Ảnh hưởng của đại dịch tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tại Việt Nam
lượt xem 6
download
Bài nghiên cứu này đã cung cấp một bằng chứng thực nghiệm về mối liên hệ giữa đại dịch và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thuộc ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ảnh hưởng của đại dịch tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tại Việt Nam
- 715 ICYREB 2021 | Chủ đề 2: Quản trị kinh doanh và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH DỊCH VỤ LƯU TRÚ VÀ ĂN UỐNG TẠI VIỆT NAM Nguyễn Hoàng Thụy Bích Trâm - Trần Thị Thùy Linh - Nguyễn Thị Thùy Dương Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt Bài nghiên cứu đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 lên hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuộc ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tại Việt Nam trong giai đoạn từ quý 1 năm 2019 đến quý 2 năm 2020. Bài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) trên 38 các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ này. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định của nhóm ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong giai đoạn bùng phát đại dịch. Như vậy, đại dịch COVID-19 đã có tác động tiêu cực lên các công ty thuộc ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tại Việt Nam. Sự tác động này càng trở nên tiêu cực hơn khi doanh nghiệp có mức độ đầu tư vào tài sản cố định càng lớn. Cùng với mức độ đầu tư, thì một doanh nghiệp có doanh thu nhỏ cũng sẽ chịu tác động nhiều hơn bởi đại dịch. Bài nghiên cứu này đã cung cấp một bằng chứng thực nghiệm về mối liên hệ giữa đại dịch COVID-19 và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thuộc ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tại Việt Nam. Từ khóa. Hiệu quả hoạt động kinh doanh, COVID-19, ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống. EFFECTS OF COVID-19 ON THE PERFORMANCE OF ENTERPRISES IN THE ACCOMMODATION AND RESTAURANT IN VIETNAM Abstract The study assesses the impact of the COVID-19 pandemic on the performance of businesses in the accommodation and food service industry in Vietnam from Q1 2019 to Q2 2020. The study used general least squares (GLS) regression on 38 firms in this service industry. The research results show that the ratio of investment in fixed assets of the accommodation and catering industry has a negative relationship with the performance of enterprises during the pandemic outbreak. As such, the COVID-19 pandemic has had a negative impact on companies in the accommodation and food service industry in Vietnam. This effect becomes even more negative when the enterprise has a higher level of investment in fixed assets. Along with the level of investment, a business with a small turnover will also be more affected by the pandemic. This study provides an empirical evidence on the link
- ICYREB 2021 | Chủ đề 2: Quản trị kinh doanh và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 716 between the COVID-19 pandemic and the performance of businesses in the accommodation and food service industry in Vietnam. Keywords: Firm performance, COVID-19, accommodation and food service industry. 1. Giới thiệu Trong thời gian vừa qua thế giới đã và đang phải trải qua một giai đoạn vô cùng khó khăn khi khi hầu hết tất cả các hoạt động đều phải bị gián đoạn bởi một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là vi rút SARS-CoV-2 đang lan rộng ra trên phạm vi toàn cầu. Vi rút này khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với với những ca mắc bệnh đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán thuộc Trung Quốc. Những ca nhiễm đầu tiên này được công bố vào ngày 31 tháng 12 năm 2019. Trường hợp tử vong đầu tiên xảy ra cũng tại Vũ Hán vào ngày 9 tháng 1 năm 2020. Sự lây nhiễm vi rút từ người sang người của dịch bệnh đã trở nên lên tăng nhanh vào giữa tháng 1 năm 2020. Ngày 11 tháng 3 năm 2020 tổ chức Y tế thế giới WHO đã ra tuyên bố gọi COVID-19 là đại dịch toàn cầu. Đại dịch covid-19 do vi rút SARS-CoV-2 có trường hợp xác nhận đầu tiên tại Việt Nam là vào ngày 23 tháng 1 năm 2020. Ngay vào lúc phát hiện ca nhiễm đầu tiên chính phủ đã lập tức ban hành các biện pháp cách ly cũng như hạn chế chế đi lại của những người đến từ vùng dịch bằng cách đóng cửa biên giới và triển khai khai báo y tế đối với các công dân trở về nước từ các vùng dịch. Thêm vào đó là hạn chế tập trung đông người, tạm dừng các lễ hội, các sự kiện, thực hiện khử trùng sát khuẩn ở nhiều nơi trên đất nước. Khi đại dịch xảy ra đã giáng một đòn nặng nề không chỉ lên nền kinh tế của Trung Quốc mà còn là là nền kinh tế của toàn cầu. Đối với Việt Nam Trung Quốc không chỉ là một đối tác thương mại mà còn là một bạn hàng lớn trong cung cấp nguyên vật liệu sản xuất. Thêm vào đó, số lượng khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam cũng chiếm hơn 1/3 số lượng khách du lịch quốc tế. Đối với những ngành sản xuất công nghiệp khó khăn phải đối mặt không chỉ ở đầu vào mà còn là đầu ra ra. Cùng với đó là nền nông nghiệp nước ta ta cũng phải lao đao vì Trung Quốc là một thị trường trường tiêu thụ lớn, nhất là trong xuất khẩu lúa gạo và trái cây. Những ngành nghề kinh tế chủ lực của Việt Nam trở nên khốn đốn khi một bạn hàng lớn như là Trung Quốc gặp khó khăn. Song, để giảm thiểu thiệt hại về con người hay cụ thể hơn là tính cấp bách của việc đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người dân Việt Nam, Chính phủ đã ra quyết định cách ly toàn xã hội. Với quyết định này của Chính phủ, hàng loạt các doanh nghiệp đã phải tạm dừng hoạt động kinh doanh của mình. Trong một tình huống xấu hơn nữa, có nhiều doanh nghiệp đã phải đóng cửa vì không tạo ra được dòng tiền khiến cho doanh nghiệp khốn đốn không thể thanh toán các khoản nợ dẫn đến phá sản. Trước tình hình diễn biến phức tạp này, nhóm tác giả mong muốn tìm hiểu liệu rằng dịch COVID-19 có thực sự ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống. Xa hơn nữa là tác động của đại dịch hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp và tìm ra được cơ chế của tác động này. Vì thế, nhóm tác giả đã quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu với mục tiêu là đánh giá mức độ ảnh hưởng của
- 717 ICYREB 2021 | Chủ đề 2: Quản trị kinh doanh và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đại dịch lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tại Việt Nam. 2. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây Đã có nhiều bài nghiên cứu về sự ảnh hưởng của COVID-19 đối với doanh nghiệp. Trong đó, có những bài nghiên cứu về tác động của đại dịch lên giá cổ phiếu, phản ứng của thị trường chứng khoán, phản ứng của doanh nghiệp hay mức độ nắm giữ tiền tệ của các doanh nghiệp. Ở cấp độ vĩ mô, sự bùng phát COVID-19 đã gây ra cuộc suy thoái toàn cầu tồi tệ nhất kể từ cuối năm 2019, khi nền kinh tế đã hoàn toàn ổn định. Tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc giảm 6,8% trong quý đầu tiên so với cùng kỳ năm ngoái, nhiều quốc gia bị phá sản nghiêm trọng, hàng loạt người lao động bị mất việc làm (Fu và Shen 2020). Ở cấp độ doanh nghiệp, sự bùng phát COVID-19 có thể ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán (Iyke 2020a; Liu, Wang và Lee 2020; Narayan và Phan 2020), hoạt động của doanh nghiệp trong ngành năng lượng (Fu và Shen 2020) và nhiều ngành nghề khác (Hagerty và Williams 2020). Trong bối cảnh như thế này, cần phải đánh giá tác động của những trường hợp tổn thất về sức khỏe cộng đồng đối với hoạt động của doanh nghiệp trong thời kỳ kinh tế gặp khó khăn này, vì các công ty là những thành phần cơ bản của nền kinh tế quốc dân. Các cuộc điều tra cho thấy các yếu tố nội tại của hệ thống tài chính có thể là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm kinh tế trong những năm gần đây (Zubair, Kabir, và Huang 2020). Ví dụ, "lạm phát đình trệ" kinh tế của những năm 1970 là do giá dầu tăng cao trong thời kỳ này và suy thoái kinh tế năm 2008 là do khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn (Zubair, Kabir và Huang 2020). Tuy nhiên, cuộc suy thoái gần đây là do các yếu tố bên ngoài, chủ yếu là do chính sách bắt buộc đóng cửa sau đại dịch COVID-19. Do đó, các phương pháp phân tích và đo lường tác động kinh tế của các cuộc khủng hoảng tài chính không thể được áp dụng khi COVID bùng phát. Hiện tại, vẫn còn hạn chế về phương pháp luận để đánh giá tác động của các trường hợp khẩn cấp, đặc biệt là tác động của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế, các ngành công nghiệp và các doanh nghiệp. Vì thế nhóm tác giả Huayu Shen, Mengyao Fu, Hongyu Pan, Zhongfu Yu & Yongquan Chen thuộc Khoa Kế toán, Trường Kinh tế và Quản lý, Đại học Điện lực Miền Bắc Trung Quốc, Bắc Kinh, Trung Quốc và Khoa Kế toán, trường Đại học Công nghệ Quế Lâm, Quế Lâm, Trung Quốc đã thực hiện nghiên cứu tác động của đại dịch COVID-19 lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tại Trung Quốc. Bằng cách thực hiện hồi quy, dự báo và các kiểm định cần thiết, nhóm tác giả đã chứng minh được đại dịch COVID-19 mang lại tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thêm vào đó, nhóm tác giả cũng thảo luận thêm về tác động của đại dịch theo hai khía cạnh: các ngành có tác động nghiêm trọng và các khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nghiên cứu của cho thấy sự bùng phát COVID-19 có tác động tiêu cực đáng kể đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết của Trung Quốc bằng cách giảm quy mô đầu tư và giảm tổng doanh thu. Đối với các ngành bị ảnh hưởng bởi
- ICYREB 2021 | Chủ đề 2: Quản trị kinh doanh và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 718 đại dịch, chẳng hạn như du lịch, ăn uống và vận tải, có sự suy giảm đáng kể về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong quý đầu tiên của năm 2020. Đại dịch có tác động tiêu cực đến sản xuất, vận hành và bán hàng của các ngành này, mà cuối cùng được phản ánh trong tỷ suất sinh lợi âm. Dọc theo khía cạnh khu vực, tác động tiêu cực rõ ràng hơn nhiều ở các khu vực bị ảnh hưởng cao khi các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt hạn chế tiêu thụ và sản xuất, gửi tín hiệu tiêu cực đến các nhà quản lý và các bên liên quan. Những hạn chế về tài chính có thể khiến hoạt động này thậm chí còn khó khăn hơn trong đại dịch (COVID-19). Từ góc độ phòng chống đại dịch COVID-19, các biện pháp kiểm dịch trên toàn quốc đã ngăn chặn hiệu quả sự lây lan của đại dịch. Tuy nhiên, việc sản xuất và tiêu thụ bị hạn chế đồng thời dẫn đến thị trường ế ẩm và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giảm sút trong quý I. Đại dịch đã gây áp lực đi xuống rất lớn đối với kinh tế vĩ mô của Trung Quốc. May mắn thay, tác động có phạm vi rộng lớn nhưng thời gian ngắn. Nếu đại dịch có thể được kiểm soát một cách hiệu quả, thì những biến động về hoạt động của quý đầu tiên sẽ không làm thay đổi xu hướng tích cực của nền kinh tế toàn cầu trong thời gian dài. Tác động tiêu cực của đại dịch đối với nền kinh tế toàn cầu là rất nghiêm trọng, trong khi việc ngăn chặn và kiểm soát đại dịch COVID-19 đang ở giai đoạn quan trọng. Tập trung vào hiệu quả hoạt động của công ty, sẽ có những biến động lớn trong quý đầu tiên và quý thứ hai của năm 2020. Các ngành công nghiệp chủ chốt, chẳng hạn như du lịch và ăn uống, có thể trở thành "tâm chấn" của tác động của đại dịch. Trên cơ sở đó, tác giả quyết định thực hiện nghiên cứu tác động của đại dịch COVID- 19 lên hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống tại Việt Nam, nhằm tìm hiểu tác động của đại dịch lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống. 3. Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 3.1. Dữ liệu Nhóm tác giả thực hiện thu thập dữ liệu của các công ty thuộc lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống được niêm yết trên Sàn chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 6 quý từ quý 1 năm 2019 đến quý 2 năm 2020. Từ danh sách trên nhóm tác giả tiến hành sàng lọc và loại bỏ một số công ty khỏi mẫu nghiên cứu với những tiêu chí sau: - Loại bỏ những công ty không có đủ số liệu trong vòng 6 quý gần đây. - Loại bỏ những công ty có nhiều chỉnh sửa trong báo cáo tài chính. - Loại bỏ những công ty bị dừng hoạt động. - Loại bỏ những công có báo cáo tài chính không cung cấp đủ thông tin yêu cầu. Sau khi thông qua các tiêu chí trên, nhóm tác giả đã chọn được 38 công ty thuộc lĩnh vực lưu trú và ăn uống được niêm yết tại Việt Nam. 3.2. Mô hình nghiên cứu – mô tả các biến Thông qua các nghiên cứu trước đây như Iyke (2020), Liu, Wang và Lee (2020), hay Narayan và Phan (2020), hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thường được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất sinh lợi trên doanh thu và tỷ suất
- 719 ICYREB 2021 | Chủ đề 2: Quản trị kinh doanh và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo sinh lợi trên tài sản. Cụ thể, chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE thể hiện lợi nhuận mà các chủ sở hữu thu về khi họ đầu tư 1 đồng vốn vào sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên doanh thu ROS thể hiện có bao nhiêu đồng lợi nhuận thu về từ một đồng doanh thu tạo ra. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên tài sản ROA cho thấy với một đồng tài sản được đầu tư ban đầu, doanh nghiệp có thể thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trong cả ba chỉ tiêu này, tác giả nhận ra rằng chỉ tiêu ROA là chỉ tiêu phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận của tổng tài sản. Mặt khác, tổng tài sản được cấu thành từ cả vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có chỉ tiêu ROA càng cao thì có hiệu quả hoạt động kinh doanh càng tốt, thể hiện được chính sách đầu tư vào tài sản hợp lý, ngược lại nếu ROA thấp thì doanh nghiệp có cơ cấu tài sản chưa hợp lý. Chính vì những lý do trên, tác giả quyết định chọn chỉ tiêu ROA để đại diện cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để kiểm định được mức độ tác động của đại dịch COVID-19 lên hoạt động kinh doanh của các công ty thuộc lĩnh vực lưu trú và ăn uống tại Việt Nam, nhóm tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa biến để kiểm tra sự tác động, tìm ra cơ chế của tác động và kiểm tra mối quan hệ giữa các nhân tố của công ty đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Mô hình 1: Kiểm định tác động của đại dịch COVID-19 lên hoạt động kinh doanh của các công ty thuộc lĩnh vực lưu trú và ăn uống Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu rằng: “Đại dịch COVID-19 có thật sự tác động lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tại Việt Nam?”, nhóm tác giả đã sử dụng phương trình hồi quy đa biến để kiểm định và phân tích sự tác động này liệu có xảy ra hay không, với phương trình cụ thể như sau: 𝑁𝑅𝑂𝐴 𝑖𝑡 = 𝛽0 + 𝛽1 𝑆𝐼𝑍𝐸 𝑖𝑡 + 𝛽2 𝐿𝐸𝑉𝑖𝑡 + 𝛽3 𝐺 𝑖𝑡 + 𝛽4 𝐹𝐶𝐹𝑖𝑡 + 𝛽5 𝑇𝑅 𝑖𝑡 + 𝛽6 𝑃𝑒𝑟𝑖𝑜𝑑 + 𝜀 𝑖𝑡 (1) Trong đó: - Biến phụ thuộc là NROA, đại diện cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, là tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản. Doanh nghiệp có NROA càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lời của tài sản càng lớn. Một doanh nghiệp có NROA tốt khi giá trị của NROA rơi vào khoảng 9.5% - 10%. Nó được tính bằng cách: NROA = (Lãi ròng)/(Tổng tài sản) - Biến SIZE đại diện cho quy mô của doanh nghiệp, được tính bằng cách lấy logarit tổng doanh thu. Tổng tài sản của doanh nghiệp là giá trị của tất cả tài sản mà doanh nghiệp đang sở hữu, bao gồm các tài sản hữu hình như nhà cửa, bất động sản, kho xưởng, máy móc thiết bị, hàng hóa… và các tài sản vô hình như: bằng phát minh sáng chế, bản quyền, lợi thế thương mại, phần mềm máy tính…Chính những tài sản này thể hiện được nguồn lực của doanh nghiệp, thị phần, thương hiệu, uy tín, sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Xa hơn nữa tổng tài sản còn thể hiện được quy mô của doanh nghiệp để từ đây có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp qua các thời kỳ. SIZE = log (Tổng tài sản)
- ICYREB 2021 | Chủ đề 2: Quản trị kinh doanh và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 720 - Biến LEV đại diện cho đòn bẩy tài chính, hay tỷ lệ nợ, được tính bằng cách lấy tổng nợ chia tổng tài sản. Đòn bẩy tài chính thể hiện mức độ sử dụng vốn vay trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính giúp doanh nghiệp gia tăng tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE hay thu nhập trên cổ phần thường EPS. Một doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính ở mức độ cao thể hiện rằng: doanh nghiệp có nhiều tài sản được tài trợ bằng nợ và ngược lại. Đi đôi với đòn bẩy tài chính ở mức độ cao đó chính là rủi ro lớn, đối với các doanh nghiệp sử dụng nợ nhiều để tài trợ cho tài sản của mình thường có rủi ro vỡ nợ rất cao nếu như lãi suất đột ngột tăng. Do đó, việc đánh giá đòn bẩy tài chính khi đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là một điều quan trọng. LEV = (Tổng nợ)/(Tổng tài sản) - Biến G đại diện cho tỷ lệ tăng trưởng của thu nhập hoạt động, được tính bằng các lấy chênh lệch giữa thu nhập hoạt động kỳ này với kỳ trước chia cho thu nhập hoạt động kỳ trước. Việc quan sát tỷ lệ tăng trưởng của thu nhập hoạt động giúp tác giả nhìn thấy được tình hình hoạt động của công ty. Hơn thế nữa nó cũng giúp tác giả đánh giá được mức độ thua lỗ hay sinh lời của doanh nghiệp qua các giai đoạn để từ đó có thể đưa ra kết luận rằng doanh nghiệp có đang hoạt động hiệu quả hay không. G = (Thu nhập hoạt động kỳ này-Thu nhập hoạt động kỳ trước)/(Thu nhập hoạt động kỳ trước) - Biến FCF đại diện cho dòng tiền tự do của doanh nghiệp, được tính bằng các lấy EBITDA cộng khấu hao trừ cho chi tiêu vốn và thay đổi vốn luân chuyển. Dòng tiền tự do thể hiện số tiền được tạo ra bởi doanh nghiệp sẵn sàng chi trả cho các nhà đầu tư hay dùng dể tái đầu tư vào kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực lưu trú và ăn uống, chi tiêu tiền vào đầu tư tài sản cố định là điều vô cùng cần thiết, điều này dẫn đến dòng tiền tự do cũng doanh nghiệp có thể âm hoặc rất hạn hẹp. Tuy nhiên đây không phải là một vấn đề đáng lo ngại, phần lớn những doanh nghiệp có dòng tiền tự do âm trong ngắn hạn thường có dòng tiền rất tốt vào thời gian sau đó. Chính vì thể, dòng tiền tự do FCF cũng góp phần vào việc giải thích hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực lưu trú và ăn uống. FCF = EBITDA+Khấu hao-Chi tiêu vốn-Thay đổi vốn luân chuyển - Biến TR đại diện cho vòng quay khoản phải thu khách hàng, được tính bằng cách lấy doanh thu chia các khoản phải thu trung bình. Đây là một trong chỉ số tài chính quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nó thể hiện tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp. TR = (Doanh thu)/(Phải thu trung bình) - Biến giả Period là biến giả thời gian bùng phát dịch bệnh, có giá trị = 1 sau khi bùng phát đại dịch và có giá trị = 0 trước khi bùng phát đại dịch. Theo như các thông tin được ghi nhận, thời gian đại dịch bùng phát là vào cuối tháng 12 năm 2019. Vì thế giá trị biến Period sẽ có giá trị = 1 từ quý 4 năm 2019 đến hết quý 2 năm 2020, và có giá trị bằng 0 tại quý 1, 2,3 năm 2019.
- 721 ICYREB 2021 | Chủ đề 2: Quản trị kinh doanh và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Mô hình 2 và 3: Kiểm định cơ chế tạo nên tác động của đại dịch COVID-19 lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp dựa trên hai biến kiểm soát: tỷ lệ tăng trưởng tài sản cố định CNCA và tổng doanh thu REV Sau khi đã xác định được sự tồn tại của tác động tiêu cực do đại dịch COVID-19 gây ra lên hoạt động kinh doanh của các công ty thuộc lĩnh vực lưu trú và ăn uống. Tiếp theo, nhóm tác giả đã lập nên 2 mô hình hồi quy với 2 biến kiểm soát là tỷ lệ tăng trưởng tài sản cố định (CNCA) và tổng doanh thu (REV) để kiểm tra cơ chế tạo ra tác động này, bằng cách nhân 2 biến kiểm soát lần lượt với biến giả Period – thời gian bùng phát đại dịch – tạo nên hai phương trình hồi quy như sau: 𝑁𝑅𝑂𝐴 𝑖𝑡 = 𝛽0 + 𝛽1 𝐶𝑁𝐶𝐴 𝑖𝑡 ∗ 𝑃𝑒𝑟𝑖𝑜𝑑 𝑖𝑡 + 𝛽2 𝐶𝑁𝐶𝐴 𝑖𝑡 + 𝛽3 𝑃𝑒𝑟𝑖𝑜𝑑 𝑖𝑡 + 𝛽4 𝑆𝐼𝑍𝐸 𝑖𝑡 + 𝛽5 𝐿𝐸𝑉𝑖𝑡 + 𝛽6 𝐺𝑅𝑂𝑊𝑇𝐻 𝑖𝑡 + 𝛽7 𝐹𝐶𝐹𝑖𝑡 + 𝛽8 𝑇𝑅 𝑖𝑡 + 𝜀 𝑖𝑡 (2) 𝑁𝑅𝑂𝐴 𝑖𝑡 = 𝛽0 + 𝛽1 𝑅𝐸𝑉𝑖𝑡 ∗ 𝑃𝑒𝑟𝑖𝑜𝑑 𝑖𝑡 + 𝛽2 𝑅𝐸𝑉𝑖𝑡 + 𝛽3 𝑃𝑒𝑟𝑖𝑜𝑑 𝑖𝑡 + 𝛽4 𝑆𝐼𝑍𝐸 𝑖𝑡 + 𝛽5 𝐿𝐸𝑉𝑖𝑡 + 𝛽6 𝐺𝑅𝑂𝑊𝑇𝐻 𝑖𝑡 + 𝛽7 𝐹𝐶𝐹𝑖𝑡 + 𝛽8 𝑇𝑅 𝑖𝑡 + 𝜀 𝑖𝑡 (3) Trong đó: - Biến CNCA là tỷ lệ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định, được tính bằng cách lấy chênh lệch số dư cuối kỳ này và cuối kỳ trước của tài sản cố định ròng chia cho số dư tài sản cố định cuối kỳ trước. Đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực lưu trú và ăn uống, tài sản cố định đóng vai trò quan trọng không thể thiếu vì những tài sản này tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất giúp doanh nghiệp tạo ra dòng tiền. Bởi vì lý do này, việc đưa tỷ lệ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định vào mô hình nghiên cứu là một điều cần thiết. CNCA = (Số dư cuối kỳ này của TSCĐ ròng-Số dư cuối kỳ trước của TSCĐ ròng) / (Số dư cuối kỳ trước của TSCĐ ròng) - Biến REV đại diện cho tổng doanh thu của doanh nghiệp, định tính bằng cách lấy logarit tổng doanh thu. Doanh thu là thu nhập mà doanh nghiệp có được từ hoạt động buôn bán sản phẩm, hàng hóa hay cung cấp dịch vụ. Từ doanh thu có thể tính được lãi ròng của doanh nghiệp. Chính vì điều này, thông qua đánh giá doanh thu ta có thể biết được doanh nghiệp đang hoạt động thế nào, theo đó, có thể so sánh doanh thu giữa các thời kỳ để có thể biết được sự chuyển biến của doanh nghiệp cũng như đánh giá được tình hình hiện tại của doanh nghiệp. REV = log (Tổng doanh thu) 3.3. Phương pháp nghiên cứu Nhóm tác giả tiến hành hồi quy đa biến dựa vào một trong những mô hình hồi quy sau: - Một là, hồi quy dữ liệu bảng theo phương pháp gộp (Pooled OLS): đối với mô hình hồi quy này đã ngầm giả định rằng mối quan hệ giữa các biến là không thay đổi cho tất cả dữ liệu qua sát. Để ước lượng của OLS là không “chệch” và “nhất quán” các biến giải thích phải là biến ngoại sinh. Mô hình này đã bỏ qua những quan hệ giữa các đơn vị chéo theo thời gian. - Hai là, mô hình hồi quy hiệu ứng cố định (Fixed Effects Models): mô hình này giả định các hệ số hồi quy của biến giải thích không chịu tác động của yếu tố thời gian hay đơn vị chéo. - Ba là, mô hình hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên (Random Effects Model): giả định của mô hình này là thành phần sai số không tương quan với biến giải thích nào trong mô hình.
- ICYREB 2021 | Chủ đề 2: Quản trị kinh doanh và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 722 Để cân nhắc lựa chọn giữa 3 mô hình này, đầu tiên nhóm tác giả sử dụng kiểm định F- test để so sánh sự phù hợp của mô hình Pooled OLS với mô hình FEM. Tác giả dựa vào giá trị Prob>F với giả thiết H0 là mô hình Pooled OLS phù hợp, H1 là mô hình FEM phù hợp. Nếu Prob>F nhỏ hơn các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1% có thể bác bỏ H0 và chấp nhận H1 hay nói cách khác là sẽ ưu tiên sử dụng phương pháp hồi quy hiệu ứng cố định FEM để giải thích kết quả của mô hình. Tiếp sau đó, tác giả sử dụng kiểm định Hausman để kiểm tra mức độ phù hợp giữa 2 mô hình FEM và REM. Giả thiết H0 của kiểm định là không có tương quan giữa sai số và các biến giải thích và giả thiết H1 là có tương quan giữa sai số và các biến giải thích. Tác giả so sánh giá trị Prob>chi2 với các mức ý nghĩa và tiến hành bác bỏ hoặc chấp nhận H0. Để từ đây có thể kết luận việc sẽ ưu tiên sử dụng phương pháp nào để giải thích kết quả mô hình. Sau khi đã chọn được mô hình phù hợp để giải thích kết quả nghiên cứu, tác giả tiến hành đánh giá tính chính xác của mô hình thông qua các kiểm định cần thiệt như kiểm định hiện tượng tự tương quan, kiểm định hiện tương phương sai thay đổi. Đối với kiểm định hiện tượng tự tương quan tác giả sử dụng kiểm định Wooldridge với giả thiết H0 là không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình. Tác giả cũng so sánh giả trị của Prob > F với các mức ý nghĩa để đưa ra kết luận bác bỏ hay chấp nhận H0. Đối với kiểm định phương sai thay đổi tác giả sẽ sử dụng kiểm định Midified Wald nếu mô hình được chọn là FEM và sử dụng kiểm định Breusch-Pagan Lagrange multiplier nếu mô hình được chọn là REM. Ở cả hai kiểm định này giả thiết H0 đều là không có hiện tượng phương sai thay đổi, tác giả sẽ so sánh giá trị Prob > chi2 với các mức ý nghĩa để đưa ra kết luận cuối cùng. Nếu phương trình gặp phải hiện tương tự tương quan hay hiện tương phương sai thay đổi, tác giả sẽ sử dụng phương pháp hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát GLS để xử lý hai hiện tượng này. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Phân tích đa biến Như đã nêu ở phần trước, nhóm tác giả sẽ thực hiện một số các kiểm định để tiến hành chọn ra phương pháp phù hợp nhất trong 3 phương pháp hồi quy (Mô hình Pooled OLS, Mô hình Hiệu ứng cố định FEM và mô hình Hiệu ứng tác động ngẫu nhiên REM) để áp dụng cho từ mô hình nghiên cứu. Kiểm định F-test Bảng 1. Kết quả F-test Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Sigma_u 0.01735425 0.01730711 0.01433779 Sigma_e 0.02019602 0.02027205 0.01984778 Rho 0.42475202 0.42158958 0.34290242 F test that all u_i=0 F (37, 184) = 3.53 F (37, 182) = 3.48 F (37, 182) = 2.87 Prob>F 0.0000 0.0000 0.0000 Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu trên phần mềm Stata
- 723 ICYREB 2021 | Chủ đề 2: Quản trị kinh doanh và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Ta dùng F-test để đánh giá sự phù hợp của phương pháp OLS và phương pháp FEM. Từ kết quả thu được ở bảng trên thấy rằng, phương pháp Fixed Effects Model sẽ phù hợp hơn nếu dùng để giải thích cho 3 mô hình nghiên cứu do giá trị Prob > F = 0.0000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 10%, 5% và 1% ở cả 3 mô hình. Kiểm định Hausman Bảng 2. Kết quả kiểm định Hausman Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 chi2(5) = (b-B)'[(V_b-V_B) ^ (-1)] (b-B) 1.79 5.96 1.83 Prob>chi2 0.7748 0.4275 0.8724 Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu trên phần mềm Stata Tiếp tục sử dụng kiểm định Hausman để đưa ra sự lựa chọn giữa 2 phương pháp Fixed Effects Model và Random Effects Model. Giá trị p-value ở từng mô hình lần lượt là 0.6502, 0.4275, 0.8724 đều lớn hơn cả ba mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%. Do đó phương pháp Random Effects Model sẽ được lựa chọn trong việc giải thích kết quả cả 2 mô hình nghiên cứu. Bảng 3. Kết quả hồi quy Random Effects Model Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 -0.1601*** -0.007** 0.041782** period (0.0070) (0.0130) (0.0250) -0.00268** CNCAxperiod (0.0449) 0.001831** CNCA (0.0482) -0.00426** REVxperiod (0.0189) 0.016475*** REV (0.0000) 0.0143*** 0.007896 0.00146 SIZE (0.0040) (0.6730) (0.7880) -0.0034 -0.00172 -0.00537 LEV (0.4880) (0.7590) (0.2590) -0.0002 -0.00027* -0.00018** G (0.1280) (0.0980) (0.0250) 0.0000* 5.09E-15** 2.33E-15** FCF (0.0690) (0.0379) (0.0103) 4.0818*** 3.607038*** 2.751979*** TR (0.0000) (0.0000) (0.0000) Ghi chú: *, **, *** ứng với các mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1% Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu trên phần mềm Stata
- ICYREB 2021 | Chủ đề 2: Quản trị kinh doanh và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 724 4.2. Kiểm định các khuyết tật của mô hình và đưa ra cách khắc phục Kiểm định hiện tượng tự tương quan Để phát hiện hiện tượng tự tương quan tác giả tiến hành thực hiện kiểm định Wooldridge dành cho dữ liệu bảng ở mức ý nghĩa 5%. Với kiểm định này có giả thuyết H0: mô hình không có hiện tượng tự tương quan, và giả thuyết H1: mô hình có hiện tượng tư tương quan. Để xác định tác giả căn cứ vào giá trị p- value để so với mức ý nghĩa 5%. Nếu giá trị p-value < 0.05 có thể bác bỏ H0 và chấp nhận H1 rằng mô hình có hiện tượng tự tương quan. Bảng 4. Kết quả kiểm định hiện tượng tương quan Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 F (1, 37) 2.008 2.054 3.952 Prob>F 0.1648 0.1602 0.0542 Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu trên phần mềm Stata Căn cứ vào bảng 4 thấy rằng cả 3 mô hình có p-value lần lượt mang các giá trị 0.1217, 0.1602, 0.0542. Cả 3 giá trị p-value đều lớn hơn mức ý nghĩa 5% nên có cơ sở để chấp nhận H0 và bác bỏ H1 ở mức ý nghĩa 5%. Từ đây có thể kết luận mô hình không có hiện tượng tự tương quan. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi Để phát hiện hiện tượng phương sai thay đổi tác giả sử dụng kiểm định Breusch-Pagan Lagrangian Multiplier dành cho mô hình Random Effects Model với mức ý nghĩa 5%. Với kiểm định này có giả thuyết H0: mô hình có phương sai không đổi, và giả thuyết H1: mô hình có phương sai thay đổi. Để xác định tác giả căn cứ vào giá trị p-value để so với mức ý nghĩa 5%. Nếu giá trị p-value < 0.05 có thể bác bỏ H0 và chấp nhận H1 rằng mô hình nghiên cứu có phương sai thay đổi. Bảng 5 Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Var sd = sqrt (Var) Var sd = sqrt (Var) Var sd = sqrt (Var) NROA 0.0008 0.0282 0.0008 0.0282 0.0008 0.0283 E 0.0004 0.0201 0.0004 0.0203 0.0004 0.0198 U 0.0002 0.0141 0.0002 0.0135 0.00001 0.0120 chibar2(01) 47.67 44.53 31.47 Prob > chibar2 0.0000 0.00000 0.0000 Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu trên phần mềm Stata Quan sát bảng 5 nhận thấy rằng giá trị p-value của cả 3 mô hình đều mang giá trị 0.0000. Với mức ý nghĩa là 5%, cả 3 mô hình đều có p-value nhỏ hơn 5% vì thế tác giả có cơ
- 725 ICYREB 2021 | Chủ đề 2: Quản trị kinh doanh và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo sở để bác bỏ H0 và chấp nhận H1 tại mức ý nghĩa này. Từ đây có thể kết luận mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi. Khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi Từ kết quả kiểm định ở trên tác giả thấy rằng mô hình nghiên cứu đã bị hiện tượng phương sai thay đổi, những ước lượng tính được tính trước đó đã không còn hiệu quả nữa, đồng thời các kiểm định của hệ số hồi quy được thực hiện cũng không còn đáng tin cậy. Vì lý do này tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát GLS để hồi quy lại các mô hình nghiên cứu. Bảng 6. Kết quả hồi quy sau khi xử lý hiện tượng phương sai thay đổi Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 period -0.0039*** -0.0039*** -0.0083* (0.0050) (0.0050) (0.0694) CNCAxperiod 0.0025* (0.0521) CNCA -0.0026** (0.0393) REVxperiod 0.0005* (0.079) REV 0.0060*** (0.0030) SIZE 0.0164*** 0.0165*** 0.0108*** (0.0000) (0.0000) (0.0000) LEV -0.0019 -0.0018 -0.0009 (0.4790) (0.4990) (0.7420) G -0.00002 -0.00002 -0.0000 (0.6590) (0.6870) (0.9800) FCF 0.0000*** 0.0000*** -0.0000*** (0.0000) (0.0000) (0.0000) TR 5.0757*** 5.0600*** 4.2294*** (0.0000) (0.0000) (0.0000) Ghi chú: *, **, *** ứng với các mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1% Nguồn: Kết quả thu được từ phân tích dữ liệu trên phần mềm Stata 4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu Kết quả hồi quy của 3 mô hình được trình bày trong bảng 6. Giả thuyết 1: Đại dịch COVID-19 có tác động tiêu cực đến hoạt động của các công ty thuộc lĩnh vực lưu trú và ăn uống tại Việt Nam. Thông qua bảng 6, cụ thể hơn là ở mô hình 1, đã báo cáo tác động của đại dịch lên hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Hệ số hồi quy của biến period, biến đại diện cho thời gian bùng phát đại dịch, có giá trị là -0.0039 và có ý nghĩa ở cả ba mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%. Chứng minh rằng COVID-19 có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động, từ đây dẫn đến làm giảm biên lợi nhuận. Như vậy, kết quả này là một bằng chứng ủng hộ cho giả thiết 1 là chính xác.
- ICYREB 2021 | Chủ đề 2: Quản trị kinh doanh và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 726 Trên thực tế khi xảy ra đại dịch COVID-19, toàn bộ nền kinh tế của Việt Nam đều bị ảnh hưởng nặng nề, không chỉ riêng một ngành kinh doanh nào cả. Song, ngành dịch vụ du lịch có lẽ là ngành bị ảnh hưởng trực tiếp và rõ nét nhất. Khi đại dịch bùng nổ, Việt Nam phải thực hiện phong tỏa các cửa khẩu, hạn chế các chuyến bay, tăng cường kiểm dịch dày đặc ở nhiều nơi trên khắp đất nước. Lượng du khách đến từ các quốc gia bị ảnh hưởng nặng do COVID-19 như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đóp góp một phần lớn với lượng khách quốc tế vào nước ta cũng vì thế mà giảm đi đáng kể. Với bối cảnh dịch bệnh Chính phủ đã thực hiện hạn chế tập trung đông người, không tụ tập quá 10 người, mỗi người phải giữ khoảng cách 2m với người đối diện, hủy bỏ nhiều sự kiện, hội nghị và thậm chí là cách ly toàn xã hội. Chính vì điều này số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống vào quý 1 năm 2020 tăng 29.3% so với cùng kỳ năm 2019. Giả thuyết 2: Khi quy mô đầu tư của các công ty càng ít, thì tác động của COVID- 19 lên hoạt động của các công ty rõ ràng hơn. Dựa vào bảng 6, mô hình 2 thể hiện kết quả hồi quy của biến kiểm soát tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định CNCA. Cụ thể, hệ số hồi quy của biến period là -0.0039 và có ý nghĩa ở cả ba mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%. Điều này đã chỉ ra rằng đại dich COVID-19 có tác động rất tiêu cực lên hiệu quả hoạt động của các công ty thuộc lĩnh vực lưu trú và ăn uống. Thêm vào đó, hệ số hồi quy của biến tương tác CNCA*period là 0.0025 có ý nghĩa ở cả ba mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%. Con số này đã nói lên rằng mức độ đầu tư vào tài sản cố định càng nhiều sẽ làm giảm được tác động tiêu cực của COVID-19 lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, đây là một bằng chứng ủng hộ cho giả thiết 2 của tác giả. Tài sản cố định là những tư liệu sản xuất, cơ sở vật chất giữ vai trò quan trọng đối với một doanh nghiệp. Dựa vào tài sản cố định có thể đánh giá được năng lực của doanh nghiệp có vững mạnh lâu dài hay không, biết được doanh nghiệp đang trong giai đoạn này của sự sống và xa hơn là đánh giá được giá trị của doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực lưu trú và ăn uống, thì tài sản cố định chính là những tài sản tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động kinh doanh. Đây là những tài sản giúp cho doanh nghiệp tạo ra được dòng tiền, cũng là yếu tố chính quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Việc đầu tư vào tài sản cố định ở các công ty dịch vụ lưu trú cũng như dịch vụ ăn uống là một việc vô cùng quan trọng. Khi một doanh nghiệp có dòng tiền ròng liên tục âm cho việc chi tiêu vào tài sản cố định thì điều này chỉ ra rằng doanh nghiệp này đang trong giai đoạn phát triển. Với giả thiết 2 được ủng hộ, tác giả nhận thấy rằng những công ty dành ít tiền hơn để đầu tư vào tài sản cố định sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi COVID-19 hơn là những công ty đầu tư nhiều vào tài sản cố định. Nguyên nhân là do tài sản cố định là yếu tố chính góp phần tạo nên thu nhập cho doanh nghiệp, khi doanh nghiệp đầu tư nhiều vào tài sản cố định thu nhập của doanh nghiệp cũng từ đó mà tăng theo, dẫn đến doanh nghiệp sẽ ít chịu tác động hơn bởi COVID-19. Giả thuyết 3: Khi doanh thu của các công ty càng nhỏ, thì tác động của COVID-19 lên hoạt động của các công ty rõ ràng hơn.
- 727 ICYREB 2021 | Chủ đề 2: Quản trị kinh doanh và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Mô hình 3 trong bảng 6 chỉ ra kết quả hồi quy của biến kiểm soát tổng doanh thu REV. Với giá trị của hệ số hồi quy biến thời gian bùng phát đại dịch period là -0.0083 có ý nghĩa tại mức ý nghĩa 10% và hệ số hồi quy của biến tương tác REV*period là 0.0005 có ý nghĩa tại mức ý nghĩa 10%. Kết quả này đã cho thấy rằng doanh thu của doanh nghiệp càng tăng thì mức độ ảnh hưởng tiêu cực của COVID-19 lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng nhỏ. Đây cũng trở thành một bằng chứng ủng hộ cho giả thiết 3. Khi đại dịch COVID-19 lan rộng các doanh nghiệp phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề rắc rối như không có khách hàng, trả tiền lương cho người lao động, tiền thuê mặt bằng hay thuê tài sản, tiền điện nước, tiền lãi vay ngân hàng và cả tiền đảm bảo được nguyên liệu đầu vào. Để giải quyết được các vấn đề trên, điều doanh nghiệp cần nhất chính là dòng tiền hay cụ thể hơn là doanh thu. Tuy nhiên, với tình hình diễn biến căng thẳng của dịch bệnh, thì điều này là rất khó khăn cho doanh nghiệp. Có lẽ trong tất cả những khó khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt thì việc đóng cửa dừng hoạt động là một khó khăn gây tổn thất nhất. Khi doanh nghiệp dừng hoạt động, doanh nghiệp không có đơn hàng, không thực hiện được hoạt động kinh doanh, không tạo ra được dòng tiền, từ đó mà doanh thu bị giảm hay thậm chí không có doanh thu, doanh nghiệp mất đi khả năng thanh toán. Theo thống kê của Chính phủ thì doanh thu của ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống lần lượt giảm 9.6% và 27.8% so với cùng kỳ năm ngoái. Vì thế những doanh nghiệp vẫn duy trì được hoạt động kinh doanh, vẫn tạo ra được đồng tiền hay có doanh thu sẽ ít chịu tác động tiêu cực của COVID-19 hơn là những doanh nghiệp tạo ra ít doanh thu hay không có doanh thu. Ngoài ra kết quả nghiên cứu ở bảng 6 còn thể hiện kết quả hồi quy của các biển quy mô doanh nghiệp SIZE, đòn bẩy tài chính LEV, tốc độ tăng trưởng thu nhập hoạt động G và vòng quay khoản phải thu khách hàng TR. Kết quả hồi quy này mang ý nghĩa cụ thể như sau: ● Mô hình 1: Kiểm định tác động của đại dịch COVID-19 lên hoạt động kinh doanh của các công ty thuộc lĩnh vực lưu trú và ăn uống Quy mô doanh nghiệp SIZE có hệ số hồi quy là 0.0164 có nghĩa ở cả 3 mức ý nghĩa 10%, 5% và 1% cho thấy khi quy mô của doanh nghiệp tăng 1% thì biên lợi nhuận ròng trên tổng tài sản tăng 0.0164% với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Tức là doanh nghiệp quy mô càng lớn thì doanh nghiệp có hoạt động càng có hiệu quả. Đòn bẩy tài chính LEV có hệ số hồi quy là -0.0019 có giá trị p-value = 0.4790 lớn hơn cả 3 mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%, suy ra rằng biến LEV không có ý nghĩa hay không giúp giải thích cho sự biến động của biến NROA. Tốc độ tăng trưởng thu nhập hoạt động của doanh nghiệp G có hệ số hồi quy là -0.00002 có giá trị p-value= 0.6590 lớn hơn cả 3 mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%, có thể nói rằng biến G không có ý nghĩa thống kê hay biến G không giúp giải thích cho sự biến động của biến NROA. Dòng tiền tự do FCF có hệ số hồi quy là 0.0000 có p-value = 0.0000 nhỏ hơn các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%, chứng tỏ FCF có ý nghĩa thống kê và góp phần giải thích biến phụ
- ICYREB 2021 | Chủ đề 2: Quản trị kinh doanh và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 728 thuộc NROA. Tuy nhiên hệ số hồi quy của FCF khá nhỏ, điều này nghĩa là tác động của biến FCF lên hiệu quả hoạt động doanh nghiệp là không đáng kể. Vòng quay phải thu khách hàng TR có hệ số hồi quy là 5.0757 có nghĩa ở cả 3 mức ý nghĩa 10%, 5% và 1% cho thấy khi vòng quay phải thu khách hàng tăng 1 đơn vị thì biên lợi nhuận ròng trên tổng tài sản thăng 5.0757 đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. ● Mô hình 2: Kiểm định cơ chế tạo nên tác động của đại dịch COVID-19 lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp dựa trên biến kiểm soát tỷ lệ tăng trưởng tài sản cố định CNCA Tỷ lệ tăng trưởng tài sản cố định CNCA có hệ số hồi quy là -0.0026 có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 10% và 5% cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ tăng trưởng tài sản cố định và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu tỷ lệ tăng trưởng tài sản cố định tăng 1 đơn vị thì biên lợi nhuận ròng trên tổng tài sản giảm 0.0026 đơn vị. Mối quan hệ này mặc dù trái chiều nhau nhưng ở một mức độ khá nhỏ. Nguyên nhân là vì tài sản cố định giữ vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực lưu trú và ăn uống, những tài sản này tham gia trực tiếp vào quá trình tạo nên dòng tiền cho doanh nghiệp, tuy nhiên nếu đầu tư quá nhiều vào tài sản cố định sẽ tạo nên sự dư thừa không đáng có, dẫn đến làm mất đi hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Quy mô doanh nghiệp SIZE có hệ số hồi quy là 0.0165 có nghĩa ở cả 3 mức ý nghĩa 10%, 5% và 1% cho thấy khi quy mô của doanh nghiệp tăng 1% thì biên lợi nhuận ròng trên tổng tài sản tăng 0.0165% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Tức là doanh nghiệp quy mô càng lớn thì doanh nghiệp có hoạt động càng có hiệu quả. Đòn bẩy tài chính LEV có hệ số hồi quy là -0.0018 có giá trị p-value = 0.4990 lớn hơn cả 3 mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%, suy ra rằng biến LEV không có ý nghĩa hay không giúp giải thích cho sự biến động của biến NROA. Tốc độ tăng trưởng thu nhập hoạt động của doanh nghiệp G có hệ số hồi quy là -0.00002 có giá trị p-value= 0.6870 lớn hơn cả 3 mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%, có thể nói rằng biến G không có ý nghĩa thống kê hay biến G không giúp giải thích cho sự biến động của biến NROA. Dòng tiền tự do FCF có hệ số hồi quy là 0.0000 có p-value = 0.0000 nhỏ hơn các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%, chứng tỏ FCF có ý nghĩa thống kê và góp phần giải thích biến phụ thuộc NROA. Tuy nhiên cũng giống như mô hình 1, hệ số hồi quy của FCF khá nhỏ, điều này nghĩa là tác động của biến FCF lên hiệu quả hoạt động doanh nghiệp là không đáng kể. Vòng quay phải thu khách hàng TR có hệ số hồi quy là 5.0600 có nghĩa ở cả 3 mức ý nghĩa 10%, 5% và 1% cho thấy khi vòng quay phải thu khách hàng tăng 1 đơn vị thì biên lợi nhuận ròng trên tổng tài sản thăng 5.0600 đơn vị với điều kiện các yếu tố khác không đổi. ● Mô hình 3: Kiểm định cơ chế tạo nên tác động của đại dịch COVID-19 lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp dựa trên biến kiểm soát tổng doanh thu REV Tổng doanh thu REV có hệ số hồi quy là 0.0060 có ý nghĩa tại cả 3 mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%. Thông qua mối quan hệ cùng chiều này tác giả chỉ ra rằng, khi tổng doanh thu tăng 1% thì biên lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp tăng 0.006% trong điều kiện các
- 729 ICYREB 2021 | Chủ đề 2: Quản trị kinh doanh và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo yếu tố khác không đổi. Như đã nói ở giả thuyết 3, một doanh nghiệp có doanh thu càng lớn thì hiệu quả hoạt động càng tốt, tránh được những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19. Quy mô doanh nghiệp SIZE có hệ số hồi quy là 0.0108 có nghĩa ở cả 3 mức ý nghĩa 10%, 5% và 1% cho thấy khi quy mô của doanh nghiệp tăng 1% thì biên lợi nhuận ròng trên tổng tài sản tăng 0.0108% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Tức là doanh nghiệp quy mô càng lớn thì doanh nghiệp có hoạt động càng có hiệu quả. Đòn bẩy tài chính LEV có hệ số hồi quy là -0.0009 có giá trị p-value = 0.7420 lớn hơn cả 3 mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%, suy ra rằng biến LEV không có ý nghĩa hay không giúp giải thích cho sự biến động của biến NROA. Tốc độ tăng trưởng thu nhập hoạt động của doanh nghiệp G có hệ số hồi quy là -0.00000 có giá trị p-value= 0.9800 lớn hơn cả 3 mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%, có thể nói rằng biến G không có ý nghĩa thống kê hay biến G không giúp giải thích cho sự biến động của biến NROA. Dòng tiền tự do FCF có hệ số hồi quy là -0.0000 có p-value = 0.0000 nhỏ hơn các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%, chứng tỏ FCF có ý nghĩa thống kê và góp phần giải thích biến phụ thuộc NROA. Ở mô hình 3, FCF và NROA có mối quan hệ ngược chiều với nhau. Tuy nhiên cũng giống như mô hình 1 và 2, hệ số hồi quy của FCF khá nhỏ, điều này nghĩa là tác động của biến FCF lên hiệu quả hoạt động doanh nghiệp là không đáng kể. Vòng quay phải thu khách hàng TR có hệ số hồi quy là 4.2294 có nghĩa ở cả 3 mức ý nghĩa 10%, 5% và 1% cho thấy khi vòng quay phải thu khách hàng tăng 1 đơn vị thì biên lợi nhuận ròng trên tổng tài sản thăng 4.2294 đơn vị với điều kiện các yếu tố không đổi. 5. Kết luận và kiến nghị 5.1. Kết luận chung Từ việc thu thập dữ liệu của 38 công ty thuộc lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ quý 1 năm 2019 đến quý 2 năm 2020, nhóm tác giả đã tiến hành thực hiện nghiên cứu thực nghiệm để tìm ra được những bằng chứng về tác động của đại dịch COVID-19 lên hiệu quả hoạt động của các công ty trong lĩnh vực này. Đồng thời, nghiên cứu cũng tìm ra được cơ chế của tác động này thông qua kiểm soát 2 khía cạnh là đầu tư vào tài sản cố định và tổng doanh thu của doanh nghiệp. Thông qua kết quả thu được cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tại Việt Nam đã chịu tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng của 5 nhân tố: (1) quy mô doanh nghiệp, (2) dòng tiền tự do, (3) vòng quay khoản phải thu khách hàng, (4) tỷ lệ tăng trưởng tài sản cố định, (5) tổng doanh thu. Nhờ vào bài nghiên cứu, thấy được mức độ ảnh hưởng của đại dịch lên ngành du lịch, dịch vụ lưu trú và ăn uống là nặng nề như thế nào. Mặc dù tình hình trên thế giới vẫn đang rất căng thẳng, dịch bệnh chưa có dấu hiệu dừng lại. Song, Việt Nam chúng ta đã và đang làm rất tốt trong việc kiểm soát dịch bệnh. Chính vì thế ta có thể tin rằng nền kinh tế nước ta nói
- ICYREB 2021 | Chủ đề 2: Quản trị kinh doanh và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 730 chung và ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống nói riêng vẫn có thể vực dậy mạnh mẽ sau cơn dịch bệnh này. Vào tháng 5 năm 2020 khi dịch bệnh được kiểm soát phần nào, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nhanh chóng phát động chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” nhằm đẩy mạnh kích cầu du lịch nội địa. Chương trình này được các doanh nghiệp, hiệp hội, các địa phương hưởng ứng và đã có những dấu hiệu tích cực. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần tiếp tục mở rộng đến các thị trường tiềm năng khác, phải biết chủ động đưa ra giải pháp hợp lý cho doanh nghiệp của mình. Nhà nước nên có các gói hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi dich COVID-19 như miễn giảm các khoản bảo hiểm y tế và xã hội, các ngân hàng giảm lãi suất cho vay. Hiện nay vắc-xin phòng bệnh COVID-19 đã có những kết quả thử nghiệm tốt, đây là một dấu hiệu đáng mừng cho tất cả chúng ta, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ sớm phục hồi sau đại dịch. Đây sẽ là thời điểm giúp cho các doanh nghiệp tái sinh, chấn chỉnh lại cơ cấu, cũng như một bài học kinh nghiệm để có thể dễ dàng ứng phó với những sự kiện không muốn có như dịch bệnh COVID-19 xảy ra trong tương lai. 5.2. Những đóng góp, hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo Với kết quả của đề tài nghiên cứu, không chỉ các doanh nghiệp mà còn là bất kì ai muốn tìm hiểu về tác động của COVID-19 lên ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống có thể sử dụng bài nghiên cứu này như một bài báo hay một tư liệu để tham khảo. Đối với các doanh nghiệp, có thể biết được cơ chế của sự tác động của COVID-19 lên hiệu quả hoạt động kinh doanh để từ đó đưa ra những phương án phù hợp với doanh nghiệp của mình, giúp doanh nghiệp giảm thiểu được những rủi ro cũng như khôi phục được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xây dựng doanh nghiệp phát triển từ nay đến hết năm 2020. Tuy nhiên, khi thực hiện nghiên cứu tác giả cũng gặp phải một số những hạn chế. Một là, bài nghiên cứu chỉ sử dụng dữ liệu của 38 công ty trên hơn 100 công ty thuộc lĩnh vực lưu trú và ăn uống được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Vì vậy kết quả nghiên cứu chưa thực sự mang tính tổng quát. Hai là, các thông tin tác giả thu thập được không đảm bảo được tín chính xác và không đủ tin cậy, mặc dù tác giả đã chọn những nguồn đáng tin cậy nhất như là website của Sở giao dịch chứng khoán, websỉe chính thức của công ty nghiên cứu nhưng cũng không tránh được tình trạng sai sót do vấn đề chỉnh sửa báo cáo tài chính đẻ tạo sức hút với nhà đầu tư vần còn phổ biến. Ba là, giai đoạn thời gian mà tác giả chọn để nghiên cứu có thể còn ngắn, dẫn đến việc nhìn nhận về các doanh nghiệp có sự sai lệch. Bốn là, tác giả chỉ đo lường các biến độc lập với NROA, mà không đo lường với các biến ROE, ROS, ROI để có nhận định chi tiết và rõ ràng hơn về những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Từ các hạn chế được nêu trên đưa ra những gợi ý cho hướng nghiên cứu tiếp theo để mang lại kết quả hợp lý hơn như là nghiên cứu dựa trên các chỉ tiêu ROE, ROS, ROI; nghiên cứu tác động của COVID-19 lên một ngành kinh tế khác như tài chính ngân hàng, giao thông vận tải ...
- 731 ICYREB 2021 | Chủ đề 2: Quản trị kinh doanh và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 5.3. Kiến nghị Kể từ ca bệnh nhiễm covid-19 đầu tiên cho đến nay Việt Nam chúng ta đã ra sức đẩy lùi và thành công trong kiểm soát được dịch bệnh, mặc dù sau đó đó là những tổn thất nặng nề về tính mạng con người và cả về kinh tế xã hội. Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta lơ là trong bất kì phút giây nào. Mọi người dân phải nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, tự giác phòng chống dịch bệnh, có ý thức tự bảo vệ bản, bảo vệ cộng đồng, khai báo y tế tự nguyện, thông báo kịp thời với cơ quan y tế về tình hình sức khỏe nếu có những dấu hiệu khả nghi. Bên cạnh đó đó nhà nước cần đưa ra nhiều gói hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp, ban hành các chính sách cho phép doanh nghiệp gia hạn nộp thuế hoặc miễn giảm thuế, chi phí, lệ phí đối với các đối tượng khó khăn bị ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID-19. Thêm vào đó các ngân hàng nhà nước giảm lãi suất để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thanh toán nợ vay của mình. Đặc biệt đối với ngành dịch vụ du lịch lưu trú và ăn uống cần đẩy mạnh công tác quảng cáo du lịch nội địa ra sức triển khai các chương trình kích cầu du lịch, tăng cường truyền thông về du lịch an toàn, xây dựng hình ảnh ảnh đất nước Việt Nam thân thiện có trách nhiệm cao trong phòng chống dịch COVID-19 với những kết quả được các tổ chức và cộng đồng quốc tế công nhận. Tài liệu tham khảo Bạch Lâm Duy (2014). Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu và quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết ở Việt Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Ban tuyên giáo Trung ương tỉnh Ninh Thuận (2020). Covid - 19 - Những tác động, hệ luỵ và giải pháp ứng phó, < http://www.ninhthuan.gov.vn/chinhquyen/prtc/Pages/Covid---19- --Nhung-tac-dong,-he-luy-va-giai-phap-ung-ph1.aspx> Bùi Thư – BBC News Tiếng Việt. Doanh nghiệp du lịch 'ngấm đòn' vì làn sóng Covid thứ hai, < https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53674566 > Bộ Y Tế - Trang tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 < https://ncov.moh.gov.vn/> Cấn Văn Lực và nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDC (2020). Đại dịch Covid-19 tác động mạnh đến ngành kinh tế nào của Việt Nam, < https://trungtamwto.vn/chuyen- de/15243-dai-dich-covid-19-tac-dong-manh-den-nganh-kinh-te-nao-cua-viet-nam > Fu, M., H. Shen. (2020). COVID-19 and corporate performance in the energy industry - Moderating effect of goodwill impairment. Energy Research Letters 1, Vol. 1. https://doi.org/10.46557/001c.12967
- ICYREB 2021 | Chủ đề 2: Quản trị kinh doanh và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 732 Hagerty, S. L., L. M. Williams (2020). The impact of COVID-19 on mental health: The interactive roles of brain biotypes and human connection. Brain, Behavior, & Immunity – Health, Vol 5. https://doi.org/10.1016/j.bbih.2020.100078. Iyke, B. N. (2020a). COVID-19: The reaction of US oil and gas producers to the pandemic. Working Paper. Linh Ly (2020). Covid-19 lần hai ảnh hưởng đặc biệt lớn tới doanh nghiệp, < http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/covid19-lan-hai-anh-huong-dac-biet-lon- toi-doanh-nghiep-327610.html > Liu, L., E.-Z. Wang, C. C. Lee. (2020). Impact of the COVID-19 pandemic on the crude oil and stock markets in the US: A time-varying analysis. Energy Research Letters 1, Vol. 1. https://doi.org/10.46557/001c.13154. Mari Tanaka, Nicholas Bloom, Joel M. David, Maiko Koga (2018). Firm Performance and Macro Forecast Accuracy, Journal of Monetary Economics, Vol 114, 26-41 Narayan, P. K., D. H. B. Phan. (2020). Country responses and the reaction of the stock market to COVID-19 – A preliminary exposition. Emerging Markets Finance and Trade. https://doi.org/10.1080/1540496X.2020.1784719 Nguyễn Thị Mỹ Dung (2019). Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn quận 6, TP.HCM. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Phòng Bán hàng Sản Phẩm Ngân Quỹ, Khối Thị Trường Tài Chính (2020). Ngành du lịch thế giới và Covid-19 – Cuộc khủng hoảng toàn diện sẽ kéo dài trong bao lâu? Ngân hàng Á Châu ACB Huayu Shen, Mengyao Fu, Hongyu Pan, Zhongfu Yu, Yongquan Chen (2020) The Impact of the COVID-19 Pandemic on Firm Performance, Emerging Markets Finance and Trade, vol 56, 2213-2230. https://doi.org/10.1080/1540496X.2020.1785863 Trần Vũ Thị Hà Xuyên (2017). Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa tại TP.HCM. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Zeng, M., P. Zhang, S. Yu, G. Zhang. (2016). Decision-making model of generation technology under uncertainty based on real option theory. Energy Conversion and Management, vol 110, 59–66.
- 733 ICYREB 2021 | Chủ đề 2: Quản trị kinh doanh và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TÍCH HỢP CÔNG NGHỆ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NGÀNH KHÁCH SẠN: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM THỰC TIỄN Nguyễn Hồng Uyên - Lê Cát Vi Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt Nhằm giải quyết những vấn đề môi trường mà ngành dịch vụ, khách sạn đang gặp phải và hướng tới xây dựng hoạt động kinh doanh bền vững, công nghệ môi trường là một trong những cách thức được nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng gần đây để quản lý môi trường. Khi doanh nghiệp có ý tưởng và khả năng tích hợp công nghệ vào quản lý môi trường, họ có thể tạo ra được những đóng góp có ý nghĩa môi trường và xã hội, được đánh giá cao qua hiệu suất hoạt động bảo vệ môi trường và góp phần năng cao lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh chuyển đổi số với sự phát triển nhanh chóng, vượt bậc của công nghệ. Bài viết này tập trung làm rõ các khái niệm về công nghệ môi trường, cơ sở lý thuyết liên quan đến sự tích hợp của công nghệ môi trường vào công tác quản lý môi trường trong lĩnh vực khách sạn cũng như là quá trình ứng dụng công nghệ môi trường ở các khách sạn trên thế giới và Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài viết cũng xác định những thuận lợi và khó khăn mà các nhà quản lý gặp phải trong quá trình ứng dụng, từ đó, đề xuất ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị môi trường với sự tích hợp của công nghệ môi trường cho ngành Khách sạn tại Việt Nam. Từ khoá: Quản lý môi trường (Environmental Management - EM), Công nghệ môi trường (Environmental Technologies), Environmental Performance, Hospitality. INTEGRATING ENVIRONMENTAL TECHNOLOGY IN ENVIRONMENTAL MANAGEMENT FOR HOTEL INDUSTRY: THEORETICAL BASIS AND PRACTICE EXPERIENCE LESSONS Abstract In response to the environmental problems that the hotel and service industry are facing today as well as looking forwards to more approaches for sustainable development, environmental technology is considered as one of the prominent solutions for service businesses. It is prominent that businesses are awareness of the challenges and competence to integrate technology into environmental management that they can make substantially meaningful contributions to the environment & society. In addition, they are able to create distinguished competitive advantages for themselves, especially in the context of digital transformation with the rapid grasp of technology development. As a result, this study focuses
- ICYREB 2021 | Chủ đề 2: Quản trị kinh doanh và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 734 on clarifying the concepts of environmental technology, the theoretical basis related to the integration of environmental technology into environmental management within the hotel sector. The study also demonstrates some application processes of environmental technology in hotels around the world and in Vietnam. On that basis, the article identifies the advantages and difficulties that managers encounter in the application process, thereby proposing some improvements to enhance the efficiency of environmental management activities with the integration of environmental technology for the hospitality industry in Vietnam. Keywords: Environmental Management, Environmental Technologies, Environmental Performance, Hospitality. 1. Đặt vấn đề Sau đại dịch COVID-19 diễn ra trên toàn thế giới, hậu quả mà nó để lại cho kinh tế các ngành và đặc biệt ngành du lịch toàn cầu và Việt Nam là vô cùng nặng nề. Du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước đòi hỏi sự phát triển bền vững với sự đóng góp GDP cho cả nước là 2,9%, tạo ra 2,9 triệu việc làm (Tổng cục Du lịch, 2019) và được đánh giá cao bởi Tổ chức Du lịch thế giới (UNTWO). Đối với Việt Nam, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giảm sút trầm trọng do đại dịch COVID-19 diễn ra với hơn 1,1 tỷ lượt, tổng thu du lịch giảm 58,7% (còn 312 nghìn tỷ đồng) và 40-60% lao động bị mất việc và nhiều khách sạn phải đóng của (Tổng cụ Du lịch Việt Nam, 2019). Do vậy, không chỉ Việt Nam mà mỗi quốc gia đòi hỏi phải lên kế hoạch và phải xây dựng những chiến lược lâu dài nhằm phục hồi nền kinh tế thông qua việc đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, thương mại, hàng hoá, du lịch một cách bền vững. Tuy nhiên, việc phục hồi ngành là không đơn giản và dễ dàng vì sau đại dịch việc lựa chọn điểm đến du lịch và nơi lưu trú nhiều người sẽ càng trở nên nhạy cảm và đòi hỏi nhiều hơn về các hình thức đảm bảo sức khoẻ và môi trường tiếp xúc. Vì vậy, môi trường luôn là vấn đề mà không chỉ người tiêu dùng mà kể cả những nhà cung cấp dịch vụ, cấp quản lý xem trọng và nếu nhìn rộng hơn quản trị môi trường luôn là lĩnh vực nghiên cứu được quan tâm sâu sắc (Pham & Jabbour, 2019a). Đối với doanh nghiệp, quản trị môi trường (Environmental Management – EM) là trong những ràng buộc về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với việc bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội. Đặc biệt hơn, việc xây dựng hệ thống EM trong ngành du lịch từ lâu đã là một trong những mục tiêu mà các cơ sở kinh doanh du lịch đang hướng đến. Molina- Azorín, ClaverCortes, Lopez-Gamero, & Tarí (2009) đã tiến hành phân tích mối quan hệ tương quan giữa quản lý môi trường hoặc Gonzalez-Benito (2005); Leonidou, Fotiadis, & Zeriti (2013); Molina-Azorín, & Claver-Cortes (2011) đã cho thấy có một mối liên hệ giữa quản lý môi trường và hiệu suất công ty. Một số nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ tác động giữa vấn đề quản lý chất lượng dịch vụ phù hợp với nhu cầu khách hàng ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh và hiệu suất của công ty (Nair, 2006, Prajogo & Sohal, 2006; Sila, 2007, Alonso-Almeida, Rodríguez-Anton, & Rubio-Andrada, 2012; Inoue & Lee, 2011; Ladhari, 2012). Hay một nghiên cứu từ rất sớm được thực hiện bởi Curkovic, Melnyk, Handfield, &
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng dịch vụ vận tải - dịch vụ hàng hoá
20 p | 310 | 96
-
Bí quyết thu hút khách hàng qua quảng cáo truyền hình
6 p | 143 | 18
-
Các nhân tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp sinh viên ngành kỹ thuật: Nghiên cứu trường hợp đại học bách khoa Hà Nội
12 p | 134 | 12
-
Nghề PR cần luật
3 p | 118 | 12
-
5 Xu hướng Internet Marketing trong tương lai
4 p | 143 | 11
-
CHIẾN LƯỢC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN - 6
25 p | 90 | 10
-
Tìm hiểu về quy tắc xuất xứ trong thương mại dịch vụ
8 p | 66 | 8
-
Tác động của chất lượng dịch vụ mua sắm trực tuyến và sự hài lòng tới ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên Hà Nội
25 p | 24 | 8
-
Khi quảng cáo nhắm đến giới thứ 3
3 p | 74 | 6
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến của giới trẻ Hà Nội trong thời kỳ dịch
27 p | 22 | 5
-
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến của sinh viên trường Đại học Giao thông Vận tải
5 p | 70 | 4
-
Các nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu văn phòng phẩm của khách hàng đối với Công ty TNHH một thành viên Thương mại dịch vụ văn phòng phẩm Cao Vinh của sinh viên khoa Tài chính thương mại, trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
6 p | 44 | 4
-
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của mạng xã hội đối với lòng trung thành của khách hàng khi sử dụng Chudu24
3 p | 14 | 4
-
Ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ đào tạo ngành quản trị kinh doanh của trường Đại học Tài chính – Marketing đến sự hài lòng của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh
19 p | 19 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn