Trường Đại học Vinh<br />
<br />
Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 3A (2017), tr. 13-19<br />
<br />
ẢNH HƢỞNG CỦA DỊCH NUÔI CHỦNG VI KHUẨN LAM Nostoc calcicola<br />
HN9-1a ĐẾN SINH TRƢỞNG VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA TÁM THƠM<br />
THỬ NGHIỆM Ở HUYỆN HƢNG NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN<br />
Nguyễn Đức Diện (1), Nguyễn Lê Ái Vĩnh (1)<br />
Nguyễn Đình San (2), Võ Hành (3)<br />
1<br />
Viện Công nghệ Hóa Sinh - Môi trường, Trường Đại học Vinh<br />
2<br />
Viện Sư phạm Tự nhiên, Trường Đại học Vinh<br />
3<br />
Hội các ngành Sinh học tỉnh Nghệ An<br />
Ngày nhận bài 25/5/2017, ngày nhận đăng 15/10/2017<br />
Tóm tắt. Các nghiên cứu trƣớc đây cho thấy rằng loài vi khuẩn lam Nostoc<br />
calcicola Brébisson ex Bornet et Flahault (1886) không những có khả năng cố định<br />
nitơ phân tử mà còn tổng hợp nên một số chất kích thích sinh trƣởng thực vật. Bài báo<br />
này trình bày kết quả nghiên cứu về sự ảnh hƣởng của dịch nuôi chủng Nostoc<br />
calcicola HN9-1a đến sự sinh trƣởng và năng suất giống lúa Tám thơm thử nghiệm ở<br />
huyện Hƣng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Việc phun dịch nuôi chủng Nostoc calcicola<br />
HN9-1a vào giai đoạn cây lúa bắt đầu đẻ nhánh và giai đoạn bắt đầu làm đòng đã giúp<br />
tăng diện tích lá, hàm lƣợng diệp lục, cƣờng độ quang hợp, đồng thời ảnh hƣởng tích<br />
cực đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa Tám thơm. Tỷ lệ gia tăng năng<br />
suất thực tế của lúa Tám thơm là 11,99%.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Vi khuẩn lam (Cyanobacteria) là những vi sinh vật có khả năng quang hợp thải<br />
oxi, phân bố rộng rãi trong đất và nƣớc. Chúng đƣợc xem là những loài vi sinh vật có ích<br />
cho nông nghiệp bởi chúng góp phần tạo nên lớp mùn trên bề mặt đất và nhiều loài có<br />
khả năng cố định nitơ phân tử, bổ sung nguồn đạm cho cây trồng. Một số chi vi khuẩn<br />
lam bao gồm cả chi Nostoc đƣợc đánh giá là phát triển ƣu thế trong đất trồng lúa [4, 8].<br />
Các nghiên cứu trƣớc đây cho thấy loài vi khuẩn lam Nostoc calcicola Brébisson<br />
ex Bornet et Flahault (1886) không những có khả năng cố định nitơ phân tử [4] mà còn<br />
tổng hợp nên chất kích thích sinh trƣởng thực vật nhƣ indole 3-butyric acid (IBA), indole<br />
3-acetic acid (IAA) [7]. Ở Việt Nam, một số nghiên cứu cho thấy loài Nostoc calcicola<br />
có ảnh hƣởng tích cực đến sự sinh trƣởng của cây lúa [5, 6].<br />
Đối với chủng vi khuẩn lam Nostoc calcicola HN9-1a, nghiên cứu trƣớc đây của<br />
chúng tôi đã cho thấy dịch chiết của nó có tác dụng tích cực lên giai đoạn sinh trƣởng và<br />
phát triển sinh dƣỡng của cây đậu tƣơng [1, 3]. Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu<br />
về ảnh hƣởng của dịch nuôi chủng Nostoc calcicola HN9-1a đến sự sinh trƣởng và năng<br />
suất của giống lúa Tám thơm thử nghiệm ở huyện Hƣng Nguyên, tỉnh Nghệ An.<br />
2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Vật liệu nghiên cứu<br />
Giống lúa Tám thơm canh tác trên vùng chuyên canh lúa ở huyện Hƣng Nguyên,<br />
tỉnh Nghệ An đƣợc cung cấp bởi Viện Nông nghiệp Việt Nam.<br />
Email: ducdien78@yahoo.com (N. Đ. Diện)<br />
<br />
13<br />
<br />
N. Đ. Diện, N. L. Á. Vĩnh, N. Đ. San, V. Hành / Ảnh hưởng của dịch nuôi chủng vi khuẩn lam…<br />
<br />
Chủng vi khuẩn lam có tế bào dị hình HN9-1a đƣợc phân lập bởi nhóm nghiên<br />
cứu từ đất trồng lúa ở xã Hƣng Xá, huyện Hƣng Nguyên, tỉnh Nghệ An trong năm 2013;<br />
đƣợc định loại thuộc loài vi khuẩn lam Nostoc calcicola Brébisson ex Bornet et Flahault<br />
(1886) [8].<br />
2.2. Phƣơng pháp tạo dịch nuôi vi khuẩn lam để phun cho lúa<br />
Dịch nuôi vi khuẩn lam bao gồm toàn bộ môi trƣờng lỏng và sinh khối chủng<br />
Nostoc calcicola HN9-1a nuôi trong môi trƣờng BG-11 không đạm. Quá trình tạo dịch<br />
nuôi đƣợc tóm tắt nhƣ sau: Đầu tiên, chủng vi khuẩn lam đƣợc nuôi trong 10 lít môi<br />
trƣờng BG-11 có đạm với tỷ lệ giống là 20%; sau 15 ngày, toàn bộ sinh khối đƣợc lọc và<br />
chuyển vào bình nuôi chứa 2 lít môi trƣờng BG-11 không đạm; sau 20 ngày tiếp theo,<br />
dịch nuôi vi khuẩn lam chuyển sang trạng thái đậm đặc với sinh khối đạt 2,5 gam khô/lít<br />
tƣơng đƣơng 25 - 40 g tƣơi/lít.<br />
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ảnh hƣởng của dịch nuôi vi khuẩn lam lên một<br />
số chỉ tiêu sinh lý, sinh trƣởng và năng suất lúa<br />
2.3.1. Bố trí thí nghiệm trên đồng ruộng<br />
Các thí nghiệm đƣợc triển khai trong vụ Đông Xuân năm 2016 trên đất chuyên<br />
canh lúa có cùng điều kiện thổ nhƣỡng ở xã Hƣng Long, huyện Hƣng Nguyên, tỉnh Nghệ<br />
An. Việc gieo trồng và chăm bón đƣợc thực hiện theo quy trình canh tác lúa với mật độ<br />
trồng 38 khóm/m2; chế độ phân bón cho 500 m2 gồm 200 kg phân chuồng, 10 kg NPK<br />
(8:10:3) và 2 kg urê.<br />
Các công thức thí nghiệm khác nhau về chế độ chăm bón nhƣ sau:<br />
- Công thức đối chứng: Diện tích 500 m2; chỉ chăm bón bình thƣờng theo chế độ<br />
nêu trên.<br />
- Công thức BG-11 không đạm: Diện tích 500 m2; ngoài việc chăm sóc theo chế<br />
độ nêu trên, môi trƣờng BG-11 không đạm đƣợc phun lên lá lúa sau khi cấy 15 ngày (lúa<br />
bắt đầu đẻ nhánh) và sau khi cấy 50 ngày (lúa bắt đầu làm đòng); 2 lít môi trƣờng BG-11<br />
không đạm pha loãng 10 lần (20 lít) đƣợc sử dụng cho mỗi lần phun.<br />
- Công thức Nostoc calcicola HN9-1a: Diện tích 500 m2; ngoài việc chăm sóc<br />
theo chế độ nêu trên, dịch nuôi Nostoc calcicola HN9-1a đƣợc phun lên lá lúa sau khi<br />
cấy 15 ngày và sau khi cấy 50 ngày; 2 lít dịch nuôi nêu trên pha loãng 10 lần (20 lít)<br />
đƣợc sử dụng cho mỗi lần phun.<br />
2.3.2. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu<br />
Trong mỗi công thức thí nghiệm, 10 khóm lúa đƣợc lấy ngẫu nhiên để thu thập số<br />
liệu. Các chỉ tiêu về diện tích lá, hàm lƣợng diệp lục, cƣờng độ quang hợp đƣợc phân tích<br />
vào giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ (sau khi cấy 35 ngày). Bên cạnh đó, kích thƣớc lá đòng<br />
(giai đoạn lúa trƣớc trổ bông) và các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực tế sau<br />
thu hoạch cũng đƣợc đánh giá. Các chỉ tiêu trên đƣợc phân tích theo những phƣơng pháp<br />
hiện hành dùng trong nghiên cứu sinh lý thực vật [2].<br />
Các phép đo đƣợc lặp lại 3 lần cho mỗi chỉ tiêu nghiên cứu. Kết quả thể hiện<br />
trong các bảng là giá trị trung bình của các chỉ số đƣợc nghiên cứu. Mức độ sai khác của<br />
các giá trị trung bình đƣợc kiểm định bởi phân tích ANOVA ở mức α=0,05.<br />
<br />
14<br />
<br />
Trường Đại học Vinh<br />
<br />
Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 3A (2017), tr. 13-19<br />
<br />
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
3.1. Ảnh hƣởng của dịch nuôi Nostoc calcicola HN9-1a đến diện tích lá lúa<br />
Tám thơm<br />
Diện tích lá và chỉ số diện tích lá là điều kiện cần thiết để cây lúa tiếp thu năng<br />
lƣợng mặt trời, giúp cho quá trình quang hợp đƣợc tiến hành mạnh mẽ. Khi cây lúa đẻ<br />
nhánh rộ, chúng tôi tiến hành đo kích thƣớc 3 lá trên cùng (kí hiệu: lá 1, lá 2 và lá 3 theo<br />
thứ tự từ ngọn xuống), kết quả thu đƣợc thể hiện ở bảng 1.<br />
Bảng 1: Diện tích trung bình của lá lúa giai đoạn đẻ nhánh rộ<br />
Lá 1<br />
<br />
Lá 2<br />
<br />
Lá 3<br />
<br />
Công thức<br />
<br />
DT<br />
(cm2)<br />
<br />
%SS<br />
<br />
DT<br />
(cm2)<br />
<br />
%SS<br />
<br />
DT<br />
(cm2)<br />
<br />
%SS<br />
<br />
Đối chứng<br />
<br />
27,80<br />
<br />
100<br />
<br />
21,97<br />
<br />
100<br />
<br />
18,95<br />
<br />
100<br />
<br />
BG-11 không đạm<br />
<br />
26,52<br />
<br />
95,39<br />
<br />
20,73<br />
<br />
94,36<br />
<br />
18,04<br />
<br />
95,19<br />
<br />
Nostoc calcicola HN9-1a<br />
<br />
40,54<br />
<br />
145,82<br />
<br />
30,04<br />
<br />
136,73<br />
<br />
26,01<br />
<br />
137,25<br />
<br />
(Ghi chú: DT - diện tích; %SS - so sánh với công thức đối chứng theo tỷ lệ phần trăm)<br />
Kết quả ở bảng 1 cho thấy cây lúa Tám thơm đƣợc xử lý bởi dịch nuôi Nostoc<br />
calcicola HN 9-1a có diện tích lá rộng hơn so với đối chứng: Diện tích lá 1 đạt đƣợc là<br />
40,54 cm2 (đối chứng 27,80 cm2), lá 2 đạt đƣợc là 30,04 cm2 (đối chứng 21,97 cm2), và<br />
lá 3 đạt đƣợc là 26,01 cm2 (đối chứng 18,95 cm2). Nhƣ vậy, dịch nuôi Nostoc calcicola<br />
HN9-1a đã làm tăng diện tích lá 1, lá 2 và lá 3 từ 36,73% đến 45,82% so với đối chứng;<br />
sai khác này có ý nghĩa thống kê ở mức α=0,05. Trái lại, công thức xử lý bằng môi<br />
trƣờng BG-11 không đạm có dấu hiệu ức chế phát triển lá khi chỉ số sinh trƣởng này luôn<br />
thấp hơn so với đối chứng, mặc dù những sai khác này chƣa thực sự rõ ràng.<br />
3.2. Ảnh hƣởng của dịch nuôi Nostoc calcicola HN9-1a đến hàm lƣợng diệp<br />
lục trong lá lúa Tám thơm<br />
Kết quả phân tích hàm lƣợng diệp lục ở lá lúa Tám thơm trong giai đoạn đẻ<br />
nhánh rộ đƣợc trình bày ở bảng 2.<br />
Bảng 2: Hàm lượng diệp lục trung bình trong lá lúa ở giai đoạn đẻ nhánh rộ<br />
Công thức<br />
<br />
Diệp lục a<br />
mg/g<br />
%SS<br />
<br />
Diệp lục b<br />
mg/g<br />
%SS<br />
<br />
Diệp lục tổng số<br />
mg/g<br />
%SS<br />
<br />
Đối chứng<br />
<br />
1,497<br />
<br />
100<br />
<br />
0,663<br />
<br />
100<br />
<br />
2,160<br />
<br />
100<br />
<br />
BG-11 không đạm<br />
<br />
1,402<br />
<br />
93,71<br />
<br />
0,624<br />
<br />
94,05<br />
<br />
2,026<br />
<br />
93,78<br />
<br />
Nostoc calcicola HN9-1a<br />
<br />
1,768<br />
<br />
118<br />
<br />
0,764<br />
<br />
115<br />
<br />
2,532<br />
<br />
117<br />
<br />
(Ghi chú: %SS - So sánh với công thức đối chứng theo tỷ lệ phần trăm)<br />
<br />
15<br />
<br />
N. Đ. Diện, N. L. Á. Vĩnh, N. Đ. San, V. Hành / Ảnh hưởng của dịch nuôi chủng vi khuẩn lam…<br />
<br />
Bảng 2 cho thấy dung dịch BG-11 không đạm đã làm giảm hàm lƣợng diệp lục,<br />
trong khi dịch nuôi Nostoc calcicola HN9-1a có tác dụng tốt đến sự tổng hợp sắc tố<br />
quang hợp trong lá lúa Tám thơm. Ở cây lúa đƣợc xử lý bởi dịch nuôi vi khuẩn lam, hàm<br />
lƣợng diệp lục a đạt 1,768 mg/g lá, cao hơn 18% so với đối chứng (1,497 mg/g lá); diệp<br />
lục b đạt 0,764 mg/g lá, cao hơn 15% so với đối chứng (0,663 mg/g lá); diệp lục tổng số<br />
(a+b) đạt 2,532 mg/g lá, cao hơn 17% so với đối chứng (2,160 mg/g lá). Những sai khác<br />
về hàm lƣợng diệp lục trong công thức xử lý bởi dịch nuôi vi khuẩn lam so với đối chứng<br />
là có ý nghĩa ở mức α=0,05.<br />
3.3. Ảnh hƣởng của dịch nuôi Nostoc calcicola HN9-1a đến cƣờng độ quang<br />
hợp của cây lúa Tám thơm<br />
Quang hợp là quá trình cơ bản quyết định năng suất cây trồng, tổng số chất khô<br />
do quang hợp tạo ra chiếm 90 - 95% tổng số chất khô của thực vật. Các biện pháp canh<br />
tác đều nhằm mục đích tối ƣu hóa hoạt động của bộ máy quang hợp. Cƣờng độ quang<br />
hợp tăng dẫn đến năng suất tăng. Cƣờng độ quang hợp của cây lúa Tám thơm giai đoạn<br />
đẻ nhánh rộ đƣợc trình bày ở bảng 3.<br />
Bảng 3: Cường độ quang hợp trung bình của cây lúa ở giai đoạn đẻ nhánh rộ<br />
Công thức<br />
<br />
Cƣờng độ quang hợp<br />
IQH (mg CO2/g lá)<br />
<br />
%SS<br />
<br />
Đối chứng<br />
<br />
0,683<br />
<br />
100<br />
<br />
BG-11 không đạm<br />
<br />
0,652<br />
<br />
95,48<br />
<br />
Nostoc calcicola HN9-1a<br />
<br />
0,964<br />
<br />
141,14<br />
<br />
(Ghi chú: IQH - cƣờng độ quang hợp; %SS - so sánh với đối chứng theo tỷ lệ phần trăm)<br />
Kết quả ở bảng 3 cho thấy cây lúa đƣợc phun dịch nuôi Nostoc calcicola HN9-1a<br />
đạt cƣờng độ quang hợp cao nhất (0,964 mg CO2/g lá), tăng tới 41,14% so với đối chứng<br />
(0,683 mg CO2/g lá), trong khi chỉ số này ở công thức xử lý bằng môi trƣờng BG-11<br />
không đạm giảm 4,52% so với đối chứng. Phân tích ANOVA ở mức α=0,05 cho thấy sự<br />
sai khác có ý nghĩa về cƣờng độ quang hợp giữa các công thức thí nghiệm.<br />
3.4. Ảnh hƣởng của dịch nuôi Nostoc calcicola HN9-1a đến kích thƣớc lá<br />
đòng của cây lúa Tám thơm giai đoạn trƣớc trổ bông<br />
Lá đòng là lá trẻ nhất (đƣợc tạo ra sau cùng) trên mỗi nhánh lúa, có vai trò quan<br />
trọng trong nuôi dƣỡng bông lúa. Kích thƣớc lá đòng lớn góp phần tăng khả năng thu<br />
nhận ánh sáng và quang hợp của cây. Kích thƣớc lá đòng trong các công thức thí nghiệm<br />
đƣợc thể hiện ở bảng 4.<br />
<br />
16<br />
<br />
Trường Đại học Vinh<br />
<br />
Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 3A (2017), tr. 13-19<br />
<br />
Bảng 4: Kích thước trung bình của lá đòng cây lúa giai đoạn trước trổ bông<br />
Chiều dài lá đòng<br />
Số đo (cm)<br />
%SS<br />
33,10<br />
100<br />
<br />
Công thức<br />
Đối chứng<br />
<br />
Chiều rộng lá đòng<br />
Số đo (cm)<br />
%SS<br />
1,42<br />
100<br />
<br />
BG-11 không đạm<br />
<br />
31,92<br />
<br />
96,43<br />
<br />
1,36<br />
<br />
95,77<br />
<br />
Nostoc calcicola HN9-1a<br />
<br />
38,23<br />
<br />
115,49<br />
<br />
1,57<br />
<br />
110,56<br />
<br />
(Ghi chú: %SS - so sánh với đối chứng theo tỷ lệ phần trăm)<br />
Cây lúa đƣợc phun bằng dịch nuôi Nostoc calcicola HN9-1a có chiều dài lá đòng<br />
đạt 38,23 cm, cao hơn 15,49% so với đối chứng (33,10 cm); chiều rộng lá đòng đạt 1,57<br />
cm, cao hơn 10,56% so với đối chứng (1,42 cm). Sai khác này có ý nghĩ về mặt thống kê<br />
ở mức tin cậy 95%. Trong khi đó, các cây lúa đƣợc phun bằng môi trƣờng BG-11 không<br />
đạm có kích thƣớc của lá đòng thấp hơn so với đối chứng nhƣng sai khác không có ý<br />
nghĩa, bởi chiều dài lá chỉ thấp hơn 3,57%, chiều rộng lá thấp hơn 4,22% so với đối<br />
chứng.<br />
3.5. Ảnh hƣởng của dịch nuôi Nostoc calcicola HN9-1a đến năng suất lúa<br />
Tám thơm<br />
Năng suất lúa đƣợc quyết định bởi các yếu tố: số bông/m2, số hạt/bông, tỉ lệ hạt<br />
chắc và khối lƣợng của 1000 hạt. Các yếu tố này có sự liên quan mật thiết với nhau. Số<br />
bông/m2 phụ thuộc vào tỉ lệ đẻ nhánh và mật độ trồng. Khi cây đẻ nhánh mạnh thì số<br />
bông/m2 sẽ tăng. Khi số bông/m2 tăng quá cao thì bông sẽ bé đi, số hạt/bông giảm, tỷ lệ<br />
hạt chắc/bông cũng giảm. Tỷ lệ hạt chắc và trọng lƣợng hạt phụ thuộc vào số hạt/bông.<br />
Giá trị các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất lý thuyết và năng suất thực tế của các thí<br />
nghiệm đƣợc thể hiện ở bảng 5.<br />
Bảng 5: Các yếu tố cấu thành năng suất giống Tám thơm<br />
Công thức<br />
<br />
Mật độ<br />
Tổng số Số hạt P1000<br />
Số bông/ Dài<br />
NS LT NSTT<br />
khóm/<br />
hạt/<br />
chắc/ hạt<br />
(tạ/ha) (tạ/ha)<br />
khóm bông<br />
(g)<br />
m2<br />
bông<br />
bông<br />
<br />
Đối chứng<br />
<br />
38<br />
<br />
7,2<br />
<br />
22,01<br />
<br />
155<br />
<br />
129<br />
<br />
25,0<br />
<br />
88,23<br />
<br />
76,20<br />
<br />
BG-11 không đạm<br />
<br />
38<br />
<br />
7,2<br />
<br />
21,55<br />
<br />
150<br />
<br />
126<br />
<br />
24,9<br />
<br />
85,83<br />
<br />
70,67<br />
<br />
Nostoc calcicola<br />
HN9-1a<br />
<br />
38<br />
<br />
8,0<br />
<br />
24,03<br />
<br />
167<br />
<br />
140<br />
<br />
25,2 107,25 85,34<br />
<br />
(Ghi chú: P1000 - trọng lƣợng của 1000 hạt; NSLT - năng suất lý thuyết;<br />
NSTT - năng suất thực tế)<br />
Số liệu trong bảng 5 thể hiện rằng dịch nuôi Nostoc calcicola HN9-1a có tác dụng<br />
làm tăng các yếu tố cấu thành năng suất giống lúa Tám thơm. Số bông/khóm, chiều dài<br />
<br />
17<br />
<br />