intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng đặt thức ăn trực tuyến của khách hàng trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: Liễu Yêu Yêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

26
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng đặt thức ăn trực tuyến của khách hàng trên địa bàn tỉnh Bình Dương" xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng đặt thức ăn trực tuyến (Mobile Food Ordering Application - MFOA) của khách hàng tại Bình Dương. Thông qua khảo sát 174 khách hàng tại Bình Dương và sử dụng phần mềm SPSS để xử lý dữ liệu, kết quả chỉ ra 4 yếu tố tác động đến ý định sử dụng MFOA. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng đặt thức ăn trực tuyến của khách hàng trên địa bàn tỉnh Bình Dương

  1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH TIẾP TỤC SỬ DỤNG ỨNG DỤNG ĐẶT THỨC ĂN TRỰC TUYẾN CỦA KHÁCH HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG Nguyễn Minh Đăng1, Lê Thị Mỹ Linh2 1. Email: dangnm@tdmu.edu.vn. 2. Email: 2023403010401@student.tdmu.edu.vn TÓM TẮT Nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng đặt thức ăn trực tuyến (Mobile Food Ordering Application - MFOA) của khách hàng tại Bình Dương. Thông qua khảo sát 174 khách hàng tại Bình Dương và sử dụng phần mềm SPSS để xử lý dữ liệu, kết quả chỉ ra 4 yếu tố tác động đến ý định sử dụng MFOA gồm: Kỳ vọng hiệu quả, kỳ vọng nỗ lực, sự hữu ích của ứng dụng và giá cả. Trong đó, yếu tố giá cả có tác động mạnh nhất đến ý định sử dụng MFOA. Từ khóa: Ứng dụng đặt thức ăn trực tuyến, kỳ vọng hiệu quả, kỳ vọng nỗ lực, sự hữu ích của ứng dụng, giá cả. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phát triển nền kinh tế vượt bậc và hiện đại kéo theo nhu cầu và mong muốn của khách hàng ngày càng nâng cao, nhịp sống của con người tăng lên và được nhìn nhận ở rất nhiều góc độ khác nhau. Một trong những nhu cầu về ăn uống sao cho vừa đủ dinh dưỡng vừa tốn ít thời gian mà không cần đi lại nhiều rất được chú trọng. Vì vậy, ngày nay đặt thức ăn nhanh không chỉ là thị hiếu mà còn là một trong những nhu cầu không thể thiếu đối với người tiêu dùng, đặc biệ là giới trẻ. Tại Việt Nam hiện nay, công nghệ thông tin và điện tử viễn thông cũng đang ngày càng thâm nhập mạnh mẽ đến mọi mặt của cuộc sống, làm thay đổi nhận thức và phương pháp kinh doanh sản xuất của nhiều lĩnh vực, nhiều ngành kinh tế nói chung, ngành dịch vụ thực phẩm nói riêng. Nhận thấy được sự phát triển Internet mạnh mẽ này, các doanh nghiệp đã đưa ra loại hình dịch vụ giao thức ăn trực tuyến, cập nhật xu hướng mới nhất từ truyền thông. Theo công ty nghiên cứu thị trường Research and Markets (Mỹ) cho thấy Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển giao nhận đồ ăn trực tuyến nhờ giới trẻ tiếp cận nhanh chóng các xu hướng hiện đại, phong cách sống đô thị, sự lan tỏa của công nghệ, smartphone và ví điện tử. Bên cạnh đó, tỷ trọng chiếm đa số của thế hệ Millennials (sinh năm 1980-1995) và Gen Z (sinh sau 1995) đã góp phần thay đổi thói quen tiêu dùng, ăn uống của người Việt, hướng đến giải pháp giao hàng tận nơi, chú trọng tiện lợi và đáp ứng nhu cầu nhanh chóng. Việc mở rộng thị trường giao thức ăn nhanh tại Việt Nam không chỉ đem lại thuận lợi cho người tiêu dùng mà còn tạo cơ hội cho nhiều nhà hàng, quán ăn nhỏ, thậm chí là các gia đình có sở trường nấu ăn mà không có điều kiện mở mặt bằng, tạo nên thị trường thức ăn phong phú, hấp dẫn thực khách không chỉ địa phương mà cả khách du lịch trong và ngoài nước. Có thể nói, nhờ các nền tảng công nghệ mà thị trường giao đồ ăn trực tuyến đã và đang mở ra mô hình kinh doanh mới. Không tốn quá nhiều thời gian, công sức, đặc biệt không cần đầu tư nhiều vào công 92
  2. đoạn vận hành nhờ tính chuyên môn hóa trên ứng dụng đặt hàng. Bình Dương là một trong những tỉnh tập trung nhiều công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp lớn, vừa, và nhỏ. Mỗi năm tiếp nhận hàng trăm ngàn người lao động, sinh viên từ các tỉnh thành khác đến làm việc và học tập. Trong những năm gần đây, số lượng người dùng cài ứng dụng đặt đồ ăn nhanh ngày càng tăng đáng kể và sự xuất hiện sự canh tranh của một số thương hiệu giao thức ăn nhanh của Việt Nam như GrabFood, Gojek, Baemin, Shopee Food… Bên cạnh đó, tác động của việc bùng phát dịch Covid 19 từ tháng 04/2020 có tác động không nhỏ đến thị trường giao thức ăn nhanh. Việc phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus Corona tạo điều kiện để người dân sử dụng internet mua sắm thực phẩm thông qua các ứng dụng di động tăng rõ nét từ 77% năm 2019 lên 88% (theo sách trắng thương mại điện tử 2021). Từ đó nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về tầm quan trọng và sự tiện lợi của các ứng dụng MFOA cũng như góp phần giúp thị trường này bùng nổ, một số ứng dụng nổi lên chiếm lĩnh thị trường và không ngừng lớn mạnh. Alalwan (2019) định nghĩa “Dịch vụ giao thực phẩm trên ứng dụng di động là ứng dụng di động mà người dùng điện thoại thông minh tải xuống và sử dụng. Bằng cách sử dụng các ứng dụng này, khách hàng có thể dễ dàng và hiệu quả hơn trong việc truy cập và đặt món ăn từ một loạt các quán ăn, nhà hàng có vị trí thuận tiện cho người dùng với thông tin toàn diện như thực đơn, giá, khuyến mãi, phương thức thanh toán, thời gian giao hàng dự kiến. Kèm theo thông tin này, khách hàng có thể thấy tiến trình đặt hàng thông qua tất cả các giai đoạn như thời gian giao hàng, người vận chuyển, lịch trình di chuyển”. Alalwan (2019) cũng thực hiện nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng và ý định tiếp tục sử dụng lại. Mục đích của nghiên cứu là xác định và kiểm tra thực nghiệm các yếu tố chính dự đoán mức độ hài lòng của khách hàng điện tử với các MFOA và ý định sử dụng lại các ứng dụng đó của khách hàng ở Jordan. Nghiên cứu này đề xuất một mô hình tích hợp dựa trên Lý thuyết chấp nhận và Mô hình mở rộng chấp nhận và sử dụng công nghệ hợp nhất - UTAUT2 nhằm đánh giá trực tuyến, xếp hạng trực tuyến và theo dõi trực tuyến. Dữ liệu được thu thập từ một mẫu thuận tiện của khách hàng Jordan đã sử dụng MFOA. Các kết quả chính dựa trên mô hình hóa phương trình cấu trúc và hỗ trợ vai trò của đánh giá trực tuyến, xếp hạng trực tuyến, theo dõi trực tuyến, tuổi thọ hiệu suất, động lực hưởng thụ và giá trị về sự hài lòng điện tử và ý định tiếp tục sử dụng lại. Nghiên cứu này cung cấp một đóng góp về mặt lý thuyết và trình bày các ý nghĩa thực tiễn liên quan đến các học giả và các nhà thực hành làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến MFOA. Tại Việt Nam, Hoàng Thị Phương Thảo và Lâm Quí Long (2021) nghiên cứu về sự hài lòng và ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ ứng dụng đặt đồ ăn trên di động ở thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu chỉ ra các ứng dụng MFOA đóng vai trò quan trọng và là một thành tố quan trọng của dịch vụ thương mại điện tử. Nghiên cứu này cũng cho thấy người tiêu dùng rất quan tâm đến các giá trị gia tăng mà MFOA mang lại như sự thuận tiện khi sử dụng, tiết kiệm chi phí và tiết kiệm thời gian. Nguyễn Thị Kiều Trang, Nguyễn Thành Long và Phạm Ngọc Kim Khánh.(2021) cũng đã nghiên cứu các yếu tô ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng Baemin để mua thức ăn của khách hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Mục đích của nghiên cứu này là tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Baemin, là ứng dụng hoạt động trong lĩnh vực Delivery Food được điều hành bởi Tập đoàn Woowa Brothers Corp của Hàn Quốc gia nhập thị trường Việt Nam từ tháng 06/2019. Kết quả cho thấy có 5 yếu tố gồm: Nhận thức về sự hữu ích, nhận thức dễ sử dụng, ảnh hưởng của xã hội, cảm nhận độ tin cậy, cảm nhận về giá là những yếu tố tác động đến ý định sử 93
  3. dụng ứng dụng Baemin của khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, đưa ra một số đề xuất nhằm giúp Baemin nâng cao hình ảnh cũng như cải thiện tính năng, giao diện phầm mềm. Bên cạnh việc đạt được các mục tiêu đề ra, nghiên cứu vẫn còn một số mặt hạn chế được tác giả chỉ ra như sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện nên dữ liệu thu thập không hoàn toàn đại diện cho tổng thể, được thực hiện với các đối tượng khảo sát trong phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh do đó mức độ tổng quát của kết quả bị giới hạn và không phản ánh chính xác. Dựa trên việc lược khảo các công trình nghiên cứu liên quan cũng như vận dụng các mô hình sẵn có vào người sử dụng phần mềm MFOA trên địa bàn Bình Dương, mô hình nghiên cứu được đề xuất gồm 4 yếu tố: Kỳ vọng hiệu quả, kỳ vọng nỗ lực, sự hữu ích của ứng dụng và giá cả tác động trực tiếp đến ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng đặt thức ăn trực tuyến MFOA. Trong đó, sự kỳ vọng hiệu quả được định nghĩa là mức độ mà một cá nhân tin rằng việc sử dụng hệ thống sẽ giúp họ có thể đạt được lợi ích trong hiệu suất công việc và kỳ vọng nỗ lực là mức độ dễ dàng liên quan đến việc sử dụng hệ thống.(Venkatesh và nnk., 2003) Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu nghiên cứu của đề tài này là những khách hàng đã từng sử dụng ứng dụng đặt thức ăn trực tuyến MFOA trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Do tác động của dịch Covid 19 nên điều kiện đi lại bị hạn chế, vì vậy mẫu khảo sát được lấy từ tháng 9 đến tháng 11/2020 theo phương pháp phi xác suất thuận tiện và thông qua phỏng vấn gián tiếp khách hàng bằng Google Forms. Trước khi tiến hành phân tích, các dữ liệu thu thập sẽ được hiệu chỉnh nhằm kiểm tra chất lượng cũng như tính hợp lệ. Sau đó tiến hành mã hóa, nhập, làm sạch dữ liệu và sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 để xử lí dữ liệu. Số khách hàng khảo sát thu về là 200 phiếu. Qua quá trình kiểm tra chất lượng của các phiếu khảo sát, số lượng phiếu khảo sát hỏng là 26 phiếu, số phiếu hợp lệ là 174. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Trong tổng số khách hàng là 174 người đã, đang sử dụng ứng dụng đặt thức ăn trực tuyến thì khách hàng lựa chọn Grabfood chiếm 44,3%, Nowfood chiếm 43,1% và Baemin chiếm 12,6%, sự chênh lệch giữa Grabfood và Nowfood không cao tuy nhiên đối với Baemin thì có sự chênh lệch khá lớn, điều này phản ánh lên rằng khách hàng tại Bình Dương chưa ưa chuộng ứng dụng đặt thức ăn trực tuyến Baemin như tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong 174 khách hàng thì nam chiếm 63,2% và nữ chiếm 36.8%. Đối tượng khảo sát là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng đều chiếm 25,9% trên tổng khách hàng khảo sát. Do khó có thể tiếp cận được 94
  4. hết tất cả khách hàng qua việc khảo sát trực tuyến nên tác giả lựa chọn khách hàng dễ tiếp cận và có số lượng đông nhất để khảo sát. Ngoài ra lao động cũng chiếm 25,3% và các nghề nghiệp khác ngoài các nghề nghiệp được nêu trước đó chiếm 23%. Độ tuổi tham gia khảo sát nhiều nhất là từ 18- 23 và từ 24-30 chiếm 25,9%, độ tuổi từ 31-40 tuổi chiếm 25,3% và >40 tuổi chiếm 23%. Trong quá trình khảo sát đã có sự chọn lọc lại độ tuổi, tuy có sự chênh lệch nhưng rất nhỏ, mang tính khả quan khi thực hiện đánh giá sau này. Bảng 1: Kết quả kiểm định Cronbach’ Alpha Thang đo Cronbach's alpha Kì vọng hiệu quả 0,776 Kì vọng nỗ lực 0,740 Sự hữu ích 0,851 Giá cả 0,750 Ý định tiếp tục sử dụng 0,899 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS) Cronbach's Alpha cho các thang đo trước khi phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho 5 thành phần nhân tố cho thấy tất cả 5 nhân tố đều đủ điều kiện để thực hiện phân tích EFA. Khi xem xét tương quan trong biến tổng của từng biến trong tổng số 20 biến quan sát được xây dựng để đo lường cho 5 nhân tố. Các biến đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 nên không bị loại. Hệ số KMO đạt giá trị 0,798 cho thấy phân tích nhân tố EFA trong nghiên cứu này là phù hợp. Kiểm định Bartlett với Sig.=0,000 < 0,05 cho thấy các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Mức ý nghĩa Sig. của kiểm định F = 0,000 thể hiện mô hình hồi quy tuyến tính phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được, DW=1,935 không vi phạm giả định tự tương quan chuỗi bậc nhất.. Bảng 2: Kiểm định tương quan Pearson Nhân tố KVHQ KVNL SHI GC yd KVHQ 1 .190* .222** .295** .317** * KVNL .190 1 .291** .168* .344** SHI .222** .291** 1 .495** .685** GC .295** .168* .495** 1 .516** ** yd .317 .344** .685** .516** 1 *. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed). **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS) Bảng 3: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính Coefficientsa Unstandardized Standardized Collinearity Statistics Model Coefficients Coefficients t Sig. B Std. Error Beta Tolerance VIF 1 (Constant) -0.418 0.275 -1.522 0.130 KVHQ 0.136 0.065 0.116 2.098 0.037 0.889 1.124 KVNL 0.174 0.070 0.137 2.505 0.013 0.899 1.113 SHI 0.585 0.070 0.519 8.402 0.000 0.708 1.413 GC 0.248 0.075 0.202 3.295 0.001 0.718 1.392 a. Dependent Variable: yd (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS) Từ kết quả phân tích hồi quy tuyến tính, ta thấy giá trị Sig. của tất cả các biến độc lập KVHQ, KVNL, SHI, GC đều nhỏ hơn 0.05. Do đó, các biến độc lập đều có ảnh hưởng đến Ý 95
  5. định tiếp tục sử dụng ứng dụng đặt thức ăn trực tuyến của khách hàng ở độ tin cậy 95%. Hệ số phóng đại phương sai VIF đều nhỏ hơn 2 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến. Từ kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu, phương trình hồi quy sau khi kiểm định được xác định như sau: Yd= -0.418+0.136KVHQ+ 0.174KVNL+ 0.585SHI+ 0.248GC Hệ số hồi quy chuẩn hóa cho biết tầm quan trọng của các biến độc lập trong mô hình. Theo kết quả xử lý, 4 biến độc lập có Beta lần lượt là là 0.116, 0.137, 0.519, 0.202 điều này có nghĩa là với 100% các yếu tố tác động đến ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng đặt thức ăn trực tuyến, biến Kì vọng hiệu quả chiếm 11.6%, biến Kì vọng nỗ lực chiếm 13.7%, biến Sự hữu ích của ứng dụng chiếm 51.9%, biến Giá cả chiếm 24,8%. Kết quả kiểm định cho thấy sự hữu íc của ứng dụng là yếu tố có mức độ quan trọng nhất trong bốn yếu tố trong mô hình ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng đặt thức ăn trực tuyến, quan trọng thứ hai là yếu tố giá cả, quan trọng thứ ba là kì vọng nỗ lực, cuối cùng là yếu tố kì vọng nỗ lực. Kết quả phân tích hồi quy đã đưa ra các nhân tố cũng như mức độ tác động của từng nhân tố đến ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng đặt thức ăn trực tuyến. Và mô hình sau khi phân tích có dạng: Hình 2. Mô hình nghiên cứu sau khi kiểm định Biểu đồ tần số Histogram của phần dư chuẩn hóa cho thấy phần dư của dữ liệu có dạng gần với phân phối chuẩn với giá trị Mean = -7.88E-16 (gần bằng 0), độ lệch chuẩn Std. Dev = 0.988 (gần bằng 1). Như vậy, có thể nói phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn. Do đó, giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư của mô hình nghiên cứu không bị vi phạm. Các điểm phân bố của phần dư có dạng đường thẳng nên dữ liệu phân tích không bị vi phạm giả định quan hệ tuyến tính. Dựa vào phân tích khác biệt trung bình One-Way ANOVA, có sự khác biệt về các ứng dụng, khác biệt nghề nghiệp, độ tuổi đến ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng đặt thức ăn trực tuyến. Yếu tố giới tính không thể hiện sự khác biệt. Tuy nhiên nghiên cứu không đi sâu vào phân tích những sự khác biệt này. 4. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng có 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng đặt thức ăn trực tuyến của khách hàng trên địa bàn tỉnh Bình Dương, các yếu tố gồm: Sự kỳ vọng hiệu quả, Sự kì vọng nỗ lực, Sự hữu ích của ứng dụng và Giá cả. Trong 4 yếu tố trên, yếu tố Sự hữu ích của ứng dụng và Giá cả là 2 yếu tố tác động mạnh nhất. Cũng như những nghiên cứu trước đó, kết quả trên cho thấy khách hàng đã rất quan tâm đến các lợi ích gia tăng do dịch vụ mang lại bao gồm sự hữu ích cho cuộc sống hằng ngày, làm được nhiều việc trong khi chờ đợi, mua hàng nhanh chóng và tiết kiệm thời gian. Những lợi ích này góp phần 96
  6. nâng cao niềm tin của khách hàng đối với ứng dụng, thúc đẩy hành vi tiếp tục sử dụng ứng dụng. Sự hữu ích của các ứng dụng giao thực phẩm biểu hiện qua biết rõ thời gian và số tiền phải trả, chi tiết, dễ hiểu và có nhiều phương thức thanh toán, khuyến mãi góp phần đáng kể đến việc củng cố niềm tin và hướng đến việc sử dụng tiếp tục ứng dụng. Tác động của giá cả cho thấy các chuỗi quán ăn, nhà hàng cần xây dựng mức giá cạnh tranh và phù hợp với chất lượng. Do thời gian thực hiện nghiên cứu trong giai đoạn Việt Nam đang hạn chế đi lại và tiếp xúc do tác động của dịch Covid 19 mà việc tiến hành khảo sát còn hạn chế. Số lượng mẫu nghiên cứu chỉ gần 200 mẫu dù đáp ứng yêu cầu cỡ mẫu tối thiểu nhưng tính đại diện chưa cao. Đối tượng khảo sát phần lớn là sinh viên, nhân viên văn phòng và công nhân và chỉ những người đã từng sử dụng các ứng dụng đặt thức ăn trực tuyến nên vẫn chưa đa dạng hóa đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu đã bước đầu xác định được các yếu tố tác động đến ý định sử dụng các ứng dụng đặt thức ăn trực tuyến MFOA tại Bình Dương và đâu là những yếu tố tác động rõ nét. Tuy nhiên nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế và từ đó mở ra các hướng nghiên cứu khác trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo trong nước: 1. Hải, L. N. & Mai, P. T. T. (2021). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng giao thức ăn của người tiêu dùng tại thành phố Đà Nẵng. Journal of Science and Technology-IUH, 51(03). 2. Thảo, H. T. P., & Long, L. Q. (2021). Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tin tưởng và ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ giao thực phẩm trên ứng dụng di động của người tiêu dùng. Tạp chí khoa học Đại học mở thành phố Hồ Chí Minh-Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 16(2), 99-116. 3. Thuỳ, L. N., Thơ, T. A., Siêm, T. T., & Đạt, N. T. (2021). Sự hài lòng và ý định tiếp tục sử dụng ứng dụng đặt đồ ăn trên di động ở thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học và Công nghệ-Đại học Đà Nẵng, 25-32. 4. Trang, N. T. K., Long, N. T., & Khánh, P. N. K. (2021). Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ứng dụng Baemin để mua thức ăn của khách hàng ở thành phố Hồ Chí Minh. Journal of Science and Technology-IUH, 50(02). 5. Trang, T.V. (2021). Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ứng dụng đặt thức ăn trực tuyến của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính-Marketing, 65(5), 36-46. Tài liệu tham khảo nước ngoài: 6. Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational Behavior and Human Decision Processes, 50(2), 179-211. 7. Alalwan, A. A. (2019). Mobile food ordering apps: An empirical study of the factors affecting customer e-satisfaction and continued intention to reuse, International Journal of Information Management, 50(2020), 28-44. 8. Davis, F. D. (1989). Perceived usefulness, perceived ease of use, and user acceptance of information technology, MIS Quarterly, 13(3), 319-340. 9. Flavian, C., Guinaliu, M., & Gurrea, R. (2006). The role played by perceived usability, satisfaction and consumer trust on website loyalty, Information & Management, 43(2006), 1-14. 10. Gefen, D., Karahanna, E., & Straub, D. W. (2003). Trust and TAM in online shopping: An integrated model, Computer Sciencepublished in Mis Quarterly 2003, 27(1), 51-90. 11. Ranaweera, C, & Prabhu, J. (2003). The influence of satisfaction, trust and switching barriers on customer retentionin a continuous purchasing setting, International Journal of Service Industry Management, 14(4), 374-395. 12. Venkatesh, V., Morris, M. G., Davis, G. B., & Davis, F. D. (2003). User acceptance of information technology: Toward a unified view. MIS quarterly, 425-478. 97
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2