sáng tạo và nhằm cải tiến những điểm chưa tốt.<br />
▪ CLH vận dụng thông tin vào thực tế (2.5): SV vận dụng những điều đã học vào thực tế thông<br />
qua việc giải quyết các bài tập, những dự án học tập, thực hiện các công trình nghiên cứu, những<br />
tình huống mô phỏng theo thực tế, bài tập thực tế hay làm việc thực tế.<br />
Nhóm 3: CLH siêu nhận thức (nhóm 3), là CLH xuất phát từ việc người học lập mục tiêu, lên<br />
kế hoạch trước khi học, sau đó tiến hành hoạt động học tập dưới sự kiểm soát và kiểm tra của cá<br />
nhân để điều chỉnh CLH cho phù hợp với mục tiêu đề ra. Trong nhóm này có 3 CLH cơ bản sau:<br />
<br />
▪ CLH xác định mục tiêu học tập (3.1): SV đặt ra những kết quả học tập rõ ràng trước khi thực<br />
hiện bài kiểm tra.<br />
▪ CLH lên kế hoạch học tập (3.2): SV xác định công việc cần thực hiện, lập kế hoạch để thực<br />
hiện bài kiểm tra đánh giá.<br />
▪ CLH theo dõi và điều chỉnh hoạt động học tập để đạt mục tiêu (3.3): CLH này thường được<br />
biểu hiện qua việc SV sẵn sàng thay đổi kế hoạch, thay đổi phương pháp học và CLH khi các yếu<br />
tố đã và đang thực hiện không phát huy hiệu quả.<br />
<br />
2.4. Kết quả nghiên cứu<br />
2.4.1. Thông tin về mẫu khảo sát<br />
Bảng 2. Thông tin mẫu khảo sát<br />
Biến<br />
Trình độ<br />
Giới tính<br />
<br />
SV năm thứ<br />
<br />
Điểm trung bình<br />
<br />
Total<br />
<br />
Chi tiết các biến<br />
Cao đẳng<br />
Đại học<br />
Nam<br />
Nữ<br />
I<br />
II<br />
III<br />
IV<br />
V trở lên<br />
Dưới 5.0<br />
Từ 5.0 đến 6.0<br />
Từ 6.0 đến 7.0<br />
Từ 7.0 đến 8.0<br />
Từ 8.0 trở lên<br />
N<br />
<br />
Tần số<br />
50<br />
313<br />
198<br />
165<br />
58<br />
80<br />
110<br />
49<br />
66<br />
4<br />
30<br />
141<br />
172<br />
16<br />
363<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
13.8<br />
87.2<br />
54.5<br />
45.5<br />
16<br />
21.1<br />
30.3<br />
13.3<br />
18.2<br />
1.1<br />
8.3<br />
38.8<br />
47.4<br />
4.4<br />
100%<br />
31<br />
<br />