intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số ngành dệt may – Trường hợp tại các công ty dệt may vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

14
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số ngành dệt may – Trường hợp tại các công ty dệt may vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh" nhằm giúp các doanh nghiệp trong ngành Dệt may từng bước chuyển đổi kỹ thuật số trong sản xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số ngành dệt may – Trường hợp tại các công ty dệt may vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

  1. 151 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH DỆT MAY – TRƯỜNG HỢP TẠI CÁC CÔNG TY DỆT MAY VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ThS. Mai Lưu Huy Trường Đại học Văn Hiến Email: HuyML@vhu.edu.vn Tóm tắt Chuyển đổi số là giải pháp giúp ngành dệt may nâng cáo vị trí trong chuỗi giá trị. Hiện tại, quy trình quản lý của ngành dệt may chủ yếu mang tính thủ công, không quản lý được số lượng và hiệu quả làm việc của đội ngũ công nhân, số lượng hàng hóa, lượng nguyên vật liệu, tiến độ, chất lượng sản phẩm. Điều này làm giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong những năm qua ngành Dệt may cũng đối mặt với đại dịch Covid-19 gây ra rất nhiều khó khăn thử thách cho doanh nghiệp. Với phần lớn các doanh nghiệp Dệt may hiện tại đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, do đó các doanh nghiệp Dệt may vẫn chưa biết bắt đầu từ đâu để chuyển đổi số cho phù hợp với năng lực. Tham luận này giúp các doanh nghiệp trong ngành Dệt may từng bước chuyển đổi kỹ thuật số trong sản xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ khóa: Chuyển đổi số, Dệt may, Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Abstract Digital transformation is the solution to help the textile industry improve its position in the value chain. Currently, the management process of the textile and garment industry is mainly manual, unable to manage the number and working efficiency of workers, quantity of goods, quantity of raw materials, progress, quality. Product, which reduces the competitiveness of businesses. In addition, in recent years, the textile and garment industry has also effected by the Covid-19 pandemic, causing many difficulties and challenges for businesses. With most of the current textile enterprises being small and medium enterprises, so the textile enterprises still do not know where to start to digitally transform to suit their capacity. This presentation helps businesses in the Textile and Garment industry step by step digitalize their production in order to improve their competitiveness. Key words: Digital Transformation, SMEs, Textile 1. Đặt vấn đề Sau khi Việt Nam trở thành thành viên của các hiệp định thương mại (WTO, AFTA…) doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) Việt Nam phải đối diện với nhiều áp lực cạnh tranh. Do vậy cần có những chiến lược bài bản để có thể tồn tại trong nền kinh tế hội nhập ngày nay. Các SME cần phải mạnh dạn thay đổi, đưa ra những ý tưởng và những hoạt động mới; tuy nhiên vấn đề đặt ra là những công ty với rất ít hoặc không có kinh phí để thực hiện nghiên cứu có thể được nguồn kiến thức từ đâu. Các SME cần đưa công nghệ thông tin, cụ thể là internet và điện toán đám mây vào các hoạt động của doanh nghiệp để giúp giảm thiểu tác động tiêu cực do quy mô và nguồn lực hạn chế. Dệt may là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch Covid-19 với hơn 81,7% doanh nghiệp bị giảm đơn hàng, 22,9% doanh nghiệp không xuất khẩu được. Không chỉ vậy, các chuyên gia dự báo rằng những tác động tiêu cực này sẽ tiếp tục kéo dài trong 2-3 năm tới. @ Trường Đại học Đà Lạt
  2. 152 Đứng trước nguy cơ “sống còn” ngành dệt may Việt Nam đã và đang có những bước chuyển đổi số để nâng cao khả năng cạnh tranh. Sự chuyển đổi của các công nghệ số và sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải chuyển hướng, thay đổi chiến lược kinh doanh và đổi mới công nghệ nếu muốn đảm bảo lợi thế cạnh tranh, và sự phát triển bền vững trên thị trường. Hơn lúc nào hết, doanh nghiệp dệt may Việt Nam muốn tồn tại và phát triển trên thị trường thì nhất thiết phải chuyển dịch từ phương thức sản xuất truyền thống chủ yếu là gia công sang tự thiết kế và sản xuất thành phẩm. Ngành may mặc trong nước cũng cần được đầu tư công nghệ hiện đại, xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao, có thể sử dụng và làm chủ được công nghệ. Chuyển đổi số là một quá trình tất yếu, là kim chỉ nam và công cụ vô cùng cần thiết cho ngành sản xuất nói chung và ngành dệt may nói riêng. Đồng thời, nó có tác động vô cùng lớn đến hoạt động và sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam. 2. Thách thức cạnh tranh của ngành dệt may sau đại dịch covid – 19 Theo dữ liệu từ Trung tâm Thương mại Quốc tế, thương mại dệt may toàn cầu đã mở rộng với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 3,3% trong giai đoạn 2016 - 2019. Năm 2020, ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến thương mại ngành dệt may toàn cầu giảm 3,89% so với năm 2019. Ngành dệt may của Việt Nam cũng là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực và giữ vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế, chiếm 12 - 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được kỳ vọng sẽ tạo nên sự thay đổi lớn về phương thức sản xuất, làm thay đổi sâu rộng chuỗi giá trị sản phẩm, từ nghiên cứu - phát triển đến sản xuất, dịch vụ logistics đến dịch vụ khách hàng…, giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất, vận chuyển, phân phối và làm tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam trong những năm gần đây đã có những bước tiến tích cực cả về sản xuất và xuất khẩu. Trong đó, tốc độ tăng trưởng trong sản xuất ngành dệt may bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 7,9%/năm, riêng năm 2018 tăng trên 33%. Năm 2020, ngành dệt may là một trong những ngành chịu tác động tiêu cực và kéo dài của dịch Covid-19. Trong những tháng đầu năm 2021 ngành dệt may Việt Nam dần hồi phục sau 1 năm tăng trưởng âm với tổng kim ngạch xuất khẩu 4 tháng đạt 11,747 tỷ USD. Đơn hàng dồi dào, nhiều doanh nghiệp đã đủ hàng sản xuất đến hết năm. Tuy nhiên, dịch bệnh khiến nhu cầu tiêu dùng và thị phần ngành thời trang thay đổi đáng kể. Nhu cầu tiêu dùng thời trang nhanh giảm mạnh, chuyển sang sử dụng thời trang cơ bản và các nguyên liệu bền vững. Nhu cầu mới nhanh chóng mở rộng, được dự báo sẽ chuyển thành xu hướng lâu dài. Đồng thời, các mối quan hệ đối tác trong chuỗi giá trị cũng đa dạng và sâu sắc hơn. Bên cạnh đó, việc sử dụng nguyên liệu bền vững đang được xem là xu thế trong ngành dệt may. Các doanh nghiệp hướng đến các chất liệu bông trồng hữu cơ, vải từ cây trồng tái sinh, da thân thiện môi trường, vật liệu từ rác thải và tái sử dụng. Đặc biệt, bản đồ thời trang thế giới đang thay đổi, các quốc gia sản xuất dệt may, trong đó có Việt Nam phải cạnh tranh để chia lại thị phần. Tại Mỹ và châu Âu – 2 thị trường xuất khẩu chính của dệt may Việt Nam – nhu cầu tiêu dùng đã sụt giảm tới 40% và 45%. Giá đơn hàng xuất khẩu @ Trường Đại học Đà Lạt
  3. 153 cũng giảm rất mạnh trong năm 2020 và kéo dài cho đến nay, chỉ riêng tại thị trường Mỹ đã giảm trung bình 13% (Theo Tạp chí Dệt may và Thời trang Việt Nam). Giờ đây, để tồn tại, cạnh tranh về chi phí là không đủ, mọi doanh nghiệp – lớn hay nhỏ, khởi nghiệp hay lâu đời – phải có khả năng liên tục chuyển đổi và đổi mới. Một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nằm ở sự cạnh tranh với một số nước trong khu vực. So với các nước như Campuchia hay Banglades, Việt Nam có chi phí sản xuất và mức lương lao động cao hơn. Vì vậy, các nước này đang là đích đến được nhắm tới của những đơn hàng giá rẻ với chi phí thấp hơn nhiều so với nước ta. Do đó, để cạnh tranh, việc phối hợp nhịp nhàng giữa người lao động và công nghệ sẽ là chiến lược cần thiết để doanh nghiệp tối ưu hơn về mặt chi phí khi đồng thời nâng cao hiệu suất hoạt động và mở rộng quy mô thị trường. Mặt khác, trong cuộc chơi trong chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp bắt buộc phải đối mặt với xu hướng fast fashion (thời trang ăn liền hay thời trang nhanh) được sản xuất trong thời gian cực ngắn. Nếu như trước đây mẫu mã và xu hướng thay đổi theo năm thì bây giờ là theo hàng tháng, thậm chí là hàng tuần. Đặc biệt trong thời gian gần đây, các hãng thời trang ngoại có tiếng như Zara, H&M, Topshop đã thâm nhập vào thị trường thời trang may mặc Việt Nam với giá thành không đắt hơn nhiều, hay đôi khi là rẻ hơn những thương hiệu trong nước, mà mẫu mã lại đa dạng, phù hợp với mọi lứa tuổi. Điều này không những gây áp lực cho các doanh nghiệp trong nước về tiến độ sản xuất mà còn về định mức giá cả. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu – Việt Nam (EVFTA) được ký kết trong năm 2020 là một cơ hội lớn cho các ngành nghề nói chung và ngành dệt may nói riêng. Với quy tắc xuất xứ giá trị trong khu vực địa lý, Hiệp định RCEP – một hiệp định mở ra thị trường 2,2 tỷ người (tương đương 26,200 tỷ USD), là một điểm cộng cho các doanh nghiệp Việt Nam – dự kiến sẽ tạo cơ hội xuất khẩu cho ngành dệt may. Trái ngược với RCEP, hiệp định HEVFTA lại yêu cầu rất khắt khe với nguyên liệu sản phẩm, hiện ở Việt Nam có rất ít doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu của hiệp định này do ngành dệt may đang chỉ tập trung ở phần sản xuất (phần mang lại giá trị thấp trong chuỗi giá trị) mà ít tập trung vào ngành công nghiệp phụ trợ khác. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ cần xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị ngành. 3. Tác động của chuyển đổi số đến ngành dệt may Lâu nay, quy trình quản lý của ngành dệt may chủ yếu mang tính thủ công, không quản lý được số lượng và hiệu quả làm việc của đội ngũ công nhân, số lượng hàng hóa, lượng nguyên vật liệu, tiến độ, chất lượng sản phẩm. Điều này khiến chúng ta không minh bạch và kiểm soát được quy trình sản xuất. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, chúng ta phải giải được những tồn đọng này. Chuyển đổi số sẽ là giải pháp giúp ngành dệt may nâng cao vị trí trong chuỗi giá trị. Chuyển đổi số là điều bắt buộc đối với DN sản xuất, nhất là với các ngành sản xuất hướng đến xuất khẩu. Các chuyên gia cảnh báo, nếu không kịp thời chuyển đổi số, DN sẽ bị lạc hậu trong sản xuất, mất khả năng cạnh tranh, nặng nề hơn là bị loại khỏi thị trường. Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) cũng tạo ra nhiều đổi mới trong quá trình sản xuất kinh doanh và việc tận dụng tiềm năng từ công nghệ sẽ đem đến những bước phát triển bứt phá hơn cho ngành, cũng như đáp ứng được những yêu cầu tăng trưởng bền vững và thay đổi nhanh chóng từ thị trường. Vì vậy, ngành dệt may cần tích cực áp dụng các công nghệ mới vào hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, nâng cao hiệu suất và chất lượng cũng như đẩy mạnh giá trị cạnh tranh. @ Trường Đại học Đà Lạt
  4. 154 Một khảo sát được thực hiện thuộc đề tài khoa học cấp Nhà nước do Tập đoàn dệt may Việt Nam, trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội, Viện nghiên cứu Dệt May và Viện Kinh tế & Quản lý (Đại học Bách khoa Hà Nội) với hơn 100 doanh nghiệp gồm cả doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần còn vốn Nhà nước…cho thấy, để tiếp cận được với CMCN 4.0 ngành dệt may Việt Nam phải vượt qua rất nhiều thách thức. Nếu tính theo thang điểm 5 thì mức độ đáp ứng CMCN 4.0 của hệ thống quản lý trong ngành sợi đạt 2,61 điểm; dệt là 2,46; nhuộm 2,83; may 3,11. Đáng lo ngại, mức độ sẵn sàng để hội nhập với 4.0 của ngành sợi là cao nhất đạt mức 3,02; ngành dệt 2,4; ngành nhuộm 2,3 và ngành may 2,85. Tác động của chuyển đổi số đến ngành dệt may giai đoạn 2019-2030 đó là xu thế sử dụng sản phẩm xanh, vật liệu nano, vật liệu có tính năng đặc biệt ngày càng phổ biến trên thế giới. Do đó, công nghệ sản xuất của ngành sợi, dệt, nhuộm phải đáp ứng xu thế này thì mới có đơn đặt hàng. Bên cạnh đó, là xu thế cá nhân hoá sản phẩm, tức là sản xuất hàng loạt nhưng phải theo nhu cầu cá nhân, và xu thế đặt cảm biến để thu thập dữ liệu số hoá trong các thiết bị dệt may, xu thế sử dụng thiết bị dệt may được số hoá, tự động hoá trong ngành dệt may đặc biệt là lĩnh vực sản xuất sợi, dệt, nhuộm và may sản phẩm cơ bản (nhà máy thông minh, in 3D, dệt 3D). Theo ông Hiệp, ngành dệt may Việt Nam sẽ phải theo xu thế này để kết nối minh bạch trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Cuộc chuyển đổi số cũng tác động mạnh mẽ tới nguồn nhân lực của dệt may. Báo cáo cho rằng, nhu cầu đào tạo cán bộ quản lý cấp cao tăng lên nhằm đáp ứng kỹ năng giao tiếp trong môi trường số, kỹ năng lập chiến lược kinh doanh- đầu tư với sự trợ giúp của công nghệ AI, PLM, ERP; hệ thống xử lý ảo trên từng thiểt bị và kết nối toàn nhà máy… Covid-19, mặc dù gây ra suy giảm kinh tế toàn cầu nhưng ở một góc độ khác nó cũng tạo ra một cơ hội thúc đẩy việc doanh nghiệp nhìn lại để thấu hiểu sâu sắc hơn doanh nghiệp của mình, xem xét và đánh giá lại chuỗi cung ứng để tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp, liên kết các ngành trong cùng chuỗi giá trị để tạo ra những cơ hội mới. Theo nhận định từ các chuyên gia, chính những thách thức từ Covid-19 đã khiến ngành dệt may trở nên vững vàng hơn với các hành động như giảm nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài và thay vào đó sử dụng nguyên liệu trong nước nhiều hơn, giúp nâng cao giá trị gia tăng trong xuất khẩu. 4. Giải pháp cơ bản đối với các công ty dệt may vừa và nhỏ trên địa bàn Tp.HCM Đối với ngành dệt may, chuyển đổi số phải chuyển đổi đồng thời ba yếu tố: mô hình kinh doanh, công nghệ và con người. Thứ nhất, Mô hình kinh doanh, đây là yếu tố đầu tiên và cực kỳ quan trọng. Các doanh nghiệp cần xác định tình hình thực tế và khả năng chuyển đổi của doanh nghiệp để tích hợp chiến lược chuyển đổi số vào chiến lược phát triển chung của doanh nghiệp. Một chiến lược đúng đắn và mô hình kinh doanh hiệu quả gắn với chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng hiệu quả vận hành, nâng cao trải nghiệm khách hàng và hơn nữa là tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường cho riêng mình. Thứ hai, Công nghệ, bao gồm công nghệ hạ tầng và công nghệ nền tảng hỗ trợ mô hình kinh doanh. Cần lưu ý chuyển đổi số không phải áp dụng công nghệ tốt nhất, mới nhất, mà là công nghệ phù hợp nhất. Trong công tác sản xuất, nhiều phần mềm đơn giản nhưng chi tiết được đưa vào các dây chuyển sản xuất để giảm nhân sự quản lý, hàng hóa sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh. Phổ @ Trường Đại học Đà Lạt
  5. 155 biến như là: Quản lý hoạt động sản xuất, vòng đời sản xuất, kế hoạch sản xuất, chất lượng sản xuất, hoạch định nhu cầu vật tư, quản lý tài sản,… Trong công tác quản lý cũng thực hiện chuyển đổi số để phối hợp với công tác sản xuất. Các hệ thống công nghệ số sẽ đáp ứng tính kế thừa trong hệ thống quản trị, để gia tăng tính tiện ích và hiệu quả quản trị. Những phần mềm được sử dụng phổ biến như là: Quản lý công việc, quản lý tài liệu, quản lý bộ quy trình, quản lý dự án, trình ký điện tử – chữ ký số, họp trực tuyến,… Thứ ba, Con người - đặc thù của may mặc là gia công sản phẩm, thì mấu chốt của việc chuyển đổi số là nguồn nhân lực. Từ nhân lực quản trị đến nhân lực trực tiếp tham gia các chuỗi cung ứng sản phẩm. Vậy nên, nếu không có sự chuẩn bị tốt về con người cho chuyển đổi số ở các tổ chức trong doanh nghiệp thì không thể triển khai thành công chuyển đổi số, dù công nghệ và mô hình kinh doanh có tốt đến đâu. Việc thay đổi nguồn nhân lực trong chuyển đổi số sẽ tập trung vào năm vấn đề chính, gồm: Trải nghiệm nhân viên Truyền thông nội bộ  Văn hóa doanh nghiệp  Đào tạo nhân sự  Tổ chức quản lý Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất lộ trình chuyển đổi số dành cho các doanh nghiệp dệt may với quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn TPHCM. Bảng 01: Giải pháp chuyển đổi số cho các doanh nghiệp dệt may Giai đoạn 01 Giai đoạn 02 Giai đoạn 03 Thực  Quy trình sản xuất thủ công,  Hoàn thành số hóa sản xuất Doanh nghiệp, khách hàng, trạng chi phí cho sản xuất >70% tổng  Chưa tìm thấy được lợi thế nhà cung cấp đang tách biệt chi phí cạnh tranh  Chuỗi cung ứng kéo dài nhiều khâu Mục  Sản xuất minh bạch và hợp lý  Hoạt động tối ưu, xâm chiếm  Hình thành hệ sinh thái tiêu  Tối ưu nguồn lực thị trường ngách số hóa  Xây dựng nền tảng số hóa  Kết nối khách hàng  Mở rộng mô hình kinh  Mở rộng nền tảng số hóa doanh đa kênh Giải  Hoạch định nhu cầu vật tư  Dịch vụ chăm sóc khách hàng  Kế hoạch định biên pháp  Lập kế hoạch sản xuất  Dịch vụ bảo hành – bảo trì nguồn lực  Quản lý hoạt động sản xuất  Khảo sát hài lòng khách hàng  Dịch vụ hỏi đáp tự động  Quản lý chất lượng sản xuất  Quản lý vòng đời sản phẩm  Quản lý quan hệ khách hàng  Quản lý ngưng sản xuất  Quản lý chuỗi phân phối  Quản lý bán lẻ @ Trường Đại học Đà Lạt
  6. 156 Quản  Mạng xã hội doanh nghiệp  Kế hoạch mua hàng  Quản lý bảo trì tài sản lý  Quản trị tồn kho  Hóa đơn điện tử  Quản lý bộ qui trình  Quản lý hàng mua  Quản lý đơn hàng bán  Quản lý tài liệu  Quản lý công việc  Quản lý cơ hội bán hàng  Trình ký điện tử – chữ  Đánh giá năng suất  Quản lý giao hàng ký số  Đánh giá thành tích  Hoạch định kế thừa  Phát triển cá nhân  Quản lý đào tạo (Tác giả tổng hợp và đề xuất) 5. Kết luận Ứng dụng công nghệ số sẽ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh:  Chuyển đổi mô hình, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng  Chủ động và minh bạch nguồn nguyên vật liệu đầu vào  Tự động hóa các quy trình sản xuất linh hoạt và chính xác  Thiết lập hệ thống chuỗi giá trị cung ứng nhanh chóng, giảm những khâu trung gian  Số hóa trong tác quản lý điều hành, truy xuất thông tin nhanh chóng  Xây dựng thương hiệu và minh bạch tài chính, thu hút đầu tư Để đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời gian tới, ngành Dệt May Việt Nam cần có những định hướng phù hợp trong bối cảnh chuyển đổi số, trong đó tập trung tự động hóa dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp theo phương châm “không tự động hóa bằng mọi giá”. Đồng thời, chuẩn bị nguồn lực (con người, vốn, công nghệ số, nền tảng công nghệ thông tin) để từng bước hiện đại hóa các khâu đã lựa chọn, phát triển công nghệ thân thiện môi trường. Ngành Dệt May cũng cần thay đổi phương thức kinh doanh, đổi mới cách quản lý và chuyển dần sang xu hướng khai thác thị trường nội địa, chú ý khai thác thị trường handmade, phát triển chuỗi cung ứng hoàn chỉnh (sợi - dệt - nhuộm - may). Ngoài ra, cần tập trung vào sản phẩm phức tạp, giá trị cao, tránh sản xuất các sản phẩm cơ bản và sản phẩm bằng vật liệu tự kết dính,… Ngoài ra, trong tham luận này, tác giả vẫn chưa đề cập đến những vấn đề về chiến tranh tại Ukraine và lạm phát, những yếu tố khiến cho mọi phân tích đều có thể bị thay đổi. sau hai năm hoành hành của đại dịch COVID-19, kinh tế toàn cầu lại phải đối mặt với những thách thức và khó khăn khó lường, giá dầu tăng cao đẩy lạm phát tăng phi mã, đồng thời làm dấy lên lo ngại về triển vọng phục hồi rất mong manh của nền kinh tế toàn cầu. Lạm phát sẽ chịu tác động của tăng giá nguyên, nhiên, vật liệu trên thế giới và giá cước vận chuyển. Việc nhập khẩu nguyên liệu với mức giá cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, từ đó đẩy giá tiêu dùng trong nước tăng lên cao. Tài liệu tham khảo 1. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (2016), Tài liệu nghiên cứu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư 4.0, 2. http://huyenuy.namtramy.quangnam.gov.vn/Default.aspx?tabid=1292&Group=219&NID= 3099&tai-lieu-nghien-cuu-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu-4 @ Trường Đại học Đà Lạt
  7. 157 3. Lê Tiến Trường (2022), Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra một diện mạo mới cho ngành Dệt may Việt Nam, https://cicc.com.vn/en/cuoc-cach-mang-cong-nghiep-4-0-se-tao- ra-mot-dien-mao-moi-cho-nganh-det-may-viet-nam/ 4. Nguyễn Thăng (2017), Công nghiệp 4.0 và ngành Dệt may Việt Nam, theo Daibieunhandan.vn http://thutuchanhchinh.vn/UserControls/News/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=/noidung/t intuc/Lists/TinTuc&ListId=38d74b5c-9a44-47b0-a215-a342701d3831&SiteId=c14f4b03- 975c-4234-893b-d5c829a196a7&ItemID=2167&SiteRootID=2e8917c2-7ae2-492c-8be8- dcfe4af71a 5. Hiệp hội da giày – túi xách Việt Nam (LEFASO). 2021. Bộ trưởng Công Thương: Muốn đi trên ‘cao tốc’ hội nhập thuận lợi, cần nắm luật chơi. 6. Vietnam Report. 2020. Nắm bắt cơ hội đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam. 7. Vietnam Credit. 2020. Textile & Garment industry to face the 4.0 industrial revolution. 8. Nghiên cứu, đánh giá tác động của cuộc CMCN lần thứ 4 đối với ngành DMVN nhằm đề xuất định hướng chiến lược, chính sách và các giải pháp phát triển trong giai đoạn 2019 – 2030. @ Trường Đại học Đà Lạt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2