Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên tại trường Đại học Tài chính – Kế toán
lượt xem 5
download
Bài viết trình bày ác yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên tại trường Đại học Tài chính – Kế toán. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy có 05 yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến thái độ học tập của sinh viên tại trường đại học, đó là Ảnh hưởng xã hội; Phương pháp giảng dạy của giảng viên;...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên tại trường Đại học Tài chính – Kế toán
- CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÁI ĐỘ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN Trần Thị Thanh Thanh1 Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên tại Trường Đại học Tài chính – Kế toán. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy có 05 yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến thái độ học tập của sinh viên tại trường đại học, đó là Ảnh hưởng xã hội; Phương pháp giảng dạy của giảng viên; Niềm tin của sinh viên; Sự cải tiến về chất lượng dịch vụ; Cơ hội việc làm trong tương lai, trong đó các yếu tố Ảnh hưởng xã hội; Phương pháp giảng dạy của giảng viên; Sự cải tiến về chất lượng dịch vụ; Cơ hội việc làm trong tương lai đều có tương quan thuận và yếu tố Niềm tin của sinh viên có tương quan nghịch đối với thái độ học tập của sinh viên tại trường đại học. Kết quả nghiên cứu sẽ là những thông tin hữu ích cho các tổ chức giáo dục đại học hiện nay. Từ khóa: Thái độ học tập của sinh viên; Ảnh hưởng xã hội; Phương pháp giảng dạy của giảng viên; Niềm tin của sinh viên; Sự cải tiến về chất lượng dịch vụ; Cơ hội việc làm trong tương lai. 1. Mở đầu Hoạt động học tập của sinh viên là hướng tới việc trở thành người lao động có trình độ sau khi tốt nghiệp đại học nên định hướng nghề nghiệp được thể hiện rõ nét trong suốt quá trình học tập của sinh viên. Vì vậy, việc nắm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của nghề, tiếp cận và cập nhật kiến thức với sự phát triển của ngành nghề có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy sinh viên tích cực tự giác học tập. Theo Fink (2003), nhu cầu học tập và kỳ vọng của người học có thể thay đổi. Theo nghĩa này, khi người học biết được những gì cần thiết để học sẽ làm cho quá trình học trở nên dễ dàng hơn. Học tập nhằm mục đích không nhớ kiến thức (học hời hợt) mà nhằm mục đích tìm hiểu kiến thức, nỗ lực học tập và quan trọng nhất là có thể sử dụng kiến thức (học sâu) (Holsapple, C. và Wu, J., 2008). Thái độ đối với việc học là yếu tố quan trọng đối với người học để thiết lập mục tiêu, khả năng giải quyết vấn đề, niềm tin của họ đối với việc học, động lực bên trong, bên ngoài của họ trong quá trình học và tất cả các hoạt động học tập mà họ thực hiện. Hiện nay với xu hướng toàn cầu hóa và áp lực thị trường trong lĩnh vực giáo dục đã và đang đặt ra không ít thách thức đòi hỏi các trường đại học phải thường xuyên nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức giảng dạy của cán bộ, giảng viên để đào tạo những sinh viên tốt nghiệp vừa có kiến thức, vừa có kỹ năng thực tế, đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng; thúc đẩy các tổ chức giáo dục đại học liên tục xem xét về nhu cầu trách nhiệm kinh tế và cải thiện hiệu suất. Họ sẽ phải đối mặt với việc tuyển sinh đầu vào và áp lực tài chính nếu 1 . ThS., Trường Đại học Tài chính - Kế toán 82
- TRẦN THỊ THANH THANH họ không thể đáp ứng sự hài lòng của sinh viên (Fink, L.D, 2003). Vì thế, các tổ chức giáo dục cần phải hiểu sinh viên bị ảnh hưởng trực tiếp những gì bởi thực tiễn quản lý của trường đại học, điều này sẽ ảnh hưởng đến quyết định của họ để chọn địa điểm cho việc học tập của họ. Giáo dục đại học ở nước ta hiện nay đã có sự thay đổi, như việc xác định quan niệm, mục đích của giáo dục đại học là đào tạo nhân tài (Luật Giáo dục Việt Nam, 2012). Tuy nhiên, trong thực tế, các trường đại học ở Việt Nam hiện nay, cũng mới chỉ đủ khả năng trang bị cho người học (sinh viên, học viên hay nghiên cứu sinh…) kiến thức cơ bản, trang bị khả năng phân tích độc lập, dám suy nghĩ và biết suy nghĩ (suy nghĩ có phương pháp - tư duy khoa học). Như vậy, rõ ràng là ngay cả khi chúng ta đổi mới mục tiêu giáo dục đại học thì mục tiêu này cũng không phù hợp với khả năng, cũng như chất lượng thực tế của nền giáo dục đại học trong nước. Nội dung chương trình giáo dục đại học nước ta đang bộc lộ rất nhiều bất cập và hạn chế như nội dung kiến thức đào tạo còn nặng về lý thuyết, chưa tạo được sự liên thông giữa các chuẩn mực giáo dục đại học trong nước và quốc tế, chương trình học còn nặng với thời lượng lớn (www.vanlanguni. edu.vn). Tất cả điều này ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên tại trường đại học. Bởi mỗi sinh viên đều có những định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Việc định hướng nghề nghiệp diễn ra trong thời gian dài, có thể được thực hiện trong thời gian học ở trường đại học hoặc ngay cả sau khi tốt nghiệp đại học, định hướng nghề nghiệp lúc sinh viên đang học đại học thì do tinh thần chủ động của bản thân sinh viên, do ý thức học hỏi chuyên môn, rèn luyện kỹ năng nghề phù hợp. Ngay cả sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể tự rèn luyện, phát triển để phù hợp với nhiều ngành nghề khác nhau trong thị trường lao động. Thông thường việc chọn lựa ngành học ở trường đại học quyết định đến nghề nghiệp sau này của sinh viên nhưng thực tế không phải lúc nào cũng bất di bất dịch. Việc định hướng nghề nghiệp của mỗi cá nhân góp phần quan trọng trong việc tìm kiếm được việc làm. Điều đó không những chỉ có ý nghĩa đối với bản thân cá nhân ấy mà còn có ý nghĩa đến phát triển nguồn nhân lực cho cả nước. Một khi cá nhân tìm được việc làm phù hợp với khả năng thì họ sẽ hứng thú trong công việc, cải tiến phương cách lao động mang lại hiệu quả cao và họ sẽ gắn bó với công việc nhiều hơn. (Trần Thị Phụng Hà, 2014). Với truyền thống hơn 44 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Tài chính - Kế toán luôn phấn đấu trở thành một trường đại học chuyên ngành theo hướng nghề nghiệp ứng dụng, đóng vai trò nòng cốt trong hệ thống các trường đại học khu vực miền Trung - Tây nguyên; trung tâm đào tạo chất lượng cao nguồn nhân lực quản lý kinh tế, tài chính của khu vực và cả nước. Vì thế, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên tại Trường Đại học Tài chính – Kế toán là rất cần thiết. Tuy nhiên, cần phải xác định rõ những yếu tố nào thúc đẩy thái độ học tập của sinh viên tại trường đại học. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên và ứng dụng đối với trường hợp nghiên cứu tại Trường Đại học Tài chính – Kế toán nhằm tăng cường ý định lựa chọn trường đại học của người học, từ đó giúp các trường đại học có những biện pháp thiết thực nhằm định hướng và tạo điều kiện tốt nhất cho người học trong việc lựa chọn trường đại học. 83
- CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÁI ĐỘ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN... 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu thái độ học tập của sinh viên tại trường đại học 2.1. Thái độ học tập của sinh viên Học tập là hoạt động cơ bản nhất trong lối sống sinh viên. Học tập là hành động cá nhân đối diện với việc học để đạt được mục tiêu cuối cùng (Fink, L.D, 2003). Hầu hết đối với giảng viên, một sinh viên giỏi là một người ham học hỏi và có thái độ tích cực đối với việc học. Học tập về cơ bản là một hiệu suất cá nhân. Khi sinh viên có sự kỳ vọng học tập ở mức thấp sẽ làm giảm động lực học tập và sự thành công (Acıkgoz Un, K., 2007). Clayson, D.E. & Haley, D.A. (2005) cho rằng những sinh viên có động lực học tập tốt có xu hướng thành công và có các kỹ năng tư duy hơn các sinh viên còn lại. Thái độ là một xu hướng của các cá nhân, tạo ra ý tưởng, cảm xúc và hành vi về một vấn đề nào đó (Acıkgoz Un, K., 2007). Thái độ tích cực trong học tập giúp sinh viên cởi mở hơn với việc học, tăng kỳ vọng của họ trong quá trình học tập và giảm mức độ lo lắng của họ đối với việc học.Vì thế, thái độ tích cực hoặc thái độ tiêu cực đối với việc học có ảnh hưởng đến sự thành công của việc học. 2.2. Thái độ học tập của sinh viên tại các trường đại học Nếu sinh viên không hài lòng với kết quả học tập, họ có thể phản hồi lại với người dạy, với nhà trường về hiệu suất giảng dạy và điều này ảnh hưởng đến giảng viên và nhà trường (Clayson & Haley, 2005). Giảng viên sẽ làm hài lòng sinh viên của họ để tránh bất kỳ xung đột với sinh viên để đạt được sự đánh giá giảng dạy tốt từ các sinh viên. Khi sinh viên đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc vào môi trường học tập mà giảng viên giảng dạy theo các tài liệu không phù hợp và không thông tin đầy đủ cho sinh viên, việc học của sinh viên sẽ trở nên nhàm chán. Điều này dẫn đến mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên sẽ dần xấu đi. Và khi ngày càng có nhiều giảng viên bỏ bê việc giảng dạy, sự suy giảm mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên sẽ càng cao. 2.3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu Một mô hình được biết đến rộng rãi để dự đoán ý định hành vi xuất phát từ tâm lý học xã hội là lý thuyết về hành động lý luận (TRA). TRA gợi ý rằng một hành vi cá nhân được điều khiển bởi ý định của anh ta / cô ta, điều này được xác định bởi thái độ của anh ta / cô ta đối với hành vi và các quy tắc chủ quan (Fishbein & Ajzen, 1975). Bên cạnh đó, Boonlert Watjatrakul (2014) đã phát triển một khung lý thuyết cho thấy tầm quan trọng tương đối của các yếu tố như mục tiêu của trường đại học, sự suy giảm mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên, sự cải tiến chất lượng dịch vụ, thành tích khóa học, ảnh hưởng của xã hội như là quyết định thái độ học tập của sinh viên tại các trường đại học . Vì thế, mô hình nghiên cứu về thái độ học tập của sinh viên tại Trường Đại học Tài chính – Kế toán được xây dựng dựa trên khung lý thuyết của Boonlert Watjatrakul (2014). Dựa trên khung lý thuyết này, tác giả sử dụng hai yếu tố: ảnh hưởng của xã hội, sự cải tiến về chất lượng dịch vụ và bổ sung thêm các yếu tố: phương pháp, cách thức giảng dạy của giảng viên; niềm tin của sinh viên và cơ hội việc làm trong tương lai. 84
- TRẦN THỊ THANH THANH Mô hình nghiên cứu đề xuất: Ảnh hưởng xã hội Phương pháp giảng dạy của giảng viên Niềm tin của sinh viên Thái độ học tập của sinh viên Sự cải tiến về chất lượng dịch vụ Cơ hội việc làm trong tương lai Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất Giả thuyết nghiên cứu: - Ảnh hưởng xã hội: Có nhiều nghiên cứu giải thích tác động tích cực của thái độ đối với hành vi, ý định hành xử của họ (Holsapple & Wu, 2008). Yếu tố ảnh hưởng xã hội sẽ ảnh hưởng tích cực đến sinh viên có ý định học tập tại trường đại học áp dụng. Vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết đầu tiên là: H1: Ảnh hưởng xã hội có quan hệ đồng biến với thái độ học tập của sinh viên tại Trường Đại học Tài chính – Kế toán - Phương pháp giảng dạy của giảng viên: Tudor, I. (1996) cho rằng phương pháp giảng dạy của giảng viên tương đồng với phương pháp học của sinh viên sẽ cải thiện kết quả học tập, thái độ, hành vi và động lực của sinh viên tại các trường đại học. Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu thứ hai là: H2: Phương pháp giảng dạy của giảng viên có quan hệ đồng biến với thái độ học tập của sinh viên tại Trường Đại học Tài chính – Kế toán - Niềm tin của sinh viên: Sinh viên mong muốn giảng viên của họ xem họ như thành viên trong gia đình hoặc bạn bè (Watjatrakul, 2012). Fink, L.D (2003) cho rằng mối quan hệ giữa nhà trường và sinh viên đôi khi bị sụt giảm do nhiều yếu tố khác nhau. Điều này ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên tại các trường đại học.Vì thế, giả thuyết nghiên cứu thứ ba là: H3: Niềm tin của sinh viên có quan hệ nghịch biến với thái độ học tập của sinh viên tại Trường Đại học Tài chính – Kế toán - Sự cải tiến về chất lượng dịch vụ: Sinh viên luôn mong muốn vượt qua được sự đánh giá và mong đợi về điểm số bất kể số lượng về những nỗ lực họ bỏ ra cho công việc của họ hay chất lượng công việc được tạo ra (Clayson & Haley, 2005). Sinh viên sẽ cảm thấy vượt qua các môn học dễ dàng và đạt điểm cao hơn và sinh viên tin rằng họ có thể dễ dàng tốt nghiệp từ các trường đại học. Do vậy, giả thuyết nghiên cứu thứ tư là: 85
- CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÁI ĐỘ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN... H4: Sự cải tiến về chất lượng dịch vụ của trường đại học có quan hệ đồng biến với thái độ học tập của sinh viên tại Trường Đại học Tài chính – Kế toán - Cơ hội việc làm trong tương lai: Theo Holsapple, C. & Wu, J. (2008) cho rằng sự sẵn sàng của bản thân cho công việc và cơ hội kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp là những yếu tố ảnh hưởng đến ý định học tập của sinh viên tại các trường đại học. Do đó, giả thuyết thứ năm là: H5: Cơ hội việc làm trong tương lai có quan hệ đồng biến với thái độ học tập của sinh viên tại Trường Đại học Tài chính – Kế toán 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Mẫu nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, các dữ liệu sơ cấp để kiểm tra mối quan hệ giữa các biến. Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng hỏi sử dụng thang đo 07 điểm (từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý). Tổng số bảng hỏi được phát ra là 360 bảng và có thu về 352 bảng hỏi đạt yêu cầu. 3.2. Phương pháp phân tích - Nghiên cứu định tính để thu thập thông tin dữ liệu bằng cách phỏng vấn sinh viên trường : (1) sinh viên NTHH Khoa Quản trị kinh doanh; (2) sinh viên HLT Khoa Tài chính -Ngân Hàng; (3) sinh viên TTN Khoa Kế toán - Kiểm toán. - Nghiên cứu định lượng: Đầu tiên, tiến hành phân tích đặc điểm mẫu nghiên cứu thông qua các thống kê mô tả, sau đó thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, giá trị thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA), để loại các biến có trọng số nhỏ hơn 0,5. Thang đo được chấp nhận khi giá trị hệ số KMO lớn hơn hoặc bằng 0,5 và nhỏ hơn hoặc bằng 1, Eigenvalue lớn hơn 1 và tổng phương sai trích được bằng hoặc lớn hơn 50%. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu định tính Tác giả tiến hành phỏng vấn một số sinh viên về nguyện vọng trong học tập cũng như phương thức đào tạo tại trường và được kết quả như sau: “Trong thời gian học tập tại trường mong thầy cô chuyển những phương pháp giảng dạy lý thuyết thông thường sang phương pháp giảng dạy kiến thức kỹ năng mà bọn em có thể áp dụng vào thực tiễn trong quá trình phỏng vấn cũng như trong quá trình làm việc thực tế sau này”. (sinh viên NTHH chia sẻ); “Chúng em muốn được tham gia vào các quá trình đào tạo không những trong kiến thức cứng mà còn cả trong những kiến thức mềm, đào tạo sinh viên trở thành những công dân có tri thức, kỹ năng, có động cơ học tập đúng đắn với tư duy logic, biết cách tìm tòi các giải pháp và áp dụng phù hợp với thực tiễn” (sinh viên HLT chia sẻ);“Nhà trường cần cập nhật chương trình để đảm bảo chương trình đào tạo làm sao cho sinh viên khi ra trường đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng” (sinh viên TTN chia sẻ). Rõ ràng sinh viên trường hiện nay ngày càng có nhiều nhu cầu hơn trong cách thức giảng dạy, truyền đạt của 86
- TRẦN THỊ THANH THANH giảng viên cũng như những nội dung kiến thức sinh viên được tiếp nhận để có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, từ đó giúp sinh viên tìm kiếm được nhiều cơ hội việc làm hơn trong tương lai. Một sinh viên khi được trao đổi, phỏng vấn cho biết, “Chúng em mong các thầy cô minh bạch điểm số của các bạn vì có một số bạn điểm cao bất thường so với học lực và chất lượng bài thi.” (sinh viên NTHH chia sẻ), điều này chứng tỏ niềm tin của sinh viên với giảng viên và nhà trường được thể hiện thông qua việc được đối xử công bằng qua các kỳ thi. Khi có niềm tin vào thiết chế giáo dục, sinh viên có thể định hướng trong cuộc sống nói chung và trong xã hội cũng như tạo niềm tin vào chính bản thân mình. 4.2. Nghiên cứu định lượng 4.2.1. Thống kê mô tả đối tượng điều tra Tổng số bảng câu hỏi phát ra là 360. Sau khi phân tích và kiểm tra có 8 bảng bị loại. Do đó, có 352 bảng câu hỏi được sử dụng trong đề tài này. Thống kê mô tả về mẫu nghiên cứu như sau: Về giới tính: Nam chiếm 24,5% và nữ chiếm 75,5% Về độ tuổi: 18 tuổi đến dưới 23 tuổi chiếm 71,2%, từ 23 tuổi đến dưới 30 tuổi chiếm 25,7%, từ 30 tuổi đến dưới 40 tuổi chiếm 2,1%, trên 40 tuổi chiếm 1%. Về giáo dục: Những người được hỏi là sinh viên đại học chính quy chiếm 78,1%, sinh viên liên thông đại học chiếm 21,9% , sinh viên học trong các chương trình đào tạo của các Khoa Kế toán – Kiểm toán chiếm 39,3%, Khoa Quản trị kinh doanh chiếm 35,6%, Khoa Tài chính - Ngân hàng chiếm 20,4% và Khoa Luật Kinh tế chiếm 4,7% . 4.2.2. Phân tích nhân tố và đánh giá độ tin cậy Thang đo các yếu tố trong nghiên cứu được tác giả đánh giá bằng hệ số tin cậy Conbach’s Alpha, kết quả kiểm định được trình bày trong bảng 1. Qua phân tích Conbach’s Alpha cho thấy các thang đo hệ số Conbach’s Alpha lớn hơn 0,6 (0,716 đến 0,834), hệ số tương quan biến tổng các biến của thang đo đều lớn hơn mức cho phép 0,3 (nhỏ nhất bằng 0,425). Do đó các thang đo này đều đạt độ tin cậy và được sử dụng trong bước phân tích nhân tố EFA. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA của thành phần thái độ học tập của sinh viên cho thấy từ 17 biến đo lường thuộc 05 nhân tố trên đã trích vào 05 nhân tố giữ nguyên gốc 05 nhân tố này trong khung nghiên cứu đề xuất tại Eigenvalue = 1,215 (>1) và phương sai trích = 68,043% (> 50%), cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố và phần chênh lệch đạt yêu cầu. Bên cạnh đó, hệ số Keiser – Meyer – Olkin (KMO) là 0,652, có giá trị Sig. rất nhỏ cho thấy kết quả phân tích nhân tố là đáng tin cậy Bảng 1. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha và EFA thang đo các yếu tố trong mô hình nghiên cứu Yếu tố Hệ số Cronbach’s Alpha Hệ số tải nhân tố Ảnh hưởng của xã hội (AHXH) 0,760 AHXH1 0,752 AHXH2 0,707 AHXH3 0,694 AHXH4 0,712 87
- CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÁI ĐỘ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN... Phương pháp giảng dạy của giảng 0,821 viên (PPGD) PPGD1 0,808 PPGD2 0,756 PPGD3 0,815 Niềm tin của sinh viên (NTSV) 0,865 NTSV1 0,813 NTSV2 0,805 NTSV3 0,796 Sự cải tiến về chất lượng dịch vụ 0,765 (CTCLDV) CTCLDV1 0,612 CTCLDV2 0,731 CTCLDV3 0,756 CTCLDV4 0,714 Cơ hội việc làm trong tương lai 0,852 (CHVL) CHVL1 0,836 CHVL2 0,843 CHVL3 0,759 (Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả, 2020) Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để kiểm định ảnh hưởng của 05 yếu tố bao gồm (X1) Ảnh hưởng của xã hội; (X2) Phương pháp giảng dạy của giảng viên; (X3) Niềm tin của sinh viên; (X4) Sự cải tiến về chất lượng dịch vụ; (X5) Cơ hội việc làm trong tương lai đến thái độ học tập của sinh viên. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy R² điều chỉnh = 71,8 và mức ý nghĩa trong kiểm định F là 0,000 < 0,05. Hệ số Durbin – Watson của mô hình có giá trị là 1,587, điều này chứng tỏ mô hình không có hiện tượng tự tương quan. Bên cạnh đó, độ phóng đại phương sai (VIF) của các biến trong mô hình nhỏ hơn nhiều so với 10 nên ta kết luận hiện tượng đa cộng tuyến của mô hình là không đáng kể. Bảng 2. Kết quả phân tích hồi quy Tên biến Hệ số hồi quy chưa Hệ số hồi T Thống kê cộng được chuẩn hóa quy được Hệ số tuyến chuẩn Sig. hóa Beta Lệch Beta Chấp Hệ số chuẩn nhận VIF Hằng số 1,486 0,210 -4.214 0,000 X1 0,107 0,041 0,096 2.342 0,002 0,641 1,014 X2 0,038 0,034 0,054 2.426 0,000 0,639 1,121 X3 -0,045 0,039 -0,032 2.165 0,000 0,873 1,068 88
- TRẦN THỊ THANH THANH X4 0,231 0,031 0,245 4.364 0,000 0,678 1,052 X5 0,402 0,037 0,311 5.214 0,000 0,746 1,033 R² = 0,786; R² hiệu chỉnh = 0,718; Hệ số Durbin – Watson = 1,587 BPT: Thái độ học tập của sinh viên tại trường đại học (Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả, 2020) Dựa vào kết quả phân tích cho thấy, các biến (X1) Ảnh hưởng của xã hội; (X2) Phương pháp giảng dạy của giảng viên, (X4) Sự cải tiến về chất lượng dịch vụ và (X5) Cơ hội việc làm trong tương lai đều có ý nghĩa thống kê, đồng thời các biến này đều có tương quan thuận đối với thái độ học tập của sinh viên tại trường đại học. Riêng biến (X3) Niềm tin của sinh viên có tương quan nghịch đối với thái độ học tập của sinh viên. Hệ số Beta chuẩn hóa cho biết mức độ tác động của từng biến phụ thuộc đối với biến độc lập. Trong mô hình, yếu tố Cơ hội việc làm trong tương lai tác động đến thái độ học tập của sinh viên cao nhất do có hệ số Beta lớn nhất (Beta = 0,311), yếu tố Sự cải tiến về chất lượng dịch vụ (Beta = 0,245), yếu tố Ảnh hưởng của xã hội (Beta = 0,096), yếu tố Phương pháp giảng dạy của giảng viên ( Beta = 0,054) và thấp nhất là yếu tố Niềm tin của sinh viên (Beta = 0,032). 5. Kết luận. Từ các kết quả phân tích ở trên, các yếu tố bao gồm: Ảnh hưởng của xã hội; phương pháp giảng dạy của giảng viên; sự cải tiến về chất lượng dịch vụ và cơ hội việc làm trong tương lai đều có tương quan thuận và yếu tố niềm tin của sinh viên có tương quan nghịch đối với thái độ học tập của sinh viên tại Trường Đại học Tài chính – Kế toán. Điều thú vị trong nghiên cứu này, đó là yếu tố ảnh hưởng xã hội có tác động nhiều hơn đến thái độ học tập của sinh viên tại các trường đại học so với yếu tố niềm tin của sinh viên. Nghiên cứu này cho thấy rằng nếu các trường đại học bị thúc đẩy trước áp lực thị trường gia tăng trong giáo dục đại học, Nhà trường cũng như các giảng viên nên đầu tư nhiều hơn cơ sở vật chất phương pháp đào tạo, nội dung giảng dạy, cách thức truyển tải... để duy trì sự phát triển thuận lợi cho trường, cải thiện chất lượng dịch vụ của trường đại học, đồng thời tránh các kết quả bất lợi tiềm tàng, bỏ bê việc giảng dạy của giảng viên làm suy giảm mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên. Bên cạnh đó, khi cơ hội việc làm trong tương lai, năng lực sinh viên ngày càng được nâng cao thì sinh viên càng có ý định học tập tại trường đại học. Bài viết gợi ý cho các trường đại học có những biện pháp thiết thực nhằm định hướng và tạo điều kiện tốt nhất cho người học trong việc lựa chọn trường đại học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Acıkgoz Un, K. (2007), Effective Learning ang Teaching, (7th.ed.). (Etkili Ogrenme ve Ogretim), Bilis Publishing (Bilis Yayınları). [2] Boonlert Watjatrakul , (2014),”Factors affecting students’ intentions to study at universities adopting the “student-as-customer” concept”, International Journal of Educational Management, Vol. 28 Iss 6 pp. 676 – 693. 89
- CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÁI ĐỘ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN... [3] Clayson, D.E.& Haley, D.A. (2005), “Marketing models in education: student as customers, products, or partners”, Marketing Education Review, Vol. 15 No.1, pp.1-10. [4] Fink, L.D, (2003), Creating Significant Learning Expreiences, SanFrancisco, CA: Jossey Bass, [Available in the CST Resource Centre]. [5] Fishbein, M. and Ajzen, I. (1975), Belief, Attitude, Intention, and Behavior: an Introduction to Theory and Research, Addison-Wesley, Reading, MA [6] Holsapple, C. and Wu, J. (2008), “Building effective online game websites with knowledge-based trust”, Information Systems Frontiers, Vol. 10 No. 1, pp. 47-60. [7] Luật Giáo dục Việt Nam năm 2012 [8] Trần Thị Phụng Hà (2014), “Định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên đại học Cần Thơ”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 34 (2014): 113-125 [9] Tudor, I. (1996), Learner-centerednessas language education, United Kingdom: Cambridge University Press. [10] Watjatrakul, B. (2012), “University’s and hospital’s movements toward the ‘customer’ metaphor: attitudes and consequences”, in Jaworski, J.A. (Ed.), Advances in Sociology Research, Vol. 10, Nova Science, New York, NY, pp. 101-120. FACTORS AFFECTING STUDENTS’ATTITUDES TO STUDY AT UNIVERSITY OF FINANCE AND ACCOUNTANCY TRAN THI THANH THANH University of Finance and Accountancy Abstract: This study was to identify the factors affecting students’ attitudes to study at University of Finance and Accountancy. As a result, there were five factors that dramatically influencing students’ attitudes to study at university, including social influence; lecturers’ teaching methods; students’ beliefs; improvement service quality; future occupation opportunities. Of those factors, social influence; lecturers’ teaching methods; improvement service quality; future occupation opportunities had positively influence on students’ attitudes to study and students’ beliefs had negatively influence on students’ attitudes to study at university. The results of this research are the valuable information for current higher education institutions. Key words: Students’ attitudes to study; Social influence; Lecturers’ teaching methods; Students’ beliefs; Improvement service quality; Future occupation opportunities. 90
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những yếu tố ảnh hưởng đến mức chi tiêu trong hộ gia đình ở Việt Nam - Vũ Triều Minh
0 p | 651 | 28
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của sinh viên - ThS. Lê Sĩ Hải
6 p | 384 | 26
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức tại văn phòng Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh
11 p | 156 | 25
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo: một nghiên cứu từ cựu sinh viên trường Đại học Nông Lâm tp Hồ Chí Minh
12 p | 153 | 22
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường Đại học Văn Lang của sinh viên năm thứ nhất
9 p | 254 | 21
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức với đồng nghiệp của giảng viên tại các trường đại học ở Việt Nam: Tổng quan lý thuyết và khung phân tích gợi ý
14 p | 233 | 21
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm tâm lý dân tộc của người Jrai ở Tây Nguyên
6 p | 173 | 19
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò giới trong hoạt động thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở nông thôn hiện nay
12 p | 208 | 16
-
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của lực lượng lao động mới
15 p | 233 | 16
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chủ động giao tiếp bằng tiếng Anh trong lớp học
6 p | 286 | 16
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của giảng viên Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
0 p | 224 | 14
-
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến điểm trung bình học tập của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 160 | 14
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của học sinh trung học phổ thông
11 p | 112 | 11
-
Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của sinh viên nông thôn học đại học ở tp. Hồ Chí Minh
6 p | 179 | 10
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Khoa Dược, Đại học Nguyễn Tất Thành
9 p | 33 | 7
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả khoá học online bồi dưỡng sinh viên sư phạm về “Dạy học kết hợp”
5 p | 28 | 4
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí dựa vào nhà trường
9 p | 119 | 3
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phương tiện dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
7 p | 127 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn