YOMEDIA
ADSENSE
Ảnh hưởng của ChatGPT đến kết quả học tập của sinh viên
19
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết "Ảnh hưởng của ChatGPT đến kết quả học tập của sinh viên" sẽ cho ta cái nhìn bao quát về ChatGPT công nghệ AI được huấn luyện bởi công ty OpenAI cũng như những mặt tích cực và tiêu cực của ChatGPT mang lại cho các bạn sinh viên trong học tập và cách để sử dụng ChatGPT một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ảnh hưởng của ChatGPT đến kết quả học tập của sinh viên
- ẢNH HƯỞNG CỦA CHATGPT ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN Phạm Ngọc Đức*, Huỳnh Thị Kim Hương, Trần Thị Ngọc Diễm, Võ Thị Thu Danh Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Văn Hậu TÓM TẮT ChatGPT hiện đang tạo nên làn sóng lớn trong cộng đồng sinh viên đặc biệt là việc ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên. ChatGPT giúp tìm kiếm thông tin nhanh và linh hoạt hơn. Thực trạng hiện nay ChatGPT đang ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực đến nhiều ngành nghề trong đó có ngành giáo dục. Qua bài báo này sẽ cho ta cái nhìn bao quát về ChatGPT công nghệ AI được huấn luyện bởi công ty OpenAI cũng như những mặt tích cực và tiêu cực của ChatGPT mang lại cho các bạn sinh viên trong học tập và cách để sử dụng ChatGPT một cách hiệu quả nhất. Từ những thông tin tổng hợp đó sẽ đưa ra cái nhìn khách quan về ChatGPT cũng như là tiềm năng phát triển của nó trong việc học tập của sinh viên. Từ khóa: AI, công nghệ, ChatGPT, dữ liệu, học tập 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thời gian gần đây, các công cụ AI như ChatGPT đang thu hút sự quan tâm của cả thế giới. Đây là một chương trình có thể đưa ra câu trả lời cho các yêu cầu của người dùng một cách tự động dựa vào kho dữ liệu khổng lồ mà nó được cung cấp. Tuy hiện tại công cụ này chưa được cung cấp chính thức tại Việt Nam nhưng nó đặt ra nhiều vấn đề hơn là giải quyết vấn đề. Nhiều ngành nghề như báo chí, giáo dục, thiết kế đồ họa hay phần mềm, các công việc phổ thông không yêu cầu kĩ năng tay nghề cao sẽ có khả năng phải đối mặt với nguy cơ bị thay thế hoặc phải thay đổi cách hoạt động bởi trí tuệ nhân tạo. Tuy vậy, hiện ChatGPT vẫn chỉ đưa ra kết quả cho người dùng dựa trên dữ liệu sẵn có, điều này đồng nghĩa với việc nếu dữ liệu sai thì câu trả lời cũng sẽ sai, khả năng tư duy và sáng tạo, kinh nghiệm làm việc thực tế cũng như sáng tạo được tích lũy qua quá trình học tập và làm việc là khả năng của con người mà máy móc chưa thể mô phỏng được hoặc có thì cũng rất hạn chế. Vậy ChatGPT là gì? Thực trạng của ChatGPT hiện nay tại sao lại ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên? Những mặt tích cực và tiêu cực của ChatGPT đến việc học tập của sinh viên? Làm sao để sử dụng ChatGPT một cách hiệu quả nhất và biến nó thành công cụ tốt cho học tập và công việc? 2. TỔNG QUAN VỀ CHATGPT Theo Vũ Linh (2023), ChatGPT là công cụ hỏi đáp tự động được phát triển bởi công ty công nghệ OpenAI thông qua tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI). Cơ bản nó có thể trả lời và giải quyết hết các vấn đề 846
- trong cuộc sống của chúng ta. Và đặc biệt, điều khiến nó tuyệt vời là liên tục học hỏi, liên tục cập nhật dữ liệu để ngày càng tốt hơn và nó tự định nghĩa mình là trợ lí cho bạn và giúp bạn trở nên tốt hơn. Chat GPT sở hữu một hệ thống văn bản bao gồm 8 triệu tài liệu và hơn 10 tỉ từ. Nhờ khối lượng dữ liệu khổng lồ này, Chat GPT sẽ xử lí một lượng lớn văn bản và thực hiện các thao tác xử lí, sắp xếp ngôn ngữ tự nhiên, từ đó tạo ra văn bản mới mạch lạc và trôi chảy hơn con người (Nguyễn Minh, 2023). Theo Nguyễn Cúc (2023), ChatGPT là một công cụ hỗ trợ quan trọng trong công việc và học tập giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả. Với tìm năng phát triển đáng kể trong tương lai, ChatGPT có thể trở thành công nghệ tiên tiến nhất để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nếu bạn muốn nâng cao hiệu quả học tập và làm việc của mình thì hãy sử dụng ChatGPT để có trải nghiệm tuyệt vời và nhanh chóng đạt được mục tiêu của mình. Khi hiểu được và ứng dụng đúng cách ChatGPT thực sự là một công nghệ đắc lực giúp đỡ cho cả người dạy và học. Đối với người học ChatGPT là một trợ lý hoàn hảo cụ thể ChatGPT có khả năng cung cấp các tài liệu nghiên cứu chuyên sâu tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng điều mà trước đây người học phải tốn rất nhiều thời gian mới có thể tổng hợp được từ nhiều nguồn khác nhau. Về phía người dạy thời gian soạn giáo án, giải đáp thắc mắc, nhận xét kết quả học tập của sinh viên sẽ được rút ngắn hơn rất nhiều với sự giúp đỡ của ChatGPT. Còn đối với nhà trường đưa ChatGPT vào trong giáo dục góp phần giảm bớt khối lượng công việc tăng năng suất hiệu quả và chất lượng. Theo Nam Du (2023), Tại buổi tọa đàm, Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam, người sáng lập FUNiX cho rằng, ChatGPT là sự chứng nhận về mục tiêu cuối cùng của đào tạo, đó là người học phải tự học, quan trọng nhất là phải đưa ra những câu hỏi. Lâu nay, người học thường sợ hỏi, không dám hỏi, trong khi đó ChatGPT cho phép người học hỏi mà bỏ qua nỗi sợ đó. Như vậy, ChatGPT không đe doạ giáo dục mà nó đi đúng bản chất của giáo dục. Học tập là một hành trình tìm tòi khám phá tri thức và thử nghiệm để chinh phục những giới hạn khó. Nếu như việc này quá dễ dàng được đáp ứng bởi công cụ của trí tuệ nhân tạo thì sẽ chẳng còn gì thú vị mà hãy coi như đó chỉ là công cụ để hỗ trợ cho quá trình học tập nhanh chóng và ít tốn công sức thời gian hơn so với cách truyền thống. Qua đó, các sinh viên sẽ luôn tự tin và tự chủ trong quá trình bước vào tương lai. 3. TỔNG QUAN CHUNG ẢNH HƯỞNG CỦA CHATGPT ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN Tính đến hiện tại, ChatGPT đã vượt qua mốc 10 triệu người dùng/ngày theo công bố của OpenAI, vượt xa tốc độ tăng trưởng nhanh khi xuất hiện của các ứng dụng mạng xã hội như Facebook – mạng xã hội lớn nhất thế giới, Instagram – mạng xã hội hình ảnh đình đám. Dựa theo thống kê của Similarweb, Website của OpenAI có hơn 304 triệu lượt truy cập trong tháng 12/2022, tăng hơn 1.500% so với tháng trước đó. Cụ thể theo Gia Minh (2023) "ChatGPT vượt mốc 10 triệu người dùng hằng ngày sau 40 ngày ra mắt chính thức. Trong khi Instagram mất 355 ngày để đạt được 10 triệu người dùng đăng ký". Tại Việt Nam, cụm từ “ChatGPT”, “OpenAI” đã lọt top từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất cuối năm 2022 và đầu năm 2023. Ngoài ra, chương trình này cũng trở thành chủ đề được đề cập phổ biến trên các trang mạng xã hội Facebook, Twitter, Reddid. ChatGPT đang dần tiến vào ngành giáo dục dễ thấy nhất đó là nó thay đổi cách sinh viên làm các bài tập nhóm, các bài luận, bài báo... thay vì phải dành thời gian để tìm các nội dung, thông tin thì nay chỉ cần 847
- đưa câu hỏi cho ChatGPT và nó sẽ trả lại kết quả tốt nhất mà nó có thể từ đó tiết kiệm thời gian, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập và điểm số của sinh viên. Châu Nguyên (2023) cho rằng: Bất kỳ ai cũng có thể tương tác với Chat GPT thông qua trình duyệt internet. Bạn nhập câu hỏi hoặc lệnh và Chat GPT sẽ trả lời (hầu hết mọi thứ). Các chuyên gia cảnh báo rằng "GPT có thể giúp sinh viên đạo văn, viết bài báo khoa học, làm tiểu luận.... một cách miễn phí. Nếu sinh viên ngừng học cách tự làm bài tập và sử dụng Chat GPT để hỗ trợ thì, họ có thể trở nên "cực kỳ kém cỏi”. Vĩnh Ngọc (2023) cho biết là mới đây nhà cung cấp khóa học trực tuyến Study.com đã thực hiện khảo sát với 1.000 sinh viên trên 18 tuổi ở Mỹ về việc sử dụng ChatGPT. Các câu trả lời khiến người thực hiện khảo sát ngỡ ngàng khi 48% người được hỏi thú nhận rằng họ đã từng sử dụng ChatGPT để hoàn thành bài kiểm tra hoặc bài tập. Hơn 50% người được hỏi cho biết họ đã sử dụng ChatGPT để viết một bài luận, trong khi 22% thừa nhận đã yêu cầu ChatGPT viết đề cương. Từ đó, có thể thấy rằng ChatGPT đang gây nên thực trạng kết quả ảo, điểm số ảo, và kiến thức ảo vô hình chung khiến việc học tâp của sinh viên không còn là quá trình tiếp thu và vận dụng kiến thức học được mà chỉ phụ thuộc vào các công cụ như ChatGPT khiến cho việc học như không học. Tuy nhiên, điểm yếu lớn nhất của ChatGPT là có thể những thông tin nó trả lại không hoàn toàn đúng sự thật, điều đó là không thể tránh khỏi vì dù sao ChatGPT cũng chỉ là một chương trình được lập trình sẵn và làm theo những gì được lập trình là tiếp nhận, tổng hợp và để đưa ra thông tin gần nhất với yêu cầu của người dùng. Khối lượng thông tin của Chat GPT là rất lớn nên không thê đảm bảo toàn bộ thông tin đã được chọn lọc, kiểm chứng và xác thực. Đình Trung (2023) cho rằng, không thể phủ nhận những trải nghiệm tốt mà ChatGPT đem lại. Tuy nhiên, bạn trẻ cũng cần cẩn trọng khi sử dụng chương trình AI này. Mới đây, trên một bài đăng trên mạng xã hội, nhiều người giật mình khi tác phẩm “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố bị nhầm lẫn là sáng tác của Nguyễn Hữu Trí. Sinh viên hiện nay không thể phủ nhận sự phủ sóng cũng như tính thông minh của ChatGPT. Tuy nhiên, bất cứ công nghệ nào cũng có mặt tích cực và tiêu cực đây cũng chính là một thử thách khiến các bạn sinh viên phải chủ động hơn trong thời đại, nắm bắt, ứng dụng một cách thật hiệu quả các mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của ChatGPT. Để có thê sử dụng ChatGPT một cách hợp lý, hiệu quả để khiến ChatGPT trở thành một trong những công cụ đắc lực giúp việc học của sinh viên trở nên dễ dàng, dễ tiếp thu kiến thức từ đó nâng cao kĩ năng của bản thân, ngày càng hoàn thiện bản thân. 4. MẶT TÍCH CỰC CỦA CHATGPT 4.1 Giúp học tập dễ dàng Một trong những lợi ích đầu tiên có thể kể đến của ChatGPT là có thể ứng dụng trong học tập đó là giúp sinh viên tìm kiếm thông tin và các tài liệu tham khảo một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và công sức hơn so với việc tìm kiếm thông thường. Theo quan điểm của Minh Sơn (2023), ChatGPT là một chatbot có khả năng trả lời một cách logic, có chiều sâu và cực kỳ trôi chảy cho các câu hỏi phức tạp. 4.2 Học không giới hạn Việc học với ChatGPT là không giới hạn về không gian, thời gian, có thể học ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào. Sinh viên có thể tiếp tục học và nâng cao vốn kiến thức của bản thân mỗi ngày bằng việc tìm hiểu những kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: marketing, code, content, .... ChatGPT cũng có thể hỗ 848
- trợ giải quyết một số vấn đề về học tập, đời sống và đưa ra lời khuyên cho những thắc mắc xoay quanh đến vấn đề việc làm, tương lai… 4.3 Cơ hội giao tiếp với hệ thống AI Đặc biệt, ChatGPT tạo cơ hội cho sinh viên giao tiếp với một hệ thống AI, giúp sinh viên cải thiện và nâng cao kỹ năng giao tiếp với người máy, máy học từ đó nâng cao kỹ năng giao tiếp và làm chủ các hệ thống công nghệ thông tin phức tạp khác trong tương lai. Theo Hoàng Nam (2023) thì ChatGPT không trả lời người dùng giống như cách hai người trò chuyện với nhau – một người đặt câu hỏi và người còn lại phản hồi bằng thông tin họ biết. Thay vào đó, khi nhận được một từ hoặc một đoạn văn bản đầu vào, dựa trên xác suất thống kê, nó sẽ chọn ra những từ có thể tiếp nối vào văn bản đó một cách trôi chảy và trông giống ngôn ngữ của con người nhất có thể. 5. MẶT TIÊU CỰC CỦA CHATGPT 5.1 Thông tin chưa được kiểm chứng Bên cạnh những mặt tích cực của ChatGPT, cần chú ý những mặt trái như: Vì ChatGPT là phần mềm được lập trình sẵn, cập nhật dữ liệu lớn, nên không phải lúc nào cũng cung cấp thông tin chính xác. Quốc Ngọc (2023) cho rằng, người dùng cần phải kiểm tra chắc chắn rằng thông tin được ChatGPT cung cấp là phù hợp với nền tảng học tập của mình. 5.2 Gian lận, đạo văn, vi phạm bản quyền ChatGPT có thể hỗ trợ tạo nội dung, với khả năng tạo ra các đoạn văn, thơ, tiểu luận khá mạch lạc trong thời gian ngắn, ChatGPT tạo nên mối lo ngại về đạo văn hay gian lận của sinh viên trong học tập (Đinh Trường, 2023). Nội dung do ChatGPT viết thuộc danh mục nội dung được tạo tự động, điều này có thể dẫn đến hình phạt thủ công như vi phạm bản quyền, đạo văn, .... 5.3 Giảm sự sáng tạo, sự khác biệt Về lý thuyết, ChatGPT có thể tạo ra những bài viết giới thiệu, email, các bài post quảng cáo tới mọi người với nội dung ở mức ổn. Tuy nhiên khi người dùng tạo nội dung bằng ChatGPT, câu trả lời sẽ chỉ cung cấp thông tin máy móc và chung chung, không có sự sáng tạo, khác biệt trong câu chữ cũng như nội dung, thiếu tính cá nhân hoá bởi ChatGPT viết, sáng tạo dựa theo những dữ liệu được lập trình và định sẵn, nên sẽ không có sự sáng tạo và chất riêng của mỗi người như con người. Hiện nay, ChatGPT chưa được cung cấp chính thức ở một số quốc gia trong đó điển hình là Việt Nam. Do vậy xuất hiện tình trạng mua bán dùng chung một tài khoản ChatGPT cho nhiều người. Quốc Ngọc (2023) cho rằng, tình trạng dùng chung tài khoản ChatGPT cũng hết sức nguy hại. Nó sẽ xảy ra tình huống người sử dụng sau sẽ nhận được câu trả lời theo định hướng của người dùng trước. Nội dung khi đó sẽ không còn mang tính cá nhân của ai nữa và khả năng đưa ra thông tin không chính xác. “Các cuộc trao đổi đều sẽ lưu lại trong lịch sử chatbot. Vì vậy, khi share tài khoản với nhau, người dùng có thể để lộ một số thông tin nhạy cảm được lưu lại”. 6. GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CHATGPT HIỆU QUẢ TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN 6.1 Tìm các bài giảng, bài tập, tài liệu tham khảo cho các môn học 849
- ChatGPT có thể được dùng để tạo ra các bài tập, bài kiểm tra và các câu hỏi trắc nghiệm tự động. Từ đó, có thể giúp sinh viên có thể tăng khả năng giải quyết các bài tập, ghi nhớ các kiến thức một cách dễ dàng hơn (Nguyễn Cúc, 2023). ChatGPT còn có thể giúp tìm kiếm các bài giảng từ các giảng viên hay các tài liệu tham khảo cho các bài tiểu luận, khóa luận, ... giúp sinh viên thuận tiện và dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm thông tin. 6.2 Hỗ trợ học tập trực tuyến Ngân (2023) cho rằng, với ChatGPT một học sinh thay vì phải làm bài tập về nhà mất cả buổi tối nay chỉ cần 15 phút đã có thể hoàn thành. Sinh viên, đặc biệt là với lĩnh vực khoa học xã hội có thể trả lời khá đầy đủ các bài luận khi sử dụng trí tuệ nhân tạo ChatGPT. Cùng với đó sinh viên có thể sử dụng ChatGPT để tương tác với các trang web học tập trực tuyến và phản hồi với các câu hỏi, bài tập và các giáo viên tự động là các AI. Từ đó có thể học mọi lúc mọi nơi, mọi lĩnh vực chỉ cần 1 thiết bị có kết nối internet. 6.3 Phát triển khả năng tự học ChatGPT có thể giúp các bạn sinh viên cải thiện vốn từ vựng, ngữ pháp cho các môn ngoại ngữ, các cách giải cho các môn liên quan đến toán học hay các thông tin cho các môn nghiên cứu khoa học xã hội. Sinh viên có thể tự tìm hiểu và trau dồi mà không nhất thiết phải đến các lớp học thêm vì thông tin đã có thể dễ dàng tìm kiếm. Theo Nguyên Chương (2023), hiện nay đã có nhiều công nghệ AI, như trình kiểm tra ngữ pháp và chính tả, hay tìm kiếm câu trả lời cũng như thông tin từ trên mạng. Sinh viên cũng cần phải làm như vậy để đạt được hiệu quả khi dùng ChatGPT. 6.4 Sử dụng có trách nhiệm Điều cuối cùng cũng là quan trọng nhất hãy sử dụng ChatGPT để cải thiện chứ không phải làm thay việc học của mình. Với suy nghĩ này, AI có thể hữu ích nếu chúng ta đang tìm kiếm sự hỗ trợ. Nhưng trong bất kỳ tình huống nào, đừng quá tin tưởng vào máy móc bởi nó có thể phản hồi với thông tin không chính xác. 7. KẾT LUẬN Việc ChatGPT ra mắt như một đột phá mới về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và cũng là chủ đề hot thuộc top tìm kiếm gần đây trên mạng xã hội. ChatGPT có khả năng giải đáp những thắc mắc của chúng ta chỉ trong vài giây nhưng chưa hẳn tất cả thông tin mà nó đưa ra là hoàn toàn chính xác. Thế nhưng số liệu chỉ số lượng người đã và đang sử dụng ChatGPT hiện nay không phải là con số nhỏ vì vậy cần có phương pháp sử dụng nó thích hợp để không mắc phải sai lầm lớn. Muốn để lĩnh vực trí tuệ nhân tạo nói chung hay ChatGPT nói riêng phát triển tích cực một cách mạnh mẽ hơn nữa thì mỗi cá nhân chúng ta cần tự ý thức hơn về việc sử dụng ChatGPT theo hướng tích cực chứ không phụ thuộc và lạm dụng nó. Để làm được như thế chúng ta hãy biến ChatGPT thành một công cụ đắc lực trong quá trình giảng dạy và học tập cho sinh viên giúp nâng cao hiệu quả học tập nhưng đừng bị động và quá phụ thuộc vào nó. Sinh viên hãy sử dụng Chat GPT như là một công cụ trợ giúp trong quá trình học tập và nâng cao kĩ năng của bản thân để hiệu quả của ChatGPT được phát huy nhất có thể. Từ đó góp một phần giúp biến ChatGPT thành một công cụ đắc lực cho ngành giáo dục và cho quá trình học tập của sinh viên. Để có thể làm chủ công nghệ chứ không phải làm nô lệ phụ thuộc vào công nghệ. Trong bất kỳ tình huống nào, đừng quá 850
- tin tưởng vào máy móc vì suy cho cùng máy móc cũng chỉ là máy móc vẫn chưa có những đặc điểm đặc trưng riêng như của con người. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cao đẳng FPT Polytechnic Hà Nội (2023). “Làn gió mới” ChatGPT liệu có hữu ích với sinh viên ngành Marketing?. Được lấy từ "Làn gió mới" ChatGPT liệu có hữu ích với sinh viên ngành Marketing? (fpt.edu.vn). Truy cập ngày 03/04/2023 2. Nguyễn Cúc (2023). Ứng dụng của ChatGPT trong thực tiễn học tập. Được lấy từ Ứng dụng của ChatGPT trong thực tiễn học tập học sinh (funix.edu.vn). Truy cập ngày 03/04/2023 3. Nguyên Chương (2023). Chatbot ChatGPT tác động giáo dục thế nào?. Được lấy từ Chatbot ChatGPT tác động giáo dục thế nào? - VnExpress. Truy cập ngày 03/04/2023 4. Nam Du (2023). Ngành giáo dục bàn chuyện: Xuất hiện ChatGPT. sinh viên có cần làm bài luận?. Được lấy từ Ngành giáo dục bàn chuyện: Xuất hiện ChatGPT. sinh viên có cần làm bài luận? (kinhtedothi.vn). Truy cập ngày 03/04/2023 5. Vũ Linh (2023). Chat GPT là gì? Chat GPT có thay thế được con người không?. Được lấy từ Chat GPT là gì? Chat GPT có thay thế được con người không? (dnse.com.vn). Truy cập ngày 03/04/2023 6. Gia Minh (2023). ChatGPT vượt xa Instagram. 10 triệu người dùng hằng ngày chỉ sau 40 ngày ra mắt. Được lấy từ ChatGPT vượt xa Instagram. 10 triệu người dùng hằng ngày chỉ sau 40 ngày ra mắt - Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn). Truy cập ngày 03/04/2023 7. Hoàng Nam (2023). ChatGPT chưa thể giúp gì nhiều cho giáo dục. Được lấy từ ChatGPT chưa thể giúp gì nhiều cho giáo dục (khoahocphattrien.vn). Truy cập ngày 03/04/2023 8. D. Ngân (2023). ChatGPT trong giáo dục: Cách thích ứng tốt nhất là hiểu và ứng dụng. Được lấy từ ChatGPT trong giáo dục: Cách thích ứng tốt nhất là hiểu và ứng dụng (baodautu.vn). Truy cập ngày 03/04/2023 9. Quốc Ngọc (2023). “Cơn sốt” ChatGPT và những hệ lụy. Được lấy từ “Cơn sốt” ChatGPT và những hệ lụy - Báo Phụ Nữ (phunuonline.com.vn). Truy cập ngày 03/04/2023 10. Châu Nguyên (2023). Chat GPT sẽ ảnh hưởng như thế nào tới ngành giáo dục đại học. Được lấy từ tạp chí phổ biến pháp luật Việt Nam (phobienphapluat.vn). Truy cập ngày 03/04/2023 11. Minh Sơn (2023). ChatGPT: 'Cú hích' cho sự phát triển AI tại thị trường Việt Nam. Được lấy từ ChatGPT: 'Cú hích' cho sự phát triển AI tại thị trường Việt Nam | Công nghệ | Vietnam+ (VietnamPlus). Truy cập ngày 03/04/2023 851
- 12. Đình Trung (2023). ChatGPT làm mưa làm gió trong giới trẻ. Được lấy từ ChatGPT làm mưa làm gió trong giới trẻ (tuoitrethudo.com.vn). Truy cập ngày 03/04/2023 13. Đinh Trường (2023). Hiện tượng công nghệ ChatGPT. Được lấy từ Hiện tượng công nghệ ChatGPT (nhandan.vn). Truy cập ngày 03/04/2023 14. Nguyễn Minh (2023). Chat GPT - Sự đột phá về công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Được lấy từ Chat GPT - Sự đột phá về công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo (tapchinganhang.gov.vn). Truy cập ngày 27/04/2023 852
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn