Ảnh hưởng của chuyển đổi số trong việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 6
download
Bài viết "Ảnh hưởng của chuyển đổi số trong việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay" đề cập đến ảnh hưởng của chuyển đổi số trong xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ảnh hưởng của chuyển đổi số trong việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 10. ẢNH HƯỞNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG VIỆC XÂY DỰNG NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TS. Đào Trường Thành* Tóm tắt Ngày nay, cùng với tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) tới đời sống kinh tế - xã hội, hoạt động giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đang đối mặt với nhiều thách thức to lớn. Nguồn nhân lực và lao động ngày càng phải năng động hơn, sáng tạo hơn, làm chủ công nghệ tốt hơn để đáp ứng với các yêu cầu mới. Người lao động không chỉ khả có năng đáp ứng trong các lĩnh vực chuyên môn mà còn phải làm chủ về công nghệ để đáp ứng được nhu cầu công việc của mình trong xu thế đó. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả đề cập đến ảnh hưởng của chuyển đổi số trong xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0; chuyển đổi số; giáo dục 4.0 1. CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Trong thời gian vừa qua, cuộc CMCN 4.0 đã làm thay đổi toàn bộ các hoạt động kinh tế, xã hội của loài người như: ứng dụng khoa học, kỹ thuật, đặc biệt là các sản phẩm mang tính công nghệ cao như: Internet vạn vật, trí thông minh nhân tạo, công nghệ robot, các hệ thống tích hợp, nhà máy thông minh, giao thông thông minh, phân tích dữ liệu lớn và giáo dục thông minh (Hình 1). Trước sự tác động mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại, mô hình giáo dục đại học cũng dần bị thay đổi, các mô hình truyền thống dần phải dịch chuyển sang mô hình hiện đại hơn, trong đó sự liên kết giữa nhà trường - nhà quản lý và doanh nghiệp trở thành tác nhân quan trọng nhất, các chương trình đào tạo sẽ dần chuyển dịch sang mô hình đổi mới và sáng tạo kết hợp với khởi nghiệp. Việc đào tạo hiện đại cần chuyển sang mô hình đào tạo theo nhu cầu thị trường. Trong các yếu tố của cuộc CMCN 4.0 thì yếu tố GD&ĐT luôn mang một vai trò quan trọng nhất. Hình 1 dưới đây mô tả các thành phần của giáo dục 4.0 trong xu thế mới. Theo đó, các yếu tố của giáo dục 4.0 được thể hiện qua các vấn đề như: hệ thống hỗ trợ đào tạo thông qua việc thực hành * Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 96
- CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ bằng các ứng dụng, đặc biệt là các ứng dụng ảo dựa trên công nghệ thông tin (CNTT). Việc ứng dụng CNTT, đặc biệt là thực tại ảo và thực tại tăng cường ngày càng phổ biến trong đời sống kinh tế, xã hội. Việc ứng dụng thực tại ảo hay thực tại tăng cường trong GD&ĐT đã và đang mang lại các hiệu quả cụ thể, người học có thể trực quan hóa các ứng dụng cũng như kiến thức một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các chương trình học được xây dựng và quản lý theo mô hình Module hóa và dự án hóa. Theo đó, người học có thể tiếp cận trực tiếp đến các môi trường hoạt động thực tế của cơ quan, tổ chức. Các chương trình được xây dựng cũng cho phép các cơ quan hay tổ chức tự xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với hoạt động của mình. Ngoài ra, ứng dụng trí thông minh nhân tạo đã và đang ngày càng có vai trò quan trọng trong các bài toán thực tế. Trong kỷ nguyên của kết nối vạn vật (IoT) và trí thông minh nhân tạo, việc đào tạo các vấn đề thuộc lĩnh vực này đang ngày càng trở nên cần thiết hơn lúc nào hết. Phạm vi của kết nối vạn vật và trí thông minh nhân tạo đang ngày càng rộng. Dựa trên các kỹ thuật này, trí thông minh nhân tạo giúp con người kiểm soát vạn vật dễ dàng và hiệu quả hơn. Thêm nữa, việc học được thực hiện không phân biệt thời gian/không gian/khoảng cách địa lý. Người học có thể sử dụng các kỹ thuật học tập từ xa và học tập thông minh để tự thực hiện việc học tập mà không cần quan tâm đến khoảng cách địa lý hay không gian/thời gian. Người học sẽ tự xây dựng các chương trình học phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình. Điều này cho phép cả người học và người dạy có thể chủ động đưa ra các tiến trình học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng. Vấn đề thi và đánh giá người học sẽ dần được hiện đại hóa theo hướng các kết quả học tập cần tiếp cận với nhu cầu thực tế của tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp. Các mô hình đánh giá không cần thi cuối khóa đã và đang trở nên phổ biến. Các yêu cầu về năng lực của cơ quan, đơn vị đào tạo sẽ là tiêu chí đánh giá người học. Giáo dục 4.0 sẽ đánh dấu sự thay đổi lớn kể cả về nền tảng lẫn cách thức thực hiện, chuyển dần từ đào tạo đại trà sang đào tạo có chủ đích và đào tạo cho từng cá nhân dựa trên cơ sở sáng tạo, và giải phóng tiềm lực, năng lực hay động lực của người học. 2. MÔ HÌNH GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ CMCN 4.0 vừa là cơ hội vừa là thách thức với GD&ĐT của Việt Nam. Để khẳng định vị thế của mình, GD&ĐT Việt Nam phải tận dụng được cơ hội và có giải pháp giải quyết những vấn đề đặt ra, nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển. Một số nghiên cứu đã chỉ ra những khó khăn, thách thức trong vấn đề phát triển GD&ĐT trong xu thế của CMCN4.0, bao gồm: 97
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Hình 1. Mô hình giáo dục 4.0 Cá nhân hóa học tập Modul hóa Đánh giá theo thực tế Học tập qua Đào tạo từ xa thực tế Trí thông minh Học tập theo nhân tạo nhu cầu Một là, thách thức về hạ tầng công nghệ cho GD&ĐT đáp ứng nguyên tắc và tính hệ thống của các thành tựu CMCN 4.0. Hai là, thách thức về năng lực cạnh tranh của các loại hình GD&ĐT. Trong quá trình phát triển, với đặc trưng của sự phát triển nhanh chóng của các cơ sở GD&ĐT trong nước và quốc tế ngày càng khó khăn hơn. Ba là, thách thức về nguồn lực và đào tạo nguồn lực trong kỷ nguyên 4.0, bao gồm cả các loại hình truyền thống và các loại hình GD&ĐT mới hướng thị trường và hướng nhu cầu của xã hội. Trên cơ sở đó, đồng hành cùng với sự tác động mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại, mô hình giáo dục đại học cũng dần bị thay đổi, các mô hình truyền thống dần phải dịch chuyển sang mô hình hiện đại hơn, trong đó sự liên kết giữa nhà trường - nhà quản lý và doanh nghiệp trở thành tác nhân quan trọng nhất, các chương trình đào tạo sẽ dần chuyển dịch sang mô hình đổi mới và sáng tạo kết hợp với khởi nghiệp. Việc đào tạo hiện đại cần chuyển sang mô hình đào tạo theo nhu cầu thị trường. Trong các yếu tố của cuộc Cách mạng 4.0 thì yếu tố GD&ĐT luôn mang một vai trò quan trọng nhất. Theo đó, nội dung đào tạo phải được thiết kế với chuẩn đầu ra là các nhân lực có khả năng ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ mới. Không đi ngoài các xu hướng đó, đào tạo kỹ năng làm việc xu thế hiện nay của cuộc CMCN 4.0 đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Cuộc CMCN 4.0 đòi hỏi một số lượng lớn nguồn nhân lực hiện đại, ở đó mỗi các nhân cần hội tụ các yếu tố về công nghệ, chuyên môn, nghiệp vụ. Để có thể làm được như vậy, một số giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh chuyển đổi số cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Quy hoạch và phát triển năng lực đội ngũ giảng viên của từng ngành đào tạo. Đối với giáo dục 4.0, người học vừa là người sáng tạo và tạo ra kiến thức thì vai trò của người giảng viên ngày càng quan trọng. Cần đào tạo và đào tạo lại giảng viên các ngành đào tạo thông qua kết hợp giữa 98
- CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ nhà trường - nhà quản lý - doanh nghiệp - thị trường để xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với thực tế của sự phát triển. Giảng viên phải có các kỹ năng sáng tạo, kỹ năng phản biện và kỹ năng giáo dục, đặc biệt là các kỹ năng của người lao động hiện đại. - Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý tại các cơ sở GD&ĐT theo hướng chuyên môn hóa và hiện đại hóa, trong đó, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý hiểu và nắm rõ về vấn đề về nguồn nhân lực trong thời đại mới. - Đào tạo kỹ năng làm việc toàn cầu. Trong xu thế của cuộc cách CMCN 4.0 và bối cảnh toàn cầu, kỹ năng làm việc toàn cầu nhằm nâng cao khả năng của nhà báo hiện đại không chỉ trong môi trường trong nước mà nguồn nhân lực còn cần có các kỹ năng làm việc nhóm, làm việc trong môi trường quốc tế. - Kết hợp chặt chẽ giữa các trường đại học, đơn vị nghiên cứu với các tổ chức trong và ngoài nước. Đây là điều kiện để có thể tiếp cận đến các môi trường đào tạo/thực hành. Tổ chức các khóa tập huấn chuyên môn trong và ngoài nước để học tập/trao đổi kinh nghiệm. 3. KẾT LUẬN Cuộc CMCN 4.0 cùng với sự tác động của nó đã và đang làm thay đổi đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của loài người. Cùng với sự phát triển của công nghệ, con người ngày càng cần thích ứng với các vấn đề về quản trị thông tin, sử dụng máy móc hay công cụ. Mặc dù các hệ thống thông minh nhân tạo đang gần tiếp cận với nhu cầu và khả năng của con người nhưng con người vẫn đang là các chủ thể làm chủ thế giới, làm chủ hoạt động của mình. Cùng với sự phát triển đó, các yêu cầu của các ngành, lĩnh vực đối với nhân lực chất lượng cao đang là một trong những ngành có sự thay đổi và phát triển mạnh mẽ nhất. Các loại hình GD&ĐT mới và công nghệ mới ra đời đã làm thay đổi toàn bộ các quá trình GD&ĐT hiện nay. Chính ví thế, vấn đề đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực nhằm đáp ứng về nhu cầu nhân lực trong xu thế của cuộc CMCN 4.0 hiện nay đã ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Hồng Minh (2017), “Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra đối với hệ thống giáo dục nghề nghiệp”, Tạp chí Lao động và Xã hội, số tháng 2/2017. 2. Nguyễn Viết Thảo (2017), “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 5/2017. 3. Phan Thị Thùy Trâm, “Lao động trong vòng xoáy của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0”, Báo Nhân dân cuối tuần, 28/4/2017. 99
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số thành công của doanh nghiệp ở Việt Nam
14 p | 99 | 23
-
Ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook đến thái độ mua hàng trực tuyến của giới trẻ trong thời kỳ chuyển đổi số
11 p | 255 | 17
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số doanh nghiệp: Mô hình nghiên cứu và thang đo
12 p | 92 | 15
-
Nghiên cứu khám phá về các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số của các siêu thị bán lẻ tại Việt Nam theo mô hình công nghệ - tổ chức môi trường (TOE)
13 p | 20 | 7
-
Mô hình lý thuyết về ảnh hưởng của lãnh đạo số và sự linh hoạt của tổ chức đến sự sẵn sàng chuyển đổi số
6 p | 12 | 5
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số ngành dệt may – Trường hợp tại các công ty dệt may vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 13 | 5
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số của các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương
8 p | 10 | 5
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số của doanh nghiệp: Trường hợp nghiên cứu tại Bình Định
10 p | 18 | 5
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiểu biết và kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng thời kỳ chuyển đổi số
10 p | 65 | 4
-
Các yếu tố ảnh hưởng chuyển đổi số của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
11 p | 8 | 4
-
Nhân tố ảnh hưởng tới chuyển đổi số: Nghiên cứu mô hình chấp nhận công nghệ với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hà Nam
13 p | 7 | 3
-
Ảnh hưởng của chiến lược chuyển đổi số tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam
8 p | 8 | 3
-
Ảnh hưởng của các công nghệ kỹ thuật số đến hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam
12 p | 6 | 3
-
Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu suất bán hàng của nhân viên bán hàng: Nghiên cứu thực tế tại Công ty cổ phần Magenest Việt Nam
14 p | 8 | 2
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố tới ý định chuyển đổi số của các doanh nghiệp xuất bản tại Việt Nam
16 p | 5 | 1
-
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải Dương
15 p | 8 | 1
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Đồng Nai
12 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn