intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đến tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh tại Việt Nam

Chia sẻ: Tư Khấu Quân Tường | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Ảnh hưởng của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đến tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh tại Việt Nam" đánh giá tác động của công nghệ thông tin - truyền thông (ICT) và các yếu tố cấu thành đến tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh của Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ 63 tỉnh, thành phố giai đoạn 2016 - 2020 và các phương pháp ước lượng khác nhau, bao gồm: hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS), Mô hình tác động cố định (FEM) và Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đến tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh tại Việt Nam

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 24. ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG (ICT) ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CẤP TỈNH TẠI VIỆT NAM TS. Nguyễn Nguyệt Minh*, SV. Hồ Ngọc Minh Anh*, SV. Lê Thị Thu* SV. Nguyễn Thị Minh Ngọc*, SV. Phạm Phương Anh*, SV. Trần Bá Thái Sơn* Tóm tắt Nghiên cứu này đánh giá tác động của công nghệ thông tin - truyền thông (ICT) và các yếu tố cấu thành đến tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh của Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ 63 tỉnh, thành phố giai đoạn 2016 - 2020 và các phương pháp ước lượng khác nhau, bao gồm: hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS), Mô hình tác động cố định (FEM) và Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM). Trong đó, FEM được xác định là mô hình tối ưu nhất thông qua phép kiểm định Hausman và phân tích F-test. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, ứng dụng công nghệ thông tin có ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh của Việt Nam, trong khi cơ sở hạ tầng kỹ thuật có tác động ngược lại. Cơ sở hạ tầng nguồn nhân lực và chỉ số ICT tổng hợp không ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm khai thác tốt hơn ICT cho phát triển kinh tế của Việt Nam.  Từ khóa: tăng trưởng kinh tế, ứng dụng công nghệ thông tin, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng nhân lực, công nghệ thông tin và truyền thông 1. GIỚI THIỆU  Trong những thập kỷ qua, công nghệ thông tin và truyền thông (Information Communication Technology - ICT) đã trở thành công nghệ nền tảng của mọi nền kinh tế trên thế giới. Sự phát triển của ICT đã góp phần giảm đáng kể chi phí sản xuất, thời gian làm việc, thúc đẩy cải tiến trong công tác quản lý và sản xuất, thúc đẩy đầu tư trong tất cả các lĩnh vực kinh tế.  Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động kinh tế đã nhận được tín hiệu tích cực khi những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam cho thấy sự hấp dẫn đối với dòng vốn * Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 346
  2. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI đầu tư nước ngoài và duy trì mức phát triển ổn định. Đỗ Thị Anh Phương (2023) đã chỉ ra, với sự tác động mạnh của đại dịch Covid-19 lên hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, lĩnh vực công nghệ vẫn giữ được sự tăng trưởng đáng kể với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2015 - 2020 đạt bình quân 15,2%/năm, cao hơn 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP, là một trong những ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của cả nước. Năm 2022, doanh thu lĩnh vực công nghiệp ICT ước đạt 148 tỷ USD, tăng trưởng 8,7% so với năm 2021 (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2023). Tỷ trọng ngày càng tăng của lĩnh vực CNTT trong cơ cấu kinh tế cho thấy đây là một trong những chiến lược trọng tâm được Chính phủ và các cơ quan ban, ngành tại Việt Nam chú trọng phát triển.  Đối với các quốc gia phát triển, ICT được coi là nguồn lực quan trọng dẫn tới tăng trưởng kinh tế (Heshmati và Yang, 2006; Karlsson và Liljevern, 2017). Nghiên cứu của Bilan và cộng sự (2019) đã chỉ ra có mối quan hệ tích cực giữa ICT và GDP bình quân đầu người. Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu cho thấy mối quan hệ nhân quả một chiều từ GDP đến đầu tư ICT, đồng nghĩa với việc bác bỏ giả thuyết tăng trưởng do ICT dẫn dắt (Shinjo và Zhang, 2004). Trong bối cảnh Việt Nam, nghiên cứu của Huỳnh Thị Tuyết Ngân, Nguyễn Ngọc Tân và Nguyễn Sơn Hải (2021) chỉ ra rằng, chuyển đổi số, cũng như ứng dụng CNTT và phát triển hạ tầng CNTT, đều có ảnh hưởng tích cực đến tổng sản phẩm nội địa của các địa phương thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Nam. Ngoài ra, nghiên cứu của Hà Thành Công (2021), Nguyễn Thị Thanh Thúy và cộng sự (2022) về tác động của ICT tới tăng trưởng kinh tế ở cấp tỉnh ở Việt Nam cho thấy công nghệ thông tin và truyền thông như: điện thoại di động và thuê bao băng thông rộng tăng lên có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, trong khi điện thoại cố định có tác động ngược lại. Hình 1 cung cấp cái nhìn sơ lược về ảnh hưởng của ICT tới tăng trưởng kinh tế của các tỉnh, thành phố tại Việt Nam (GRDP) trong năm 2020; qua đó cho thấy, việc ứng dụng CNTT có thể góp phần vào cải thiện tăng trưởng kinh tế. Hình 1. Mối quan hệ giữa GRDP và ICT năm 2020 Nguồn: Số liệu được tổng hợp bởi tác giả 347
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Có thể thấy, việc nghiên cứu những ảnh hưởng của ICT đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nói chung và các tỉnh, thành phố tại Việt Nam nói riêng là quan trọng và mang ý nghĩa thực tiễn cao. Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu về đề tài này còn hạn chế và vẫn còn đó những khoảng trống nghiên cứu có thể khai thác. Bài viết này đánh giá tác động của ICT đến tăng trưởng kinh tế địa phương thông qua ba chỉ số cấu phần cụ thể: Ứng dụng CNTT, Hạ tầng kỹ thuật và Hạ tầng nhân lực. Việc sử dụng bộ dữ liệu đa dạng về tăng trưởng kinh tế của 63 tỉnh, thành Việt Nam từ năm 2016 đến năm 2020 hướng tới việc cung cấp một cái nhìn toàn diện về ICT và tăng trưởng kinh tế địa phương của Việt Nam, giúp đề xuất các biện pháp chính sách cụ thể đóng góp vào quá trình phát triển bền vững của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp giá trị cả về lý luận và thực tiễn cho chủ đề nghiên cứu, đồng thời cung cấp các hàm ý chính sách cho chính quyền các cấp tại Việt Nam. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Báo cáo của Liên hợp quốc (2011) đã làm rõ tầm quan trọng của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong việc đẩy mạnh hiệu suất kinh tế của các nước đang phát triển. Nghiên cứu của Vu và đồng nghiệp (2020) về 22 nền kinh tế từ năm 1991 đến năm 2018 đã chỉ ra rằng, ICT có tác động tích cực đối với hoạt động kinh tế. Nghiên cứu của Appiah-Otoo và Song (2020) cũng chứng minh ICT không chỉ kích thích tăng trưởng kinh tế ở cả các quốc gia đang phát triển và các quốc gia phát triển mà còn mang lại lợi ích lớn hơn cho các quốc gia có thu nhập thấp. Đối với các nước đang phát triển, ICT được chứng minh là có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu của Kumar và đồng nghiệp (2016) đã chỉ ra rằng, ICT đã đóng góp một cách đáng kể vào sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Cụ thể, ICT đóng góp 20% vào sự mở rộng của nền kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là trong thập kỷ 1990 (Heshmati và Yang, 2006), điện thoại di động và điện thoại cố định đều tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc (Ward và Zheng, 2016). Tương tự, chỉ số phát triển ICT và ngân sách cho ICT ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế địa phương tại Indonesia (Agustina và Pramana, 2019). Purnama và đồng nghiệp (2018) phân tích 34 khu vực tại Indonesia và kết luận rằng, việc sử dụng thiết bị di động liên quan mật thiết đến tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là ở những khu vực có thu nhập trung bình thấp. Millia và đồng nghiệp (2022) cũng nhận thấy cả đầu tư trực tiếp nước ngoài và ICT đều ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế của Indonesia ở cả mức ngắn và dài hạn. Dựa trên quan điểm này, ICT được xem là một trong những lĩnh vực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Indonesia (Azuari, 2010; Nata, 2007). Tại các quốc gia đang phát triển khác ở Trung Đông, Bắc Phi và châu Phi dưới Sahara, các ứng dụng của ICT như điện thoại di động và Internet đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (Bahrini và Qaffas, 2019). Bên cạnh đó, Usman và cộng sự (2021) khẳng định, ICT đóng góp tích cực và đáng kể vào tăng trưởng kinh tế dài hạn của Ấn Độ. Stanley và cộng sự (2018) cũng đồng ý rằng, ICT không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn khuyến khích sự đổi mới trong kinh doanh và quy trình sản xuất. 348
  4. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Mặc dù nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ giữa công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và tăng trưởng kinh tế là tích cực, nhưng một số nghiên cứu khác lại tìm ra mối quan hệ ngược chiều giữa hai biến này. Piketty và Saez (2014) chỉ ra tiến triển của ICT góp phần vào tăng bất bình đẳng lợi nhuận, có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu của Shinjo và Zhang (2004) cũng thách thức giả thuyết về mối liên hệ trực tiếp giữa ICT và tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, một số nghiên cứu như: nghiên cứu của Ishida và Hazuki (2015), Cheng và đồng nghiệp (2020) chỉ ra tác động của ICT tới tăng trưởng kinh tế không có hiệu quả rõ ràng ở các quốc gia thu nhập trung bình và thấp. Trong bối cảnh của Việt Nam, Hà Thành Công (2021) đã tiến hành một nghiên cứu về tác động của ICT đối với tăng trưởng kinh tế của 63 tỉnh, thành, được chia thành ba khu vực: Bắc, Trung và Nam trong giai đoạn 2009 - 2019. Mô hình tăng trưởng GMM được sử dụng để khám phá mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bốn biến số ICT: điện thoại cố định (TEL), điện thoại di động (MOB), sử dụng Internet (INT) và áp dụng broadband (BBA). Kết quả cho thấy, ngoại trừ điện thoại cố định, các công nghệ thông tin và truyền thông khác như: điện thoại di động, sử dụng Internet và áp dụng broadband đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các khu vực khác nhau của Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2019. Bên cạnh đó, Thanh Thúy và đồng nghiệp (2022) đã nghiên cứu về tác động của ICT và giáo dục đối với tăng trưởng kinh tế ở cấp tỉnh của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2018 và thấy rằng, việc sử dụng điện thoại di động và tỷ lệ thuê bao băng thông rộng tăng lên có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, nhưng tỷ lệ sử dụng điện thoại cố định lại có tác động ngược lại. Tương tự, Huỳnh Thị Tuyết Ngân và đồng nghiệp (2021) đã phát hiện ra sự sẵn sàng áp dụng và phát triển CNTT có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các địa phương thuộc khu vực kinh tế chính miền Nam, với mỗi 1% tăng trong sự sẵn sàng này, tổng sản phẩm nội địa có thể tăng lên 0,84%. Nhìn chung, các nghiên cứu trước đây đã cung cấp các phân tích quan trọng về tác động của ICT đối với tăng trưởng kinh tế, nhất là ở các nước đang phát triển như Việt Nam, tuy nhiên, vẫn còn tồn đọng một số hạn chế. Thứ nhất, các nghiên cứu mới chỉ tập trung chủ yếu vào tác động của một số yếu tố ICT cụ thể như thiết bị di động và Internet, bỏ qua các yếu tố quan trọng khác như lực lượng lao động ICT và ứng dụng ICT. Thứ hai, những nghiên cứu này chủ yếu được thực hiện ở cấp quốc gia, những nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của ICT đến tăng trưởng kinh tế ở cấp tỉnh và thành phố còn hạn chế. Điều này dẫn đến cái nhìn chưa đầy đủ và toàn diện về ảnh hưởng của ICT tới tăng trưởng kinh tế, đặc biệt ở cấp địa phương. Để giải quyết những khoảng trống nghiên cứu trên, bài viết sử dụng dữ liệu thống kê của 63 tỉnh, thành Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2020 để phân tích ảnh hưởng của ICT tới tăng trưởng kinh tế cấp địa phương thông qua ba chỉ số cấu thành: chỉ số Hạ tầng kỹ thuật, chỉ số Hạ tầng nhân lực và Ứng dụng CNTT. 3. CHỈ SỐ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TẠI VIỆT NAM Với sự ủng hộ của nhiều chuyên gia, tổ chức và cơ quan, từ năm 2005, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố Vietnam ICT Index chính thức. Theo đó, chỉ số ICT Việt Nam được 349
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA chia thành 3 nhóm đối tượng: ICT Index của Bộ, ngành; ICT Index của doanh nghiệp; ICT Index của tỉnh, thành. Bài nghiên cứu tập trung vào ICT Index của tỉnh, thành: chỉ số đánh giá mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển ICT của tỉnh, thành, bao gồm 3 nhóm chỉ số: Hạ tầng kỹ thuật, Hạ tầng nhân lực và Ứng dụng CNTT (Hình 2). ICT Index cung cấp thông tin về phát triển và ứng dụng ICT dựa trên số liệu từ các khối Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty và ngân hàng thương mại. Chỉ số này dựa trên hệ thống EGDI của Liên hợp quốc, bao gồm: hạ tầng kỹ thuật, nhân lực, ứng dụng nội bộ và dịch vụ công trực tuyến, giúp Nhà nước và doanh nghiệp đánh giá tình hình phát triển toàn diện của Bộ, ngành, địa phương. Hình 2. Cấu trúc hệ thống chỉ tiêu các tỉnh, thành phố Nguồn: Báo cáo ICT Index Phương pháp tính: ICT Index là giá trị trung bình cộng của các chỉ số thành phần: IHTKT: Chỉ số Hạ tầng kỹ thuật; IHTNL: Chỉ số Hạ tầng nhân lực; IUDCNTT: Chỉ số Ứng dụng CNTT. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU 4.1. Số liệu Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng kết hợp ba bộ dữ liệu hằng năm đáng tin cậy và toàn diện để thực hiện phân tích. Dữ liệu về ICT và các chỉ số thành phần từ năm 2016 đến năm 2020 được lấy từ Báo cáo ICT Index Việt Nam hằng năm, được công bố bởi Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. 350
  6. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Dữ liệu về tổng sản phẩm quốc nội (GRDP) được chiết tách từ Báo cáo “Chỉ số Phát triển con người Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020” do Tổng cục Thống kê Việt Nam phát hành. Thông tin về lực lượng lao động được lấy từ mục dữ liệu “Lao động và Việc làm” tại Tổng cục Thống kê Việt Nam. Dữ liệu về vốn đầu tư tại các tỉnh và thành phố của Việt Nam được lấy từ Niên giám thống kê qua các năm. Từ nguồn Niên giám thống kê, chúng tôi đã ghi nhận các số liệu của vốn đăng ký mới (triệu USD), vốn đăng ký điều chỉnh (triệu USD) và giá trị vốn góp, mua cổ phần (triệu USD). Bằng cách tổng hợp tổng cộng của ba số liệu trên, chúng tôi đã thu được dữ liệu về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 4.2. Mô tả các biến số  Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, nghiên cứu về ICT cùng với các chỉ số thành phần đã đem lại cái nhìn sâu sắc về những đóng góp của nó đối với tăng trưởng kinh tế. Áp dụng theo hướng nghiên cứu trước đây của các tác giả Tuyết Ngân và cộng sự (2021), Aly và Heidi (2020), bài viết này đã sử dụng ba chỉ số thành phần ICT: Ứng dụng CNTT, Hạ tầng kỹ thuật và Hạ tầng nhân lực làm các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu. Từ đó, mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là đánh giá chi tiết về ảnh hưởng của ICT đối với tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh, thành ở Việt Nam. Bảng 1 và Bảng 2, được trình bày dưới đây, cung cấp thông tin chi tiết về các biến được sử dụng trong khuôn khổ nghiên cứu, tạo ra một cơ sở dữ liệu vững chắc để thực hiện quá trình phân tích và đưa ra những kết luận quan trọng về tác động của ICT đối với tăng trưởng kinh tế. Bảng 1. Tổng hợp các biến trong nghiên cứu Biến Ký hiệu Đo lường Biến phụ thuộc  Tốc độ tăng trưởng hằng năm của tổng sản phẩm nội địa của GRDP Growth (Gross Regional Domestic Product Growth)  GROWTH  địa phương. Biến độc lập Chỉ số Mức độ phát triển về công nghệ thông tin và Giá trị trung bình cộng của ba chỉ số: Hạ tầng kỹ thuật; Hạ ICT truyền thông (ICT index) tầng nhân lực và Ứng dụng CNTT. Ứng dụng CNTT nội bộ trong cơ quan nhà nước (CQNN) và Chỉ số Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) CNTT dịch vụ công trực tuyến của các tỉnh, thành phố. Bao gồm: Hạ tầng kỹ thuật của xã hội và Hạ tầng kỹ thuật của Chỉ số Hạ tầng kỹ thuật  HTKT  các CQNN của các tỉnh, thành phố. Bao gồm: Hạ tầng nhân lực của xã hội và Hạ tầng nhân lực Chỉ số Hạ tầng nhân lực  HTNL  của các CQNN của các tỉnh, thành phố. Logarit tự nhiên của vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn của Vốn đầu tư K địa phương​​. Logarit tự nhiên của tổng vốn FDI thực hiện tỉnh (vốn đăng Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) FDI ký cấp mới). Lquantity  Tỷ lệ lao động trên 15 tuổi. Lao động Lquality Tỷ lệ lao động trên 15 tuổi qua đào tạo.  Nguồn: Tác giả tổng hợp 351
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Bảng 2. Thống kê mô tả các biến Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max GROWTH 252 ,081 ,05 -,105 ,225 ICT 315 ,42 ,146 ,086 ,941 CNTT 315 ,364 ,18 ,05 1 HTKT 315 ,349 ,165 0 1 HTNL 315 ,547 ,183 ,04 1 K 315 10,151 ,851 8,304 13,009 FDI  290 4,328 2,43 -2,996 9,042 Lquantity 315 57,686 3,752 45,7 68,8 Lquality 315 19,367 7,415 8,2 48,5 Nguồn: Tác giả tổng hợp 4.3. Phương pháp nghiên cứu  Để điều tra tác động của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đối với tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh, thành tại Việt Nam, nhóm tác giả xây dựng một mô hình dựa trên hàm sản xuất Cobb-Douglas. Mô hình này được phát triển bằng sự kết hợp của các lý thuyết tăng trưởng được đề xuất bởi Romer (1986) và Solow (1956). Ngoài ra, các biến độc lập khác cũng được thêm vào mô hình như FDI (Adedoyin và cộng sự, 2020; Asongu và Odhiambo, 2020; Sinha và Sengupta, 2019). Sau đó, mô hình có dạng như sau: Trong đó: 𝑔𝑟𝑜𝑤𝑡h 𝑖𝑡 xác định tăng trưởng kinh tế; i đại diện cho 63 địa phương, t đại diện cho thời gian trong khoảng 2016 - 2020; L 𝑖𝑡 là vốn nhân lực;  K 𝑖𝑡 là vốn đầu tư; ICTit là chỉ số ICT và ba chỉ số thành phần: Hạ tầng kỹ thuật, Hạ tầng nhân lực và Ứng dụng CNTT. Việc sử dụng chỉ số thành phần này đã được áp dụng trong một số bài báo nghiên cứu tại Việt Nam; FDIit đại diện cho vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, bao gồm: vốn đăng ký mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị đóng góp vốn; eit là sai số ngẫu nhiên của mô hình. 352
  8. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 5. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng, áp dụng các phương pháp ước lượng POLS, FEM, và REM để đánh giá tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Để xác định mô hình ước lượng đáng tin cậy nhất giữa ba mô hình trên, nghiên cứu đã sử dụng một số kiểm định khác nhau như: Kiểm định F-Test để chọn giữa OLS và FEM, Kiểm định Breusch Pagan Lagrange (LM) để chọn giữa mô hình OLS và REM, và Kiểm định Hausman để chọn giữa FEM và REM. Với kết quả kiểm định F-test, Prob > F nhỏ hơn mức ý nghĩa thông thường 0,05, mô hình FEM phù hợp hơn OLS. Kiểm định Hausman cho kết quả Prob > chi2 nhỏ hơn mức ý nghĩa thông thường 0,05 và kết luận rằng, mô hình FEM cho kết quả đáng tin cậy nhất trong ba mô hình. Bảng 3. Kết quả ước lượng FEM về ảnh hưởng của ICT đến tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh của Việt Nam   (1) (2) (3) (4) (5) ICT  -0,034         (0,05)         K 0,019 0,031 0,032* 0,022 0,043** (0,019) (0,02) (0,019) (0,02) (0,02) FDI 0,004 0,003 0,004 0,004 0,003 (0,002) (0,002) (0,002) (0,002) (0,002) Lquantity 0,018*** 0,017*** 0,014*** 0,018*** 0,013*** (0,003) (0,003) (0,003) (0,003) (0,003) Lquality -0,004** -0,003 -0,004** -0,004* -0,003 (0,002) (0,002) (0,002) (0,002) (0,002) CNTT   0,066**     0,067**   (0,029)     (0,028) HTKT     -0,131***   -0,14***     (0,036)   (0,038) HTNL       -0,021 0,02       (0,031) (0,031) Constant -1,07*** -1,196*** -,946*** -1,105*** -1,029*** (0,27) (0,267) (0,261) (0,268) (0,263) Observations 236 236 236 236 236 R-squared 0,344 0,362 0,391 0,344 0,413 Hausman test 0,000 0,000 0,000 0,000   0,000 Sai số chuẩn được đặt trong dấu ngoặc đơn *** p < 0,1, ** p < 0,5, * p
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA sự (2021) cũng chỉ ra rằng, ảnh hưởng của ICT đến tăng trưởng kinh tế không rõ ràng ở các nước thu nhập trung bình và thấp, điều này là tương ứng với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Meta Ayu Kurniawati (2021) cũng cho rằng, có một số lý do tại sao các công nghệ mới, chẳng hạn như Internet, có thể không có tác động đáng kể đến các nước có thu nhập trung bình. Internet đắt hơn so với truy cập điện thoại và đòi hỏi trình độ học vấn và kỹ năng vận hành cao hơn điện thoại. Ngôn ngữ phổ biến trên Internet nói chung không phải là ngôn ngữ được người nghèo ở nông thôn sử dụng. Ngoài ra, Internet đòi hỏi một lượng lớn người dùng quan trọng để có thể hoạt động bền vững. Những điều này đặc biệt thiếu ở khu vực nông thôn của các quốc gia có thu nhập trung bình, nơi ít biết đến Internet và điện thoại thông minh. Tiếp đó, nguyên nhân ICT không có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này có thể là do chỉ số ICT là một chỉ số phức tạp, bao gồm ba chỉ số thành phần là Hạ tầng kỹ thuật, Hạ tầng nhân lực và Ứng dụng CNTT. Ba chỉ số này đo lường nhiều khía cạnh của việc ứng dụng CNTT, trong đó, chỉ số Hạ tầng nhân lực và Hạ tầng kỹ thuật đo lường mức độ sẵn sàng ứng dụng CNTT, chỉ số Ứng dụng CNTT đo lường mức độ bao phủ ứng dụng CNTT. Do vậy, để nghiên cứu ảnh hưởng cụ thể của ICT, tác giả sẽ đánh giá ảnh hưởng của các chỉ số thành phần đến tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh của Việt Nam ở mô hình 2, 3, 4 và 5, trong đó mô hình 2, 3, 4 lần lượt đánh giá tác động của Ứng dụng CNTT, Hạ tầng kinh tế và Hạ tầng nhân lực tới GRDP, mô hình 5 đánh giá tác động tổng hợp của cả ba yếu tố này tới GRDP. Kết quả ước lượng của mô hình 2 cho thấy biến CNTT mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê cao ở mức 5%. Như vậy, chỉ số thành phần Ứng dụng CNTT có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh của Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2020. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Huỳnh Thị Tuyết Ngân (2021). Trong giai đoạn này, Nhà nước đã áp dụng nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước các tỉnh, thành phố. Do đó, các chỉ tiêu trong chỉ số Ứng dụng CNTT đều đạt được kết quả ấn tượng, trong đó nổi bật là tỷ lệ cán bộ, công chức được cấp hòm thư điện tử chính thức tăng từ 51,3% (năm 2016) đến 81,2% (năm 2020), tỷ lệ cán bộ, công chức sử dụng thư điện tử trong công việc tăng từ 51,4% (năm 2016) đến 78,5% (năm 2020) (Bộ Thông tin và Truyền thông, 2020).  Kết quả ước lượng của mô hình 3 cho thấy với biến HTKT mang dấu âm ngược lại với kỳ vọng ban đầu và có ý nghĩa thống kê cao ở mức 1%. Như vậy, chỉ số thành phần Hạ tầng kỹ thuật có ảnh hưởng ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh của Việt Nam. Điều này có thể là do Việt Nam vẫn là một quốc gia đang phát triển, với hạ tầng kỹ thuật ở nhiều khu vực, vùng miền còn chưa đồng bộ, chênh lệch khá lớn giữa các vùng, tốc độ truy cập Internet còn chậm, băng thông hữu hạn. Ngoài ra, các chỉ tiêu đo lường hạ tầng kỹ thuật chỉ phản ánh mức độ phủ sóng Internet và thiết bị CNTT như điện thoại, máy tính… nhưng chưa phản ánh đúng chất lượng của hạ tầng.  Kết quả ước lượng của mô hình 4 cho thấy biến chỉ số Hạ tầng nhân lực (HTNL) không có ý nghĩa thống kê. Như vậy, chỉ số Hạ tầng nhân lực CNTT không có tác động đến tăng 354
  10. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI trưởng kinh tế cấp tỉnh của Việt Nam. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Huỳnh Thị Tuyết Ngân (2021). Điều này có thể là do chất lượng và số lượng của nhân lực CNTT chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh tế số. Theo Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2018 - 2023, nhu cầu nhân lực cho ngành CNTT tại Việt Nam vẫn đang tăng cao liên tục dù trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động. Tuy nhiên, trình độ của nhân lực CNTT và yêu cầu doanh nghiệp đặt ra vẫn chưa thực sự cân bằng với nhau.   Ngoài ra, mô hình (5) phân tích tác động tổng hợp của cả ba yếu tố cấu thành của ICT tới tăng trưởng kinh tế. Kết quả ước lượng cho thấy, biến CNTT có ảnh hưởng tích cực, HTKT có ảnh hưởng tiêu cực, và HTNL không có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh của Việt Nam. Kết quả này tương tự với kết quả ở mô hình 2, 3 và 4. Ngoài ra, vốn đầu tư (K) có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở mô hình 3 và 5. Kết quả này phù hợp với Lý thuyết tăng trưởng nội sinh và một số nghiên cứu khác như: Siddique và Majeed (2015), Majeed (2017), Aghaei và Rezagholizadeh (2017). Đối với vốn nhân lực, biến Số lượng lao động (Lquantity) mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê cao ở mức 1% ở cả 5 mô hình. Điều này cho thấy tại các tỉnh, thành của Việt Nam, việc gia tăng số lượng lao động sẽ có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế. Kết quả này phù hợp với Lý thuyết tăng trưởng nội sinh và thực tế tại các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam, nơi mà đa phần vẫn là các quốc gia đang phát triển với lợi thế về nguồn lao động nhân công giá rẻ. Kết quả này cũng phù hợp với Mankiw và cộng sự (1992) tin rằng, sự gia tăng lực lượng lao động làm tăng năng suất biên vốn vật chất giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, biến đại diện cho chất lượng lao động (Lquality) có ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh của Việt Nam ở mô hình 1, 3 và 4. Điều này có thể là do chất lượng nguồn cung lao động chưa đáp ứng nhu cầu của một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập. Theo Niên giám thống kê (2020), tỷ trọng lực lượng lao động đã qua đào tạo ở nước ta vẫn còn thấp. Trong tổng số 54,82 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động của cả nước, chỉ có khoảng 13,2 triệu người đã được đào tạo, chiếm khoảng 24,0% tổng lực lượng lao động. Qua đó, ta có thấy rằng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chủ yếu dựa vào những ngành thâm dụng lao động hơn là dựa vào chất lượng lao động.  Ngoài ra, nghiên cứu không tìm thấy ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh của Việt Nam. Kết quả này tương đồng với kết quả của các nghiên cứu của Carkovic và Levine (2005), Nguyễn Lê Hoàng Thụy Tố Quyên và Ngô Thị Cẩm Hường (2022). Theo Lê Nguyễn Diệu Anh (2023), dòng vốn FDI vào Việt Nam vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả của dòng vốn đầu tư như quy mô dự án đầu tư còn nhỏ; nhiều doanh nghiệp FDI hoạt động không tuân thủ pháp luật Việt Nam; nhiều doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ kém hiện đại so với công nghệ hiện có tại Việt Nam.  6. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ICT đóng vai trò thiết yếu trong tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy đổi mới, nâng cao năng suất và tạo ra nhiều cơ hội mới giúp cho các tổ chức và doanh nghiệp tiếp cận thị trường rộng lớn 355
  11. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA hơn, tăng cường khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững. Nắm được tầm quan trọng của ứng dụng và phát triển ICT đối với tăng trưởng kinh tế, Chính phủ Việt Nam đã và đang ban hành một số chính sách thúc đẩy việc ứng dụng và phát triển CNTT tại Việt Nam như: Luật Công nghệ thông tin năm 2006, trong đó có một số điều khoản nổi bật như: miễn thuế, giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp; ưu đãi tín dụng cho doanh nghiệp; tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia... Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ số ICT tổng hợp không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế tại 63 tỉnh, thành Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020. Để làm rõ hơn mối quan hệ giữa ICT và tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh, nghiên cứu tìm hiểu rõ hơn tác động của ba yếu tố thành phần ICT là: Hạ tầng kỹ thuật, Hạ tầng nhân lực, và Ứng dụng CNTT tới GRDP. Kết quả cho thấy, trong khi Ứng dụng CNTT có ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh thì HTKT lại có ảnh hưởng tiêu cực. Có thể lý giải cho việc này như sau: Việt Nam vẫn là một quốc gia đang phát triển, với hạ tầng kỹ thuật ở nhiều khu vực, vùng miền còn chưa đồng bộ, chênh lệch khá lớn giữa các vùng, tốc độ truy cập Internet còn chậm. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy không tồn tại mối quan hệ giữa chỉ số HTNL và GRDP. Điều này có thể là do chất lượng và số lượng của nhân lực CNTT chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh tế số. Đối với vốn nhân lực, biến Số lượng lao động mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê cao cho thấy việc gia tăng số lượng lao động có thể có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, biến Chất lượng lao động có ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh của Việt Nam. Có thể là do chất lượng nguồn cung lao động chưa đáp ứng nhu cầu của một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập. Bên cạnh đó, có thể vì nhiều doanh nghiệp FDI hoạt động không tuân thủ pháp luật Việt Nam hay nhiều doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ kém hiện đại so với công nghệ hiện có tại Việt Nam nên nghiên cứu không tìm thấy ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh của Việt Nam. Từ các kết quả nghiên cứu và một số chính sách mà Nhà nước đã và đang áp dụng, nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị nhằm hỗ trợ và thúc đẩy ứng dụng ICT cho cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp trong thời gian tới, cụ thể:  Một là, cần chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ hơn với hệ thống băng thông rộng chất lượng cao và phát triển mạng di động 5G. Mở rộng kết nối Internet trong nước và phát triển hạ tầng kết nối mạng IoT. Phát triển hạ tầng số trên cơ sở kết hợp mạng truyền số liệu chuyên dùng, mạng Internet, trung tâm dữ liệu của cơ quan nhà nước để kết nối liên thông các cấp. Thứ hai, Nhà nước cần tăng cường và nâng cao chất lượng nguồn lao động trong các ngành mũi nhọn sát với nhu cầu thị trường để thúc đẩy chuyển đổi số hiệu quả. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực toàn diện; tập trung vào việc đào tạo và hướng đến các điểm chung trong việc phát triển nhân sự trong các lĩnh vực công và nhân sự trong doanh nghiệp ứng dụng chuyển đổi số. Thực hiện chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp và nhà trường, kết nối doanh nghiệp với nhà trường để sinh viên được thực hành, thực tập tại doanh nghiệp, đào tạo liên tục trong chuyên môn.  Thứ ba, cần gia tăng hiệu quả sử dụng dòng vốn đầu tư nước ngoài và tạo hiệu ứng lan tỏa tri thức từ nước ngoài về Việt Nam. Khuyến khích các doanh nghiệp chủ động hợp tác quốc 356
  12. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI tế trong việc tham gia quản lý các tài nguyên chung trong môi trường số và trên không gian mạng. Tham gia các tổ chức quốc tế và chủ trì, dẫn dắt triển khai một số sáng kiến về chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm kinh nghiệm để học cách tiếp cận và sử dụng các công nghệ tiên tiến vào quá trình chuyển đổi số hiệu quả. Thứ tư, cần tổ chức rà soát, triển khai có hiệu quả các văn bản của Trung ương, của tỉnh, của huyện về lĩnh vực CNTT. Ban hành các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác, tạo điều kiện và phối hợp với các doanh nghiệp triển khai, thuê dịch vụ CNTT cho cơ quan nhà nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aly, H. (2020), “Digital transformation, development and productivity in developing countries: Is artificial intelligence a curse or a blessing?”, Review of Economics and Political Science, 7(4), 238 - 256. 2. Appiah-Otoo, I., & Song, N. (2021), “The impact of ICT on economic growth-Comparing rich and poor countries”, Telecommunications Policy, 45(2), 102082. 3. Azuari, S. (2010), “The Impact of ICT Spending on Indonesia’s Economy”, Jakarta, Indonesia: University of Indonesia.  4. Bahrini, R., & Qaffas, A. A. (2019), “Impact of information and communication technology on economic growth: Evidence from developing countries”, Economies, 7(1), 21. 5. Bilan, Y., Mishchuk, H., Samoliuk, N., & Grishnova, O. (2019), “ICT and economic growth: Links and possibilities of engaging”, Intellectual Economics, 13(1), 93 - 104. 6. Cheng, C. Y., Chien, M. S., & Lee, C. C. (2021), “ICT diffusion, financial development, and economic growth: An international cross-country analysis”, Economic Modeling, 94, 662 - 671.  7. Hà Thành Công (2021), “Tác động của công nghệ thông tin và truyền thông đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Tập 57, Số 1. 8. Heshmati, A., & Yang, W. (2006), “Contribution of ICT to the Chinese economic growth”, Ratio Working Papers, 91, 2006. 9. Huỳnh Thị Tuyết Ngân, Nguyễn Ngọc Tân và Nguyễn Sơn Hải (2021), “Tác động của chuyển đổi số đến tăng trưởng kinh tế tại các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính - Marketing, 43 - 52.  10. Ishida, H. (2015), “The effect of ICT development on economic growth and energy consumption in Japan”, Telematics and Informatics, 32(1), 79 - 88. 11. Kumar, R. R., Stauvermann, P. J., & Samitas, A. (2016), “The effects of ICT on output per worker: A study of the Chinese economy”, Telecommunications Policy, 40 (2 - 3), 102 - 115. 357
  13. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 12. Michael Edison Nata (2007), “The Impact Analysis of ICT Investment Toward National Economic in Indonesia”, Jakarta, Indonesia: University of Indonesia. 13. Millia, H., Adam, P., & Muthalib, A. A. (2022), “The effect of inward foreign direct investment and information and communication technology on economic growth in Indonesia”, AGRIS online Papers in Economics and Informatics, 14(1), 69 - 79. 14. Nguyễn Thị Thanh Thúy, Võ Sông Ngân Hà, Phan Nguyễn Hồng Nhung, Lê Thị Trường An và Lê Hoàng Vũ (2022), “Phân tích tác động của công nghệ thông tin - truyền thông và giáo dục đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam”, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ - Kinh tế - Luật và Quản lý, 6(3): 3144 - 3159. 15. Piketty, T. and Saez, E. (2014), “Inequality in the long run”, Science, 344(6186): 838 - 843. 16. Purnama, Y. A., & Mitomo, H. (2018), “The impact of ICT on regional economic growth: Empirical evidence from 34 provinces of Indonesia”, 29th European Regional Conference of the International Telecommunications Society (ITS): Towards a Digital Future: Turning Technology into Markets?, Trento, Italy, 1st - 4th August, 2018, International Telecommunications Society (ITS), Calgary 17. Shinjo, K., & Zhang, X. (2004, September), “ICT capital investment and productivity growth: Granger causality in Japanese and the USA industries”, In 15th European Regional International Telecommunications Society Conference. 18. Stanley, T. D., Doucouliagos, H., & Steel, P. (2018), “Does ICT generate economic growth? A meta-regression analysis”, Journal of Economic Surveys, 32(3), 705 - 726. 19. United Nations (2011), Information Economy Report 2011: ICTs as an enabler for private sector development, United Nations conference on trade and development, United Nations Publications, Switzerland. 20. Usman, A., Ozturk, I., Hassan, A., Zafar, S. M., & Ullah, S. (2021), “The effect of ICT on energy consumption and economic growth in South Asian economies: an empirical analysis”, Telematics and Informatics, 58, 101537. 21. Vu, K., Hanafizadeh, P., & Bohlin, E. (2020), “ICT as a driver of economic growth: A survey of the literature and directions for future research”, Telecommunications Policy, 44(2), 101922. 22. Ward, M. R., & Zheng, S. (2016), “Mobile telecommunications service and economic growth: Evidence from China”, Telecommunications Policy, 40(2 - 3), 89 - 101. 358
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2