Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT RẮN LƠ LỬNG ĐẾN KHẢ NĂNG<br />
TÁI SỬ DỤNG NƯỚC THẢI TỪ QUÁ TRÌNH MÀI ĐÁ<br />
TRONG SẢN XUẤT ĐÁ NHÂN TẠO<br />
Công Tiến Dũng1*, Đồng Quang Thức2, Phương Thảo2<br />
Tóm tắt: Trong sản xuất đá ốp lát nhân tạo, lượng nước thải có chứa chất rắn lơ<br />
lửng được thải ra trong các quá trình mài là rất lớn. Nước thải từ các quá trình mài<br />
này đã được nghiên cứu xử lý bằng phương pháp keo tụ dùng PAC/PAA nhằm tái sử<br />
dụng lại trong quá trình mài. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng cũng như<br />
phân bố kích thước hạt chất rắn lơ lửng trong nước thải ảnh hưởng lớn đến khả<br />
năng tái sử dụng nước sau xử lý. Sau 30 phút xử lý nước thải với tỷ lệ PAC:PAA =<br />
100:1,5 (mg/l) thì nước thải các giai đoạn mài bóng với hàm lượng TSS ≤ 7800 mg/l<br />
có thể được tái sử dụng làm nước tuần hoàn khi 100% chất rắn lơ lửng có kích<br />
thước ≤ 45 µm.<br />
Từ khóa: Tái sử dụng nước thải; Mài bóng bề mặt; TSS.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Vấn đề xử lý nước thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất luôn được quan tâm cả<br />
trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Tùy thuộc vào đặc điểm của nước thải của các nhà<br />
máy sản xuất, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra các phương pháp xử lý phù hợp<br />
và hiệu quả [1]. Ví dụ như phương pháp cơ học [2], phương pháp sinh học [3, 4], phương<br />
pháp hóa học dùng chất keo tụ [3-5],…<br />
Chất thải từ quá trình sản xuất đá ốp lát nhân tạo dạng tấm trên cơ sở nhựa polyeste<br />
không no gia cường bằng cốt liệu thạch anh theo công nghệ sản xuất của hãng Breton<br />
được thải ra nhiều nhất từ quá trình mài hoàn thiện sản phẩm đá ốp lát nhân tạo. Chất thải<br />
của quá trình mài chủ yếu là nước thải và bột đá thải. Trong một ngày sản xuất, một dây<br />
chuyền có thể thải ra khoảng 1600 m3 nước thải và 10 m3 bột đá thải có độ ẩm khoảng<br />
30%. Như vậy, một công ty thường có ba dây chuyền hoạt động thì một ngày sẽ thải ra<br />
môi trường khoảng 4800 m3 nước thải và 30 m3 bột đá thải có độ ẩm khoảng 30% [6].<br />
Đặc điểm của quá trình mài đá ốp lát nhân tạo có dạng tấm lớn (kích thước bán thành<br />
phẩm tấm đá: 3000 x 1400 x 22 mm, kích thước thành phẩm hoàn thiện: 3000 x 1400 x 20<br />
mm) cần một hệ thống dàn mài với các đầu mài khác nhau từ đá mài thô đến đá mài hạt<br />
mịn để đạt độ bóng bề mặt rất cao. Trong quá trình mài, nếu không sử dụng nước sẽ sinh<br />
ra rất nhiều bụi và độ bóng của sản phẩm cuối cùng không đạt tiêu chuẩn, vì vậy, công<br />
nghệ mài hoàn thiện sản phẩm đá ốp lát cần sử dụng một lượng nước cấp rất lớn. Do đó,<br />
lượng nước thải ra từ quá trình mài cũng rất lớn, gần bằng lượng nước cấp do lượng nước<br />
tiêu hao do thất thoát và bay hơi không nhiều.<br />
Lượng chất thải từ quá trình sản xuất đá ốp lát nhân tạo rất lớn, nếu không có biện<br />
pháp xử lý để tái sử dụng mà xả thẳng ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm<br />
môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân tại khu vực xung quanh nhà máy<br />
[7]. Mặt khác, khối lượng nước cần thiết cho quá trình mài hoàn thiện sản phẩm đá ốp lát<br />
nhân tạo rất lớn, nếu khối lượng nước không được tái sử dụng sẽ làm tăng chi phí sản xuất.<br />
Do đặc điểm của nước thải từ quá trình sản xuất đá ốp lát nhân tạo có chứa một lượng hạt<br />
thạch anh có tỷ trọng cao hơn nước (tỷ trọng của thạch anh 2,65 kg/m3), do đó, các hạt có<br />
kích thước lớn có khả năng lắng rất tốt. Tuy nhiên, khoảng 25 -30% khối lượng các hạt có<br />
trong nước thải là các hạt nhỏ mịn với kích thước hạt ≤ 1,0 µm, các hạt hày ở dạng huyền<br />
phù, rất khó lắng, vì vậy, sẽ sử dụng phương pháp keo tụ để xử lý khối lượng hạt có kích<br />
thước nhỏ, mịn này. Ngoài ra, việc sử dụng các chất trợ lắng để tăng tốc độ lắng của các<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CBES2, 04 - 2018 5<br />
Hóa học & Môi trường<br />
hạt chất rắn lơ lửng có trong nước thải để đáp ứng yêu cầu về tốc độ cung cấp nước thải<br />
sau xử lý phù hợp với tiến độ sản xuất cần được nghiên cứu.<br />
Trong quá trình xử lý nước thải để tái sử dụng làm nước tuần hoàn cho chính quá trình<br />
mài thì thành phần chất rắn lơ lửng có trong nước thải có ảnh hưởng rất lớn. Chính vì vậy,<br />
bài viết này có mục đích nghiên cứu ảnh hưởng của chất rắn lơ lửng đến khả năng xử lý<br />
nước thải nhằm thu được nước sau xử lý có các chỉ tiêu đạt yêu cầu tái sử dụng trong quá<br />
trình gia công mài sản phẩm đá ốp lát nhân tạo.<br />
2. THỰC NGHIỆM<br />
2.1. Hóa chất<br />
- Chất keo tụ: Polyaluminium chloride (PAC) 31% của Trung Quốc;<br />
- Chất trợ lắng: Anionic Polyacrylamit kết hợp với Nonionic Polyacrylamit (PAA) của<br />
Trung Quốc.<br />
2.2. Phương pháp xử lý nước thải bằng PAC/PAA<br />
Mẫu nước thải được lấy vào cốc thủy tinh có dung tích 1 lít. Dung dịch chất keo tụ<br />
PAC (5 g/lít) được đưa vào cốc chứa nước thải và khuấy đều trong thời gian 30 giây. Sau<br />
đó, tiếp tục thêm dung dịch PAA (0,5 g/lít) đã chuẩn bị theo tỷ lệ xác định vào bình xử lý<br />
nước thải và dùng đũa thủy tinh khuấy đều trong thời gian 30 giây. Sau đó, dừng khuấy và<br />
chờ để các bông keo tụ lắng xuống đáy cốc trong thời gian 10 phút. Lấy mẫu nước đã xử<br />
lý để phân tích hàm lượng lơ lửng và các thông số kỹ thuật khác.<br />
2.3. Phương pháp phân tích TSS trong nước thải<br />
TSS trong nước thải được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 6625-2000 (ISO 11923-<br />
1997): Chất lượng nước - Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua bộ phận lọc sợi<br />
thủy tinh trong thiết bị lọc có hút chân không. 1,0 lít nước thải cần phân tích được cho vào<br />
cốc thủy tinh, khuấy đều để các hạt chất rắn lơ lửng không lắng xuống đáy cốc, sau đó đổ<br />
từ từ vào thiết bị lọc có hút chân không. Sau khi đổ hết nước thải trong cốc thủy tinh, lấy<br />
khoảng 50 ml nước cất, tráng lại cốc và đổ vào thiết bị lọc. Giấy lọc chứa các hạt chất rắn<br />
lơ lửng được lấy ra khỏi thiết bị lọc và được sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 105°C cho tới khi<br />
khối lượng không đổi. Sau đó, giấy lọc được đưa vào bình hút ẩm để nguội đến nhiệt độ<br />
phòng và xác định khối lượng của giấy lọc có chứa hạt chất rắn lơ lửng (m1, mg).<br />
Khối lượng hạt chất rắn lơ lửng trong nước thải được xác định theo công thức:<br />
m1 m0<br />
HL , [mg/l]<br />
V<br />
Trong đó:<br />
HL: TSS trong mẫu nước thải, mg/l<br />
m0: Khối lượng của giấy lọc ban đầu<br />
m1: Khối lượng của giấy lọc có chứa hạt chất rắn lơ lửng sau khi lọc<br />
2.4. Phương pháp phân tích kích thước hạt chất rắn lơ lửng trong nước thải<br />
Kích thước hạt chất rắn lơ lửng trong nước thải được xác định theo tiêu chuẩn ISO<br />
13320-1: Phân tích kích thước hạt – Phương pháp tán xạ ánh sáng, trên thiết bị phân tích<br />
kích thước hạt LA950, HORIBA, Nhật Bản.<br />
2.5. Phương pháp đo độ bóng của bề mặt đá ốp lát nhân tạo<br />
Độ bóng của bề mặt sản phẩm đá ốp lát nhân tạo được xác định theo tiêu chuẩn ISO<br />
2813: 1994 – Tiêu chuẩn xác định độ bóng của các vật liệu phi kim loại trên máy đo độ<br />
bóng IG 320, Horiba, Nhật Bản. Góc đo được lựa chọn là góc 60° cho bề mặt vật liệu có<br />
độ bóng trung bình (độ bóng nằm trong khoảng 10 ÷ 70 GU).<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
<br />
6 C.T. Dũng, Đ.Q. Thức, P. Thảo, “Ảnh hưởng của chất rắn lơ lửng … sản xuất đá nhân tạo.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
3.1. Đặc điểm của chất rắn lơ lửng trong nước thải từ quá trình mài đá<br />
3.1.1. Hàm lượng chất rắn lơ lửng<br />
Hàm lượng chất rắn lơ lửng phụ thuộc vào năng suất mài, kết quả phân tích tổng chất<br />
rắn lơ lửng (TSS) trong 05 mẫu nước thải ở các thời điểm khác nhau được trình bày trên<br />
hình 1. Trong đó, mẫu 1 (W1) được lấy tại thời điểm dây chuyền đang mài định cỡ và mài<br />
bóng sản phẩm có sử dụng hạt thạch anh kích thước lớn (kích thước hạt thạch anh lên tới<br />
3,0 ÷ 5,0 mm); mẫu 2 (W2) lấy tại thời điểm dây chuyền đang mài bóng; mẫu 3 (W3) lấy<br />
tại thời điểm dây chuyền mài định cỡ sản phẩm có sử dụng hạt thạch anh kích thước trung<br />
bình (kích thước hạt thạch anh là 0,5 ÷ 2,0 mm); mẫu 4 (W4) lấy tại thời điểm dây chuyền<br />
mài bóng sản phẩm (kích thước hạt thạch anh là 0,4 ÷ 0,6 mm) và mẫu 5 (W5) lấy tại thời<br />
điểm dây chuyền mài định cỡ và mài bóng các sản phẩm hạt nhỏ với năng suất mài rất lớn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Hàm lượng TSS của một số mẫu nước thải.<br />
Kết quả cho thấy: TSS trong nước thải từ quá trình mài khá lớn, nằm trong khoảng<br />
6850 ÷ 12480 mg/lít. So với tiêu chuẩn về nước xả thải trong QCVN40 (yêu cầu TSS ≤ 50<br />
mg/l), TSS trong nước thải từ quá trình sản xuất đá ốp lát nhân tạo rất lớn, không đáp ứng<br />
yêu cầu xả thải. Các mẫu nước thải của quá trình mài định cỡ sản phẩm thường có TSS rất<br />
lớn, ngược lại, mẫu nước thải của quá trình mài bóng thường có TSS thấp hơn.<br />
3.1.2. Kích thước hạt chất rắn lơ lửng<br />
Kết quả phân tích kích thước hạt chất rắn lơ lửng trong nước thải được trình bày trong<br />
bảng 1.<br />
Bảng 1. Sự phân bố kích thước hạt chất rắn lơ lửng trong nước thải.<br />
Phân bố Tỷ lệ, %<br />
kích thước hạt, m W1 W2 W3 W4 W5<br />
0,1 ÷ 1,0 12,59 18,83 26,67 31,19 45,68<br />
1,0 ÷ 10 24,21 19,35 24,56 33,42 22,60<br />
10 ÷ 20 18,49 12,71 21,68 20,59 15,91<br />
20 ÷ 45 37,27 43,28 20,54 11,12 11,44<br />
≥ 45 7,20 5,83 6,45 3,68 2,374<br />
Kết quả trên bảng 1 cho thấy TSS trong nước thải có kích thước hạt khá nhỏ, thông<br />
thường ≤ 100 m và dải kích thước chủ yếu tập trung ở trong khoảng ≤ 45 m (chiếm tới<br />
90-95% khối lượng). Mẫu nước thải từ quá trình mài các sản phẩm sử dụng hạt thạch anh<br />
có kích thước hạt lớn, chất rắn lơ lửng có kích thước hạt lớn hơn mẫu nước thải khi mài<br />
các sản phẩm sử dụng hạt nhỏ.<br />
3.2. Ảnh hưởng hàm lượng TSS đến khả năng xử lý nước thải<br />
Hàm lượng chất keo tụ PAC để xử lý các mẫu nước thải là 100 mg/l; hàm lượng chất<br />
trợ lắng PAA là 1,5 mg/l. Hàm lượng tổng chất rắn đầu vào của các mẫu nước thải lần lượt<br />
là: 6500 (D1); 7800 (D2); 9200 (D3); 10500 (D4) và 12300 mg/l (D5). Mẫu nước thải thử<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CBES2, 04 - 2018 7<br />
Hóa học & Môi trường<br />
nghiệm có các hạt chất rắn lơ lửng với phân bố kích thước tương tự nhau, kết quả phân<br />
tích phân bố kích thước hạt của các mẫu nước thải được trình bày ở bảng 2.<br />
Bảng 2. Sự phân bố kích thước hạt của các mẫu nước thải trước khi xử lý.<br />
Phân bố kích thước hạt, Tỷ lệ, %<br />
m D1 D2 D3 D4 D5<br />
0,1 ÷ 1,0 26,67 27,18 26,97 28,59 27,83<br />
1,0 ÷ 10 24,56 24.60 24,56 23,21 23,35<br />
10 ÷ 20 21,68 22,91 22,23 22,09 21,71<br />
20 ÷ 45 20,54 21,44 20,54 21,27 20,18<br />
≥ 45 6,45 3,87 5,70 4,84 6,93<br />
Kết quả phân tích TSS trong mẫu nước thải trước và sau khi xử lý được trình bày ở<br />
hình 2.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Tổng TSS của các mẫu nước thải trước và sau xử lý với<br />
tổng TSS đầu vào khác nhau.<br />
Kết quả trên cho thấy xử lý nước thải bằng hệ chất keo tụ và trợ lắng (PAC và PAA) ở<br />
điều kiện thí nghiệm cho hiệu suất cao. Ở tất cả các mẫu đã thí nghiệm, hiệu suất xử lý đều<br />
đạt ~99%. Ở cùng quy trình xử lý và các điều kiện về nồng độ hóa chất và thời gian xử lý,<br />
khi TSS ban đầu trong nước thải càng cao thì TSS của mẫu nước thải sau xử lý cao và<br />
không đạt tiêu chuẩn để tái sử dụng trong quá trình mài hoàn thiện đá ốp lát (tiêu chuẩn<br />
yêu cầu TSS ≤ 80 mg/l). Kết quả này do khi TSS trong nước thải lớn, cần sử dụng hàm<br />
lượng lớn chất xử lý bao gồm chất keo tụ và chất trợ lắng và thời gian xử lý kéo dài để các<br />
bông keo có đủ thời gian để lắng. Trong điều kiện thí nghiệm ở mục này, với hàm lượng<br />
chất keo tụ PAC là 100 mg/l và PAA là 1,5 mg/l phù hợp với TSS đầu vào của hai mẫu<br />
nước thải D1 và D2 với hàm lượng chất rắn đầu vào tương ứng là 6500; 7800 mg/l.<br />
3.3. Ảnh hưởng của hàm lượng TSS đến độ bóng bề mặt đá khi tái sử dụng nước thải<br />
trong quá trình mài<br />
TSS trong nước tuần hoàn (nước thải sau xử lý) ảnh hưởng rất lớn đến khả năng gia<br />
công mài hoàn thiện sản phẩm đá ốp lát nhân tạo. Ảnh hưởng của một số mẫu nước sau xử<br />
lý có hàm lượng chất rắn lơ lửng khác nhau đến độ bóng của một loại sản phẩm đá ốp lát<br />
nhân tạo sau khi mài hoàn thiện ở cùng chế độ và thời gian gia công mài như nhau, các<br />
mẫu nước có 100% kích thước hạt ≤ 45 µm.<br />
Từ kết quả trên hình 3 nhận thấy khi hàm lượng chất rắn lơ lửng trong mẫu nước sử<br />
dụng để gia công mài hoàn thiện đá ốp lát nhân tạo tăng cao thì độ bóng của sản phẩm có<br />
xu hướng giảm. Điều này được giải thích do hàm lượng chất rắn lơ lửng trong mẫu nước<br />
cao, trong quá trình mài sẽ làm giảm hiệu suất mài của đá mài, đặc biệt là ở giai đoạn mài<br />
bóng. Hàm lượng chất rắn trong nước mài lớn còn gây nguy cơ xước bề mặt sản phẩm, do<br />
đó độ bóng của bề mặt sản phẩm đá ốp lát giảm.<br />
<br />
<br />
8 C.T. Dũng, Đ.Q. Thức, P. Thảo, “Ảnh hưởng của chất rắn lơ lửng … sản xuất đá nhân tạo.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
55 52 51<br />
Độ bóng, GU 50<br />
48<br />
50 46<br />
<br />
45<br />
<br />
40<br />
74,3 96,5 160,2 195,8 232,5<br />
Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng của mẫu nước<br />
mài, mg/l<br />
Hình 3. Ảnh hưởng của hàm lượng cặn lơ lửng của nước sau xử lý đến độ bóng của<br />
sản phẩm đá ốp lát sau khi mài.<br />
3.4. Ảnh hưởng của kích thước hạt chất rắn lơ lửng đến khả năng xử lý nước thải<br />
Thí nghiệm xử lý các mẫu nước thải M1-M5 có phân bố kích thước hạt khác nhau<br />
tương ứng với W1-W5 được trình bày ở bảng 1. TSS trong các mẫu nước thải có giá trị<br />
xấp xỉ nhau là 9200 mg/l. Hàm lượng chất keo tụ PAC để xử lý các mẫu nước thải lựa<br />
chọn là 100 mg/l; hàm lượng chất trợ lắng PAA được lựa chọn là 1,5 mg/l.<br />
Kết quả phân tích TSS trong mẫu nước thải sau xử lý được trình bày ở hình 4.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Ảnh hưởng của kích thước hạt chất rắn lơ lửng đến hàm lượng chất rắn của nước<br />
thải sau xử lý.<br />
Kết quả trên hình 4 cho thấy hiệu suất xử lý nước thải của quá trình xử lý đã lựa chọn ở<br />
mức cao từ 98,25 ÷ 99,28%, tuy nhiên, khi trong mẫu nước thải có chứa tỷ lệ các hạt chất<br />
rắn lơ lửng có kích thước hạt mịn lớn (kích thước hạt ≤ 1 µm), khi đó hiệu suất xử lý nước<br />
thải giảm.<br />
Kích thước hạt chất rắn lơ lửng ban đầu có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước sau<br />
xử lý, đặc biệt là TSS có kích thước hạt ≤ 1,0 m. Ở mẫu M1 và M2, với tỷ lệ hạt chất rắn<br />
lơ lửng có kích thước nằm trong dải 0,1 ÷ 1,0 m thấp (tỷ lệ dải hạt tương ứng là 12,59 và<br />
18,83%), nước thải sau xử lý có TSS thấp, TSS của hai mẫu nước sau xử lý lần lượt là<br />
65,35 và 72,18 mg/l, đạt yêu cầu về hàm lượng chất rắn lơ lửng của nước sau xử lý để tái<br />
sử dụng trong quá trình sản xuất đá ốp lát. Khi tỷ lệ chất rắn lơ lửng có dải hạt 0,1 ÷ 1,0<br />
m tăng lên 26,67% ở mẫu M3, nước thải sau xử lý có TSS tăng kên 96,3 mg/l. Hai mẫu<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CBES2, 04 - 2018 9<br />
Hóa học & Môi trường<br />
nước thải trước xử lý M4 và M5 với tỷ lệ dải hạt 0,1 ÷ 1,0 m tương ứng là 34,19 và<br />
45,68%, hàm lượng chất rắn của mẫu nước sau xử lý ở tăng lên mức cao, lần lượt là 123,8<br />
và 160,2 mg/l. Đối với mẫu nước thải có kích thước hạt chất rắn lơ lửng lớn, chúng dễ<br />
dàng lắng với tốc độ nhanh nên ở cùng tỷ lệ hóa chất xử lý và thời gian xử lý, mẫu nước<br />
sau xử lý có thể đạt được TSS thấp. Ngược lại, nếu kích thước hạt nhỏ thì tốc độ lắng của<br />
các hạt giảm, do đó TSS trong nước sau xử lý ở mức cao.<br />
3.5. Ảnh hưởng của kích thước hạt chất rắn lơ lửng đến độ bóng bề mặt đá khi tái sử<br />
dụng nước thải trong quá trình mài<br />
Kích thước hạt chất rắn lơ lửng trong nước sử dụng trong quá trình mài (nước thải đã<br />
qua xử lý) có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bề mặt của sản phẩm đá ốp lát sau khi<br />
mài hoàn thiện. Kích thước hạt càng lớn, bề mặt đá càng khó đạt độ bóng cao và nguy cơ<br />
bị xước bề mặt rất lớn. Trong phần này, ảnh hưởng của kích thước hạt chất rắn lơ lửng<br />
trong nước thải sau xử lý, sử dụng trong gia công mài hoàn thiện sản phẩm đá đến độ bóng<br />
bề mặt sản phẩm đá ốp lát nhân tạo đã được khảo sát. TSS của các mẫu nước sau xử lý là<br />
74,3 mg/l; phân bố kích thước hạt chất rắn lơ lửng của các mẫu nước sau xử lý được trình<br />
bày ở bảng 3.<br />
Bảng 3. Sự phân bố kích thước hạt của các mẫu nước sau xử lý.<br />
Tỷ lệ, %<br />
Phân bố kích thước hạt, m<br />
M1 M2 M3<br />
0,1 ÷ 1,0 50,56 38,8 22,65<br />
1,0 ÷ 10 28,35 29,52 24,54<br />
10 ÷ 20 21,09 19,33 21,68<br />
20 ÷ 45 0 12,35 20,33<br />
≥ 45 0 0 10,80<br />
<br />
Độ bóng bề mặt sản phẩm đá khi sử dụng 3 loại mẫu nước trong quá trình gia công<br />
mài hoàn thiện M1, M2 và M3 (Bảng 3) được trình bày ở hình 5.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Ảnh hưởng của sự phân bố kích thước hạt chất rắn lơ lửng đến độ bóng của bề<br />
mặt sản phẩm đá sau khi mài hoàn thiện.<br />
Kết quả trên hình 5 cho thấy kích thước hạt chất rắn lơ lửng trong mẫu nước mài lớn<br />
sẽ làm giảm độ bóng của bề mặt sản phẩm đá ốp lát nhân tạo. Ngoài ra, hiện tượng bề mặt<br />
bị xước cũng tăng lên khi sử dụng mẫu nước mài có kích thước hạt lớn. Do đó, nước thải<br />
sau xử lý cần phải đảm bảo yêu cầu về chỉ tiêu kích thước hạt chất rắn lơ lửng khi sử dụng<br />
trong quá trình mài hoàn thiện sản phẩm đá. Trong 03 mẫu nước trên, hai mẫu M1 và M2<br />
đạt yêu cầu để sử dụng trong quá trình mài hoàn thiện đá ốp lát nhân tạo. Như vậy, kích<br />
thước của các hạt chất rắn lơ lửng trong mẫu nước thải sau xử lý phải đạt yêu cầu 100%<br />
kích thước hạt lớn nhất ≤ 45 µm.<br />
<br />
<br />
10 C.T. Dũng, Đ.Q. Thức, P. Thảo, “Ảnh hưởng của chất rắn lơ lửng … sản xuất đá nhân tạo.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Nước thải từ quá trình mài sản phẩm đá ốp lát nhân tạo đã được nghiên cứu các đặc<br />
điểm như hàm lượng chất rắn lơ lửng và kích thước hạt chất rắn lơ lửng và ảnh hưởng của<br />
các đặc điểm này đến hiệu quả xử lý nước thải theo phương pháp keo tụ kết hợp với<br />
phương pháp lắng cũng như khả năng tái sử dụng nước thải sau xử lý.<br />
Sau 30 phút xử lý nước thải với tỷ lệ PAC:PAA = 100:1,5 (mg/l) thì nước thải các giai<br />
đoạn mài bóng với hàm lượng TSS ≤ 7800 mg/l có thể được tái sử dụng làm nước tuần<br />
hoàn khi 100% chất rắn lơ lửng sau xử lý có kích thước ≤ 45 µm.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Viện Công nghệ môi trường, “Sổ tay công nghệ xử lý nước thải công nghiệp” (2009).<br />
[2]. Trần Hiếu Nhuệ, “Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp”, Nhà xuất bản Khoa<br />
học và Kỹ thuật (1998).<br />
[3] Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga, “Giáo trình công nghệ xử lý nước thải”, Nhà xuất bản<br />
Khoa học và Kỹ thuật (2006).<br />
[4]. Trịnh Thị Thanh, Trần Yêm, Đồng Kim Loan, “Giáo trình công nghệ môi trường”,<br />
Nhà xuất Bản Đại học Quốc Gia Hà Nội (2002).<br />
[5]. Fayza A. Nasr, Hala S. Doma, Hisham S. Abdel-Halim, Saber A. El-Safai, “Chemical<br />
Industry Wastewater Treatment”, TESCE, Vol. 30, No.2 (2004), pp. 1183-1205.<br />
[6]. Tài liệu của hãng Breton (2008): “Tiêu chuẩn nước tuần hoàn sử dụng trong quá trình<br />
mài hoàn thiện sản phẩm đá ốp lát nhân tạo”.<br />
[7]. N. Careddu, G. A. Dino, “Reuse of residual sludge from stone processing: differences<br />
and similarities between sludge coming from carbonate and silicate stones—Italian<br />
experiences”, Environmental Earth Sciences, Vol. 75 (2016), pp. 1075.<br />
ABSTRACT<br />
EFFECT OF SUSPENDED SOLIDS ON THE ABILITY OF REUSING WASTE<br />
WATER FROM POLISHING PROCESSES IN MARBBLE MANUFACTURE<br />
Large amount of waste water containing suspended solid is released from<br />
polishing proccesses in marble manufacture. The waste water was treated by<br />
flocculation method using PAC/PAA in order to reuse treated water for polishing<br />
processes. The amount of suspended solid as well as its size contribution in the<br />
waste water highly affect on the reuse ability of treated water. After 30 minutes of<br />
treatment using PAC:PAA = 100:1.5 (mg/L), the waste water of fine polishing<br />
process containing TSS ≤ 7800 mg/L could be resued in case of 100% suspended<br />
solid having the size ≤ 45 µm.<br />
Keywords: Waste water reuse; Surface polishing; TSS.<br />
<br />
Nhận bài ngày 06 tháng 02 năm 2018<br />
Hoàn thiện ngày 08 tháng 03 năm 2018<br />
Chấp nhận đăng ngày 02 tháng 04 năm 2018<br />
1<br />
Địa chỉ: Bộ môn Hóa, Khoa Khoa học Cơ bản, Trường đại học Mỏ - Địa chất;<br />
2<br />
PTN Hóa môi trường, Khoa Hóa học, Trường đại học KHTN – ĐHQGHN.<br />
*<br />
Email: congtiendung@humg.edu.vn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CBES2, 04 - 2018 11<br />