intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của EVFTA tới các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam sau M&A

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

25
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung nghiên cứu đề cập tới hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn từ 2006-2015. Đây cũng là hoạt động M&A ngân hàng tại thời kỳ ngay trước mốc thời điểm Việt Nam ký tuyên bố về việc chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) vào tháng 12 năm 2015, dự kiến chính thức có hiệu lực vào năm 2018. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của EVFTA tới các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam sau M&A

  1. ẢNH HƯỞNG CỦA EVFTA TỚI CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM SAU M&A INFLUENCE OF EVFTA ON FACTORS RELATED TO THE EFFICIENCY OF VIETNAM COMMERCIAL BANKS OPERATION AFTER M&A TS. Nguyễn Quang Minh Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt Nội dung nghiên cứu đề cập tới hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn từ 2006-2015. Đây cũng là hoạt động M&A ngân hàng tại thời kỳ ngay trước mốc thời điểm Việt Nam ký tuyên bố về việc chính thứckết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) vào tháng 12 năm 2015, dự kiến chính thức có hiệu lực vào năm 2018. Do đó, bài nghiên cứu tập trung vào nội dung EVFTA có liên quan, các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam sau M&A, dự kiến ảnh hưởng của EVFTA tới các nhân tố này. Thông qua nội dung phân tích, tác giả hy vọng đề xuất một số biện pháp, các điều kiện cần chuẩn bị sẵn sàng đối với ngân hàng thương mại, kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước để hệ thống tài chính ngân hàng có thể tận dụng được cơ hội tốt hơn. Từ khóa:EVFTA, ngân hàng thương mại, sáp nhập, mua lại. Abstract The paper presents the M&A operation in banks of Vietnam for the period 2006 - 2015. These M&A operations happened right before the time that Vietnam officially completed the negotiation of EVFTA in December 2015, this Agreement is supposed to be in effect in 2018. Hence, this paper focuses on the regulations of EVFTA which have effection on factors related to the operation of Vietnam commercial banks after M&A. This paper also suggests some solutions as well as recommendations for government with hope that the banking system can make use of opportunities derived from EVFTA. Keywords:commercial bank, Merger, Acquisition,EVFTA Đặt vấn đề Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về phát triển hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng, chỉ ra lợi ích đạt được khi các ngân hàng thương mại Việt Nam tiến hành các hoạt động này như một biện pháp tái cơ cấu ngân hàng. Tuy nhiên trong thời gian tới, khi điều kiện vĩ mô thay đổi, môi trường kinh tế nói chung, thị trường tài chính ngân hàng nói riêng thay đổi do tác động của EVFTA dự kiến mang lại, hoạt động M&A ngân hàng sẽ thay đổi, mang lại những cơ hội và thách thức đối với hệ thống ngân hàng thương mại, đồng thời EVFTA cũng tác động tới các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng sau M&A, qua đó ảnh hưởng gián tiếp tới hiệu quả này. 561
  2. 1. Khái niệm hoạt động M&A ngân hàng 1.1. Khái niệm hoạt động M&A Theo Mallikarjunappa, T. và P.Nayak (2007), mua lại là một hành động kiểm soát hiệu quả của một công ty đối với tài sản hoặc quản lý (mua tài sản, mua cổ phiếu, giành quyền kiểm soát thông qua hội đồng quản trị) của một công ty khác mà không cần sự kết hợp hay thống nhất về mặt tổ chức trước. Nói chung một công ty mua lại (công ty đi mua) sẽ kiểm soát hiệu quả hơn các công ty mục tiêu bằng cách mua lại cổ phần đa số của công ty đó. Tuy nhiên, hiệu quả kiểm soát có thể được thực hiện chỉ cần với một số lượng ít cổ phần hơn bình thường, thường dao động trong khoảng 10 phần trăm đến 40 phần trăm bởi vì các cổ đông còn lại, phân bố rải rác và tồn tại các nhóm quyền lợi, không có khả năng để thách thức sự kiểm soát của việc mua lại, thâu tóm. Theo Damodaran Aswath (1997), sáp nhập được định nghĩa là sự kết hợp của hai hay nhiều công ty thành một đơn vị công ty, có nghĩa là một đơn vị tồn tại và các đơn vị khác mất sự tồn tại của doanh nghiệp. Đơn vị tồn tại, sống sót sẽ sở hữu các tài sản cũng như trách nhiệm của các công ty bị sáp nhập. Theo Pradeep Kumar Gupta (2012), M&A là hoạt động chiến lược trong đó doanh nghiệp tái cấu trúc lại bằng cách thay đổi nhờ bên ngoài. Như vậy có thể khái quát cách hiểu về sáp nhập và mua lại (M&A) trên phương diện lý thuyết, hay khái niệm về M&A theo quan điểm cá nhân như sau: Sáp nhập doanh nghiệp là trường hợp hai hay nhiều đơn vị doanh nghiệp cùng đồng ý tham gia bằng tất cả tài sản của mình vào việc hình thành một doanh nghiệp mới (mới về sự sở hữu, quản trị và pháp lý), đồng thời các doanh nghiệp cũ (cũ về sở hữu, quản trị, pháp lý) sẽ không tồn tại. Đơn vị doanh nghiệp mới có thể trùng tên hoặc không trùng tên với đơn vị doanh nghiệp cũ. Trong trường hợp đơn vị doanh nghiệp mới không trùng tên với một đơn vị doanh nghiệp cũ nào, trường hợp sáp nhập này cũng là trường hợp hợp nhất doanh nghiệp. Vậy trường hợp hợp nhất doanh nghiệp có thể hiểu là một trường hợp đặc biệt của sáp nhập doanh nghiệp. Mua lại doanh nghiệp là trường hợp một doanh nghiệp đi mua lại một phần hay toàn bộ tài sản (hoặc quyền sở hữu tài sản) của doanh nghiệp khác, đủ để chi phối được về quyền quản lý, chiến lược, cũng như ngành nghề của doanh nghiệp bị mua. Do đó, mua lại doanh nghiệp sẽ có hai trường hợp, trường hợp thứ nhất giống như trường hợp sáp nhập doanh nghiệp, nhưng khác nhau ở tâm lý doanh nghiệp, nếu có sự chống đối hoặc biểu hiện chống đối có nghĩa là mua lại, còn hòa hợp thống nhất, nhất trí có nghĩa là sáp nhập. Trường hợp thứ hai, khác hẳn với sáp nhập, doanh nghiệp đi mua chỉ cần đảm bảo mua đủ số cổ phần, tài sản để chi phối được về quyền quản lý, chiến lược, cũng như ngành nghề của doanh nghiệp bị mua, mà không nhất thiết phải mua toàn bộ giá trị của doanh nghiệp bị mua. Những trường hợp mua 15, 20% cổ phiếu mà không kiểm soát, ko tham gia điều hành thì chỉ nên hiểu là đầu tư thông thường. 562
  3. 1.2. Khái niệm hoạt động M&A ngân hàng Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010) quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng, có định nghĩa sáp nhập tổ chức tín dụng là hình thức một hoặc một số tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ chức tín dụng bị sáp nhập) sáp nhập vào một tổ chức tín dụng khác (sau đây gọi là tổ chức tín dụng nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức tín dụng nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của tổ chức tín dụng bị sáp nhập. Hợp nhất tổ chức tín dụng là hình thức hai hoặc một số tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ chức tín dụng bị hợp nhất) hợp nhất thành một tổ chức tín dụng mới (sau đây gọi là tổ chức tín dụng hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức tín dụng hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các tổ chức tín dụng bị hợp nhất. Mua lại tổ chức tín dụng là hình thức một tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ chức tín dụng mua lại) mua toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của tổ chức tín dụng khác (tổ chức tín dụng bị mua lại). Sau khi mua lại, tổ chức tín dụng bị mua lại trở thành công ty trực thuộc của tổ chức tín dụng mua lại (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2010). Trên quan điểm lý thuyết về tài chính ngân hàng, có thể đưa ra khái niệm về hoạt động M&A ngân hàng theo quan điểm cá nhân: hoạt động M&A ngân hàng là hoạt động M&A mà một trong các bên tham gia trong hoạt động này là ngân hàng và đơn vị được hình thành sau hoạt động này thông thường là các ngân hàng. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam sau M&A 2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan tới mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng: Phạm Biến Mô hình áp vi Tác giả phụ Biến độc lập Một số kết quả dụng nghiên thuộc cứu N. Hàm biệt D là - Tỷ lệ giá trên thu 9 ngân - Nghiên cứu đã cho thấy rằng các nhóm Bharathi thức tuyến giá trị nhập (X1) hàng ở ngân hàng khác nhau sẽ có tình trạng lấy (2010) tính và được của - Giá trị ghi sổ mỗi cổ Ấn Độ lại đà theo mức thấp hơn hoặc cao hơn đối cho bởi: hàm phiếu (X2) 5 năm với VCSH. D = L1.X1+ phân - EPS (X3) trước - Các phân tích tách biệt rõ ràng cho thấy L2.X2+ …+ biệt - Vốn thị trường (X4) sáp rằng cả trước và sau giai đoạn sáp nhập LK.XK, Xilà - Giá trị doanh nghiệp nhập và của nghiên cứu này, ngân hàng có lợi biến dự báo, EV/EBIDT (X5) 5 năm nhuận thấp trên vốn cổ phần, ngân hàng Li là - Tài sản không tạo ra sau sáp có lợi nhuận cao hơn trên vốn cổ phần đều các hệ số thu nhập (X6) nhập, được cải thiện hiệu quả của nó do tỷ lệ 563
  4. phân biệt thu nhập (X6) giai hoạt động và thể hiện của các biến quan - Hoạt động kinh đoạn trọng cụ thể là thị trường vốn, vốn cổ doanh mỗi nhân viên 1995- phần, lợi nhuận trên tài sản và thu nhập (X7) 2006 trên mỗi cổ phiếu. - Lợi nhuận trên mỗi nhân viên (X8) - ROA (X9) - ROE (X10) - CAR (X11) Sehrish Phương ROA - tài sản 15 ngân - Các ngân hàng có VCSH, tổng TS, các Gul, pháp gộp ROE, - vốn vay hàng khoản cho vay, tiền gửi lớn hơn và các Faiza Ordinary lợi - vốn chủ sở hữu hàng yếu tố vĩ mô - tăng trưởng kinh tế, lạm Irshad, Least Square nhuận - các khoản tiền gửi đầu phát, vốn hóa thị trường chứng khoán an Khalid (POLS) trên - tăng trưởng kinh tế Pakistan toàn hơn thì có thể đạt lợi nhuận cao hơn. Zaman vốn giai - 2 giả thuyết: các yếu tố kinh tế vi mô có - lạm phát (2011) sử đoạn tác động đáng kể đến lợi nhuận và yếu tố dụng 2005- bên ngoài của các ngân hàng có tác động (ROC 2009 đáng kể đến lợi nhuận. E), lãi ròng biên (NIM) Samangi Phương Tỷ lệ - tỷ lệ an toàn vốn 14 - Môi trường hoạt động tác động rất yếu Bandaran pháp hồi lãi cận - dự phòng rủi ro NHTM tới ROA. ayake, quy tuyến biên - quy mô ngân hàng ở Sri - Nguồn vốn và lãi suất cho vay tác động Prabhath tính đa biến, NIM, - cho vay Lanka tích cực đến hiệu quả, dự trữ bắt buộc Jayasing ước lượng ROA - tốc độ tăng trưởng giai theo luật định cho thấy một mối quan hệ he (2013) bảng dữ liệu GDP đoạn tiêu cực với hiệu quả của ngân hàng. cân đối 2001- - Dự phòng rủi ro không phải là yếu tố - tỷ lệ lạm phát 2011, quyết định hiệu quả của ngân hàng - dự trữ bắt buộc trong 11 - Các yếu tố tác động tới hiệu quả ngân - lãi suất cho vay năm tạo hàng sẽ khác nhau giữa các hình thức sở - tỷ lệ tín phiếu kho thành hữu của các ngân hàng bạc 154 quan sát Nsambu Mô hình hồi ROA - Thanh khoản ngân Các - Nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy Kijjambu quy tuyến ROE hàng NHTM bội do tính chất của nghiên cứu, nhưng nó Frederick tính đa biến - An toàn vốn ở sở hữu những giả định mà có thể không (2015) - Rủi ro tín dụng/ chất Ugandat tồn tại thường xuyên. lượng cho vay ừ 2000- - Các nghiên cứu thông qua phân tích tỷ lệ - Quy mô ngân hàng 2011 trong việc đánh giá sức mạnh và điểm yếu của hoạt động NHTM, nhưng tỷ lệ không 564
  5. - Hiệu quả chi phí tiết lộ các mức độ và chất lượng của các - Thu nhập ngoài lãi thành phần của nó, mặc dù chúng đã được - Thu nhập lãi cải thiện trong phân tích. - Chi phí không hiệu quả - Đòn bẩy tài chính - Tăng trưởng kinh tế… Nguyễn Mô hình hồi - Banksize (Ln của 32 - Hoạt động của các NHTMNN có ảnh Việt quy Tobit tổng TS) NHTM hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của ngành Hùng - Ownernn và Ownercp tại Việt lớn hơn là các loại hình ngân hàng còn lại. (2008) (2 biến giả theo loại Nam - Ngân hàng sử dụng tốt nguồn vốn huy hình ngân hàng) trong 5 động thì có thể sẽ làm tăng hiệu quả hoạt - TCTR: tổng chi năm động. phí/tổng doanh thu giai - Không phải ngân hàng cho vay càng - DLR: tiền gửi/cho đoạn nhiều thì hiệu quả càng cao. vay 2001- - Phần chia thị trường (tỷ trọng TS trong - ETA: VCSH/TS 2005, tổng TS của các ngân hàng) có ảnh hưởng tạo khá lớn đến hiệu quả hoạt động của mỗi - Markshare: tổng TS thành ngân hàng. của từng NH/tổng TS 160 - Nếu các NHTM tăng vốn chỉ để thực các ngân hàng quan sát hiện hoạt động đầu tư theo chiều rộng thì - Loanta: vốn cho vay/tổng tài sản có sẽ có thể làm giảm hiệu quả hoạt động - NPL: nợ quá toàn bộ. hạn/tổng dư nợ cho vay - Quá trình cơ cấu lại hoạt động của các - Fata: tư bản hiện NHTM ở Việt Nam đã tạo ra một môi vật/tổng tài sản trường cạnh tranh hơn. - KL: vốn/lao động - Cải thiện trong môi trường vĩ mô ở Việt - Trad: thu về lãi/ thu Nam trong thời gian qua đã tạo ra nhân tố về hoạt động thuận lợi cho hoạt động của các NHTM. -Y02,Y03,Y04, Y05: các biến về thời gian Nhìn chung, các công trình nghiên cứu vẫn còn khoảng trống, đó là việc nghiên cứu tập trung vào đối tượng NHTM sau hoạt động M&A. Đối tượng này khác đối tượng nói chung ở chỗ nó có những đặc điểm liên quan tới các đặc trưng riêng của nhóm đối tượng, thời gian sau M&A hoạt động kinh doanh không còn giữ tính ổn định, có các yếu tố liên quan tới quá trình M&A tác động vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, giá trị tăng thêm của ngân hàng có thể phát huy hiệu quả theo thời gian, đồng thời hoạt động M&A mỗi giai đoạn càng chuyên nghiệp và khốc liệt hơn theo sự phát triển của thị trường. Chính vì vậy nội dung nghiên cứu này hi vọng tập trung vào khoảng trống của các công trình nghiên cứu trước đây, trong giai đoạn hoạt động M&A bắt đầu phát triển theo xu 565
  6. hướng phát triển của thị trường. Đồng thờinội dung này có kết hợp nghiên cứu các yếu tố tác động gián tiếp tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam sau M&A trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị thực hiện EVFTA. 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam sau M&A Số liệu thu thập trong vòng 10 năm giai đoạn 2006-2015 tại 13 ngân hàng trong thời gian sau M&A, được tổng hợp và thu thập tại thời điểm cuối mỗi năm - số liệu theo năm. 13 chủ thể được nghiên cứu bao gồm: SHB, HDBank, SCB, LPB, PVcomBank, VPBank, DongA Bank, OCB, Sacombank, VAB, Southern Bank, Techcombank và BIDV.Do đó mẫu nghiên cứu bao gồm 86 quan sát. Mô hình nghiên cứu là mô hình hồi quy tuyến tính dựa trên dữ liệu bảng không cân đối, dùng phương pháp ước lượng Pooled Least Squares. Các biến được xây dựng kế thừa từ các công trình nghiên cứu khoa học trước và các biến mới của đề tài. Biến nghiên cứu được mô tả như sau: Biến phụ thuộc, bao gồm 2 biến: Tỷ suất lợi nhuật trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) (dựa theo nghiên cứu của Sehrish Gul, Faiza Irshad, Khalid Zaman (2011)[129], Nsambu Kijjambu Frederick (2015) [105]) Biến độc lập, bao gồm 7 biến, cụ thể: Bảng 2.1 : Xây dựng các biến trong mô hình hồi quy Kỳ vọng Biến tương Các nghiên cứu Cách tính quan Nhóm nhân tố tài chính trong ngân hàng Quy mô tổng tài + - Nguyễn Việt Hùng (2008) Giá trị tổng tài sản (X1) - Sehrish Gul và cộng sự (2011) sả n - Samangi Bandaranayake, Prabhath Jayasinghe (2013) Dư nợ cho vay/Tổng - Nguyễn Việt Hùng (2008) Dư nợ cho tài sản (X2) vay/Tổng tài sản Vốn và các quỹ/Tổng + Husni Ali Khrawish (2011) Vốn và các tài sản (X3) quỹ/Tổng tài sản Tỷ lệ NIM (X6) + Tỷ lệ lãi thuần Nhóm nhân tố về thời gian hoạt động liên quan đến M&A Thời gian sau hoạt + Số tháng sau hoạt động M&A (X4) động M&A. Nhóm nhân tố bên ngoài Ngân hàng Tốc độ tăng trưởng + - Sehrish Gul và cộng sự (2011) Tốc độ tăng kinh tế (X5) - Samangi Bandaranayake, trưởng kinh tế Prabhath Jayasinghe (2013) năm trước Tăng trưởng tín + Tốc độ tăng dụng (X7) trưởng tín dụng 566
  7. Sau khi rà soát biến và chạy mô hình bằng phần mềm eviews 7 với 86 quan sát của mảng dữ liệu không cân đối, với biến Y là ROE có kết quả được như sau Như vậy có thể thấy sai số giữa các hệ số là không lớn, các giá trị Prob
  8. doanh của ngân hàng. Khi tỷ lệ ROA của ngân hàng vẫn dương thì tỷ lệ ROE sẽ càng tăng khi ngân hàng sử dụng đòn bẩy tài chính càng nhiều. Biến Y là ROA có kết quả chạy Eviews như sau: Có thể thấy X2 có ảnh hưởng nghịch chiều với ROA, các biến X1, X3, X4, X5, X6, X7 tác động thuận chiều với ROA. Sai số của các hệ số là không lớn, biến X1 có giá trị Prob > 0,05. Tỷ lệ phù hợp R2 là 0,65, tỷ lệ này chấp nhận được. Như vậy các biến X2, X3, X4, X5, X6, X7 sử dụng được và có mối quan hệ tuyến tính với biến Y là ROA trong mô hình hồi quy. Điều này cho thấy, dư nợ cho vay/tổng tài sản có ảnh hưởng ngược chiều với tỷ lệ ROA. Có nghĩa rằng khi tổng tài sản giữ nguyên, dư nợ cho vay càng lớn thì ROA sẽ càng giảm. Hoặc khi dư nợ cho vay giữ nguyên, tổng tài sản càng lớn thì ROA càng lớn. Điều này là phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây của các công trình nghiên cứu đã thống kê như Nguyễn Việt Hùng (2008), Sehrish Gul và cộng sự (2011), Samangi Bandaranayake, Prabhath Jayasinghe (2013). Vốn và các quỹ/Tổng tài sản có tác động thuận chiều với ROA, cho thấy khi tổng tài sản giữ nguyên, tỷ lệ vốn và các quỹ gia tăng sẽ làm tăng giá trị ROA, phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tăng, phù hợp với nghiên cứu của Husni Ali Khrawish (2011). Tỷ lệ NIM có tác động thuận chiều với giá trị ROA của ngân hàng sau M&A, điều này phản ánh khi NIM có giá trị càng cao thì sẽ làm cho ROA càng cao. Do đó tỷ lệ lãi thuần có ích nghĩa tích cực với hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Điều này phản ánh theo đúng dự đoán của lý thuyết, bởi NIM được tính bằng thu nhập lãi thuần/tài sản sinh lãi. Như vậy khi thu nhập lãi thuần gia tăng trong điều kiện tài sản sinh lãi không đổi, nó sẽ có tác động tốt tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Giá trị NIM cũng là một giá trị gián tiếp phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng, do vậy nó có tác động cùng chiều với chỉ tiêu trực tiếp cũng là cơ sở hợp lý trong việc phân tích hiệu quả. 568
  9. Thời gian sau hoạt động M&A có tác động thuận chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng sau M&A. Điều này phù hợp với kỳ vọng, bởi sau M&A, ngân hàng càng có nhiều thời gian điều chỉnh, cơ cấu, sắp sếp tổ chức lại các hoạt động kinh doanh sẽ càng đạt được hiệu quả hơn. Điều này cho thấy tác động tích cực của hoạt động M&A ngân hàng mang lại. Các thương vụ M&A cần được tiến hành, sau một thời gian sẽ đạt được hiệu quả tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác động thuận chiều với giá trị ROA. Đặc biệt là nghiên cứu cũng đã khẳng định dựa trên tốc độ tăng trưởng kinh tế của năm trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm trước sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng năm sau. Điều này được giải thích trong nghiên cứu định tính khi tốc độ tăng trưởng kinh tế hay sự phát triển nóng của tín dụng đều tác động và có độ trễ nhất định. Tăng trưởng tín dụng ảnh hưởng thuận chiều với giá trị ROA - hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Điều này phản ánh đúng xu hướng trong quá trình phân tích định tính. Khi tăng trưởng tín dụng cao, hiệu quả hoạt động kinh doanh thường đạt giá trị cao. Trong phân tích định tính, truyền thống, tăng trưởng tín dụng chỉ tác dụng ngược tại một thời gian trễ nhất định. 3. EVFTA- nội dung cơ bản ảnh hưởng đếnhoạt động tài chính ngân hàng Ngày 2 tháng 12 năm 2015, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Cao ủy Thương mại EU đã ký Tuyên bố về việc chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (Hiệp định EVFTA). Với mức độ cam kết đã đạt được, EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng rất cao và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU, trong đó cũng đã lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển. Các nội dung chính của Hiệp định gồm: thương mại hàng hóa, quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, hàng rào kỹ thuật trong thương mại, thương mại dịch vụ, Đầu tư, Phòng vệ thương mại, Cạnh tranh, Doanh nghiệp nhà nước, Mua sắm của Chính phủ, Sở hữu trí tuệ, Phát triển bền vững, Hợp tác và xây dựng năng lực, Pháp lý-thể chế. Hiệp định cũng bao gồm cách tiếp cận mới, tiến bộ hơn về bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư. Trong thời gian tới, hai bên sẽ khẩn trương rà soát pháp lý và tiến hành các thủ tục phê chuẩn Hiệp định. Hai bên thống nhất sẽ nỗ lực hoàn tất các thủ tục cần thiết để Hiệp định có hiệu lực ngay từ đầu năm 2018. Các lĩnh vực cụ thể của EVFTA bao gồm: * Thương mại hàng hóa Đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. 569
  10. * Thương mại dịch vụ và đầu tư Cam kết của Việt Nam và EU về thương mại dịch vụ đầu tư nhằm tạo ra một môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp hai bên. Cam kết của Việt Nam có đi xa hơn cam kết trong WTO. Cam kết của EU cao hơn trong cam kết trong WTO và tương đương với mức cam kết cao nhất của EU trong những Hiệp định FTA gần đây của EU. Các lĩnh vực mà Việt Nam cam kết thuận lợi cho các nhà đầu tư EU gồm một số dịch vụ chuyên môn, dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận tải, dịch vụ phân phối. Hai bên cũng đưa ra cam kết về đối xử quốc gia trong lĩnh vực đầu tư, đồng thời thảo luận về nội dung giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước. * Mua sắm của Chính phủ Việt Nam và EU thống nhất các nội dung tương đương với Hiệp định mua sắm của Chính phủ (GPA) của WTO. Với một số nghĩa vụ như đấu thầu qua mạng, thiết lập cổng thông tin điện tử để đăng tải thông tin đấu thầu, v.v, Việt Nam có lộ trình để thực hiện. EU cũng cam kết dành hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để thực thi các nghĩa vụ này. Việt Nam bảo lưu có thời hạn quyền dành riêng một tỷ lệ nhất định giá trị các gói thầu cho nhà thầu, hàng hóa, dịch vụ và lao động trong nước. * Sở hữu trí tuệ Cam kết về sở hữu trí tuệ gồm cam kết về bản quyền, phát minh, sáng chế, cam kết liên quan tới dược phẩm và chỉ dẫn địa lý, v.v. Về cơ bản, các cam kết về sở hữu trí tuệ của Việt Nam là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Về chỉ dẫn địa lý, khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ bảo hộ trên 160 chỉ dẫn địa lý của EU (bao gồm 28 thành viên) và EU sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. Các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đều liên quan tới nông sản, thực phẩm, tạo điều kiện cho một số chủng loại nông sản của Việt Nam xây dựng và khẳng định thương hiệu của mình tại thị trường EU. * Các nội dung khác Hiệp định EVFTA cũng bao gồm các Chương liên quan tới cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, pháp lý-thể chế. Các nội dung này phù hợp với hệ thống pháp luật của Việt Nam, tạo khuôn khổ pháp lý để hai bên tăng cường hợp tác, thúc đẩy sự phát triển của thương mại và đầu tư giữa hai Bên. * Các vấn đề về tài chính ngân hàng: Các bên đều phải cố gắng tối đa nhằm bảo đảm các chuẩn mực quốc tế về hoạt động điều hành và giám sát trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và về hoạt động đấu tranh chống né và trốn thuế phải được thực hiện và có hiệu lực áp dụng trong lãnh thổ của mình. Các chuẩn mực quốc tế đó bao gồm “Nguyên tắc cốt lõi về Giám sát ngân hàng hiệu quả” của Ủy ban Basel, “Nguyên tắc cốt lõi về bảo hiểm” của Hiệp hội Giám sát Bảo hiểm quốc tế, “Mục tiêu và Nguyên tắc Điều hành Chứng khoán” của Tổ chức quốc tế của các Ủy ban Chứng khoán, “Hiệp định về trao đổi thông tin về thuế” của OECD, “Tuyên bố về tính minh bạch và trao đổi thông tin về thuế” của G20 và “Bốn mươi đề xuất về vấn nạn rữa 570
  11. tiền” và “Chín đề xuất đặc biệt về Tài trợ cho khủng bố” của Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính. Ngoài ra, các Bên cũng lưu ý đến “Mười nguyên tắc chính đối với hoạt động trao đổi thông tin” do các Bộ trưởng Tài chính của các Quốc gia G7 ban hành. * Các dịch vụ tài chính mới Mỗi bên phải cho phép nhà cung cấp dịch vụ tài chính của Bên kia cung cấp bất kỳ dịch vụ tài chính nào mới được phát triển mà Bên đầu tiên cho phép nhà cung cấp dịch vụ tài chính của mình cung cấp theo quy định của luật pháp trong nước trong các hoàn cảnh tương tự miễn sao việc ban hành áp dụng các dịch vụ tài chính mới đó không đòi hỏi phải ban hành luật mới hoặc không đòi hỏi phải bổ sung, sửa đổi quy định pháp luật hiện hành. Bên tham gia Hiệp định có quyền xác định hình thức tổ chức và tư cách pháp lý mà trên cơ sở đó dịch vụ này được cung cấp và có quyền yêu cầu phải cấp phép để thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ này. Trường hợp việc cấp phép này là bắt buộc thực hiện thì một quyết định được ban hành trong thời hạn hợp lý và việc cấp phép chỉ có thể bị từ chối vì lý do bảo đảm an toàn. 4. Dự kiến tác động của EVFTA tới các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng thương mại Việt Nam sau M&A. Thông qua nội dung của hiệp định EVFTA mà Việt Nam chuẩn bị ký kết chính thức và có hiệu lực, cùng với những kết quả đạt được, các hạn chế, các đặc điểm trong hoạt động M&A ngân hàng, có thể thấy EVFTA sẽ tác động gián tiếp tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam sau M&A, thông qua việc tác động tới các nhân tố tác động trực tiếp tới hiệu quả này đã được nghiên cứu ở phần trên, khi mà thời điểm chính thức EVFTA có tác dụng đang tới rất gần. Một là, các dịch vụ tài chính ngân hàng được cung cấp trong giai đoạn tới sẽ mang tính cạnh tranh hơn, theo yêu cầu trong nội dung của EVFTA. Nếu các ngân hàng trong nước không đáp ứng được, các ngân hàng thương mại Việt Nam sau M&A không khẩn trương tái cấu trúc lại ngân hàng, không nghiên cứu, đáp ứng kịp những sản phẩm kịp thời theo thông lệ quốc tế, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, sẽ khó cạnh tranh được với các ngân hàng khác trong liên minh châu Âu, từ đó mất đi cơ hội đáp ứng nhu cầu của các khách hàng tiềm năng. Hai là, dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽtham gia vào thị trường Việt Nam với số lượng lớn hơn, và do vậy dòng vốn này sẽ được đầu tư vào các lĩnh vực, các dự án của doanh nghiệp, vào các tổ chức tài chính ngân hàng. Khi các dự án kinh tế được các doanh nghiệp thực hiện nhiều hơn, vốn cần huy động cho nền kinh tế từ ngân hàng cũng sẽ gia tăng, đòi hỏi nhu cầu vốn lớn trong giai đoạn sắp tới. Đồng thời sẽ nhiều đối tượng tham gia mua bán cổ phiếu ngân hàng hơn, tác động tới thương vụ M&A ngân hàng trong tương lai và hiệu quả của các ngân hàng này. Ba là, quản trị ngân hàng sẽ có nhiều ý nghĩa trong việc phát triển và tồn tại của một ngân hàng, tạo ra cả thách thức và cơ hội. Khi những ngân hàng quản trị kém trong một thị trường cạnh tranh cao, ngân hàng đó sẽ dễ bị thâu tóm ngay kể cả lúc hoạt động tài 571
  12. chính còn đang tốt. Nếu không cũng dễ dẫn tới kịch bản sáp nhập khi mà ngân hàng đã quá yếu kém trong hoạt động kinh doanh của mình.Ngược lại, quản trị ngân hàng tốt sẽ tạo ra nhiều cơ hội trong một thị trường có sự tồn tại của một hệ thống đối tác phong phú và đa dạng. Nếu nắm bắt tốt cơ hội, ngân hàng sẽ có thể thâu tóm lại hoặc nhận sáp nhập những ngân hàng mà giá trị thuần vẫn còn dương, tạo ra giá trị tăng thêm cho ngân hàng của mình. Bốn là, gia tăng cơ hội kinh doanh do số lượng khách hàng đông hơn, địa bàn kinh doanh được mở rộng hơn, nhu cầu của khách hàng hiện tại sẽ tăng lên (do nhiều doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ sẽ tham gia vào các nội dung hoạt động của EVFTA), do đó đây được coi là đòn bẩy trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nếu ngân hàng có uy tín tốt, số lượng và chất lượng dịch vụ tốt sẽ đáp ứng được các khách hàng trong nước và cả các khách hàng nước ngoài, từ đó tác động tới tỷ lệ NIM, tác động tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại sau M&A. 5.Một số đề xuất, kiến nghị Một số đề xuất đối với ngân hàng thương mại trong nước: - Xác định định hướng kinh doanh cụ thể của ngân hàng, đối tượng khách hàng cần tập trung tới, các mảng sản phẩm, dịch vụ thế mạnh, tìm hiểu các sản phẩm dịch vụ chất lượng và nhu cầu về sản phẩm này từ thị trường EU, từ đó có phương án kinh doanh chuyên nghiệp và hợp lý. - Cần nhanh chóng tìm kiếm đối tác tiến hành M&A, nhằm thiết lập quy mô vốn đủ lớn, đủ sức cạnh tranh trên thị trường tài chính ngân hàng. - Sắp xếp, tuyển dụng đội ngũ cán bộ có năng lực quản trị tốt, nhằm đối phó, khai thác tốt cơ hội và vượt qua thách thức khi TPP có hiệu lực chính thức. Đồng thời cần có chế độ đãi ngộ xứng đáng với đội ngũ này. - Cần chú ý các thông tin về mua bán cổ phiếu, các thông tin liên quan đến M&A ngân hàng, bởi các thông tin này rất nhạy cảm, lại có tác động lớn tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước: - Hỗ trợ về mặt thông tin cho các ngân hàng thương mại, xây dựng các kênh cung cấp thông tin minh bạch, đặc biệt các thông tin về sản phẩm dịch vụ ngân hàng từ thị trường EU, nhu cầu về dịch vụ tài chính ngân hàng của các khách hàng tại thị trường này, từ đó ngân hàng thương mại có thể chuẩn bị sẵn sàng cho việc cạnh tranh, cung cấp các sản phẩm dịch vụ tốt hơn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Công thương Việt Nam (2017), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA), truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2017, từ http://portal.moit.gov.vn/fta/?page=news&do=detail&category_id=31&id=483 572
  13. 2. Bộ Công thương Việt Nam (2017), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) - bản tiếng Anh,truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2017, từ http://portal.moit.gov.vn/fta/default.aspx?page=fta&parent=08 - Trade in Services, Investment and E-Commerce&dir=App_File\FTA\en\01. Chapter Texts and Associated Annexes\08 - Trade in Services, Investment and E-Commerce 3. Damodaran Aswath (1997), “Corporate Finance, Theory and Practices”, John Wiley & sons Inc.USA, first edition. 4. Mallikarjunappa, T. and P. Nayak (2007), “Why do Mergers and Acquisitions quite often fail?”, AIMS International, 1(1), pp. 53-69. 5. N. Bharathi (2010), “Operational efficiency of merged banks in India -discriminant analysis approach”, International Journal of Research in Commerce and Management, Vol. 1, Issue. 2, pp. 168-192. 6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Thông tư số 04/2010/TT-NHNN quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng, ban hành ngày 11 tháng 02 năm 2010. 7. Nguyễn Quang Minh (2016), Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại Việt Nam sau M&A, Luận án Tiến sĩ kinh tế. 8. Nguyễn Việt Hùng (2008), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam”, luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân. 9. Nsambu Kijjambu Frederick (2015), “Factors affecting performance of commercial banks in Uganda - A case for domestic commercial banks”, International Review of Business Research Papers, Vol. 11, No. 1, pp. 95-113. 10. Pradeep Kumar Gupta (2012), “Mergers and acquisitions (M&A): The strategic concepts for the nuptials of corporate sector”, Innovative Journal of Business and Management, 1(4), pp. 60-68. 11. Sehrish Gul, Faiza Irshad, Khalid Zaman (2011), “Factors affecting bank profitability in Pakistan”, The Romanian Economic Journal, no. 39, pp. 61-87. 12. Samangi Bandaranayake, Prabhath Jayasinghe (2013), “Factors Influencing the Efficiency of Commercial banks in Sri Lanka”, Sri Lanka Journal of Management, Vol. 18, Nos. 1&2, pp. 21-50. 573
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2